Các quốc gia phong kiến tây âu thời trung kỳ trung đại (v-Vii)

Người German là những bộ tộc lớn, thuộc chủng tộc ARIAN ( hay Ấn-Âu ), đã đến sinh sống trên vùng biên giới phiá Bắc và Ðông Bắc La mã từ nhiều thế kỷ trước. Thế kỷ thứ I BC, người German còn sống trong tình trạng lang thang du mục, sống chủ yếu nhờ săn bắn và chăn nuôi cùng với nông nghiệp đốt rẫy. Ruộng đất là của chung của thị tộc. Sang thế kỷ I, người German sống định cư, lập thành thôn xóm, sống chủ yếu nhờ nông nghiệp.Thế kỷ IV , V họ bắt đầu tiến bộ. Về nông nghiệp, họ đã có cày bằng lưỡi sắt do súc vật kéo. Về thủ công, đã có các ngành kim khí, dệt, đồ gốm. Sở hữu ruộng đất vẩn thuộc tập thể thị tộc, nhưng đã giao quyền sử dụng cho từng gia đình cá thể, chứ không phải cộng đồng gia tộc lớn như trước. Do sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số, người German có nhu cầu mở rộng đất đai để sinh sống, nên từ thế kỷ thứ III , một số bộ lạc của người German đã di cư vào bên trong đế quốc La mã ( như bộ lạc của người Wisigoths, Franc,....) và nhận làm đồng minh của người La mã. Như vậy, lãnh thổ La mã không còn đóng kín đối với các bộ lạc của người German nữa. Giữa thế kỷ IV, các bộ lạc du mục Hung nô ào ạt xông vào cườp phá Ðông và Nam Âu, làm cho các bộ lạc thuộc tộc German vội vã di cư vàobên trong đề quốc La mã ( lịch sử gọi là cuộc di chuyển lớn của các tộc, kéo dài suốt 2 thế kỷ IV - V ). Lúc nầy đế quốc La mã bắt đầu suy yếu, giai cấp chủ nô La mã lại tăng cường áp bức bóc lột, làm cho những người German ở bên kia biên giới nhiều lần liên kết với nô lệ và lệ nông khởi nghiã. Kết qủa là hầu hết đất đai của La mã bị những người Man tộc chiếm đoạt, và họ lập ra những vương quốc Man tộc : Wisigoths , Vandanes , Burgondes , France và Anglo - sachxon. ( tất cả các vương quốc nầy đều thuộc tộc German ) Ðến năm 476, viên tướng Man tộc chỉ huy quân cấn vệ của hoàng đế La mã là Odoacre đã phế bỏ vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc Tây La mã là Romulus Augustulus và xóa bỏ bộ máy chính quyền tối cao của đế quốc La mã. (sự kiện này đánh dấu sự diệt vong của đế quốc Tây La mã, đồng thời cũng thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ ở Tây âu)

docx15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3399 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các quốc gia phong kiến tây âu thời trung kỳ trung đại (v-Vii), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI (V-VII) I. SỰ THÀNH LẬP CÁC VƯƠNG QUỐC MANTỘC CỦA NGƯƠI ÌGERMAN TRÊN LÃNH THỔ ÐẾ QUỐC TÂY LA Mà Người German là những bộ tộc lớn, thuộc chủng tộc ARIAN ( hay Ấn-Âu ), đã đến sinh sống trên vùng biên giới phiá Bắc và Ðông Bắc La mã từ nhiều thế kỷ trước.  Thế kỷ thứ I BC, người German còn sống trong tình trạng lang thang du mục, sống chủ yếu nhờ săn bắn và chăn nuôi cùng với nông nghiệp đốt rẫy. Ruộng đất là của chung của thị tộc.  Sang thế kỷ I, người German sống định cư, lập thành thôn xóm, sống chủ yếu nhờ nông nghiệp.Thế kỷ IV , V họ bắt đầu tiến bộ. Về nông nghiệp, họ đã có cày bằng lưỡi sắt do súc vật kéo. Về thủ công, đã có các ngành kim khí, dệt, đồ gốm. Sở hữu ruộng đất vẩn thuộc tập thể thị tộc, nhưng đã giao quyền sử dụng cho từng gia đình cá thể, chứ không phải cộng đồng gia tộc lớn như trước.  