Các tiêu chuẩn chất lượng nước & thành phần nước thải

Thực Hiện Chương Trình Nuôi Trồng Thủy Sản Có Trách Nhiệm Của GAA Liên minh Nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu đã bắt đầu nhiệm vụ thực hiện Chương trình nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. Các mục tiêu chính của GAA là nhằm hỗ trợ nuôi tôm với việc ứng dụng các tiêu chuẩn được nêu trong hướng dẫn "Quy tắc thực hành nuôi tôm có trách nhiệm", và xác minh rằng các tiêu chuẩn này đang được áp dụng để cải thiện thực trạng về môi trường. Thuộc một phần của kế hoạch thực hiện, người nuôi tôm phải tiến hành tự đánh giá và chuẩn bị một kế tuân thủ phù hợp

pdf17 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các tiêu chuẩn chất lượng nước & thành phần nước thải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước & Thành Phần Nước Thải Thực Hiện Chương Trình Nuôi Trồng Thủy Sản Có Trách Nhiệm Của GAA Liên minh Nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu đã bắt đầu nhiệm vụ thực hiện Chương trình nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. Các mục tiêu chính của GAA là nhằm hỗ trợ nuôi tôm với việc ứng dụng các tiêu chuẩn được nêu trong hướng dẫn "Quy tắc thực hành nuôi tôm có trách nhiệm", và xác minh rằng các tiêu chuẩn này đang được áp dụng để cải thiện thực trạng về môi trường. Thuộc một phần của kế hoạch thực hiện, người nuôi tôm phải tiến hành tự đánh giá và chuẩn bị một kế tuân thủ phù hợp. Các tiêu chuẩn và việc tuân thủ tiêu chuẩn Kế hoạch tuân thủ yêu cầu người nuôi tôm phải thực hiện một số kỹ thuật, ghi lại các hoạt động khác nhau, và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nước thải. Một trong những mối quan tâm lớn về môi trường khi nuôi tôm là khả năng nước thải trang trại nuôi tôm có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng. Vì vậy, tiêu chuẩn chất lượng nước đối với nước thải từ trại nuôi tôm là một điểm cực kỳ quan trọng của chương trình của GAA. Các nhà môi trường học và các cơ quan chính phủ có thể chấp nhận các chương trình quản lý môi trường tự nguyện dựa trên các tiêu chuẩn thực tiễn tốt nhất mà không có tiêu chuẩn nước thải cho các trại nuôi tôm nhỏ. Tuy nhiên, đối với các trại nuôi lớn, họ chắc chắn sẽ không ủng hộ các chương trình quản lý môi trường mà không có tiêu chuẩn chất lượng nước thải. Các tiêu chuẩn mới Hình 2: Dữ liệu từ 24 nghiên cứu được công bố về chất lượng nước thải từ trại nuôi tôm được lập bảng để thiết lập các tiêu chuẩn mới. Việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nước cho nước thải từ một hoạt động không được kiểm soát từ trước đó như nuôi tôm hoàn toàn không dễ dàng. Tiêu chuẩn này phải đủ nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường, hoặc sẽ bị phản đối bởi những người đại diện cho lợi ích thuộc về môi trường. Mặt khác, tiêu chuẩn cũng không được quá nghiêm khắc bởi người nuôi tôm sẽ không thể tuân thủ chúng. Dựa trên các quy tắc thực hành quản lý tốt nhất Một cách tiếp cận hợp lý với vấn đề này là so sánh nồng độ chất lượng nước trong nước thải trại nuôi tôm với các giới hạn chất lượng nước áp dụng đối với các