• 13.000 TCN: Dân miền nam Ai Cập đã bắt đầu trồng lúa mạch.
• 7.000 TCN: Dân cư đồng bằng sông Nin đã biết canh tác.
• 5.000 TCN: Có xứ Ombos, kinh đô là Ballas ở miền nam Ai Cập (cũng gọi là Thượng Ai Cập). Miền bắc Ai Cập (Hạ Ai Cập) có xứ Balamun, kinh đô là Behedet.
• 4.500 TCN: Người Ai Cập đã biết dùng dương lịch mỗi năm có 365 ngày. Truyền thuyết cho rằng người đặt ra lịch đó là Thoth. Thoth cũng được cho là người đã đặt ra mẫu tự Ai Cập, toán học và thiên văn học Người Ai Cập tôn ông là thần của thời gian.
• 4.000 TCN: Xứ Ombos chiếm xứ Balamun.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các thời kì lịch sử của Ai Cập cổ đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các thời kì lịch sử của ai cập cổ đại
Lịch sử qua các thời kìThời kỳ Tiền triều đại (13.000 TCN - 3.200 TCN)
13.000 TCN: Dân miền nam Ai Cập đã bắt đầu trồng lúa mạch.
7.000 TCN: Dân cư đồng bằng sông Nin đã biết canh tác.
5.000 TCN: Có xứ Ombos, kinh đô là Ballas ở miền nam Ai Cập (cũng gọi là Thượng Ai Cập). Miền bắc Ai Cập (Hạ Ai Cập) có xứ Balamun, kinh đô là Behedet.
4.500 TCN: Người Ai Cập đã biết dùng dương lịch mỗi năm có 365 ngày. Truyền thuyết cho rằng người đặt ra lịch đó là Thoth. Thoth cũng được cho là người đã đặt ra mẫu tự Ai Cập, toán học và thiên văn học Người Ai Cập tôn ông là thần của thời gian.
4.000 TCN: Xứ Ombos chiếm xứ Balamun.
3.900 TCN: Xứ Ombos bị chia đôi: xứ Nekhein ở phía bắc và xứ Buto ở phía nam.
3.700 TCN: Người miền bắc Ai Cập bắt đầu biết dùng kim loại.
3.600 TCN: Xứ Nekhein ở miền bắc chiếm được xứ Buto ở miền nam. Họ định đô ởHeliopolis (Nhật Thành).
3.500 TCN: Ai Cập lại chia đôi: Nekhein giữ miền bắc, Buto độc lập ở miền nam.
3.300 TCN: Người phương đông tràn sang chiếm xứ Nekhein.
3.250 TCN: Vua xứ Buto là Scorpion II thắng được vua của Nekhein.
Thời kỳ Sơ triều đại (3.100 TCN - 3.000 TCN)
3.100 TCN: Con của vua Scorpion II là Menes (hay Horus Narmer) đánh đuổi được người phương đông, thống nhất Nekhein và Buto. Menes lập một triều đại mới, tức làvương triều thứ nhất, trong vương phổ của Manetho. Menes cũng được coi là người khai sinh ra nước Ai Cập.
Vương triều thứ nhất: Menes xây dựng thành phố Memphis (Bạch Thành) lớn nhất thế giới thời đó. Ông đóng đô ở thành This. Vương triều thứ nhất có 7-9 đời vua và truyền được khoảng 300 năm. Các vua thời này thường đánh đông dẹp bắc. Menes có đánhLibya. Djer đã chiếm đất Sudan đến ghềnh thứ nhì của sông Nin. Den và Semerkhetđánh bán đảo Sinai.
Thời này các sử gia còn tranh luận nhiều về cách định năm. Phần đông xếp cuộc thống nhất Ai Cập của Menes vào năm 3100 TCN. Có người xếp trễ đến năm 2900 TCN. Tài liệu xưa của Julius Africanus xếp sớm đến năm 5664 TCN.
Vương triều thứ 2: khởi đầu với vua Hotepsekhemwy. Những người kế vị ông là Nebire, Nineter (Raneb), Uneg, Senji, Peribsen và Khasekhemwy. Vào hai vương triều đầu, dân Ai Cập đã xây nhiều lăng tẩm rất lớn (mộ Mastaba). Kinh đô của hai vương triều đầu là thành This nên thời đại của hai vương triều này cũng gọi là "thời Thinite"
Thời kỳ Cổ vương quốc (2.815 TCN - 2.400 TCN)
2815 - 2700 trước Công nguyên
Vương triều thứ 3: Vua Djoser sai Vizia Imhotep xây dựng kim tự tháp có bậc thềm đầu tiên ở Saqqara.
2700 - 2400 trước Công nguyên
Vương triều thứ 4: một trang sử vàng son của Cổ vương quốc vì đã để lại rất nhiều di sản văn hoá. Các vua Khufu, Khafre và Menkaure là chủ nhân ba kim tự tháp lớn ởGiza. Theo Herodotos, có 300.000 nhân công xây Kim tự tháp Khufu trong 20 năm, kim tự tháp lớn nhất được xây dưới sự chỉ thị của Vizia Hemon, đây là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại
Vương triều thứ 5: Vua Sahure xưng là "Con của thần Rê". Các kim tự tháp đầu tiên được xây dựng ở Abusir.