Do sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số, người German có nhu cầu mở rộng đất đai để sinh sống, nên từ thế kỷ thứ III , một số bộ lạc của người German đã di cư vào bên trong đế quốc La mã ( như bộ lạc của người Wisigoths, Franc,....) và nhận làm đồng minh của người La mã.  Như vậy, lãnh thổ La mã không còn đóng kín đối với các bộ lạc của người German nữa.  Giữa thế kỷ IV, các bộ lạc du mục Hung nô ào ạt xông vào cườp phá Ðông và Nam Âu, làm cho các bộ lạc thuộc tộc German vội vã di cư vàobên trong đề quốc La mã ( lịch sử gọi là cuộc di chuyển lớn của các tộc, kéo dài suốt 2 thế kỷ IV - V ). Lúc nầy đế quốc La mã bắt đầu suy yếu, giai cấp chủ nô La mã lại tăng cường áp bức bóc lột, làm cho những người German ở bên kia biên giới nhiều lần liên kết với nô lệ và lệ nông khởi nghiã.  Kết qủa là hầu hết đất đai của La mã bị những người Man tộc chiếm đoạt, và họ lập ra những vương quốc Man tộc : Wisigoths , Vandanes , Burgondes , France và Anglo - sachxon. ( tất cả các vương quốc nầy đều thuộc tộc German )  Ðến năm 476, viên tướng Man tộc chỉ huy quân cấn vệ của hoàng đế La mã là Odoacre đã phế bỏ vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc Tây La mã là Romulus Augustulus và xóa bỏ bộ máy chính quyền tối cao của đế quốc La mã. (sự kiện này đánh dấu sự diệt vong của đế quốc Tây La mã, đồng thời cũng thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ ở Tây âu)  1- Tình hình tây âu sau khi đế quốc LA Mà diệt vong KINH TẾ :  Ruộng đất được đem chia cho các gia đình cá thể, các thành viên thị tộc không sống theo quan hệ huyết thống nữa, mà sống theo quan hệ láng giềng và lập nên các công xã nông thôn Mác-cơ (Mark).  CHÍNH TRỊ  Ðể bảo vệ đất đai và thống trị đất nước, người German đã lập chính quyền và củng cố chính quyền. Thủ lĩnh quân sự tối cao được gọi là vua, vua mang đất đai và lệ nông ban tặng cho các tùy tùng, một số quan chức trước kia của chính quyền La mã cũng được sử dụng để gíup việc cho chính quyền. Tất cả trở thành qúi tộc mới.  Ðất vua ban tặng cho qúi tộc gọi là Thái ấp, nên chế độ nầy gọi là chế độ Phong hầu kiến ấp, nhà nước đó gọi là nhà nước Phong kiến tảo kỳ . Xà HỘI : Sự phân hóa giai cấp và tài sản của người German khá rõ rệt ngay sau khi các vương quốc Man tộc mới thành lập. Thời kỳ nầy xã hội có hai hình thái kinh tế :  - Kinh tế công xã nông thôn Mark [ là tổ chức hoá độ từ chế độ CXNT sang xã hội có giai cấp và nhà nước .  - Kinh tế thái ấp của bọn qúi tộc German [ sử dụng sức lao động của lệ nông, là sự kế thừa mầm mống của chủ nghiã PK đã có từ thời CHNL ].  Với hai hình thái trên, nó chưa đại diện cho phương thức sản xuất PK, mà chỉ là hình thái tiền PK đến khi chủ nghĩa PK phát triển lên, nó được thay thế bằng PTSXPK điển hình, đó là chế độ Phong kiến - nông nô.  2 - Sự ra đời và phát triển của vương quốc FRANCE a - Sự thành lập nhà nước :  Vào thế kỷ thứ III, bộ tộc France đã đến định cư ở vùng biên giới Ðông bắc đế quốc Tây La mã và hạ lưu hữu ngạn sông Rinh. Ðến thế kỷ IV - V , họ vượt sông Rinh xâm nhập vào vùng Ðông Bắc xứ Gaule và nhận làm đồng minh của đế quốc Tây La mã. ( khi vị hoàng đế La mã bị phế bỏ, thì tại Gaule chính quyền La mã vẫn còn , do một thống đốc La mã là Syarius thống trị) . Ðến khi chính quyền La mã suy tàn, thì bọn qúi tộc France liên kết với nhau bầu Clovis làm tổng chỉ huy, tiến hành chiến tranh xâm lược xứ Gaule.  