Các qui luật địa lý chung của trái đất

Vỏ cảnh quan Trái đất là một thể thống nhất và hoàn chỉnh về mặt cấu trúc thành phần, nhưng không đồng nhất về mặt lãnh thổ, có sự phân dị thành các địa tổng thể với qui mô khác nhau. Mỗi thành phần của vỏ cảnh quan (nền đá, địa hình, thổ nhưỡng, nước, thế giới hữu cơ, v.v…) tồn tại và phát triển theo những qui luật riêng của nó. Tuy nhiên từng thành phần không tồn tại và phát triển một cách cô lập, mà chúng chịu ảnh hưởng của các thành phần khác và tác động ảnh hưởng của mình tới các thành phần khác.

ppt35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các qui luật địa lý chung của trái đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO GVHD :Thầy HÀ QUANG HẢI Nhóm 2 Tính hoàn chỉnh của Vỏ cảnh quan 2 3 Tính nhịp điệu của Vỏ cảnh quan 4 Sự tuần hoàn của vật chất và năng lượng của Vỏ cảnh quan Qui luật địa đới 5 Qui luật phi địa đới Vỏ cảnh quan Trái đất là một thể thống nhất và hoàn chỉnh về mặt cấu trúc thành phần, nhưng không đồng nhất về mặt lãnh thổ, có sự phân dị thành các địa tổng thể với qui mô khác nhau. 1) Gồm nhiều thành phần cấu tạo và giữa chúng có mối quan hệ vật chất và năng lượng. 3) Sự thống nhất nội hệ thống chỉ có tính chất tương đối, do đó mỗi địa tổng thể lại có thể phân hóa thành những địa tổng thể nhỏ hơn, tạo nên đặc tính cấu trúc bậc của hệ thống 2) Có mối liên hệ với bên ngoài và do đó mỗi địa tổng thể là một bộ phận của một hệ thống lớn hơn. Bất kỳ địa tổng thể ở qui mô nào cũng là một hệ thống có các đặc điểm sau: Mỗi thành phần của vỏ cảnh quan (nền đá, địa hình, thổ nhưỡng, nước, thế giới hữu cơ, v.v…) tồn tại và phát triển theo những qui luật riêng của nó. Tuy nhiên từng thành phần không tồn tại và phát triển một cách cô lập, mà chúng chịu ảnh hưởng của các thành phần khác và tác động ảnh hưởng của mình tới các thành phần khác. Có sự trao đổi không ngừng vật chất và năng lượng giữa các thành phần với nhau Có sự phối hợp hoạt động của tất cả các thành phần biến chúng thành một hệ thống vật liệu thống nhất, hoàn chỉnh. Nếu tổng thể địa lý hay vỏ cảnh quan có một khâu nào đó thay đổi thì tất cả các khâu còn lại cũng thay đổi theo. Do các thành phần cảnh quan Ví dụ: Sự gia tăng dioxit cacbon trong khí quyển Trái đất nóng lên Băng ở vùng cực và trên núi cao sẽ tan dần Mực nước biển dâng cao Các vùng đất ven biển bị ngập Địa bàn sinh sống của con người và nhiều loại sinh vật bị thu hẹp. Như vậy Vỏ cảnh quan về toàn thể là một hệ thống đồng thời vừa hoàn chỉnh vừa không cân bằng. Mọi hoạt động kinh tế của xã hội loài người thực tế là sự can thiệp vào bước tiến triển xác định của quá trình tự nhiên trong Vỏ cảnh quan. Các hoạt động đó…nhất định sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ tổng thể tự nhiên của cảnh quan và trải qua một thời gian có thể dẫn đến những kết quả bất ngờ, trong đó có cả các kết quả trái với ý muốn của con người. Như vậy, những tác động của con người đã gây ra cho tự nhiên một chuỗi các phản ứng dây chuyền độc đáo với hàng loạt các thay đổi tự động. Qui luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của Vỏ cảnh quan báo trước sự cần thiết trước hết phải đánh giá tác động môi trường một cách tỉ mỉ.Bất kỳ một lãnh thổ nào khi muốn sử dụng chúng vào các mục đích kinh tế dưới hình thức này hay hình thức khác. Khái niệm Mỗi đối tượng vật chất đều chứa đựng năng lượng-đó là khả năng sinh công trong quá trình vận động. Bởi vậy năng lượng được xem là động lực của mọi quá trình, làm biến đổi vật chất từ dạng này sang dạng khác. Những