Vương triều thứ 6: Có các vua Pepi I, Pepi II. Pepi II ở ngôi 94 năm, nên triều đại ông được các sử gia Âu Mỹ xếp hạng là đời vua lâu dài nhất thế giới nếu không tính các huyền thoại.
Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất (2.400 TCN - 2.046 TCN)2400 - 2200 trước Công nguyên
Vương triều thứ 7 và vương triều thứ 8 là thời kỳ Ai Cập bị phân chia thành nhiều tiểu vương quốc. Vương triều thứ bảy loạn lớn: 70 vua cai trị 70 ngày.
2200 - 2050 trước Công nguyên
Vương triều thứ 9, Vương triều thứ 10 và Vương triều thứ 11 là thời kỳ chiến tranh liên miên giữa các tiểu vương quốc, và kết thúc bằng sự tái thống nhất do Mentuhotep II, một hoàng thân xứ Thebes.
Thời kỳ Trung vương quốc (2.046 TCN - 1.750 TCN)2.046 trước Công nguyên - 1.800 trước Công nguyên
Vương triều thứ 11: Vua Mentuhotep II chọn thành Thebes (Ai Cập).
Vương triều thứ 12: Vua Amenemhat I lên thay Mentuhotep IV. Các vua kế tục nhưSenusret I, Senusret III và Amenemhat III đã nhiều lần mở mang bờ cõi.
1.800 - 1.750 trước Công nguyên
Vương triều thứ 13 và vương triều thứ 14 là thời kỳ đen tối, loạn lạc của Ai Cập.
Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhì (1.700 TCN - 1.590 TCN)1.700 - 1.590 trước Công nguyên
Vương triều thứ 16 và vương triều thứ 17 ở vùng Thượng Ai Cập là thời kỳ Ai Cập chống lại sự xâm lược của người Hyksos. Vương triều thứ 15 là các vua Ai Cập người ngoại tộc Hyksos ở vùng hạ. Nhiều sử gia cho rằng người Hyksos hơn người Ai Cập ở chỗ biết dùng đồ sắt trong khi người Ai Cập chỉ biết dùng đồ đồng.
Thời kỳ Tân vương quốc (1.590 TCN - 1.078 TCN) 1590 - 1310 trước Công nguyên
Vương triều thứ 18: Bắt đầu từ khi vua Ahmose I đánh đuổi được người Hyksos và tái thống nhất Ai Cập.
Tiếp theo đó, những người kế vị ông là Thutmosis I, Thutmosis II, nữ hoàng Hatshepsut vàThutmosis III ngự trên một đế quốc Ai Cập mở rộng đến Palestine, Israel, Liban và một phần của Syria. Sự chinh phạt của triều đại đưa Ai Cập đến những cuộc chiến với đế quốc Mitanni ở Syria và đế quốc Hittite ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vua Tutankhamun nổi tiếng với câu chuyện "lời nguyền của các pharaon" (nhiều người vào mộ ông bị chết một cách đáng ngờ) và những di sản quý báu (tìm được trong mộ của ông) được trưng bày nhiều nơi trên thế giới từ thế kỷ 20.1.310 - 1.078 trước Công nguyên
Vương triều thứ 19: Vizia Pramesse trở thành vua Ramesses I của vương triều thứ 19, còn gọi là “nhà Tiền Ramesses”. Những người kế vị là Seti I, Ramesses II tiến đánhLibya, Syria, Sudan, giao chiến với đế quốc Hittite và không ngừng xây dựng các công trình đồ sộ, điển hình như các ngôi đền từ Abu Simbel đến Karnak. Năm 1275 TCN Ai Cập giao chiến với đế quốc Hittite và liên quân 20 dân tộc tại Kadesh ở Cận Đông. Tài liệu. Tài liệu Ai Cập cho là ông thắng trận nhưng ông giảng hòa với Hittite, nhường vùng Kadesh cho Hittite và cưới công chúa xứ này. Merneptah cũng khá tài giỏi, đánh đuổi được một liên quân xâm lược gồm người Libya, Licy, Sardes, Tyrsene và Achean đến từ phương Tây.
Vương triều thứ 19 bị 1 người Syria tên là Bay soán ngôi. Được 5 năm, Setnakhte giết được bạo chúa Bay, ông lập ra vương triều thứ 20 còn được gọi là nhà “Nhà Hậu Ramesses”. Vương triều này thường phải đối chọi với các tấn công của Hải Nhân, và kết thúc sau khi vua Ramesses XI qua đời.
Thời kỳ chuyển tiếp thứ ba (1.078 TCN - 663 TCN)
Vương triều thứ 21 do Smendes I lập lên Vương triều thứ 21 ở thành phố Tanis. Lúc ấy dòng dõi của quan trấn thủ Herihor (hay thầy tế Amun) cai trị miền nam, đóng đô ở Thebes. Mặc dù họ nói tiếng thần phục Tanis, nhưng thực chất họ là một nước độc lập.