hoạt động hiện đang được quy định. Sự so sánh này sẽ cho thấy rõ một số biến trong nước thải ao nuôi tôm có vượt ngoài phạm vi bình thường có thể chấp nhận được hay không, và giúp đề xuất các các phương pháp đánh giá nước thải. Các tiêu chuẩn sau đó có thể được thiết lập dựa trên nồng độ nước thải có thể được dự kiến nếu người nuôi tôm áp dụng các biện pháp thực hành quản lý tốt nhất và phương pháp xử lí khả thi về mặt kinh tế trong ngành công nghiệp. Xem xét tài liệu Để phát triển các tiêu chuẩn nước thải nhằm ứng dụng trên các trại nuôi tôm lớn, việc xem xét tài liệu đã được tiến hành để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về nồng độ của các biến chất lượng nước trong nước thải từ trại nuôi tôm. Kết quả của việc xem xét tài liệu đã giúp thiết lập giới hạn chất lượng nước đề xuất cho tiêu chuẩn nước thải theo GAA. Thành phần nước thải Dữ liệu về nước thải đã được tách riêng theo các trại nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh sử dụng các tiêu chí mà trong đó các trại thâm canh sử dụng thông khí cơ học, còn những trại bán thâm canh thì không. Tùy thuộc vào biến chất lượng nước, đã tìm thấy 1 - 5 tài liệu tham khảo về nước thải trại nuôi tôm bán thâm canh và 5 - 9 tài liệu tham khảo liên quan đến nước thải từ trại nuôi tôm thâm canh. Các biến được đánh giá Mười hai biến chất lượng nước đã được đo lường dựa trên các nghiên cứu cho phép đánh giá thống kê, mặc dù một nửa trong số các biến này không thường xuyên có mặt trong giấy phép nước thải. Những phát hiện từ tài liệu tham khảo được trình bày trong Hình 1 là mức bình quân của tất cả các dữ liệu từ các trại thâm canh và bán thâm canh. Tính biến đổi của dữ liệu được mô tả bởi độ lệch chuẩn. Đối với mỗi biến, 68,3% trong số các mẫu nước thải nuôi tôm có độ lệch chuẩn ±1 so với mức trung bình, và 95,4% mẫu nước thải nuôi tôm có độ lệch chuẩn ± 2 so với mức trung bình. Hình 1: Tái sử dụng nước được thực hiện tại trang trại ở Brazil bằng cách bơm nước thải vào các kênh cung cấp và sục khí cho nó Biến đổi các nồng độ ở mức cao Sự thay đổi nồng độ của các biến chất lượng nước cao cho thấy độ lệch chuẩn lớn. Các phương tiện phải được sử dụng thận trọng, bởi vì nồng độ cao nhất của một biến có thể gấp hai lần nồng độ trung bình. Hơn nữa, chính những nồng độ cao này gây ra sự không tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nước. Các trại nuôi tôm thâm canh có nhiều nước thải tập trung hơn so với các trại nuôi bán thâm canh. TSS và BOD Chẳng hạn như, nồng độ tổng chất rắn lơ lửng (total suspended solids - TSS) trung bình là 91 mg/l trong nước thải từ các trại nuôi tôm bán thâm canh và 214 mg/l trong nước thải từ các trại thâm canh. Nhu cầu oxy sinh hóa cho 5 ngày trong nước thải từ trại thâm canh lớn hơn khoảng hai lần so với trại bán thâm canh. Nồng độ chất rắn lơ lửng lớn hơn trong nước thải từ trại nuôi thâm canh chủ yếu là do sự tái lơ lửng các hạt cặn lắng thông qua thông khí cơ học, nhưng lượng thực vật phù du phong phú hơn từ các nguồn dinh dưỡng lớn hơn cũng góp phần cấu thành nên chất rắn lơ lửng. Nhu cầu oxy sinh hóa (biochemical oxygen