• Theo Philip Kotler: “Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng. Đó có thể là những vật thể hữu hình, dịch vụ, người, mặt bằng, tổ chức và ý tưởng;
Sản phẩm là tất cả những gì thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn của KH;
Được chào bán trên thị trường;
Có thể là vật thể hữu hình và vô hình;
16 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các quyết định về sản phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 7: CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM
Sản phẩm theo quan điểm marketing:
Khái niệm:
Theo Philip Kotler: “Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng. Đó có thể là những vật thể hữu hình, dịch vụ, người, mặt bằng, tổ chức và ý tưởng;
Sản phẩm là tất cả những gì thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn của KH;
Được chào bán trên thị trường;
Có thể là vật thể hữu hình và vô hình;
1.2 Các cấp độ, yếu tố cấu thành sản phẩm:
Sản phẩm bao gồm 3 cấp độ: cấp độ cơ bản nhất là: sản phẩm cốt lõi/ ý tưởng; sản phẩm hiện thực, sản phẩm bổ xung/hoàn thiện. (mô hình: giáo trình);
Sản phẩm cốt lõi/ý tưởng:
Sản phẩm cốt lõi có chức năng trả lời câu hỏi: về thực chất sản phẩm này sẽ mang lại những lợi ích cốt lõi gì cho KH? à do nó chứa đựng những công dụng, lợi ích của sản phẩm mà những lợi ích, công dụng này có khả năng thỏa mãn nhu cầu, ước muốn của KH;
Nói cách khác, sản phẩm cốt lõi sẽ cung cấp những gì KH thực sự tìm kiếm khi mua sản phẩm;
Sản phẩm hiện thực:
Là cấp độ của sản phẩm được mô tả bằng những đặc tính cơ bản: chất lượng, kiểu dáng, bao bì, thương hiệu, mức giá… à để khẳng định sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường à người mua có thể tiếp cận được, giúp KH nhận biết, so sánh, đánh giá, lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với mong muốn của mình trong việc thỏa mãn nhu cầu;
Sản phẩm hoàn thiện/bổ sung:
Những sản phẩm hiện thực thường có tính đồng nhất cao: đồng nhất về chất lượng, cách đóng gói… thì sản phẩm hoàn thiện thường được sử dụng để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm à là yếu tố cạnh tranh của DN;
Sản phẩm hoàn thiện nằm bên ngoài sản phẩm hiện thực, nó bao gồm: các dịch vụ: bảo hành, sửa chữa, hình thức thanh toán, giao hàng tận nhà, lắp đặt…, thái độ thân thiện cởi mở, nhiệt tình của người bán hàng…
1.3 Phân loại sản phẩm/hàng hóa:
Để đưa ra được chiến lược marketing thích hợp và hoạt động marketing có hiệu quả, nhà quản trị marketing phải biết hàng hóa mà DN đang kinh doanh thuộc loại nào?
Phân loại theo thời hạn sử dụng và hình thái tồn tại:
Hàng hóa lâu bền: là sản hẩm vật chất thường được sử dụng nhiều lần, không mua sắm thường xuyên [tủ lạnh, tivi, ô tô, xe máy, nhà cửa…] à người mua ưa thích hình thức bán trực tiếp và được cung ứng nhiều dịch vụ hỗ trợ.
Hàng không bền: là sản phẩm vật chất, thường bị tiêu hao sau vài lần sử dụng, được mua sắm thường xuyên [xà phòng, kem đánh răng, phong bì, báo chí, bia rượu…];
Dịch vụ: là những hoạt động được chào bán để thỏa mãn nhu cầu [dịch vụ làm đẹp, sửa chữa xe máy, ôtô, khách sạn…] à có đặc điểm: vô hình, không thể lưu kho, quá trình hoạt động luôn có sự tham gia của con người.
