Các sơ đồ phân tích kinh tế và khả năng áp dụng vào thư viện

Theo các nguồn sử liệu, những "thư viện" đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện từ thời cổ đại, đó là thư viện của vua Sargon ở thành phố Akkad (khoảng 2750 năm trước công nguyên), thư viện của nhà vua Assyria thế kỉ VII (668-633). Thư viện Việt Nam cũng đã hình thành và phát triển từ thế kỉ XI, với các nhà Trần Phúc kinh tàng (1011), Bác Giác kinh tàng (1021), Đại Hưng kinh tàng (1023). Thư viện đã phát triển từ một thuật ngữ đơn giản là nơi bảo quản và tàng trữ tài liệu đến nay đã trở thành những trung tâm thư viện, trung tâm thông tin, trung tâm học liệu, được ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại. Tiến tới, sự phát triển các thư viện số, thư viện điện tử, thư viện trên internet đã và sẽ tiếp tục kết nối không gian, thời gian, xóa đi giới hạn khoảng cách đến với mọi người. Cùng với sự đổi thay tất yếu của lịch sử, các trào lưu kinh tế, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngày nay, thư viện không chỉ đơn thuần là nơi tàng trữ, cung cấp thông tin, nơi dành cho việc học tập, nghiên cứu mà còn trở thành nơi giao lưu văn hóa, điểm hẹn của các công tác, hoạt động xã hội nhiều ý nghĩa. Song để các thư viện có được kiến thức, kinh nghiệm quảng bá, phát triển các hoạt động, sản phẩm thư viện, thu hút độc giả, người dùng tin, sự quan tâm của xã hội. thì h ơn bao giờ hết các thư viện Việt Nam cần có sự học hỏi, trao đổi và áp dụng các kiến thức trong lĩnh vực kinh tế vào thư viện dù không phải đến bây giờ chúng ta mới nhận thấy điều này.

pdf13 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các sơ đồ phân tích kinh tế và khả năng áp dụng vào thư viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các sơ đồ phân tích kinh tế và khả năng áp dụng vào thư viện I. Dẫn luận Theo các nguồn sử liệu, những "thư viện" đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện từ thời cổ đại, đó là thư viện của vua Sargon ở thành phố Akkad (khoảng 2750 năm trước công nguyên), thư viện của nhà vua Assyria thế kỉ VII (668-633)... Thư viện Việt Nam cũng đã hình thành và phát triển từ thế kỉ XI, với các nhà Trần Phúc kinh tàng (1011), Bác Giác kinh tàng (1021), Đại Hưng kinh tàng (1023)... Thư viện đã phát triển từ một thuật ngữ đơn giản là nơi bảo quản và tàng trữ tài liệu đến nay đã trở thành những trung tâm thư viện, trung tâm thông tin, trung tâm học liệu, được ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại. Tiến tới, sự phát triển các thư viện số, thư viện điện tử, thư viện trên internet đã và sẽ tiếp tục kết nối không gian, thời gian, xóa đi giới hạn khoảng cách đến với mọi người. Cùng với sự đổi thay tất yếu của lịch sử, các trào lưu kinh tế, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngày nay, thư viện không chỉ đơn thuần là nơi tàng trữ, cung cấp thông tin, nơi dành cho việc học tập, nghiên cứu mà còn trở thành nơi giao lưu văn hóa, điểm hẹn của các công tác, hoạt động xã hội nhiều ý nghĩa. Song để các thư viện có được kiến thức, kinh nghiệm quảng bá, phát triển các hoạt động, sản phẩm thư viện, thu