Dmitry Bosky là Chủtịch quỹ đầu tưtrực tiếp Berkeley Capital Partners và
là chuyên gia đầu tưmạo hiểm với 20 năm kinh nghiệm trên thịtrường phương
Tây. Công ty đầu tiên mà ông tham gia là Security Pacific Venture Capital Group,
một trong những công ty đầu tưmạo hiểm lâu đời nhất có trụsởtại California.
“Chúng tôi giúp những đội ngũ đẳng cấp quốc tếxây dựng những công ty đẳng
cấp quốc tế” – Dmitry nói một cách khá hoa mỹvềý nghĩa hoạt động của công ty
mình.
Trong sốnhững dựán đầu tưthành công nhất của Berkeley Capital Partners
phải kể đến mạng lưới cửa hàng bán lẻ“Pyachiorochka”, có mức tăng trưởng
500% trong vòng 2,5 năm, Công ty bán dược phẩm “Katren” với mức tăng trưởng
600% trong vòng 4 năm, công ty MS United với mức tăng trưởng 250% trong 2,5
năm.
Tạp chí Expert (Nga) đã có cuộc phỏng vấn với Dmitry Bosky vềcác
nguyên tắc đầu tưvà tìm kiếm các nguồn lực trên thếgiới đã giúp quỹcó được
những thành công nói trên.
Tạp chí Expert: Dmitry, anh đã hoạt động trong lĩnh vực đầu tưmạo hiểm
ởphương Tây nhiều năm. Nhưng anh lại vào thịtrường Nga với tưcách là một
Quỹ đầu tưtrực tiếp. Tại sao vậy?
5 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các quỹ đầu tư trực tiếp tìm kiếm các nguồn lực trên thế giới ra sao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các quỹ đầu tư trực tiếp tìm kiếm các nguồn lực trên thế
giới ra sao?
Dmitry Bosky là Chủ tịch quỹ đầu tư trực tiếp Berkeley Capital Partners và
là chuyên gia đầu tư mạo hiểm với 20 năm kinh nghiệm trên thị trường phương
Tây. Công ty đầu tiên mà ông tham gia là Security Pacific Venture Capital Group,
một trong những công ty đầu tư mạo hiểm lâu đời nhất có trụ sở tại California.
“Chúng tôi giúp những đội ngũ đẳng cấp quốc tế xây dựng những công ty đẳng
cấp quốc tế” – Dmitry nói một cách khá hoa mỹ về ý nghĩa hoạt động của công ty
mình.
Trong số những dự án đầu tư thành công nhất của Berkeley Capital Partners
phải kể đến mạng lưới cửa hàng bán lẻ “Pyachiorochka”, có mức tăng trưởng
500% trong vòng 2,5 năm, Công ty bán dược phẩm “Katren” với mức tăng trưởng
600% trong vòng 4 năm, công ty MS United với mức tăng trưởng 250% trong 2,5
năm.
Tạp chí Expert (Nga) đã có cuộc phỏng vấn với Dmitry Bosky về các
nguyên tắc đầu tư và tìm kiếm các nguồn lực trên thế giới đã giúp quỹ có được
những thành công nói trên.
Tạp chí Expert: Dmitry, anh đã hoạt động trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm
ở phương Tây nhiều năm. Nhưng anh lại vào thị trường Nga với tư cách là một
Quỹ đầu tư trực tiếp. Tại sao vậy?
Dmitry Bosky: Tôi thuộc trường phái kinh tế cũ của Mỹ và tự cho mình là
chuyên gia về đầu tư mạo hiểm đơn thuần là theo thói quen. Khoảng 5 năm trước
ta thường nói “đầu tư mạo hiểm” và trong khái niệm đó bao hàm tất cả những gì ta
muốn nói. Chỉ mới những năm gần đây mới có khái niệm hẹp hơn: “private
equity”, hay còn gọi là đầu tư trực tiếp. Sự khác biệt giữa đầu tư mạo hiểm và đầu
tư trực tiếp nằm ở chỗ công ty đang ở giai đoạn phát triển nào vào thời điểm đầu
tư. Đầu tư mạo hiểm giờ đây có nghĩa là đầu tư vào công ty đang ở giai đoạn sơ
khai (và không nhất thiết là các công ty đó phải là công ty công nghệ cao), còn đầu
tư trực tiếp có nghĩa là đầu tư vào công ty đã có một thời gian phát triển, có doanh
thu và lợi nhuận. Ở Nga thì chúng tôi chưa thấy nhiều các công ty đáng chú ý và
đang ở giai đoạn sơ khai, cho nên chúng tôi đầu tư phần lớn vào các công ty đã
hoạt động rồi, và có khi đã đạt được quy mô khá lớn.
