Nhiều loại hoa cây cảnh có thể được trồng bằng hạt, nhưng nếu có thể nhân
giống được bằng cành, rễ hoặc lá cây sẽ đảm bảo cho ra những cây mới có tính
chất không khác với cây cảnh mẹ, trong khi cây tròng từ hạt thường bị thay đổi và
không giữ được những phẩm chất tốt.
Việc mua cây trồng đã ươn sẵn có thể tiết kiêm cho bạn nhiều thời gian và
công sức,nhưng có thể nếu bạn tự ươm lấy cây giống thì chi phí về tiền bạc sẽ
giảm rất nhiều. Bên cạnh đó, bạn còn có được niềm vui trong công việc chăm sóc
cây con. Điều này chắc chắn sẽ tạo cho ban rất nhiều hứng thú khi được quan sát
cây phát triển qua từng giai đoạn.
12 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các phương pháp nhân giống cây cảnh – hoa cây cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các phương pháp
nhân giống cây cảnh –
hoa cây cảnh
Việc nhân giống cây cảnh – hoa cây cảnh để trồng là một thú tiêu khiển được
nhiều người say mê. Bạn có thể nhân giống bằng hạt giống, củ giống hoặc dung
các phương pháp nhân giống vô tính.
Streptocarpus có thể dễ dàng được nhân giống bằng hạt, nhưng điều đó không
đảm bảo sẻ có đước những bông hoa đẹp giống như cây hoa cảnh mẹ. Vì thế, nhân
giống vô tính là cách tốt nhất đẻ đảm bảo cây cảnh con sẽ giữ được những phẩm
chất tốt đẹp của cây mẹ.
Nhiều loại hoa cây cảnh có thể được trồng bằng hạt, nhưng nếu có thể nhân
giống được bằng cành, rễ hoặc lá cây sẽ đảm bảo cho ra những cây mới có tính
chất không khác với cây cảnh mẹ, trong khi cây tròng từ hạt thường bị thay đổi và
không giữ được những phẩm chất tốt.
Việc mua cây trồng đã ươn sẵn có thể tiết kiêm cho bạn nhiều thời gian và
công sức,nhưng có thể nếu bạn tự ươm lấy cây giống thì chi phí về tiền bạc sẽ
giảm rất nhiều. Bên cạnh đó, bạn còn có được niềm vui trong công việc chăm sóc
cây con. Điều này chắc chắn sẽ tạo cho ban rất nhiều hứng thú khi được quan sát
cây phát triển qua từng giai đoạn.
Có nhiều cách để nhân giống từ một cây hoa mẹ. Có những lọa cây cho phép
ươm cây con từ đoạn cành cắt ra từ cây mẹ. Một số khác được ươm từ rễ, và mọt
số có thể sinh sản cây con từ các lá già. Một số được ươm từ lá cây nguyên vẹn,
trong khi một só khác cho phép cắt lá thàng nhiều phần để ươm ra cây hoa cảnh
con. Và cuối cùng, một số loại cây dạng bụi có thể được tách ra thành nhiều cây,
hoặc có cây non sinh từ cây mẹ để có thể tách ra trồng.
NHÂN GIỐNG CÂY CẢNH – HOA CÂY CẢNH BẰNG HẠT
Tốt nhất là ươm hạt giống trong một cái khay để có thể mang đặt ở nơi có nhiệt
độ tương đối ấm áp và ổn định, có ánh sáng tốt nhưng không bị nắng chiếu trực
tiếp. Nếu ươm hạt trực tiếp vào chậu trồng sẽ chiếm chỗ rất nhiều, trong khi một
khay ươm chỉ cần một diện tích nhỏ mà thôi.
Chọn kích thước khay vừa cân đối với lượng hạt giống cần ươm và làm sạch
khay trước khi bắt đầu việc ươm hạt. Mỗi khay ươm chỉ dành riêng cho một loại
hạt giống, vì các loại hạt khác nhau có thời gian phát triền khác nhau.