năng lượng mà trái đất giữ lại từ hai nguồn năng lượng nội sinh và ngoại sinh - năng lượng mặt trời” Năng lượng từ Mặt trời là nguồn năng lượng chính của mọi quá trình diễn ra trong Vỏ cảnh quan. Nguồn năng lượng này là động lực thúc đẩy sự trao đổi nhiệt trong khí quyển và trong thủy quyển, tạo nên sự cân bằng nhiệt trên trái đất và trả năng lượng dư thừa vào trong không gian Ngoài sự trao đổi năng lượng, còn đồng thời có sự trao đổi vật chất của các nguyên tố hóa học với nhau, nhất là ôxi, hidrô, cacbon, nitơ v.v… Ở nhiều qui mô khác nhau, có vô số vòng tuần hoàn năng lượng và vật chất hết sức đa dạng như vòng tuần hoàn của nước, vòng tuần hoàn của đá, vòng tuần hoàn sinh vật, vòng tuần hoàn của không khí, vòng tuần hoàn của các hải lưu, vòng tuần hoàn của khí cacbonic, của đạm hay của oxi v.v… 1 Khái niệm Vòng tuần hoàn vật chất-năng lượng và các quá trình địa lý diễn ra trong vỏ cảnh quan có sự lặp lại theo thời gian với sự phát triển theo cùng một hướng gọi là tính nhịp điệp của Vỏ cảnh quan (hay qui luật nhịp điệu). Có hai kiểu nhịp điệu: Nguyên nhân Gồm có: nhịp điệu Ngày;mùa Chu kì 41 ngàn năm( về thay đổi vành khí hậu);chu kì100.000năm(với sự biến đổi nhiệt độ) Sự thay đổi của lực gây ra thủy triều, hoặc sự không đồng đều của trọng lực hình thành nhóm kiểu nhịp điệu có khoảng dài khác nhau: 1 năm, 2 năm, 8,9 năm… Nguyên nhân Với các nhịp điệu có khoảng dài trung bình 2-3 năm, 5-6 năm, 11năm, 22-23 năm, 30-35 năm và 80-90 năm Liên quan đến hoạt động kiến tạo của vỏ Trái đất Biểu hiện 1) Nhịp điệu ngày đêm là nhịp điệu dễ thấy nhất, phổ biến nhất, thể hiện ở hoạt động của mọi sinh vật hay con người: dao động của nhiệt độ không khí, gió đất và gió biển, hô hấp của cây. 2) Nhịp điệu mùa (nhịp điệu năm) Sự thay đổi các mùa trong năm: biến đổi khí hậu, thủy văn (đóng băng, tan băng, nước lũ, nước cạn), các quá trình địa mạo, thổ nhưỡng, sự di cư của một số động vật, sự thay đổi hình dáng bên ngoài của thực vật. Nhịp điệu mùa có ý nghĩa rất lớn đổi với hoạt động kinh tế của con người. 3) Nhịp điệu nội thế kỷ Nhịp điệu nội thế kỷ rõ nhất là chu kì 11 năm và chu kỳ 30 – 50 năm. Chu kì 11 năm như sự hoạt động mạnh của mặt trời, vòng tròn trong thân cây gỗ, trầm tích bùn của các hồ, sự sinh sản hàng loạt của châu chấu, sự lan truyền của một số bệnh truyền nhiễm… Chu kỳ 30-50 năm là chu kì biến đổi khí hậu trái đất (nóng ẩm lên hoặc khô lạnh đi), sự dao động mực nước sông hồ, mực nước đại dương, sự ấm lên của bắc cực… Còn chu kì lũ lớn trên các sông là 12 hoặc 60 năm 4) Nhịp điệu ngoài thế kỷ Nhịp điệu ngoài thế kỷ kéo dài hàng trăm năm đến vài ngàn năm: Chu kì thay đổi lực sinh ra thủy triều khoảng 1800 năm (khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một mặt phẳng và trên một đường thẳng), Chu kì băng hà khoảng 100.000năm, 5) Chu kỳ kiến tạo Chúng ta đã biết rằng bề mặt Trái đất nâng lên và hạ xuống trong quá trình chuyển đổi tinh tế của sự cân bằng thẳng đứng được biết là đẳng tĩnh. Học thuyết kiến tạo mảng đã chứng minh các thành phần di chuyển ngang xuất hiện như một phần của chu kì kiến tạo, đó là sự di chuyển thạch quyển giòn trên đỉnh quyển mềm. 1:Khái niệm Tính chất độc đáo nhất của cấu trúc Vỏ cảnh quan Trái đất đó là sự biến đổi có qui luật của các quá trình địa lý và tổng thể tự nhiên (hệ địa lý) từ xích đạo đến hai cực. Sự biến đổi đó mang tính địa đới và được xác nhận là một qui luật địa lý chung. 