Phân loại hàng tiêu dùng theo thói quen mua hàng:
Hàng hóa sử dụng thường ngày, ít lựa chọn:
Đặc điểm: mua thường xuyên, quyết định mua nhanh chóng, thích sự sẵn có và tiện lợi khi mua hàng, bị ảnh hưởng nhiều bởi các chương trình xúc tiến: khuyến mãi, quảng cáo…
Các nhóm:
Hàng thiết yếu: KH có sự hiểu biết về SP/HH: gạo, thực phẩm, nước uống…
Hàng ngẫu hứng: KH mua hàng mà không có kế hoạch trước và cũng không chủ định tìm mua, khi gặp thấy hay thì mua hoặc do sự tác động của người bán hàng… à KH mới nảy ra ý định mua: sau khi ăn bún đậu mắm tôm à mua kẹo cao su…
Hàng hóa mua khẩn cấp: khi xuất hiện nhu cầu cấp bách à dẫn tới hành vi mua: đang đi trời mưa à mua áo mưa;
Hàng mua có sự lựa chọn:
Là loại hàng hóa được mua sắm ít thường xuyên hơn, khi mua lựa chọn cẩn thận, cân nhắc nhiều về: giá cả, chất lượng, kiểu dáng: xe máy: cân nhắc về mức giá, kiểu dáng…
2 nhóm nhỏ hơn:
Hàng đồng đều: có chất lượng tương tự nhau, có thể khác biệt về mức giá và dịch vụ hỗ trợ: các gói cước sử dụng dịch vụ internet, dịch vụ 3G: có tốc độ, chất lượng đường truyền như nhau nhưng giá cao à dung lượng được sử dụng miễn phí cao hơn;
Hàng không đồng đều: có sự khác biệt về chất lượng, kiểu dáng (xe máy: xe ga, xe số); hoặc khác về giải pháp thỏa mãn nhu cầu (ô tô hay xe máy, xe đạp, tầu hỏa, máy bay);
Hàng hóa cho những nhu cầu đặc biệt: Là những loại hàng hóa ‘đặc biệt’ phục vụ cho những nhu cầu đặc biệt à KH sẵn sàng bỏ công sức chờ đợi và tìm kiếm: xe cổ, món ăn đặc sản, các thầy thuốc, thầy giáo giỏi…
Hàng mua thụ động:
NTD chưa nhận biết được lợi ích tiềm ẩn hoặc không có ý định mua sắm, hàng hóa thụ động thường không có liên quan trực tiếp đến nhu cầu cuộc sống hàng ngày (có cũng được không có cũng được): VD: các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, khám chữa bệnh định kỳ… à đối với sản phẩm này thì uy tín của người cung ứng, thương hiệu và năng lực thuyết phục, truyền thông của người cung ứng gây ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của KH;
Phân loại hàng hóa là tư liệu sản xuất:
Hàng hóa tư liệu sản xuất: là đầu vào của các quá trình sản xuất, chế biến à KH của hàng hóa này là: nhà phân phối công nghiệp và các DN; Nhu cầu của loại hàng hóa này phụ thuộc vào nhu cầu hàng hóa tiêu dùng trên thị trường;
Lợi ích người mua quan tâm: mức độ ảnh hưởng tới chi phí và chất lượng đầu ra;
Phân loại:
Nhóm nguyên, vật liệu: do nhiều nguồn cung cấp: nông nghiệp (lúa mỳ, thóc, ngô, mủ cao su…), trong thiên nhiên (khoáng chất, đất, gỗ…), hoặc đã qua chế biến (phôi thép để tạo ra sản phẩm thép; bột mỳ làm thành bánh…): xi măng, gạch, thịt tươi…; tham gia vào thực thể sản phẩm, toàn bộ giá trị chuyển vào giá trị sản phẩm;
Nhóm tài sản cố định: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, chi phí quản lý…: tham gia toàn bộ, nhiều lần vào quá trình sản xuất; giá trị của chúng được chuyển dần vào giá trị sản phẩm do DN sử dụng chúng tạo ra (khấu hao);
Nhóm vật liệu phụ và dịch vụ: mang tính chất hỗ trợ cho quá trình sản xuất: dịch vụ tài chính, vận chuyển…
Nhãn hiệu:
2.1 Khái niệm và các bộ phận cấu thành Nhãn hiệu:
Khái niệm nhãn hiệu:
Điều 785 Bộ Luật Dân sự của Việt Nam định nghĩa “Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”.