Vương triều thứ 22 do Shoshenq I, một người Libya, lập ra. Ông thống nhất Ai Cập và cưới một công chúa Ai Cập để được dân bản xứ công nhận là chính thống. Sau khi vuaSolomon của Do Thái mất, Shoshenq (được cho là Shishaq trong Kinh Thánh) đánh Do Thái vào khoảng 920 TCN và vào cướp kinh đô Jerusalem.
Vương triều thứ 23 do Takelot II lập ở miền trung và nam Ai Cập để chống với vương triều thứ 22 (khoảng 840 TCN). Một số sử gia lại cho người lập vương triều thứ 23 làPedubast I, người nổi lên ở miền nam Ai Cập khoảng 830 TCN để chống với cả Takelot II lẫn vương triều thứ 22. Đến khoảng 760 TCN thì Ai Cập đã bị vỡ ra nhiều nước nhỏ đánh nhau. Năm 730, vua Nubia (nay ở Sudan) là Piye vào chiếm Ai Cập. Trong đài chiến thắng của Piye còn đọc được tên 21 nước trên đất Ai Cập.
Khi Piye rút về, Tefnakht nổi lên lập nhà Sais, tức vương triều thứ 24, và diệt hai vương triều 22 và 23, thống nhất Ai Cập.
Em trai Piye là Shabaka nối ngôi anh khoảng 716 TCN, sang đánh đuổi nhà Sais, dời đô về Thebes, tức là vương triều thứ 25. Lúc bấy giờ, đế quốc Assyria ở Iraq đang bành trướng rất mạnh. Năm 701, quân của vua Assyria là Sennacherib phá tan quân Ai Cập và liên quân 29 nước ở Altaqah. Shabaka chết trong trận này. Con cháu của vương triều này mấy mươi năm sau không được kể là vua Ai Cập nữa, nhưng tiếp tục cai trị Nubia thêm 350 năm.
Thời hậu nguyên (663 TCN - 332 TCN)
Năm 672, Assyria vào đô hộ Ai Cập, và lập hậu duệ của nhà Sais là Necho I lên ngôi. Necho bắt đầu nhà “Hậu Sais” tức vương triều thứ 26. Lợi dụng lúc Assyria suy yếu, Necho I liên kết với các cường quốc trong vùng và lấy lại chủ quyền, nhưng bịTantamani của Vương triều thứ 25 bắc phạt giết chết. Assyria trở lại đánh bại Tantamani và tàn phá kinh đô Thebes.
Sau đó, con trai của Necho I là Psammetichus I khôi phục được đất nước. Trong thập niên 660 và 650 TCN, Psammetichus I liên kết với Lydia ở Thổ Nhĩ Kỳ để chống với Assyria. Nhưng đến 615-605 TCN, khi Assyria suy yếu, bị liên quân Babylon và Media vây đánh, Psammetichus I và con là Necho II lại đem quân đi cứu. Nhưng các vua Ai Cập bị thất bại, Đế quốc Assyria bị diệt.
Từ năm 551 đến năm 529 TCN, có Cyrus Đại đế dấy lên lập đế quốc Ba Tư, gồm thâu cả Media, Lydia và Babylon. Năm 525 TCN, con của Cyrus Đại đế là Cambyses II vào chiếm Ai Cập. Vua cuối cùng vương triều 26 là Psammetichus III chỉ lên ngôi được 6 tháng thì bị bắt giải về Ba Tư, sau đó ông bị giết. Nhà Achaemenes, tuy không đóng đô trên đất Ai Cập, nhưng được coi là vương triều thứ 27 của Ai Cập.
Trong thời Ba Tư thuộc, người Ai Cập nổi lên độc lập được hơn 60 năm, thành được 3 vương triều chót của danh sách Manetho:
Vương triều thứ 28, Amyrtaeus lên ngôi và ngự trị 6 năm (404-399 TCN)
Vương triều thứ 29, Nepherites I của Mendes thắng vua Amyrtaeus, giữ Ai Cập được 18 năm (399 - 380 TCN).
Vương triều thứ 30, do vua Nectanebo I sáng lập ra sau khi lật đổ Nepherites II của vương triều thứ 29, độc lập được 37 năm (380 - 343 TCN).
Năm 343 TCN, vua Ba Tư là Artaxerxes III xâm lược Ai Cập, đánh bại và bắt giữ Nectanebo II. Nhà Achaemenes đã chiếm lại được Ai Cập.Năm 332 TCN, vua Macedonia là Alexandros Đại đế tiêu diệt được đế quốc Ba Tư, rồi chiếm luôn Ai Cập. Ông đóng đô ở Alexandria, Ai Cập.Lúc ấy, những trang sử Ai Cập thời cổ đại chính thức khép lại. Khi đó, các kim tự tháp và tượng nhân sư đã đứng sừng sững trong khoảng hơn 2200 năm. Ngoại trừ châu Á[1] và các vùng đất quanh Địa Trung Hải [2], những nơi khác lịch sử vẫn chưa bắt đầu.Đất nước của các pharaon bước sang thời kì Ai Cập thuộc Hy Lạp.