hút độc giả, người dùng tin, sự quan tâm của xã hội... thì hơn bao giờ hết các thư viện Việt Nam cần có sự học hỏi, trao đổi và áp dụng các kiến thức trong lĩnh vực kinh tế vào thư viện dù không phải đến bây giờ chúng ta mới nhận thấy điều này. Trên thế giới, những lý luận và nghiên cứu về kinh tế đã được các nhà kinh tế quan tâm, đúc kết thành những bài học quí giá, rất nhiều những bài học này được áp dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế. Một trong số những kiến thức đó có 3 sơ đồ phân tích kinh tế hết sức phổ biến gồm: Cấu trúc phân tích SWOT, Ma trận (hay còn gọi là sơ đồ) Boston, Ma trận Ansoff. Đây là những mô hình phân tích hết sức thiết thực phù hợp với việc nghiên cứu phân tích thư viện cũng như đối với các sản phẩm và dịch vụ thư viện. II. Nội dung và cấu trúc các sơ đồ 1. Cấu trúc phân tích SWOT Cấu trúc phân tích SWOT được hình thành từ một nghiên cứu của Stanford Research Institute từ năm 1960 đến 1970 với mục đích là tìm ra các nguyên nhân thất bại của các kế hoạch hợp tác. Albert S. Humprey (1926-2005) được coi là cha đẻ của cấu trúc này. Cấu trúc phân tích SWOT là một mô hình phân tích nổi tiếng của giới kinh doanh, doanh nghiệp viết tắt bởi bốn chữ cái đầu - 4 yếu tố then chốt - trong đó, doanh nghiệp luôn luôn phải xác định các thế mạnh và xu thế phát triển để nắm bắt cơ hội, hoạch định kế hoạch kinh doanh, bao gồm: Strengths: Điểm mạnh, Weeknesses: Điểm yếu, Opportunities: Cơ hội, Threats: Đe dọa... Các yếu tố này được xác định tùy theo từng đơn vị, theo loại hình đối tượng phân tích, một điểm mạnh cũng có thể trở thành một điểm yếu cũng như một cơ hội có thể biến thành một nguy cơ [1,2,3,8,11]. Do đó mọi yếu tố đều có thể có tính tương đối. Đây là cấu trúc đầu tiên được gợi ý cho việc áp dụng phân tích thư viện. Cấu trúc SWOT, thường được thể hiện trên một bảng gồm 4 ô như sau: 2. Ma Trận Boston Ma trận Boston (hay sơ đồ Matrix) là một công cụ tích cực, cụ thể hơn cho các đơn vị tham khảo. Ma trận Boston còn được gọi là Ma trận BCG viết tắt của The Growth- Share Matrix and Portfolio Analysis – là một biểu đồ do tác giả Bruce Henderson tạo ra cho tập đoàn Tư vấn Boston (Boston Consultin Group) năm 1968 để giúp tập đoàn này phân tích chiến lược kinh doanh và các sản phẩm. Đây cũng là một sơ đồ rất hữu ích cho các lĩnh vực phân tích khác, giúp người sử dụng có thể phân tích thực trạng - tạo ra chiến lược phát triển tốt nhất cho các kế hoạch, là một phương thức tiếp cận ngắn và cụ thể nhất với việc xây dựng một chiế́n lược phát triển [8,11]. Sản phẩm/ dịch vụ được đánh giá trên 4 tiêu chí: 1. Dấu hỏi chấm – Sản phẩm / Dịch vụ mới vào thị trường (có thể gọi đây là điểm thử thách - TG). Các sản phẩm / dịch vụ mới khi vào thị trường thường đi qua điểm này. Lúc đó, sản phẩm có khả năng tăng trưởng rất nhanh và hứa hẹn nhiều triển vọng, song cũng đầy rủi ro. Do đó, biểu tượng của tiêu chí này đương nhiên là một dấu hỏi như tên của nó. Dù tăng nhanh hay không thì sản phẩm ở trong điểm này chỉ đạt được giá trị tăng trưởng, còn hứa hẹn và thực thu về tiền thì không có nhiều. Vì vậy, sản phẩm