Hay: “Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của ĐTCT;
Nhãn hiệu có chức năng: khẳng định xuất xứ sản phẩm (ai là người bán gốc sản phẩm) và phân biệt sản phẩm đó với sản phẩm cạnh tranh;
Ở mức độ cao hơn thì nhãn hiệu còn là sự cam kết có tính nhất quán của người cung ứng với KH về các cấp độ ý nghĩa của sản phẩm họ cống hiến cho thị trường;
Các bộ phận cấu thành nhãn hiệu:
Tên gọi: bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được;
Dấu hiệu của nhãn hiệu: bao gồm: biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hay kiểu chữ đặc thù… à đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được nhưng không đọc được;
Tên gọi và dấu hiệu của nhãn hiệu cấu thành nhãn hiệu, trong đó ta cần quan tâm:
Dấu hiệu hàng hóa (registered Trademark): là toàn bộ nhãn hiệu hoặc một bộ phận của nhãn hiệu được đăng ký tại cơ quan quản lý nhãn hiệu à được bảo vệ về mặt pháp lý (trong vòng 10 năm sẽ hết hiệu lực à phải đi đăng ký lại); Tên nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ bản quyền thường có chữ TM hoặc R ở bên cạnh: R: Registered;
Quyền tác giả: là quyền độc chiếm tuyệt đối về sao chụp, xuất bản và bán nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học, âm nhạc hay nghệ thuật;
Vai trò của nhãn hiệu:
NTD xem nhãn hiệu là thành phần quan trọng của sản phẩm à tạo ra sự tin tưởng, an tâm về nguồn gốc, xuất xứ…;
Liên quan tới tạo dựng hình ảnh nhằm truyền tải ý đồ định vị: một nhãn hiệu tốt phải đảm bảo tạo được liên tưởng về các giá trị được định vị à là những đặc điểm mà KH sẽ nhớ tới mỗi khi đối diện với sản phẩm;
Lợi thế của một nhãn hiệu được KH công nhận:
Tạo được vị thế với KH: lòng trung thành, giảm sự nhạy cảm trước những tình huống không có lợi cho DN, giảm xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm của ĐTCT khi cạnh tranh khốc liệt;
Khai thác tốt hơn phân đoạn thị trường: Nhờ vào danh tiếng: hàng hóa có thể bán được nhiều hơn với mức giá đắt hơn;
Giá trị thương hiệu có thể chuyển nhượng, mua bán à thông qua nhiều hình thức thương mại: nhượng quyền thương mại;
Được sự bảo hộ của pháp luật về tính cất độc đáo của sản phẩm, công nghệ, chống hàng giả, hàng nhái, tăng khả năng kiểm soát sản phẩm…;
Hiệu quả truyền thông cao;
2.2 Các quyết định về nhãn hiệu:
Có gắn nhãn hiệu hay không?
Xu hướng là có gắn nhãn hiệu do một số lợi thế của nhãn hiệu phía trên đã phân tích;
Xu thế về sự lựa chọn của KH: chọn nhãn hiệu của sản phẩm thay cho việc chọn bản thân sản phẩm (89%): do sử dụng đồ có nhãn hiệu nổi tiếng: đã phần nào phản ánh được địa vị, cá tính, vị trí… của KH;
Xu thế của hội nhập quốc tế và để đảo bảo quyền lợi người tiêu dùng: đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ, phải có danh tính;
Ai là người chủ nhãn hiệu sản phẩm:
Người đứng chủ nhãn hiệu là người chịu trách nhiệm với KH và luật pháp về sản phẩm, dịch vụ mang tên nhãn hiệu của người đó;
Có 3 phương án:
Sản phẩm được đưa ra thị trường với nhãn hiệu của nhà sản xuất: khi nhà sản xuất có uy tín thì nhãn hiệu của họ có giá trị: Việt tiến, May 10, kem đánh răng PS…
Sản phẩm được đưa ra thị trường với nhãn hiệu của nhà phân phối trung gian đây thường là các nhà phân phối lớn, có uy tín;
Sản phẩm được đưa ra thị trường gắn với nhãn hiệu vừa của nhà sản xuất, vừa của nhà trung gian à trường hợp này sản phẩm mang uy tín của cả nhà sản xuất và nhà phân phối;
Quyết định về chất lượng sản phẩm tương ứng với nhãn hiệu đã chọn:
Nhãn hiệu sản phẩm là để phản ánh sự hiện diện của nó trên thị trường, song vị trí và sự bền vững của nhãn hiệu lại do mức độ chất lượng đi liền với nó quyết định, các chương trình truyền thông rầm rộ quảng bá cho nhãn hiệu hàng hóa không thể thay thế cho việc củng cố chất lượng; Ta thấy rằng, đa số hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng đều là những hàng hóa có chất lượng cao;