demand - BOD) lớn hơn trong nước thải từ trại thâm canh chủ yếu là do mật độ thực vật phù du lớn hơn. Tuy nhiên, nước thải từ trại nuôi tôm có nồng độ các chất gây ô nhiếm tiềm ẩn rất thấp so với nước thải công nghiệp hay đô thị chưa qua xử lý. Các giá trị trung bình Giá trị trung bình được xác định cho mỗi biến chất lượng nước bằng cách sử dụng dữ liệu được kết hợp từ các trại nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh (Bảng 1). Các khoảng trung bình có xu hướng thấp hơn so với các khoảng bình quân, cho thấy rằng sự phân bố của nồng độ nghiêng về phía nồng độ thấp hơn. Giá trị trung bình khá thấp đối với nitơ, phốt pho, và nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày. Trong thực tế, các giá trị trung bình của những yếu tố này nằm trong phạm vi nồng độ thường được tìm thấy trong nước tự nhiên gần các trại nuôi tôm. Giá trị trung bình đối với độ pH và ôxy hòa tan rất lý tưởng cho đời sống thuỷ sinh. Tuy nhiên, nồng độ của tổng chất rắn lơ lửng, chất rắn lơ lửng dễ bay hơi, và chất diệp lục a cao hơn so với nồng độ của các yếu tố này được thấy trong các vùng nước tự nhiên xung quanh khu vực nuôi tôm. Nồng độ biến thiên lớn Các giá trị tối đa và tối thiểu (Bảng 1) cho thấy phạm vi nồng độ các biến chất lượng nước khá rộng. Nồng độ tối thiểu chỉ liên quan tới độ pH và oxy hòa tan. Độ pH thấp nhất 6,3 có thể chấp nhận được bởi vì nó không đủ thấp để gây tổn hại cho sinh vật dưới nước, nhưng giá trị oxy hòa tan thấp nhất 0,4 mg/l có thể có gây hại cho sinh vật dưới nước. Biến (các đơn vị) Trung bình Tối thiểu Tối đa Tổng nitơ (mg/l) 2,04 0,02 2.600 Nitrit-nitơ (mg/l) 0,05 0,0 0,91 Nitrat-nitơ (mg/l) 0,30 0,001 7,00 Tổng nitơ amoniac (mg/l) 0,38 0,01 7,87 Tổng phốt pho (mg/l) 0,26 0,01 110 Phốt pho phản ứng có thể hòa tan (mg/l) 0,09 0,0 11,2 Oxy hòa tan (mg/l) 5,6 0,4 9,6 Độ pH (standard units) 8,2 6,3 9,2 Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày (mg/l) 8,9 1,3 50,7 Tổng chất rắn lơ lửng (mg/l) 108 10 3.671 Chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (mg/l) 43 8 713 Chất diệp lục a (μg/l) 67 1 694 Bảng 1. Nồng độ trung bình, tối thiểu và tối đa của các biến chất lượng nước trong nước thải từ trại nuôi tôm từ việc xem xét 14 bài báo hoặc báo cáo được đăng. Dư lượng dinh dưỡng cao nhất xảy ra ở giai đoạn cuối cùng của thu hoạch toàn bộ Độ pH tối đa vượt quá 9,0 trong một vài mẫu. Độ pH cao là hiện tượng thông thường vào buổi chiều trong các ao nuôi dày đặc thực vật phù du nở rộ và cũng do sự loại bỏ carbon đioxit cho việc quang hợp vào ban ngày. Trường hợp độ pH cao xảy ra, độ pH của nước thải trên 9,0 trong nhiều hơn hai hoặc ba giờ mỗi ngày cũng không rõ rệt, và sự biến động độ pH cao vào buổi chiều cũng sẽ không làm hại tới đời sống thuỷ sinh ở các vùng nước ven biển. Trong một vài mẫu, nồng độ tổng nitơ, tổng phốt pho, tổng chất rắn lơ lửng và chất rắn lơ lửng dễ bay hơi và chất diệp lục được đo là rất cao. Gần như tất cả các nồng độ thấp hay cao bất thường của các biến chất lượng nước đã được ghi nhận trong lượt nước cuối cùng thải ra từ các ao trong quá trình thoát nước để thu hoạch