Năm 486, Clovis đánh bại Syarius, chiếm Gaule và thành lập lên các công xã nông thôn Mark. (Clovis chiếm đoạt riêng cho mình nhiều đất đai và đem ban tặng cho bọn qúi tộc France, nhiều chủ nô La mã đã ngã theo Clovis cũng được ban tặng). Ðể bảo vệ đất đai, Clovis đã ban hành bộ luật Saliens. Ðây là bộ luật củng cố sự bất bình đẳng trong xã hội. [ qua câu chuyện cái bình Sachxon].  Trong xã hội ngoài hai giai cấp chính : Ðịa chủ qúi tộc và nông dân công xã, còn tồn tại khá nhiều nô lệ và lệ nông.  Xã hội vương quốc France bao gồm hai thành phần :  - Thống trị : Vua, qúi tộc quan tòa, Tăng lữ giáo hội, Quân đội vệ binh.  - Bị trị : Nông dân tự do, Nô lệ và lệ nông.  Sự phát triển quan hệ PK ở vương quốc FRANCE  Vương triều MÉROVINGIENS  đầu tiên của vương quốc France, đã sáng lập ra triều đại Mérovingiens. Ðể cũng cố triều đại, Clovis tăng cường mở rộng lãnh thổ bằng cách xâm chiếm và chinh phục các bộ lạc chung quanh. Ðồng thời Clovis tiếp thu tín ngưỡng Cơ đốc giáo và cưỡng bức tất cả những người France phải tin theo, dần dần tăng lữ của giáo hội cơ đốc giáo trở thành đẳng cấp có đặc quyền và trở thành một bộ phận của giai cấp thống trị.  Cuối thế kỷ VII đầu thế kỷ VIII , quyền lực của nhà vua bắt đầu yếu ớt, trước tình hình đó, Charles Martel là thừa tướng cuối triều Mérovingiens đã đề ra một cải cách gọi là cải cách BÉNEFICIUM ( nghiã là vật ban cấp )  MỤC ÐÍCH CẢI CÁCH :  * Hạn chế quyền lực của bọn qúi tộc địa phương.  * Tập trung quyền lực vào tay nhà vua để đối phó với các bộ lạc và những quốc gia chung thường xuyên đến cướp phá vương quốc ( nguy hiểm nhất là quân đội Hồi giáo ẢRập)  NỘI DUNG CẢI CÁCH :  Charles Martel thi hành hình thức ban cấp ruộng đất kèm theo điều kiện phục vụ quân sự gọi là Béneficium. Theo hình thức nầy, người được hưởng ruộng đất phải ký một bản giao kèo là thề trung thành với Vua, theo đó phải thực hiện nghiã vụ 40 ngày/năm, tham dự những buổi họp quan trọng. Ngược lại Vua phải bảo vệ tính mạng và kinh tế cho người được phong.  HẬU QỦA :  - Hình thành đẳng cấp phong kiến quân sự, giữa các đẳng cấp có sự lệ thuộc lẫn nhau.  - Làm cho nông dân phá sản nhiều hơn.  - Làm cho nông dân phá sản nhiều hơn.  Tóm lại : Nhờ thi hành chính sách đất phong Béneficium, mà Charles Martel đã liên tiếp đánh thắng quân thù, đặt biệt là đã đánh bại được quân đội ẢRập trong trận đại chiến ở Poitiers năm 732, chặn được bước tiến của quân Aírập vào sâu nội địa Tây âu.  C- Vai trò của giáo hội Cơ đốc giáo :  Trong sự phát triển của vương quốc France, giáo hội cơ đốc giáo đã gớp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ PK. Giáo hội được Vua ban tặng nhiều ruộng đất và nông nô. Nhân dân lao động vì mê tín, nên cũng đã mang tài sản của mình hiến cho nhà thờ để nhận sự bảo hộ của nhà thờ và trở thành nông nô.  Cơ cấu của giáo hội Cơ đốc giáo Tây âu được tổ chức như sau :  II - SỰ THÀNH LẬP VÀ TAN Rà CỦA ÐẾ QUỐC CHARLEMAGNE SỰ RA ÐỜI CỦA 3 QUỐC GIA PHÁP - ÐỨC - Ý 1 - Vương triều CAROLINGIEN & Ðế quốc CHARLEMAGNE :  Vào khoảng thế kỷ VIII, bọn qúi tộc France thấy rằng đất đai trong nội địa không đủ để chúng mở rộng, vì vậy chúng muốn bành trướng ra bên ngoài để chiếm đoạt ruộng đất và nông nô, nên đã ủng hộ PEPIN lùn ( Pepin Le Bref ) lật đổ vương triều Mérovingien lập ra triều Carolingien.  