Các quan niệm về nguồn gốc loài người

Chuyện thần thoại về nguồn gốc loài người từ thời Trung Quốc cổ đại đã kể về bà Nữ Oa dùng đất sét nặn ra con người và thổi vào đó linh hồn để tạo nên sự sống. Trong các huyền thoại Ai Cập có chuyện thần Hanuman cũng dùng đất tạo ra con người trên các bàn xoay làm đồ gốm, rồi đưa linh hồn cho con người “Đất sét” mà thần đã sáng tạo, và nhiều chuyện khác nữa,. Người Việt cổ từ xa xưa cũng giải thích theo huyền thoại cho rằng nguồn gốc dân tộc mình là “Con Rồng, cháu Tiên”.

pdf6 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các quan niệm về nguồn gốc loài người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các quan niệm về nguồn gốc loài người Các vấn đề về nguồn gốc sự sống, nguồn gốc loài người và nguồn gốc vũ trụ đã từ lâu luôn luôn được xem là những vấn đề thường xuyên lôi cuốn sự quan tâm của nhân loại. Quan niệm thần thoại và tôn giáo: Chuyện thần thoại về nguồn gốc loài người từ thời Trung Quốc cổ đại đã kể về bà Nữ Oa dùng đất sét nặn ra con người và thổi vào đó linh hồn để tạo nên sự sống. Trong các huyền thoại Ai Cập có chuyện thần Hanuman cũng dùng đất tạo ra con người trên các bàn xoay làm đồ gốm, rồi đưa linh hồn cho con người “Đất sét” mà thần đã sáng tạo, và nhiều chuyện khác nữa,... Người Việt cổ từ xa xưa cũng giải thích theo huyền thoại cho rằng nguồn gốc dân tộc mình là “Con Rồng, cháu Tiên”. Rồi đến kinh thánh của Thiên chúa giáo thì giải thích nguồn gốc các loài vật và loài người một cách có hệ thống, điển hình là chuyên thần Ađam và Eva chỉ trong một tuần lễ đã sáng tạo ra tất cả muôn vật, muôn loài, kể cả loài người. Theo kinh thánh thì ngày thứ 5, Tạo hoá đã hoàn thành việc sáng tạo các động vật thuỷ sinh và chim, đến ngày thứ 6 thì xuất hiện các loài động vật khác và con người. Quan niệm của Linnaeus về vị trí phân loại loài người: Cần phải nói người Cổ Hy Lạp lần đầu tiên đã đưa ra các quan niệm khoa học về nguồn gốc sự sống từ hơn 500 năm trước Công nguyên. Nhà phân loại học Linnaeus là người đầu tiên xếp con người vào hệ thống phân loại của thế giới sinh vật. Năm 1758, cuốn sách “Hệ thống tự nhiên” xuất bản lần thứ 2, trong đó Linnaeus đã xếp người vào bộ Linh trưởng (Primates). Ông đã đặt tên cho giống người là Homo gồm 2 loài: Homo sapiens và Homo troglodytes. Riêng H. troglodytes theo mô tả của các nhà du lịch là loài người chỉ hoạt động ban đêm và có đặc tính gần giống đười ươi và hắc tinh tinh. Đến năm 1760, Carl Hoppius, là một học trò của Linnaeus, đã mô tả một loài người gọi là H. caudatus - người có đuôi. Điều đó gây nên dư luận xôn xao. Tuy nhiên, Linnaeus chỉ quan niệm có một loài H. sapiens là chủ yếu, có 4 chủng người khác nhau: Người Âu da trắng, người Mỹ da đỏ, người A da vàng và người Phi da đen. Nhà biến hình luận Buffong không đồng ý với Linnaeus và cho rằng chỉ có một giống người duy nhất. Đến thế kỷ XVIII con người đã có vị trí xác định trong hệ thống phân loại sinh giới. 2. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA LOÀI NGƯỜI TRONG GIỚI ĐỘNG VẬT Loài người thuộc ngành Có dây sống (Chordata), phân ngành Có xương sống (Vertebrata), lớp Thú (Mammalia), phân lớp Thú bậc cao (Eutheria), bộ Có tay (Primates), họ Homonidae, giống Homo. Loài người ( Homo sapiens) thuộc lớp Thú đã được xác định, mô tả, có 3 lớp phụ: Prototheria (có thú mỏ vịt), Theria (có kanguru) và Eutheria (Đây là lớp phụ có bộ Primates. Bộ này lại chia làm 2 bộ phụ là Prosimii (có vượn cáo) và Anthropoidea gồm các siêu họ, như Ceboidea (Khỉ đuôi dài), Cercopithecoidea (Khỉ Mandrill) và Hominoidea. Siêu họ Hominoidea có 2 họ là Pongidae (Có các vượn người, như khỉ đột và hắc tinh tinh) và Hominoidae (chỉ có loài người). Bộ có tay phân hoá thành hàng trăm loài, trong đó có loài người (Homo sapiens). Về các giống vượn người ngày nay, thì họ khỉ dạng người gọi tắt là vượn người, gồm các giống chính: vượn, đười ươi, gorila và tinh tinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong các giống vượn người thì tinh tinh có quan hệ họ hàng gần nhất với người.
Tài liệu liên quan