ở điểm này chỉ được đánh giá chính xác sau một thời gian thực tế đưa ra thị trường. Khi đó nó có thể trở thành một sản phẩm/ dịch vụ thế mạnh được chuyển tiếp sang điểm “ngôi sao” hoặc nó có thể bị loại bỏ ngay nếu không thành công. 2. Ngôi sao – Biểu tượng cho các sản phẩm/ dịch vụ có thị trường đang phát triển tiềm năng và dễ dàng duy trì. Chúng ta có thể gọi đây là điểm tăng trưởng nên cần nắm bắt và xây dựng những “ngôi sao” đó. Khi các sản phẩm / dịch vụ của điểm “ngôi sao” được phát triển và duy trì bền vững thì các sản phẩm này sẽ chuyển sang điểm tiếp theo là “bò sữa” để tạo lập các “ngôi sao” mới. 3. Bò sữa – Sản phẩm/ dịch vụ chiếm thị phần lơń trong một thị trường tăng trưởng chậm. Đây là sản phẩm / dịch vụ có giá trị dài hạn. Các sản phẩm ở điểm này khi đã phát triển trong một thời gian dài cần phải luôn luôn được xem xét, đánh giá và củng cố bởi theo quy luật chúng có thể trở nên lỗi thời, bị dịch chuyển, thậm chí bị loại bỏ. 4. Con chó – Sản phẩm / dịch vụ chiếm thị phần thấp trong một thị trường kém tăng trưởng. Sản phẩm / dịch vụ lạc hậu, lỗi thời không đem lại hiệu quả mà vẫn tiêu tốn năng lượng. Thời điểm này chúng ta nên xem xét việc loại bỏ các sản phẩm kém hiệu quả để tập trung cho những sản phẩm / dịch vụ mới. Một sản phẩm nếu có nguy cơ chuyển từ điểm “bò sữa” sang điểm “con chó” này thì nhà quản lý cũng cần phải có sự đầu tư thích đáng để khôi phục sản phẩm. Sơ đồ ma trận Boston được thể hiện như sau: 3. Ma trận Ansoff Ma trận Ansoff là một sơ đồ về việc mở rộng và phát triển thị trường còn được gọi là Lưới mở rộng sản phẩm thị trường do H.Igor Ansoff đề xuất năm 1957. Ma trận Ansoff trình bày những cách thức phát triển của doanh nghiệp dựa trên hai biến số cơ bản là: Sản phẩm và thị trường. Ma trận chỉ ra bốn cơ hội (gọi tắt là 4 cơ hội Ansoff) mở rộng thị trường cho doanh nghiệp là [4]: Xâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường và đa dạng hóa. Trong đó các khái niệm được hiểu như sau: - Xâm nhập thị trường: việc bán sản phẩm hiện có vào thị trường hiện tại; thâm nhập thị trường hữu hiệu hơn; đưa sản phẩm ra thị trường nhiều hơn bằng cách mở thêm nhiều điểm bán hàng; mở rộng sản phẩm hiện có ra thị trường mới. - Phát triển thị trường: khai thác thêm thị trường mới chỉ với sản phẩm hiện có. - Phát triển sản phẩm: phát triển thêm sản phẩm mới vào thị trường hiện tại; bổ sung sản phẩm vào cùng với những sản phẩm hiện có để phục vụ nhu cầu thị trường. - Đa dạng hóa: sự phát triển sản phẩm mới để khai thác thị trường mới; đa dạng hoá hoạt động kinh doanh; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đơn vị phát triển kinh doanh. Đa dạng hóa cũng hàm chứa nhiều rủi ro cho nhà kinh doanh khi tham gia vào một lĩnh vực hoàn toàn mới. Sơ đồ Ma trận Ansoff được trình bày như sau: III. Đặc trưng các sơ đồ và giải pháp áp dụng 1. Cấu trúc SWOT - Áp dụng cấu trúc SWOT trong phân tích thư viện: Cấu trúc này phù hợp với việc phân tích hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không chỉ phân tích trên lĩnh vực tài chính, sản phẩm mà có thể áp dụng linh hoạt cho các mục tiêu