Đặt tên cho nhãn hiệu: Khi DN sản xuất cùng một chủng loại sản phẩm không đồng nhất hoặc nhiều mặt hàng mà trong đó lại bao gồm nhiều chủng loại không đồng nhất à hình thành nên 4 cách đặt tên:
Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các hàng hóa do công ty sản xuất, tên đó là tên thương hiệu của công ty:
Tính khái quát cao và có tính đại diện cho tất cả các chủng loại hàng hóa của DN; giảm được chi phí quảng cáo; tuy nhiên, nếu DN sản xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau thì việc đặt cùng 1 tên sẽ gây ra sự nhầm lẫn cho DN; Rủi ro cho nhãn hiệu cao khi chỉ cần 1 sản phẩm không được KH ưa thích sẽ ảnh hưởng tới các sản phẩm khác do mang cùng 1 nhãn hiệu;
Tên nhãn hiệu chung đặt cho từng dòng họ sản phẩm:
Tên kết hợp bao gồm thương hiệu của công ty và tên nhãn hiệu riêng của sản phẩm;
Tên nhãn hiệu riêng biệt được đặt riêng cho các loại sản phẩm khác nhau:
Những yêu cầu cần đảm bảo khi đặt tên nhãn hiệu:
Hàm chứa được ý tưởng định vị: chất lượng, lợi ích của sản phẩm;
Dễ nhận biết, dễ nhớ với KH - Thuận lợi cho việc thiết kế truyền thông;
Độc đáo;
Có thể đăng ký và bảo vệ được (tránh trùng với những nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền):
Dễ hội nhập quốc tế: tránh rắc rối trong dịch thuật và gây hiểu nhầm;
Có nên mở rộng giới hạn sử dụng nhãn hiệu hay không?
Mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu có nghĩa là: sử dụng tên nhãn hiệu cũ đã thành công gán cho mật hàng mới (mới cải tiến hoặc mới hoàn toàn);
Ưu điểm:
Tiết kiệm chi phí để tuyên truyền quảng cáo so với đặt tên mới;
Tận dụng được niềm tin sẵn có của KH vào nhãn hiệu hiện tại;
Nhược điểm: sản phẩm mới không được ưa thích sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín của bản thân nhãn hiệu đó;
Có nên sử dụng nhiều nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm?:
Đây là quan điểm DN sẽ gắn cho mỗi một sản phẩm mới một nhãn hiệu riêng biệt;
Ưu:
Uy tín nhãn hiệu hiện có tránh được rủi ro nếu sản phẩm mới thất bại;
Gia tăng khả năng khai thác thị trường của sản phẩm khi KH không phải lúc nào cũng trung thành tuyệt đối với một nhãn hiệu đến mức họ không thích mua nhãn hiệu mới
Kích thích sự sáng tạo của DN;
Thúc đẩy DN luôn chú ý tới nhiều đặc tính nhu cầu, mong muốn khác nhau của KH;
Nhược:
Chi phí tốn kém;
Không phải lúc nào KH cũng muốn thay đổi niềm tin vào nhãn hiệu cũ và chấp nhận nhãn hiệu mới;
Quyết định về bao gói:
3.1 Khái niệm và chức năng:
Khái niệm:
Hoạt động bao gói bao gồm các hoạt động thiết kế, sản xuất và các phương án đóng gói;
Bao gồm 4 lớp bao gói (có thể là 3 tùy từng loại sản phẩm):
Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm: lớp giấy chống ẩm cho kẹo, bánh…
Lớp bảo vệ lớp tiếp xúc- lớp chứa đựng sản phẩm: lớp vỏ bọc bên ngoài lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phảm: vỏ bọc cái kẹo, cái bánh…
Bao bì chứa đựng lớp “chứa đựng sản phẩm”: vỏ bọc của một gói kẹo: bao gồm nhiều cái kẹo;
Bao bì phục vụ vận chuyển và lưu kho: bao bì của 1 thùng kẹo: bên trong bao gồm nhiều gói kẹo;
Chức năng của bao bì:
Bảo quản:
Chống đỡ sự tác động xấu của môi trường tới sản phẩm;
Đảm bảo an toàn trong sử dụng, vận chuyển và lưu kho;
Thương mại:
Gia tăng giá trị cốt lõi của sản phẩm, thuận tiện hơn trong sử dụng;
KH sẵn sàng trả thêm tiền cho sự tiện lợi, hình thức sản phẩm lịch sự, đẹp đẽ và tin cậy: rõ ràng mua hàng với số lượng nhỏ luôn đắt hơn mua với khối lượng lớn; đôi khi KH nảy sinh ý định mua hàng chỉ vì… bao bì bắt mắt; bao bì có độ tin cậy cao;
Thích ứng với phương thức bán hàng mới: các cửa hàng tự phục vụ đang trở thành một xu hướng à bao bì thực hiện chức năng thuyết phục KH mua hàng, giới thiệu đưa ra thông tin mô tả… thay cho người bán hàng;
Cải tiến bao bì cũng là một trong những nội dung cải tiến sản phẩm à góp phần quan trọng cho hoạt động Khuyếch trương hình ảnh sản phẩm, công ty… ;