tôm. Vào thời gian thu hoạch, tôm bị khuấy động, công nhân lội ao, nước chảy ra mạnh và nhanh làm tái lơ lửng các hạt cặn lắng, dẫn đến nồng độ phốt pho, nitơ, chất rắn lơ lửng, và nhu cầu oxy sinh hóa đều cao. Sự ngưng lại và quá trình oxy hóa của cặn lắng, hợp chất suy giảm và chất hữu cơ trong quá trình thu hoạch có thể dẫn đến nồng độ oxy hòa tan thấp và giảm độ pH. Các tiêu chuẩn chất lượng nước thải Có rất ít các tổ chức chuẩn bị tiêu chuẩn chất lượng nước thải cho trại nuôi tôm. Mặc dù ba ví dụ về tiêu chuẩn nước thải đã có mặt tại Hoa Kỳ, chúng không được coi là phù hợp để sử dụng cho GAA. Tiêu chuẩn chất lượng nước thường được xây dựng để đưa vào giấy phép xả các loại nước thải đô thị, công nghiệp, và một số loại nước thải khác. Các biến thông thường và giới hạn nồng độ được tìm thấy trong các tiêu chuẩn chất lượng nước thải được cung cấp trong Bảng 2. Các biến hiện tại có trong giấy phép nước thải Chỉ có sáu trong số các biến chất lượng nước đã được đo lường cẩn thận trong nước thải từ trại nuôi tôm (Hình 1, Bảng 1) thường có mặt trong các giấy phép nước thải. Tổng nitơ, phốt pho phản ứng có thể hòa tan, chất rắn lơ lửng dễ bay hơi và chất diệp lục a hiếm khi được liệt kê trong giấy phép nước thải. Nitrat-nitơ và nitri-nitơ cũng hiếm khi được sử dụng. Độ đục, được đo lường chỉ trong một vài nghiên cứu về nước thải, thường xuất hiện trong giấy phép nước thải. Giới hạn về độ đục thường là 25 đến 50 đơn vị độ đục nephelometer (nephelometer turbidity units - NTU). Rõ ràng, các dữ liệu về độ đục của nước thải từ trại nuôi tôm nên được thu thập và đánh giá. Một cách ngẫu nhiên, độ đục là một chỉ số chính (và là vấn đề đối với người nuôi tôm) trong giấy phép nước thải cấp cho các trại nuôi tôm ở Texas. Các tiêu chuẩn điển hình Tiêu chuẩn nước thải điển hình cho các biến chất lượng nước được vẽ trong hình 1 để so sánh dễ dàng với các thành phần của nước thải từ trại nuôi tôm. Sự so sánh này, và nồng độ tối đa của các biến (Bảng 1), cho thấy nước thải từ các trại nuôi tôm thường sẽ vượt quá giới hạn điển hình đối với tổng chất rắn lơ lửng và tổng nồng độ phốt pho. Nước thải từ trại nuôi tôm đôi khi cũng có thể có độ pH trên 9,0 và oxy hòa tan dưới 5 mg/l. Sự thông qua các BMP (Best Management Practices) Các trại nuôi tôm không có nhiều lựa chọn đối với việc xử lý nước thải. Cách duy nhất khả thi về mặt kinh tế để cải thiện chất lượng nước thải là thông qua Các quy phạm thực hành quản lý tốt nhất (BMP) và lắp đặt các bể lắng cặn. Áp dụng BMP có thể giảm lượng dinh dưỡng đầu vào, giảm sự tái lơ lửng cặn lắng và xói mòn, cải thiện nồng độ oxy hòa tan. Nó cũng có thể giúp giảm độ pH và nồng độ tổng ammoni nitơ trong vùng nước ao, giúp chất lượng nước thải cao hơn. Tuy nhiên, tại nhiều trại nuôi tôm, việc áp dụng chỉ riêng BMP sẽ không đủ để làm giảm tổng chất rắn lơ lửng và tổng nồng độ phốt pho xuống dưới giới hạn trong các tiêu chuẩn nước thải điển hình. Tổng phốt pho có liên quan chủ yếu tới các hạt lơ lửng, và sự lắng cặn làm giảm cả tổng phốt pho và nồng độ tổng chất rắn lơ lửng. Tài liệu tham khảo thực hành Trong các quy tắc GAA