tìm hiểu khác, do đó rất phù hợp cho việc phân tích thư viện [2], trong đó, các yếu tố SWOT có thể được xem xét theo đặc thù của thư viện. Cụ thể như: khác với đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh, phân tích thư viện không đề cao các giá trị về mặt lợi nhuận, thương mại mà sản phẩm kinh doanh đem lại, phân tích thư viện nên nhấn mạnh giá trị nhân văn và ý nghĩa xã hội của các hoạt động thư viện, sản phẩm và dịch vụ do thư viện cung cấp, phục vụ người dùng tin, các giá trị về mặt giáo dục, lợi ích xã hội Do vậy, có thể nhận thấy điểm khác biệt đáng lưu ý nhất giữa phân tích kinh tế và áp dụng phân tích SWOT vào lĩnh vực thư viện là ở yếu tố Đe dọa hay còn gọi là hiểm họa tiềm ẩn. Yếu tố này được áp dụng trong môi trường kinh doanh để thể hiện những hiểm họa, khả năng xấu có thể xảy ra đối với doanh nghiệp xuất phát từ phía đối thủ cạnh tranh hay từ các yếu tố thị trường. Trong lĩnh vực thư viện, yếu tố Đe dọa không thể hiện sự cạnh tranh thương mại từ đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm cạnh tranh hay các vấn đề tài chính mà nó thể hiện từ thực tế các hoạt động, từ những định hướng hoạt động của thư viện... Một số ý kiến tham khảo SWOT thư viện được đưa ra như sau: Qua bảng tham khảo này, 4 yếu tố của cấu trúc SWOT đã được hiểu một cách linh hoạt, đơn giản và rất phù hợp với các thư viện. Một số tiêu chí đưa ra có thể vẫn còn gây tranh cãi, hay có sự trùng lặp, tuy nhiên điều này lại xuất phát từ một thực tế đúng. Sự lựa chọn xây dựng các yếu tố của các thư viện chỉ nên là các tiêu chí mang tính tương đối, ở mức chính xác cao nhất có thể - Ví như: sự Thiếu hụt đầu tư phát triển có thể đặt ở yếu tố Điểm yếu – có thể xem là một trong những hạn chế của thư viện - song theo sơ đồ này nó được đặt trong yếu tố Đe dọa bởi theo một quan điểm khác: khi ngân sách cho hoạt động thư viện bị cắt giảm thì cũng có thể là một đe dọa cho các thư viện v.v... Bảng tham khảo trên đây cũng được xem như một gợi ý của phân tích SWOT cho đơn vị thư viện. Cấu trúc SWOT của đơn vị này cũng sẽ là một tham khảo hữu ích tới đơn vị khác để thấy được tiềm năng, điểm yếu hay điểm mạnh và chia sẻ cơ hội cho các thư viện cùng phát triển. - Tạo lập một cấu trúc SWOT là bước đầu tiên trong việc phân tích thực trạng nhằm mục đích tìm ra giải pháp, xây dựng định hướng phát triển cho một đơn vị. Qua quá trình phát triển kinh tế và những kinh nghiệm được rút ra, các nhà kinh tế cũng đã đưa ra nhiều giải pháp hay còn gọi là các đáp án để giải đáp cho một bài toán cấu trúc SWOT. Giải pháp chung cho một cấu trúc SWOT hoàn thiện được đưa ra là: Biết khai thác tốt điểm mạnh để tạo ra thời cơ phát triển; Hạn chế các điểm yếu và hóa giải các điểm yếu để vượt qua tối đa các nguy cơ có thể gặp phải. Giải pháp này tuy có tính kinh điển nhưng lại là một trong những phương pháp hiệu quả và thực sự phù hợp với các thư viện, được diễn giải theo sơ đồ tích hợp như sau: Bảng sơ đồ này còn có thể được gọi là Sơ đồ đáp án SWOT - với mục đích là chìa khóa cho các đơn vị để có giải pháp phát triển tốt nhất. Điều này cũng rất thiết thực và