3.2 Các quyết định về bao gói:
Xây dựng khái niệm bao gói:
Thực chất của khâu này là làm rõ nhiệm vụ và chức năng của hoạt động bao gói sản phẩm của DN;
Thực hiện trả lời các câu hỏi: bao gói có tác dụng cụ thể như thế nào (bảo quản hàng hóa hay trang trí, truyền tải hình ảnh của DN…; tạo được giá trị tăng thêm nào cho sản phẩm (đối với KH: tiện lợi trong việc sử dụng hay cung cấp thông tin về sản phẩm; đối với DN: gia tăng sự ưa chuộng và thu hút KH? quảng bá? Hút trung gian tiêu thụ..);
Thiết kế bao gói: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày thường hiệu à các quyết định này gắn với các công cụ khác của marketing;
Sản phẩm chất lượng cao, giành cho đối tượng hạng sang: màu sắc sang trọng, đơn giản ấn tượng;
KHMT là trẻ em: màu sắc sặc sỡ, bao gói hình thù ấn tượng, vật liệu đảm bảo sức khỏe cho trẻ…;
Kênh truyền thông dài: lớp ngoài cùng phải làm bằng chất liệu tốt, cứng à đảm bảo chức năng bảo quản sản phẩm;
Quyết định về thử nghiệm bao gói:
Thử nghiệm kỹ thuật và thử nghiệm hình thức: đánh giá khả năng chịu đựng và đảm bảo an toàn trong vận chuyển, lưu kho sử dụng ở những điều kiện bình thường và khả năng, mức độ nhận biết của bao bì đối với KH, Trung gian (hình thức);
Thử nghiệm trong kinh doanh:
Đánh giá tính hấp dẫn của bao bì đối với các TGTM: sự thuận tiện trong việc sắp xếp, trưng bày, vận chuyển, lưu kho, bảo quản…):
Sự hài lòng của kH: mức độ bắt mắt, tiện lợi trong sử dụng, phù hợp với thói quen và mua sắm, tiêu dùng, sức mua…
Quyết định về các thông tin trên bao gói:
Một số thông tin cơ bản hay được sử dụng trên bao bì:
Thông tin về sản phẩm: bánh quy, nước giải khát, sữa rửa mặt, kem đánh răng…
Thông tin về phẩm chất sản phẩm: kem làm trắng da, nước tẩy trang, ngũ cốc dinh dưỡng…;
Thông tin về người sản xuất (made by…); người, nơi sản xuất (made in…), các đặc tính của sản phẩm: thành phần…
Thông tin về kỹ thuật an toàn khi sử dụng: hướng dẫn sử dụng, chống chỉ định…
Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn để kích thích tiêu thụ;
Các thông tin do luật pháp quy định;
Những thông tin được lựa chọn phải mang giá trị và thể hiện ý đồ cung cấp thông tin;
Đáp ứng yêu cầu cầu của giao dịch, của chính phủ; khả năng giám sát: chồng hàng giả, hàng nhái: tem đảm bảo…;
Các thông tin có thể được in trực tiếp lên bao bì (hộp sắt, thiếc, túi ni-lon…); hoặc in rời rồi dán lên bao bì;
3.3 Một số yếu tố cần quan tâm khi ra quyết định bao gói:
Đặc điểm của KH: văn hóa, thói quen, nhu cầu, ước muốn… ;
Yêu cầu luật pháp về nguyên liệu làm bao bì, cách gắn thương hiệu và những thông tin có tính bắt buộc;
Đặc điểm của sản phẩm: tươi sống, đồ khô, dễ vỡ…
Cạnh tranh;
Năng lực của DN: năng lực về khả năng thiết kế, năng lực về tài chính…
Dịch vụ hỗ trợ tiêu dùng:
Khái niệm:
Là những hoạt động tạo các yếu tố giá tăng giá trị sản phẩm, giải pháp hoàn thiện sản phẩm và công cụ cạnh tranh nằm ngoài sản phẩm;hay còn gọi là: dịch vụ KH;
Các hoạt động này có thể tiến hành trước, trong và sau tiêu thụ;
Các quyết định:
Nội dung dịch vụ: Lựa chọn danh mục dịch vụ cung ứng cho KH, trả lời câu hỏi: sẽ cung ứng cho KH những loại dịch vụ nào: vận chuyển, lắp ráp, bảo hành, sửa chữa, tín dụng…
Chất lượng dịch vụ: gồm những quyết định lựa chọn mức độ chất lượng, thời gian và độ tin cậy của dịch vụ được cung ứng;
Chi phí dịch vụ: KH được cung cấp dịch vụ miễn phí hay phải trả phí ở mức giáo cả nào;
Hình thức cung ứng dịch vụ: tự tổ chức, sử dụng các nhà thầu phụ, các trung gian tiêu thụ đảm nhiệm;
Khi đưa ra các quyết định về dịch vụ, DN cần phải căn cứ vào 3 yếu tố: nhu cầu của KH, dịch vụ của ĐTCT và khả năng công ty à chỉ cung ứng những dịch vụ KH đòi hỏi, có khả năng cạnh tranh và phù hợp với khả năng cung cấp của DN: không: hứa nhiều, làm ít.