Expert: Ở Nga người ta chỉ mong đợi ở nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư
phương Tây, tiền và tư vấn tài chính. Nhưng quỹ của anh thì khi đầu tư vào mạng
lưới cửa hàng “Pyachiorochka” lại thu hút về những chuyên gia giỏi nhất thế giới
về logistic (điều vận) và về các hệ thống bán lẻ. Ai cũng biết rằng các quỹ đầu tư
trực tiếp tham gia vào tương đối nhiều các ngành kinh tế khác nhau. Có nghĩa là
quỹ có thể cần đến những nguồn nhân lực rất đa dạng, có khi là chuyên viên về
logistic trong kinh doanh thực phẩm, có khi lại là chuyên viên về sản xuất gỗ. Vậy
cơ chế này được tổ chức ra sao?
Dmitry Bosky: Chức năng chính của chúng tôi là giúp các đội ngũ cổ đông
và điều hành tăng giá trị của doanh nghiệp của họ. Vì vậy mà chúng tôi cần phải
giúp đỡ họ trong rất nhiều việc. Tất nhiên, một phần là giúp đỡ về tiền, nhưng cái
đó không phải là chính. Bởi vì trên thế giới có rất nhiều tiền, và nhiều người có
chứ không riêng gì chúng tôi. Nhưng chúng tôi thì trở thành đối tác thực sự của
các doanh nghiệp, bởi chúng tôi không cho vay tiền, không đòi thế chấp, chúng tôi
mua cổ phần ở công ty và chia sẻ những rủi ro cùng với các cổ đông khác.
Chúng tôi làm việc với các công ty mà chúng tôi đầu tư ra sao? Quan trọng
nhất là tìm ra một đội hình xuất sắc. Sau đó thì rất quan trọng nữa là phải có được
môt chiến lược đúng đắn và dễ kiểm soát. 2 yếu tố quan trọng nhất chính là con
người và chiến lược. Tất nhiên, chúng tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính
và chúng tôi tham gia tích cực vào việc thảo luận chiến lược tài chính của công ty,
thậm chí có thể trực tiếp tham gia thương thuyết với ngân hàng, chưa nói đến
chuyện trực tiếp tham gia giao dịch trên sàn chứng khoán. Nhưng trước hết, chúng
tôi tập trung vào việc hoạch định chiến lược và tìm hiểu xem chúng tôi có thể bổ
sung vào đó những gì. Từ góc độ kỹ thuật thì có nghĩa là chúng tôi thường giành 2
ghế trong hội đồng quản trị ở công ty mà chúng tôi đầu tư. Điều đó cho phép
chúng tôi hiểu sâu hơn về việc công ty cần những gì để phát triển. Trong trường
hợp của “Pyachiorochka”, chúng tôi biết rằng công ty cần một chuyên gia giỏi về
việc tổ chức mạng lưới bán lẻ trong giai đoạn tăng trưởng. Chúng tôi tìm được một
chuyên gia như vậy tại Anh và cho người đó nắm 1 ghế trong Hội đồng quản trị.
Và ngoài ra chúng tôi còn thuê một công ty hàng đầu thế giới về điều vận để giúp
chúng tôi tổ chức hệ thống kho bãi và vận chuyển. Có nghĩa là chúng tôi nhìn vấn
đề một cách toàn cầu, và điều đó giúp chúng tôi tìm thấy những gì chúng tôi cần,
bất kể là ở Nga hay ở đâu nữa.
Expert: Nhưng làm sao mà các anh tiếp cận được những nguồn lực đó?