phù hợp với các thư viện trong việc tham khảo ứng dụng SWOT vào thực tế. 2. Ma Trận Boston - So với SWOT, ma trận Boston được xây dựng cụ thể và trực diện hơn, là một sơ đồ vô cùng ấn tượng với các biểu tượng trực quan, người phân tích có thể nhanh chóng hiểu mục đích áp dụng khi phân tích đối tượng. Song thực tế giữa SWOT và Boston lại có nhiều điểm tương đồng, cụ thể như: + Điểm mạnh - trong cấu trúc SWOT - có thể trùng với việc xác định các điểm “Ngôi sao” hay “Bò sữa” của doanh nghiệp. + “Dấu chấm hỏi” là những cơ hội thách thức của doanh nghiệp. + “Con Chó” là những điểm yếu, hạn chế của doanh nghiệp cần loại bỏ và thay đổi. Chính vì thế Boston cũng có thể sử dụng tham khảo để phân tích thực trạng, hay bổ sung cho SWOT. - Đối với các thư viện, Boston được gợi ý nên áp dụng cho việc nghiên cứu, phân tích các sản phẩm / dịch vụ của thư viện từ đó xây dựng định hướng, kế hoạch phát triển sản phẩm, dịch vụ thư viện. Ra đời sau cấu trúc SWOT, Ma trận Boston vẫn được coi là một công cụ phân tích rút gọn hữu hiệu không chỉ ở hiện tại mà cả tương lai. - Đối tượng căn bản nghiên cứu của Ma trận Boston là các sản phẩm và dịch vụ của một đơn vị tạo ra. Tương quan với thư viện, trong chức năng của mình cũng là một đơn vị dịch vụ xã hội, cung cấp thông tin, tài liệu cho xã hội, do vậy thư viện có rất nhiều các sản phẩm và dịch vụ riêng của mình. Sản phẩm và dịch vụ thư viện đã và đang được tạo ra ngày một đa dạng [11]. áp dụng sơ đồ Ma trận Boston sẽ giúp các thư viện phân tích và định hướng việc phát triển các dịch vụ và sản phẩm thư viện phù hợp. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm và dịch vụ của Boston hoàn toàn phù hợp để các thư viện áp dụng và đánh giá sản phẩm, dịch vụ của mình. Để tiến hành phân tích, xây dựng sơ đồ Boston, các đơn vị cần thống kê đánh giá các sản phẩm / dịch vụ thư viện của mình. Cụ thể là việc xác định các "ngôi sao", "bò sữa", "con chó" trong các sản phẩm / dịch vụ. Căn cứ đánh giá sản phẩm trong mỗi tiêu chí khác với đánh giá trong phân tích kinh tế ở chỗ không đánh giá trên tiêu chí lợi nhuận thương mại. Một thư viện có thể có nhiều “ngôi sao” là những sản phẩm dịch vụ nổi bật như: Dịch vụ tra cứu thông tin, Thư mục tài liệu địa chí, Lớp học phổ biến và cung cấp kĩ năng tìm tin... Một số sản phẩm có sức sống lâu bền, ổn định không thể thiếu của thư viện như: Các cơ sở dữ liệu điện tử, Mục lục tra cứu truyền thống, thư mục tài liệu địa chí... Việc đánh giá các tiêu chí phải phụ thuộc vào tình huống cụ thể, tính chất, hoạt động cũng như sức sống của các sản phẩm / dịch vụ thư viện. Đơn cử như Mục lục tra cứu thư viện có thể được đánh giá là một sản phẩm "bò sữa" của thư viện. Đây là “lối vào” cho độc giả để tiếp cận tài liệu nhưng vì sự phát triển tại các thư viện hiện đại, sự hiệu quả và nhạy bén của hình thức tra cứu điện tử, tra cứu mục lục đã trở nên lạc hậu và kém hiệu quả. Do vậy từ "bò sữa" sản phẩm này chuyển sang "con chó". Mặc dù sản phẩm này đã được duy trì nhiều năm tiếp theo trong quãng thời gian xây dựng dữ liệu điện tử nhưng việc tiếp tục duy trì sản phẩm kéo theo một