Quyết định về chủng loại hoặc danh mục sản phẩm:
5.1 Quyết định về chủng loại sản phẩm:
Chủng loại sản phẩm:
Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm KH, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá.
VD: Một cửa hàng tạp phẩm có 4 các chủng loại: Bút, bật lửa, nước hoa và dao cạo;
Bề rộng của chủng loại: là sự phân giải về số lượng mặt hàng thành phần theo một tiêu thức nhất định: màu sắc, kích cỡ, công suất…; nói một cách đơn giản hơn là: mỗi chủng loại sản phẩm là một đơn vị tạo nên bề rộng của chủng loại hàng hóa của DN, theo ví dụ trên thì bề rộng của chủng loại sản phẩm của cửa hàng tạp phẩm là 4;
Quyết định về bề rộng sản phẩm: Để phát triển bề rộng của sản phẩm có 2 cách:
Phát triển chủng loại: có 3 hướng: phát triển lên trên, xuống dưới hoặc theo cả 2 hướng, dựa trên 2 tiêu chí giá và chất lượng;
Giá
Cao
Thấp
Thấp
Cao
Vị trí hiện tai của DN
(1)
(2)
Chất lượng
Phát triển xuống dưới: phát triển thêm các chủng loại sản phẩm: với giá thấp và chất lượng thấp; (tẩy, tăm…)
Phát triển lên trên: phát triển thêm các chủng loại sản phẩm với mức giá cao hơn và chất lượng cao hơn; (mỹ phẩm, quần áo thời trang…);
Phát triển theo cả 2 hướng;
Bổ sung mặt hàng cho chủng loại sản phẩm: dựa vào bề rộng mà công ty đã lựa chọn (cửa hàng tạp phẩm là 4) à đưa thêm những mặt hàng mới vào trong khuôn khổ đó: Ví dụ: bút: Không chỉ là bút bi mà còn thêm: bút mực, bút dạ, bút nước đủ màu: xanh, đỏ, đen…
5.2 Quyết định về danh mục sản phẩm:
Khái niệm:
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả chủng loại sản phẩm và cá đơn vị sản phẩm do người bán cung ứng trên thị trường/đem chào bán cho người mua;
Các đặc tính của danh mục sản phẩm:
Chiều dài: tổng số mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh: chiều dài sản phẩm của cửa hàng tạp hóa là 8, trong khi chủng loại sản phẩm là 4: bút bi, bút chì, bút mực, bút nước, bút chì, dao cạo, bật lửa, nước hoa;
Một VD khác: danh mục sản phẩm của công ty AVON bao gòm 1300 mặt hàng khác nhau, được chia thành 3 chủng loại chính: Mỹ phẩm, đồ trang sức, hàng gia dụng. Trong mỗi chủng loại sản phẩm lại có nhiều mặt hàng riêng biệt: ví dụ: mỹ phẩm: son môi, phấn hồng, màu mắt, …; đồ trang sức: dây chuyền vàng, nhẫn, đồng hồ, dây lưng…; đồ gia dụng: đệm, gói, chăn, xoong, nồi chảo….
Bề rộng: tổng số dạnh mục sản phẩm DN kinh doanh;
Chiều sâu: tổng số phương án các mặt hàng kinh doanh;
Mức độ hài hòa của danh mục sản phẩm: phản ánh mức độ gần gũi của sản phẩm thộc các nhóm chủng loại khác nhau, xét t