Ðến năm 768, con của Papin là Charlemagne lên kế vị, đã đưa vương quốc France đến chổ cực thịnh. Chính sách của Ông là dựa vào bọn qúi tộc PK và giáo hội Thiên Chúa giáo. Trong 46 năm cầm quyền, Charlemagne đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ chinh phục khắp nơi. Kết qủa là Ông đã thành lập được một đế quốc Charlemagne rộng lớn, biên giới chạy dài từ sông Ebre ( Tây Ban Nha ) đến sông Elbe ( Ðức ) [ Bao gồm Ðức, Pháp, Bỉ, Hà lan , Aïo và một phần nước Ý ngày nay]. Ðến năm 800, Giáo hoàng chính thức làm lễ lên ngôi Hoàng đế cho Charlemagne.  2 - Sự tan rã của đế quốc Charlemagne .  Sự ra đời của 3 quốc gia Pháp - Ðức - Ý :  - Nguyên nhân :  * Thiếu yếu tố kinh tế và yếu tố dân tộc thống nhất.  * Bọn qúi tộc địa phương luôn chống đối chính quyền trung ương.  * Người thừa kế Charlemagne bạc nhược không đủ khả năng cai trị đất nước .  - Diễn tiến :  Sau khi Charlemgne chết (814), con là Louis Mộ Ðạo lên thay thấy không đủ khả năng cai trị đất nuớc, nên đã chia vương quốc ra làm 3 phần giao cho 3 người con cai trị. Thế nhưng do bọn lãnh chúc địa phương xúi giục, nên 3 anh em liên tục đánh nhau , đến năm 843, ba anh em ký với nhau hiệp ước Verdun ( ngày nay thuộc Pháp) chia đế quốc ra làm 3 phần.  - Anh cả LOTHAIRE, giữ phần Trung bộ của vương quốc , trong đó có hai kinh đô là Aix - La - Chappelle & La mã , hình thành nên quốc gia PK Ý.  - Người thứ hai LOUIS LE GERMANIQUE ( Louis xứ Ðức ) , cai trị phần Ðông bộ của vương quốc [ đông France ], lập nên quốc gia PK ÐỨC . - Em út CHARLES LE CHAUVE ( Charles Ðấu Hói ) chiếm phần Tây bộ của vương quốc, lập nên quốc gia PK PHÁP.  Ðây là 3 quốc gia phong kiền phân tán, nên quyền lực của nhà Vua bị thu hẹp lại trong lãnh địa của mình.  HẬU QỦA :  Chiến tranh thường xuyên xãy ra giữa các nước và giữa bọn qúi tộc lãnh chúa ở mỗi nước, tạo điều kiện cho các bộ tộc và những quốc gia lận cận đến cướp phá.  Lãnh chuá địa phương lợi dụng tình hình , nên tăng cường xây dựng quyền lực tự trị , biến đất phong thành cha truyền con nối , tăng cường cướp bóc dân chúng, buộc họ phụ thuộc vào mình và chẳng bao lâu những người nông dân đã biến thành nông nô.  Qúa trình phong kiến hóa đến đây là hoàn thành.  III - TÌNH HÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ Xà HỘI CỦA CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI SƠ KỲ TRUNG ÐẠI  1- Tình hình kinh tế và tổ chức lãnh địa phong kiến a- Kinh tế:  Kinh tế tự nhiên chiến địa vị thống trị, nông nghiệp và chăn nuôi là những ngành sản xuất chủ yếu. Riộng đất là tư liệu sản xuất chính, thủ công nghiệp phụ thuộc vào nông nghiệp. Hình thức sản xuất - tiêu thụ là tự cung tự cấp, người sản xuất chính là nông nô.  b - Lãnh địa phong kiến :  Toàn bộ hoạt động kinh tế trong xã hội phong kiến sơ kỳ đều tập trung ở các lãnh địa phong kiến.  _ Lãnh địa phong kiến là một khu vực đất đai khá rộng lớn, bao gồm : ruộng đất , đồng cỏ, rừng rú, ao hồ, sông đầm, bãi hoang,...  _ Quyền sở hữu lãnh địa thuộc về qúi tộc vũ sĩ ( Vua và qúi tộc chư hầu) hay qúi tộc tăng lữ ( giáo hoàng, giám mục và tu sĩ) .  _ Chủ của lãnh địa là lãnh chúa, lãnh địa có quyền thừa kế, người sản xuất chính trong lãnh địa là nông nô, nông nô phải nộp tô lao dịch và những cống vật cho lãnh chúa.  2 - Chính trị :  Thời kỳ nầy về cơ bản là chế độ phong kiến phân quyền, nên quyền lực của nhà Vua thật nhỏ bé, quyền lực thực tế nằm trong tay lãnh chúa phong kiến. Ðặc biệt kề từ khi có luật Miễn trừ các lãnh chuá thật sự trở thành các ông vua con. Quốc gia bị chia thành những công quốc, bá quốc ( thực chất những công quốc hay bá quốc là những quốc gia thật sự ) . Tuy nhiên giữa các lãnh chuá lớn nhỏ có mối quan hệ nhất định. Lãnh chúa nầy có thể là phong quân của lãnh chúa kia, đồng thời là chư hầu của lãnh chúa khác. 3 - Xã hội :  Xã hội phong kiến có hai gia cấp cơ bản : Lãnh chúa và nông nô .  Nông nô : người sản xuất chính trong xã hội, chiếm hữu tư liệu sản xuất, có kinh tế riêng nhưng bị gắn chặt vào ruộng đất, nên hoàn toàn phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến về thân thể, tư pháp.  CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI ( XI - XV ) I -THÀNH THỊ VÀ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TÂY ÂU 1- Sự ra đời của thành thị - Thế kỷ XI, kinh tế Tây âu có một bước phát triển đáng kể  * Trong nông nghiệp :  Rừng rậm được khai phá, đầm lầy được tát cạn, nên diện tích canh tác được mở rộng. Phương pháp canh tác được cải tiến ( luân canh 3 khu, dùng cày nặng có bánh xe, sử dụng phân bón,...) nên thu hoạch tăng ( đạt 5, 6 lần thóc giống).  * Trong chăn nuôi :  Số lượng Bò, Ngựa tăng lên nhiều. Ðặc biệt nuôi cừu để lấy lông dệt dạ.  * Trong thủ công nghiệp :  • Nghề khai thác quặng, chế tạo đồ sắt ( công cụ sản xuất và vũ khí)  • Nghề làm đồ gốm cũng phát triển, làm xuất hiện những người làm nghề thủ công riêng biệt.  Như vậy, nhờ sự phát triển của nến kinh tế, thủ công nghiệp dần dần tách ra khỏi nông nghiệp, tuy nhiên những người thợ thủ công vẫn là nông nô và sống trong lãnh địa, nên phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.Vì thế những người thợ thủ công bắt đầu rời khỏi lãnh địa bằng cách chuộc lại tự do thân thể hoặc bỏ trốn. Họ tìm đến những nơi thuận lợi như ngã ba sông, ngã tư đường, những chân tường của nhà thờ, tu viện,... mở xưởng thủ công để việc trao đổi mua bán được dễ dàng.  Những ngành thủ công sớm thoát khỏi nông thôn và lãnh địa là những ngành luyện kim, dệt dạ, làm đồ gốm, thuộc da, xây dựng,...Những ngành nầy yêu cầu kỹ thuật cao, cần phân công chuyên môn hóa và cần đông người , nên sớm tập trung lại. Những nơi tập trung những người thợ thủ công dần dần lập thành thành thị. Thành thị trung đại có 3 loại :  - Thành thị mới : Do những người thợ thủ công thoát ly khỏi nông thôn lập nên  - Thành thị cổ : Thành thị có từ thời cổ đại được phục hồi lại  - Thành thị do lãnh chuá qúi tộc phong kiến xây dựng lên cho thị dân thuê.  Các thành thị đều có thành lũy và tháp canh bao bọc chung quanh ( để ngăn ngừa chiến tranh và cướp bóc). Trong thành thị được hcia thành nhiều khu phố, mỗi khu phố tập trung những người thợ thủ công cùng ngành nghề. Nhà cửa trong thành thị thì nhỏ bé, lụp xụp, đường phố chật hẹp bẩn thỉu. Ngoài ra trong thành thị còn có những khu chợ, nhà thờ, tòa thị chính....là những nơi tập trung công cộng.  2- Hoạt động của thành thị Cư dân sống trong thành thị gọi là thị dân (gồm thợ thủ công tự do, thương nhân tự do) . Trong buổi đầu hoạt động của thành thị gặp khó khăn do thành thị còn nằm dưới quyền thống trị của lãnh chúa PK.  