Kiểm tra mỗi ngày để đảm bảo đất trong khay không quá khô cũng không quá
ướt. Đặt khay ở nơi không có ánh nắng trực tiếp và có nhiệt độ thấp, tốt nhất là
trong khoảng từ 16 đến 21 độ C. Thường thì nên giữ khay trong chỗ tối cho đến
khi các mầm non bắt đầu nhú lên. Ngay khi ấy, chuyển khay đến một nơi thoáng
khí và có ánh sáng nhẹ nhưng tránh nắng nóng trực tiếp. Khi cây hoa cảnh lớn dần,
cho tiếp xúc với ánh sáng ngày càng nhiều hơn.
a.Làm sạch khay trước khi dùng. Nếu là loại khay đất nung, cần được ngâm trong
nước 24 giờ. Trải một lớp sỏi nhỏ hoặc than vụn ở đáy khay để thoát nước, rồi cho
đất tơi xốp trộn với phân bón ở nồng độ vừa phải vào khay. Cẩn thận cho đất vào
các góc và cạnh khay.
b. Sau khi cho đất gần đầy khay, dùng một miếng gỗ để gạt cho bằng mặt. Dùng
tay ém nhẹ khắp mặt khay để đất hơi chặt xuống. Mặt đất nên được giữ cách mép
trên cùng của khay chừng khoảng 2 cm.
c. Gấp đôi một tờ giấy để làm dụng cụ gieo hạt đơn giản. Cho hạt giống vào tờ
giấy và dùng ngón tay gõ nhẹ để hạt giống chầm chậm rơi đều xuống. Di chuyển
đều để hạt giống được rải đều khắp mặt khay. Không rải hạt giống quá gần các
cạnh khay vì đất ở đó có khuynh hướng mau khô, không đủ độ ẩm.
d. Sau khi gieo hạt xong, phủ một lớp đất mịn lên trên cùng bằng cách sử dụng một
cái rây có lỗ nhỏ. Hạt giống càng lớn thì đất phủ càng dày và ngược lại. Nếu hạt
giống rất nhỏ thì chỉ cần một lớp đất phủ thật mỏng.
e. Tưới nước cho khay giống bằng cách ngâm nó vào một khay lớn hơn chứa đầy
nước để nước thấm ngược từ dưới lên qia các lỗ thoát nước. Khi thấy nước đã thấm
đều lên lớp đất trên mặt khay, mang khay đặt ở nơi mà lượng nước thừa có thể
thoát ra hết. Sau đó đậy khay lại và mang đặt vào nơi thích hợp. Chờ cho đến khi
các mầm non nhú lên.
f. Nếu là loại khay không có nắp đậy, có thể bao phủ lại bằng một tấm nhựa dẻo
nhwung phải đảm bảo nó không chạm vào lớp đất mặt của khay. Mở tấm nhựa ra
mỗi ngày và lau sạch nước đọng trước khi đậy lại.
g. Ngay khi cây hoa non mọc hai lá mầm đầu tiên, chuyển sang một khay ươm
khác lớn hơn. Dùng một dụng cụ nhỏ hay mũi dao để lấy cây con ra khỏi khay.
Đừng chạm vào bộ rễ non nớt mà chỉ nắm nhẹ các lá mầm để di chuyển cây
h. Chuẩn bị đất tơi xốp trộn với phân bón cho vào đáy khay mới. Dùng một que
nhỏ để xoi những lỗ nhỏ đều đặn trên mặt khay, cách nhau khoảng 4-5 cm. Lần
lượt cho cây con vào lỗ, chỉ để cho lá mầm vừa nhô lên khỏi mặt đất trồng. Sau đó
tưới nước cho khay bằng cách ngâm vào nước. Sau đó đặt ở nơi râm mát. Các lá
cây thật sẽ tiếp tục mọc lên sau đó. Trồng cây vào chậu khi đã đủ độ lớn.
Kỹ thuật cho cây bầu non đạt tỷ lệ sống cao & Gieo ươm giống ớt
Nắng to cần che bớt ánh sáng trực tiếp bằng lưới đen tản nhiệt trong 7-10
ngày liền
Hạt giống được gieo trong cát nhỏ (loại cát trát tường nhà), gieo dày như gieo mạ,
lấp lớp cát nhỏ lên trên hạt khoảng 1-2 cm tuỳ từng loại hạt. Ví dụ hạt các loại rau,
hạt cây có vỏ mỏng, mềm lấp mỏng; hạt cây ăn quả, cây lâm nghiệp, hạt có vỏ dày
cứng lấp sâu. Tốt nhất các loại hạt đem ngâm đủ nước, nếu mùa lạnh đem ủ ấm
đến nứt nanh 20-30% đem gieo.
Mùa đông giá lạnh cần che kín hạt gieo bằng nilon màu trắng khi nhiệt độ ngoài
trời<15oC, hạt sẽ nhanh nảy mầm.
Khi cây con có 1-2 lá mầm đến 1 lá thật ra bầu là tốt nhất, vì giai đoạn này cây con
mới hút nước, chưa hút phân từ đất (dinh dưỡng sử dụng dự trữ trong lá mầm đến
khi có 3 lá thật), bộ rễ chưa phát triển nên ít bị tổn thương.