sự tốn kém về kinh phí bao gồm cả nhân lực, vật chất, phát triển sản phẩm, bảo quản, người hướng dẫn sử dụng thư viện... mà hiệu quả sử dụng lại rất thấp. Chính vì thế mà một số thư viện đã dừng in phích. Tủ mục lục chỉ còn đóng góp vào công cụ tìm kiếm tài liệu cũ, một số tài liệu chưa làm hồi cố và trở thành một trong những "di sản" của các thư viện. Tuy vậy, ở những thư viện nhỏ hay những thư viện chưa có sự đầu tư về tin học thì đây vẫn là một sản phẩm không thể thiếu. - Việc đánh giá phân tích sản phẩm trên một sơ đồ kinh tế sẽ giúp các thư viện nhìn nhận hoạt động chính xác và khoa học hơn, có được các cơ sở lý luận khoa học và thuyết phục trong việc đưa ra các quyết định cũng như phương hướng phát triển. 3. Ma trận Ansoff - Mô hình này phù hợp với các thư viện ở góc độ phổ biến, mở rộng đối tượng phục vụ, thu hút người sử dụng thư viện cũng như phổ biến và mở rộng các sản phẩm, dịch vụ thông tin. Ở mô hình này, các yếu tố về lợi nhuận có thể được đánh giá ở các mức độ khác nhau thể hiện ở mức độ rủi ro: cao, trung bình hay thấp. Ở lĩnh vực thư viện, yếu tố phi lợi nhuận và những giá trị xã hội thu được cũng luôn được đánh giá cao và cũng có thể được áp dụng bằng mức độ đánh giá rủi ro theo các cấp độ này. - Việc áp dụng mô hình Ansoff sẽ đưa ra những giải pháp hết sức cụ thể cho các thư viện, thiết thực cho các sản phẩm và dịch vụ của mình đặc biệt là với các sản phẩm thông tin của thư viện. - Dưới đây là một bảng phân tích giải pháp phát triển sản phẩm từ sơ đồ Ansoff, trên cơ sở này các thư viện có thể tham khảo giải pháp của mô hình Ansoff với việc phát triển xuất bản phẩm theo mục tiêu: Tăng lượng tiêu thụ của các xuất bản phẩm theo sơ đồ Ansoff - đã được đưa ra như sau: - Theo sơ đồ tham khảo này, 4 cơ hội Ansoff đã được phân tích theo 4 tiêu chí: Nội dung, giải pháp thực hiện, điều kiện áp dụng và đánh giá mức độ rủi ro. Qua đó, nhà quản lý có thể có những căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm một cách bài bản. Với các thư viện tham khảo sơ đồ này, cần xác định hai khái niệm Sản phẩm và Thị trường. Hai khái niệm này trong lĩnh vực thư viện có thể được sử dụng cho các sản phẩm thông tin, dịch vụ cung cấp thông tin thư viện và việc mở rộng, thu hút người dùng tin, cũng như việc phổ biến, mở rộng đối tượng phổ biến thông tin, không chỉ dừng lại ở những người dùng tin phục vụ công tác học tập, nghiên cứu mà thu hút cả xã hội tham gia sử dụng thông tin, đưa thông tin vào mọi lĩnh vực đời sống, nhấn mạnh vào các mục tiêu như giáo dục, văn hóa... Như chúng ta đã biết các thư viện Việt Nam nói chung, một số các trung tâm thông tin, các Cục, các Vụ liên quan đến lĩnh vực thông tin - thư viện có rất nhiều sản phẩm thông tin được xuất bản [9] như: các thư mục, thư mục sách Hán- Nôm, tạp chí thông tin tư liệu, tạp chí thư viện... Một số ấn phẩm thư viện đã để lại những dấu ấn và giá trị nhất định, đã được khẳng định trong và ngoài nước như thư mục: Thăng Long - Hà Nội: Thư mục chọn lọc (Thư viện Quốc gia Việt Nam) hay nhiều sản phẩm thông tin địa chí, thông tin chuyên đề giá trị khác, các tài liệu thư