Dmitry Bosky: Khi chúng tôi biết là chúng tôi thiếu những kiến thức gì thì
chúng tôi sẽ tìm những người giỏi nhất trên thế giới về lĩnh vực này và thu hút
người đó về. Điều này không có nghĩa là mời anh ta đến làm việc luôn. Có thể là
chỉ mỗi quý 1 ngày thôi. Và nếu người đó có thể trở thành một thành viên của hôi
đồng quản trị thì anh ta sẽ làm việc thực sự 6 lần mỗi năm. Quan trọng là chúng
tôi còn nhận được những quan hệ của anh ta và tất cả những gì liên quan. Còn việc
hoạch định chiến lược và giúp cho một công ty đang phát triển tránh những sai
lầm thì chính là thế mạnh của chúng tôi.
Expert: Anh chọn người như thế nào? Bằng trực giác à?
Dmitry Bosky: Mọi người cứ nghĩ là đầu tư mạo hiểm giống như đánh bạc.
Rằng chỉ có 1/10 vụ đầu tư là ra tiền. Nhưng thực tế thì phần lớn các vụ đầu tư đều
thành công. Một vụ có thể thất bại, 3 vụ chỉ hòa vốn, còn 6 vụ còn lại sẽ có lời. Và
nếu may ra thì trong số 10 vụ sẽ có 1 vụ được như “Pyachiorochka”. Theo kinh
nghiệm của tôi thì cơ cấu lợi nhuận của quỹ đầu tư thường là như vậy.
Tôi kiểm tra con người như thế nào ư? Trước tiên là bằng trực giác, tức là
dựa vào cảm tính. Từ giai đoạn này tôi đã loại khoảng 9 trong 10 người. 1 người
còn lại tôi sẽ tìm hiểu nghiêm túc. Tôi nói chuyện với những người biết họ, không
chỉ là các luật sư, bạn bè thân thiết, những người trong gia đình mà cả với những
người mà họ từng làm việc cùng. Tốt hơn cả là với những người thuộc nhiều cấp
độ khác nhau: thủ trưởng, đồng sự, cấp dưới. Sau đó thì tìm hiểu về quá khứ của
họ, thường là trong khoảng thời gian 10 năm trở lại.
Expert: Anh nói rằng con người và chiến lược là những yếu tố quan trọng
nhất. Vậy còn những yếu tố nào khác nữa không?
Dmitry Bosky: Thị trường và sản phẩm. Có những mạo hiểm mang tính
cạnh tranh, có những rủi ro về mặt công nghệ. Và rốt cuộc thì bản thân cơ cấu giao
kèo cũng quan trọng.
Expert: Thế nào là cơ cấu giao kèo?
Dmitry Bosky: Đó là sự phân chia rủi ro và tương ứng là quyền lợi giữa
các bên tham gia. Điều này được thực hiện qua cơ chế phân chia cổ phiếu. Có thể
là được mua cổ phiếu thường, có thể là mua cổ phiếu ưu đãi. Nói chung có rất
nhiều cách. Ngoài ra, còn phải chuẩn bị một số giấy tờ pháp lý khá phức tạp liên
quan đến việc xác định và bảo đảm những quyền lợi của chúng tôi. Thường thì
chúng tôi là cổ đông nhỏ và chúng tôi muốn được bảo đảm quyền lợi và có tiếng
nói để có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Và ngoài ra thì chúng tôi còn cần có đường thoát nữa. Nếu anh không thấy
đường thoát thì không nên ký kết giao kèo.
Expert: Thế có những lối thoát nào?
Dmitry Bosky: Đa phần là bán công ty cho một nhà đầu tư chiến lược nào
đó. Cũng có khi là chuyển đổi đầu tư, khi có một nhà đầu tư khác thế chỗ chúng
tôi sau khi định giá lại công ty. Phương án mà người ta hay bàn tán nhiều nhất là
niêm yết cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Nhưng những trường hợp
này trên thực tế không nhiều, dù phương án này có thể rất hay. Và có một phương
án nữa là bán lại cổ phần cho ban điều hành công ty. Có nghĩa là có rất nhiều
phương án, nhưng quan trọng là để cho các nhà đầu tư cũng như đội ngũ điều hành
hiểu rằng chúng tôi không phải là nhà đầu tư cố định: sau khoảng 4-5 năm là
chúng tôi sẽ phải ra đi.
Expert: Tại sao sau vụ Yukos, phương Tây tỏ ra khá căng thẳng đối với
các động thái của chính quyền Nga, nhưng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước
ngoài đến thị trường Nga vẫn không chỉ không suy giảm mà, ngược lại, còn tăng
nữa?