Dần dần về sau hoạt động của thành thị ngày càng phồn thịnh, dân cư ở nông thôn kéo lên thành thị ngày càng nhiều, làm cho đất đai trong thành thị chật hẹp, cư dân phải xây dựng nhà cửa bên ngoài thành lũy. Như vậy thành thị ngày càng được mở rộng theo hình tròn đồng tâm. Hoạt động thủ công nghiệp :  Thành thị là nơi sản xuất hàng hóa chủ yếu của xã hội phong kiến. Sản phẩm được chế tạo tại các xưởng thủ công của thợ thủ công.  Xưởng thủ công có qui mô nhỏ, lao động hoàn toàn bằng tay với những công cụ thô sơ, đơn giãn.  Mỗi xưởng thủ công có 1 thợ Cả ( thợ chính ) và vài ba thợ học việc ( thợ bạn ). Họ phải tự cung cấp nguyên vật liệu, dụng cụ và tự tiêu thụ hàng hóa. Quan hệ giữa thợ bạn và thợ cả là quan hệ hợp tác thầy trò hay gia trưởng.  Những người thợ thủ công cùng sản xuát một loại hàng hóa ở trong cùng một thành thị thì tập hợp lại trong một tổ chức gọi là phường hội.  Phường hội lập ra nhằm mục đích :  - Giữ độc quyền sản xuất và tiêu thụ sản phẩm  - Ðảm bảo quyền lợi giữa những người thợ thủ công cùng ngành nghề  - Ngăn cản những người thợ thủ công không có chân trong thành thị cùng làm nghề thủ công đó.  - Ðấu tranh chống lại sự sách nhiễu của lãnh chúa PK.  Mỗi phường hội có một qui chế riêng gọi là phường qui . Tức những điều khoản bắt buộc người thợ phải thực hiện trong qúa trình sản xuất hàng hóa như :  - Qui định mỗi xưởng có mấy thợ.  - Mỗi ngày làm mấy giờ , dùng những công cụ sản xuất và nguyên vật liệu gì.  - Quy cách, chất lượng, giá cả sản phẩm,...  Phường hội ngoài là một tổ chức đoàn thể (có cờ hiệu) nó còn là một tổ chức quân sự (mỗi phường hội là một dội tự vệ để bảo vệ thành thị)  Hoạt động thương mại :  Trong buổi đầu của thành thị, hàng hóa được bày bán ở cửa hàng (đồng thời cũng là nhà ở của thợ thủ công), nên việc buôn bán chậm chạp,khó khăn.  Dần dần về sau xuất hiện tầng lớp thương nhân bao mua , họ đem hàng hó từ thành thị nầy đến thành thị khác hoặc về nông thôn đề bán hay trao đổi những sản phẩm khác.  Ðến thế kỷ XIII, thương mại mới bắt đầu phát triển, xuất hiện con đường buôn bán giữa các nước, nhiều đường bộ, đường sông chạy ngang dọc khắp Châu âu và từ Âu sang Á. Ðường biển cũng phát triển, xuất hiện nhiều hải cảng sầm uất từ Ðịa trung hải đến Hắc hải.  Ðể thuận tiện trong việc buôn bán, thương nhân Tây âu lập ra một tổ chức gọi là Hanse (thương hội)  Mục đích của Hanse :  Giúp đở nhau vận chuyển, bảo vệ dọc đường đi.  Ðiều chỉnh chế độ tiền tệ, cân đo lường.  Nắm độc quyền thương mại ở những khu vực nhất định.  Ðể thuận tiện cho việc buôn bán quốc tế, thương nhân còn mở hội chợ (hay chợ phiên). Hội chợ mở tại một địa điểm cố định, thương nhân các nước mang hàng đến bán , trao đổi, đặt hàng. Hội chợ còn xuất hiện những quầy đổi tiền và nhận chuyển tiền  3 - Ðấu tranh của thành thị chống lãnh chúa phong kiến Thành thị khi mới ra đời đều nằm trên lãnh thổ của lãnh chúa PK. Do đó thành thị bị lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến và bị lãnh chúa sách nhiễu mọi thứ : đóng thuế thân, đi sưu dịch, binh dịch, bị xét sử bất công,...  