mục có nội dung phong phú như Những tác phẩm văn học tiếng Pháp liên quan đến Đông Dương, Thư mục bài trích... là những tài liệu hết sức hữu ích không chỉ phục vụ trong công tác chuyên môn thư viện mà cả trong việc phổ biến, hướng dẫn người dùng tin, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo giá trị. Tuy nhiên việc phổ biến những sản phẩm này của các thư viện phần lớn vẫn nằm trong phạm vi nội bộ. Do vậy nếu các thư viện có được các chiến lược cung cấp, phổ biến tin rộng rãi - mở rộng thị trường bài bản hơn nữa thì các sản phẩm thông tin thư viện nói riêng và nhiều sản phẩm dịch vụ khác của thư viện nói chung sẽ được phổ biến, cung cấp rộng rãi hơn tới người dùng tin. - Sơ đồ cũng cho thấy việc phải làm gì và làm thế nào để tận dụng các cơ hội phát triển sản phẩm: như việc định giá, khuyếch trương sản phẩm hay các vấn đề cần làm khi mở rộng sản phẩm như marketing, tổ chức bán hàng. Các khái niệm triển khai trong sơ đồ mang tính gợi mở, khái quát song dễ hiểu, dễ vận dụng. Việc phân tích cũng không đưa ra quá nhiều các tình huống phức tạp do vậy cũng phù hợp với các đơn vị, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giống như cấu trúc SWOT và sơ đồ Ma trận Boston, sơ đồ Ansoff phân tích việc mở rộng sản phẩm trên cơ sở phát triển kinh doanh, chính sách giá, nhu cầu thị trường và những chiến lược kích thích sự tiêu thụ của thị trường, do vậy những sơ đồ trên đây khi áp dụng vào thư viện phải được cân nhắc kĩ lưỡng với từng đối tượng sản phẩm để cân bằng các lợi ích về kinh tế, lợi nhuận với việc thực hiện tốt các chức năng văn hóa, giáo dục, xã hội của thư viện. IV. Kết luận Mặc dù những kiến thức về một số sơ đồ phân tích kinh tế trên đây không hoàn toàn mới mẻ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, nhưng hi vọng chúng sẽ góp phần cung cấp thêm thông tin tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch, mở rộng phát triển thư viện, các sản phẩm và dịch vụ thư viện. Sẽ không phải là ai khác ngoài những người cán bộ thư viện cần học hỏi, nắm bắt những kiến thức này bởi họ chính là người hiểu rõ hoạt động, mục tiêu hướng đến cũng như duy trì các truyền thống của thư viện. Tìm hiểu về các công cụ kinh tế để bảo tồn, phát triển sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp thư viện phát triển bền vững hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Albert humphrey's team model (team action management): a realiable process for improving company performance (www.businessballs.com/ alberthumphreytam.htm). 2. Helinsky, Suzana. A Shot-cut to Marketing the Library: Bài giảng / Suzana Helinsky . – H.,2010. 3. Lý thuyết ma trận BBG ( Marketing/Phantichvadubao/2653.saga). 4. Ma trận Ansoff ( 5. Mẫu ma trận SWOT trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh ( Kynangcongviec/Mauvanban_tailieu/2061.saga). 6. Ngô Kim Thanh. Giáo trình quản trị chiến lược/ Ngô Kim Thanh (B.s.), Lê Văn Tâm (Ch.b.), Trương Đức Lực... - H.: Đại học kinh tế quốc dân, 2009 . - 439tr.:Hình vẽ, bảng; 24cm. 7. Nguyễn Ngọc Sơn. Giáo trình quản trị chiến lược/ Nguyễn Ngọc Sơn . - H.: Giáo dục, 2