Dmitry Bosky: Tôi không thể suy luận như một chuyên gia về kinh tế thế
giới, nhưng vì quỹ của chúng tôi đầu tư tương đối thành công, nên tôi cũng có cảm
giác là mọi chuyện bình thường. Tại sao ư? Thứ nhất, vì các thị trường đang tăng
trưởng trên thế giới không nhiều. Chỉ có 3 thị trường lớn và tăng trưởng mạnh
hiện nay là: Nga, Brazil và Trung Quốc. Những thị trường này có thể gọi là
emerging markets, chúng còn tương đối thoáng và dễ tạo giá trị cho doanh nghiệp
hơn.
Còn về chính trị thì… Chúng ta đều thấy điều gì xảy ra ở Trung quốc. Ở đó
người ta đã mở cửa thị trường, nhưng thể chế chính trị thì không, và điều này
chẳng ảnh hưởng đến ai cả. Các nhà đầu tư có cảm giác là ở đó chế độ chính trị hết
sức ổn định và kinh tế tư bản hoạt động tốt. Cho nên, nếu theo những suy luận
chung như vậy thì Nga là thị trường khá hấp dẫn.
Còn một yếu tố nữa là toàn cầu hóa. Quan điểm của giới đầu tư phương
Tây là cần phải chiếm chỗ trước: nếu không giữ sẵn chỗ thì sẽ có người khác tranh
ngay. Hôm nay có thể không có lời nhưng sau này sẽ có, và lúc đó anh sẽ không
phải nhìn người khác hưởng lợi.
Expert: Tại sao anh lại chọn công việc này?
Dmitry Bosky: Nếu làm kinh doanh (mặc dù điều đó hoàn toàn không bắt
buộc, còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa), thì tôi không thể hình dung ra một lĩnh vực
nào hay hơn. Trong phần lớn các nghề khác, bạn đều đứng trước khách hàng và
rao bán mình: từ các nhân viên nhà băng, luật sư, kế toán, công chứng đến thẩm
định viên… – tất cả họ đều rao bán mình. Nhà đầu tư mạo hiểm, ngược lại, thường
đứng ở vị trí người mua. Anh ta không phải người trung gian, anh ta không được
trả tiền cho thời gian bỏ ra mà anh ta chấp nhận mạo hiểm trong thời hạn dài. Thứ
hai là các dự án rất đa dạng và bản thân công việc cũng đa dạng. Tôi rất khó hình
dung ra một ngành khác da dạng hơn. Thứ ba nữa là đẳng cấp của các đồng
nghiệp. Lĩnh vực này không lớn, nó không cần nhiều người, nhưng có thể mang
đến cho người ta hàng đống tiền, vì vậy mà ở đây tập trung những người rất giỏi.
Thứ tư là bạn không chỉ nhìn từ ngoài vào công ty mà bạn trở thành một phần của
nó. Bạn trở thành một thành viên của hội đồng quản trị, bạn thực sự làm việc sát
cánh cùng mọi người và thực sự có ảnh hưởng đến mọi người. Cuối cùng là khía
cạnh tài chính. Khi mọi thứ chạy “chuẩn” thì có thể kiếm được nhiều tiền. Thường
thì 20% lợi nhuận của quỹ được chia cho công ty quản lý, tức là các đối tác, mà
như vậy có nghĩa là kết quả phụ thuộc trực tiếp vào thành công hay thất bại của
bạn. Đấy, 5 lý do chính là như thế.
Expert: Vậy anh giữ trong đầu nhiều dự án như vậy có mệt không?
Dmitry Bosky: Nếu có nhiều dự án, thì đến một lúc nào đó sẽ phải thêm
người. Trong ngành chúng tôi thường cho rằng có thể là thành viên của khoảng 8
hội đồng quản trị. Tôi cho rằng như vậy cũng đã mệt lắm rồi. Nhưng công việc thì
thú vị khủng khiếp. Phải cần khoảng 10 năm mới đào tạo được một nhà đầu tư
mạo hiểm. Việc này không phải ngày một ngày hai, bởi vì chu kỳ kinh tế ảnh
hưởng rất lớn đến cách các công ty đầu tư, và chu kỳ kinh tế có thể không trùng
với chu kỳ đầu tư. Có nghĩa là bạn cần mất một thời gian khá lớn để nhìn thấy
thực tế.