Giá thể trong bầu tốt nhất là dùng đất bùn ao, phù sa phơi ải 50% + 50% phân
chuồng ủ hoai mục (phân chất đống, ủ kín khoảng 2 tháng, tơi xốp không có mùi
hôi thối).
Khi ra bầu cây con, cần cung cấp đủ ẩm, ngày tưới 2 lần bằng thùng odoa. Nắng to
cần che bớt ánh sáng trực tiếp bằng lưới đen tản nhiệt trong 7-10 ngày liền. Trời rét
nhiệt độ thấp dưới 13oC cần che kín bằng nilon màu trắng.
Trong vườn ươm, tưới nhiều ẩm độ không khí cao thường hay bị nấm bệnh lở cổ rễ
làm chết cây con. Cách phòng, trừ: Phun phòng khi chưa bị bệnh 7-10 ngày/lần
bằng thuốc nội hấp Carbenzim 50WP hoặc Anvil 5EC nồng độ 0,3%. Nếu bệnh
xuất hiện, phun phối hợp một trong hai loại thuốc trên với thuốc tác dụng tiếp xúc
Validamicin 5L hoặc Daconil 40WP.
Gieo ươm giống ớt
Trồng ớt không khó, nhưng để giảm bớt công sức, chi phí để tăng thêm lợi
nhuận thì không phải ai cũng dễ làm được.
Thực tế cho thấy nhiều chủ ruộng (nhất là những người mới vào nghề) còn tỏ ra
khá lúng túng ở một số khâu kỹ thuật, trong đó có khâu sản xuất cây giống. Do
chưa có kinh nghiệm, nhiều người đã gieo hạt giống lên trên luống đất sau đó nhổ
cây con đem trồng, làm vậy cây ớt giống rất dễ bị đứt rễ, khi đem trồng cây sẽ bị
mất sức, phải tốn khá nhiều công chăm sóc sau đó cây mới hồi phục lại được.
Để khắc phục tình trạng này, xin mách bà con kinh nghiệm của một số người trồng
ớt ở đồng bằng sông Cửu Long đã gieo ươm cây ớt giống trong bầu đất rất hiệu
quả. Cách làm của họ như sau:
- Dùng lá chuối, lá dừa hay dừa nước, lá mía... cuộn lại rồi dùng cây tăm tre cắm
ghim lại thành một cái ống thủng ở hai đầu để làm vỏ bầu, sau đó nhồi chất liệu
làm bầu vào bên trong những vỏ bầu này. Cũng có thể dùng bao ni lông loại nhỏ
(cỡ 6 x 8cm) có đục lỗ thoát nước ở dưới làm vỏ bầu.
Chất liệu làm bầu: Dùng 2 phần đất bột tơi xốp trộn đều với 2 phần phân chuồng
đã ủ mục và 1 phần tro trấu, sau đó cho thêm một ít phân lân, một ít thuốc trừ nấm
bệnh, kiến, dế...như Basudin, Padan, Gà nòi, Zineb, Banlate... tất cả những chất
liệu trên được trộn đều với nhau tưới nước cho hơi ẩm rồi nhồi và trong các vỏ bầu
đã được làm sẵn.
Gieo mỗi bầu 2 hạt giống (để sau này chọn lấy một cây tốt), xếp gọn bầu vào một
khu vực, phía trên rải một lớp mỏng rơm rạ để khi tưới nước không làm hạt bị trôi,
văng đi mất. Nhớ phải gieo thêm khoảng 5% so với kế hoạch để sau này có cây để
trồng dặm vào những chỗ cây bị sâu cắn phá hoặc bị bệnh chết.
- Muốn hạt nẩy mầm tốt, trước khi gieo nên xử lý hạt bằng cách ngâm hạt vào
trong nước muối pha loãng với nồng độ 0,1% (tức là cứ mỗi lít nước pha vào 1
gram muối), vớt bỏ những hạt bị lép lửng nổi lên trên, số còn lại ngâm trong nước
nóng 50 độ C khoảng 7 tiếng đồng hồ. Sau đó, với hạt ra đãi sạch, để ráo nước, rồi
bọc lại trong một khăng vải, ủ cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Sau khi gieo,
tưới đủ ẩm cho cây và thường xuyên kiểm tra bắt diệt kiến, dế.
Nhớ là luống ươm bầu giống phải có đủ ánh nắng, nếu không cây giống sẽ yếu ớt,
khi trồng ra ruộng, gặp nắng cây giống sẽ bị ảnh hưởng ở giai đoạn đầu. Chăm sóc
chu đáo, khi cây giống có được 4-5 lá thì đưa bầu giống trồng ra ruộng sản xuất.