2:Nguyên nhân Nguyên nhân căn bản hình thành tính địa đới là do Trái đất có dạng hình cầu làm cho tia chiếu của Mặt trời đến bề mặt Trái đất có góc nhỏ dần về hai cực, dẫn đến sự phân bố không đều của bức xạ mặt trời theo vĩ độ. 3: Các biểu hiện Do sự phân bố có tính địa đới của năng lượng bức xạ mặt trời mà các yếu tố, các quá trình tự nhiên khác cũng mang tính địa đới như: nhiệt độ, hình thế khí áp và hệ thống gió, các quá trình mưa và bốc hơi, các kiểu khí hậu, độ mặn của biển và đại dương, quá trình phong hóa hình thành đất, thực vật, động vật, đặc điểm các hệ thống thủy văn, quá trình địa mạo và dạng địa hình ngoại sinh và ngay cả trong sự hình thành đá trầm tích cũng thể hiện nét địa đới. 1: Khái niệm Sự phân dị của các quá trình địa lý và tổng thể tự nhiên do sự biến đổi địa hình bề mặt Trái đất. Địa hình bề mặt Trái Đất (yếu tố phi địa đới) nói chung phá vỡ hoặc làm lệch tính địa đới theo vĩ độ (sự phân bố của đới ngang) và thay vào đó làm xuất hiện tính đai cao. X.V.Kalexnik phân biệt: ”cái gì phụ thuộc vào sự phân bố bức xạ mặt trời thì có tính địa đới, cái gì phụ thuộc vào tác dụng của lực bên trong thì có tính phi địa đới”. 2: Nguyên nhân Nguồn năng lượng của quá trình phi địa đới chủ yếu là nguồn năng lượng nội sinh: năng lượng do sự phân dị trọng lực, năng lượng phát sinh của các dòng đối lưu nhiệt trong mantle (nguyên nhân gây sự dịch chuyển các mảng thạch quyển), ngoài ra nguồn năng lượng do sự phân hủy phóng xạ chủ yếu là Uran và Thori ở vỏ cứng của Trái Đất (sinh ra tổng cộng 4,3 x1020 cal/năm). 3: Biểu hiện 1) Sự phân bố của lục địa và đại dương Sự biểu hiện chủ yếu nhất của quá trình phân dị phi địa đới là sự phân chia bề mặt trái đất thành khối nhô lục địa và các vùng trũng đại dương, Đất nổi chiếm 29% diện tích bề mặt, đại dương chiếm 71%, Do những khác biệt về tính chất vật lý của bề mặt rắn và của tầng nước đại dương mà các khối khí khác nhau được hình thành trên các bề mặt ấy. Sự di chuyển các khối khí (lục địa – đại dương) xuất hiện làm phức tạp hóa các hoàn lưu chung (địa đới) của khí quyển. Nguồn năng lượng nội sinh gây nên những vận động của các mảng vỏ Trái Đất làm thay đổi sự phân bố lục địa và đại dương, tạo nên các dãy núi cao, các vực biển sâu, các vành đai động đất, núi lửa, các nếp uốn, đứt gãy, các hiện tượng biển tiến, biển thoái Tính Địa ô (qui luật theo kinh độ) Sự phân bố đất liền và biển làm cho khí hậu phân hóa từ Đông sang Tây, làm cho các đới cảnh quan không đồng nhất theo chiều ngang, càng vào trung tâm lục địa thì mức độ lục địa của khí hậu càng tăng. Ở các miền núi tính địa đới theo vĩ độ trở nên phức tạp hơn bởi tính vòng đai theo độ cao. Tính vòng đai theo độ cao (qui luật đai cao hay tính địa đới theo chiều thẳng đứng) được liệt vào trong số các quy luật địa lý tự nhiên phổ biến. Sự hình thành tính vòng đai theo độ cao là do sự thay đổi cân bằng nhiệt – sự giảm nhiệt và sự thay đổi lượng mưa theo chiều cao Nguyên nhân: Thứ nhất, khối nâng miền núi phân bố ở đới cảnh quan cụ thể nào Thứ hai; nó thuộc vào ô địa lý tự nhiên nào Thứ ba; hệ thống núi có đặc điểm sơn văn như thế nào. 1)Mỗi đới theo độ vĩ có một kiểu tính vòng đai theo độ cao của mình, được đặc trưng bằng số lượng vòng đai, tính liên tục trong sự kế tiếp nhau của chúng, ranh giới độ cao của mỗi vòng đai Ở mỗi ô địa lý tự nhiên các kiểu tính vòng đai theo đới có những biến dạng của mình Đặc tính của tính vòng đai phụ thuộc nhiều vào hướng phơi của các sườn núi, vị trí tương hỗ của các dẫy núi Biểu hiện Như vậy các đai cao không phải là sự lặp lại của các đới ngang, chúng chỉ tương tự như nhau vì các nguyên nhân hình thành không như nhau.
Tài liệu liên quan