Ðể hạn chế sự phụ thuộc vào lãnh chúa, thị dân đã lập nên những hội nghề nghiệp (Phường hội cúa thợ thủ công, Hanse của thương nhân) nhưng không mấy kết qủa.  Vì vậy, trên lãnh thổ thành thị những mâu thuẫn giai cấp của chế độ phong kiến trở nên gay gắt cực độ :  - Thị dân giàu không chịu đựng nổi sự tùy tiện của bọn phong kiến.  - Dân nghèo chống lại nạn lao dịch và sưu thuế, chống cướp đoạt và hạch sách về tòa án.  Tất cả những điều đó dẫn đến chổ bùng nổ cuộc đấu tranh giai cấp. Từ cuối thế kỷ XI, gọi là những cuộc cách mạng công xã và tiếp diễn trong các thế kỷ XII , XIII.  Hình thức đấu tranh :  Ôn hòa : Thành thị bỏ tiền ra nộp cho lãnh chúa để chuộc lại tự do cho thành thị  (hình thức nầy tránh cho thị dân khỏi đổ máu và thành thị khỏi bị tàn phá)  Vũ trang : Do thái độ tham lam của lãnh chúa, một số thành thị đã tiến hành  đấu tranh vũ trang (điển hình là thành thị Laon ở Bắc Pháp )  Kết qủa :  Qua đấu tranh lâu dài có hàng loạt thành thị được giải phóng khỏi quyền lực của lãnh chuá phong kiến , và những công xã hay quốc gia thành thị ra đời. ( Các công xã nầy có toàn quyền về chính trị, được tự do về kinh tế)  Chính quyền thành thị lúc đầu do toàn thể thị dân bầu ra, nhưng chẳng bao lâu, chính quyền đó trở thành độc quyền của một số thị dân giàu có (thương nhân, bọn cho vay lãi, chủ nhà đất lón, chủ xưởng,..) , bọn nầy có ưu thế về tiền bạc và có nhiều mánh lới về chính trị nên dễ dàng nắm được chính quyền và dần dần trở thành Thị dân qúi tộc hay Qúi tộc thành thị , họ thi hành nhiều chính sách hẹp hòi, bất công, gây thiệt hại cho thị dân lớp dưới.  4- Tác dụng của thành thị trong xã hội phong kiến TÂY ÂU Thành thị không những đóng vai trò quan trọng về hoạt động công thương nghiệp, tham gia tích cực vào đời sống chính trị của xã hội phong kiến, thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa giáo dục mà còn có tác động lớn đến nông thôn phong kiến..  a- Thành thị thúc đẩy kinh tế phát triển .  b- Thành thị ra đời làm thay đổi tình trạng xã hội và tăng cường đấu tranh giai cấp.  c - Thành thị ra đời gớp phần chống phong kiến phân tán , giải phóng nông nô, thúc đẩy nhanh qúa trình chuyển biến từ chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền.  d- Thành thị ra đời , thúc đẩy sự phát triển của văn hóa và giáo dục.  Như vậy, thành thị trung đại tuy còn nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến, nhưng nó đã phát huy tác dụng đối với chế độ phong kiến, thúc đẩy chế độ phong kiến phát triển lên.  II - GIÁO HỘI THIÊN CHÚA GIÁO & PHONG TRÀO VIỄN CHINH CHỮ THẬP 1- Tổ chức của thiên chúa giáo - Ở thời sơ kỳ trung đại , giáo hội cơ đốc giáo ở Tây âu, đã trở thành lãnh chúa lãnh phong kiến lớn nhất Tây âu. (Chiếm hữu 1/3 tổng số ruộng đất Tây âu,có hàng vạn nông nô phụ thuộc.)  - Từ năm 1054, giáo hội cơ đốc giáo phân hóa thành hai giáo phái riêng lẽ.  + Giáo hội Thiên chúa giáo ở Tây âu do giáo hoàng La mã đứng đầu.  + Giáo hội Cơ đốc giáo chính thống ở Ðông âu, đứng đầu là hoàng đế Bizantium.  2- Phong trào viễn chinh chữ thập a- Nguyên nhân :  + Sâu xa :  Do kinh tế ngày càng phát triển, nên nhu cầu của