Các tài liệu tham khảo về nhiều quy phạm thực hành quản lý tốt hơn có thể được tìm thấy trong "Các quy tắc thực hành nuôi tôm có trách nhiệm", và người nuôi tôm có thể dễ dàng áp dụng các quy tắc này. Các bể lắng đã được sử dụng trong một số trại nuôi tôm, nhưng hầu hết các trại nuôi sẽ phải thiết kế và xây dựng chúng. Các bể lắng nên có thời gian lưu nước 6-8 giờ để cho phép lắng các hạt thô và vừa, và giúp giảm tổng chất rắn lơ lửng và nồng độ tổng phốt pho. Nước với nồng độ oxy hòa tan thấp sẽ trở lại thông thoáng trong khi ở lưu vực cặn lắng. Cũng cần giảm vừa phải nhu cầu oxy sinh hóa, giảm độ pH và giảm nồng độ tổng nitơ amoniac thông qua sự nitrat hóa trong quá trình lưu giữ. Tiêu chuẩn nước thải đề xuất đối với nước thải từ trại nuôi tôm Việc tuân thủ các tiêu chuẩn mới về chất lượng nước thải không thể đạt được ngay lập tức. GAA sẽ bắt đầu với các tiêu chuẩn nước thải tự do hơn. Những tiêu chuẩn này sẽ yêu cầu người tham gia chứng minh sự cải thiện chất lượng nước thải, và cuối cùng là thực hiện theo quy định với các tiêu chuẩn mục tiêu hạn chế hơn. Các trại nuôi tôm bán thâm canh Các trại nuôi tôm bán thâm canh có chất lượng nước thải tốt hơn so với các trang trại nuôi tôm thâm canh, tuy nhiên nên áp dụng cùng một tiêu chuẩn nước thải cho cả hai loại hình. Các trại nuôi bán thâm canh dễ dàng tuân thủ các tiêu chuẩn hơn. Các tiêu chuẩn ban đầu nên nghiệm ngặt, ít nhất là đủ để ngăn độ pH hoặc nồng độ oxy hòa tan thấp bất thường và nồng độ cực cao của các biến khác (Hình 1, Bảng 1). Chương trình của GAA sử dụng các giới hạn tự do nhất được thấy trong các giấy phép khác như giới hạn trong các tiêu chuẩn ban đầu đối với nước thải trại nuôi tôm (Bảng 2). Biến Giới hạn thông thường Bình luận Độ pH 6,0-9,0 1. Một số giấy phép có giới hạn cao hơn, ở mức 8,5. 2. Sự dao động cho phép độ pH 9,5 vào buổi chiều đôi khi được áp dụng đối với nước thải của các ao đã được xử lý nguồn nước Tổng chất rắnlơ lửng 30 mg/l hoặc nhỏ hơn Một số giấy phép cho phép lên tới 100 mg/l. Tổng phốt pho 0,2 mg/l hoặc nhỏ hơn Một số giấy phép cho phép lên tới 0,5 mg/l. Tổng amoni nitơ 2,0 mg/l hoặc nhỏ hơn Một số giấy phép cho phép lên tới 5 mg/l. Nhu cầu oxy sinh hoá 5 ngày 30 mg/l hoặc nhỏ hơn 1. Một số giấy phép có mức giới hạn cao hơn, ở mức 20 mg/l. 2. Một số giấy phép có mức giới hạn cao hơn ở mức 50 hoặc 60 mg/l đối với nước thải ao xử lí nguồn nước. Oxy hòa tan 5 mg/l or lớn hơn 1. Một số giấy phép về việc xả vào nguồn nước có chất lượng cao có quy định nồng độ tối thiểu 6 mg/l 2. Một số giấy phép về việc xả vào nguồn nước có chất lượng có thể cho phép mức thấp 4 mg/l. Bảng 2. Các biến chất lượng nước và các giới hạn nồng độ tìm thấy trong giấy phép cho các hoạt động khác chứ không phải cho hoạt động nuôi tôm. Các tiêu chuẩn mục tiêu Các giới hạn trong tiêu chuẩn mục tiêu thì tương tự như những giới hạn được liệt kê trong giấy phép nước thải (Bảng 2). Sử dụng phương pháp tiếp cận này, các tiêu chuẩn đề xuất được liệt kê trong Bảng 3. Mặc dù thông thường thì trong các tiêu chuẩn nước thải có phần về giới hạn độ đục, nhưng lại không được bao gồm trong các tiêu chuẩn nước thải đề xuất. Thông thường, nếu nồng độ tổng chất rắn lơ lửng trong nước thải ao nuôi thuỷ sản nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được, độ đục cũng sẽ ở mức dưới nồng độ cho phép tối đa. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu để xác minh sự tổng quát hóa này vẫn sẽ có ích. Cần nhiều dữ liệu hơn Dĩ nhiên là việc thu thập dữ liệu về chất lượng nước thải, bao gồm độ đục, từ một số trại nuôi tôm khác nhau để nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu GAA, và để xác định xem người nuôi tôm thực hiện theo các tiêu chuẩn được đề xuất như thế nào là rất cần thiết. Các tiêu chuẩn mục tiêu được đề xuất khá phong phú, do đó, trong tương lai, rất mong muốn có thể hạ thấp được các giới hạn nồng độ trong các tiêu chuẩn mục tiêu. Tuy nhiên, sự tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng nước ban đầu và tiến độ đối với các tiêu chuẩn mục tiêu chặt chẽ sẽ là một cam kết quan trọng đối với trách nhiệm quản lý môi trường của những người tham gia GAA. Biến (Đơn vị) Tiêu chuẩn ban đầu Tiêu chuẩn mục tiêu Độ pH (Đơn vị tiêu chuẩn) 6,0-9,5 6,0-9,0 Tổng chất rắn lơ lửng (mg/l) 100 hoặc nhỏ hơn 50 or nhỏ hơn Tổng phốt pho (mg/l) 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,3 or nhỏ hơn Tổng amoni nitơ (mg/l) 5 hoặc nhỏ hơn 3 or nhỏ hơn Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày (mg/l) 50 hoặc nhỏ hơn 30 hoặc nhỏ hơn Oxy hòa tan (mg/l) 4 hoặc hơn 5 hoặc lớn hơn Bảng 3. Các tiêu chuẩn chất lượng nước ban đầu và tiêu chuẩn mục tiêu đề xuất cho nước thải từ trại nuôi tôm. Các trại nuôi nhỏ Chúng tôi cảm thấy rằng việc ứng dụng các tiêu chuẩn nước thải đối với trại nuôi tôm nhỏ với kích thước khoảng vài hecta, như thường thấy ở châu Á, sẽ vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, việc áp dụng BMP có thể nâng cao đáng kể chất lượng nước thải từ các trại nuôi tôm nhỏ. Xác minh sự tuân thủ Chương trình giám sát cần thiết để xác minh sự tuân thủ các tiêu chuẩn sẽ đòi hỏi một nỗ lực đáng kể. Tuy nhiên, độ pH và oxy hòa tan có thể được đo bằng các công cụ thông thường có sẵn trên các trại nuôi tôm, và bộ dụng cụ phân tích nước có thể được sử dụng để đo tổng chất rắn lơ lửng, tổng phốt pho, và tổng amoni nitơ. Nhu cầu oxy sinh hóa cũng khó đo lường, do đó, hầu hết các trại muốn gửi mẫu đến phòng thí nghiệm thương mại để phân tích. Kết luận Các tiêu chuẩn nước thải này đóng một vai trò quan trọng trong Chương trình Nuôi Trồng Thủy Sản có trách nhiệm của GAA vì chúng thiết lập các tiêu chuẩn mang tính định lượng, thông qua đó những người tham gia chương trình đánh giá được sự tuân thủ của mình đối với các "Quy tắc thực hành nuôi tôm có trách nhiệm", tự đánh giá và cuối cùng lên kế hoạch tuân thủ liên tục nhằm phản ánh thực tiễn nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm. Các bảng nhiều dữ liệu chi tiết hơn về mỗi một nghiên cứu trong tổng số các nghiên cứu được sử dụng chobản đánh giá này được lưu hồ sơ tại Văn phòng tại gia của GAA. Dữ liệu bao gồm các loài tôm nuôi, mật độ thả, vị trí nuôi, tóm tắt chất lượng nước, và trích dẫn tài liệu. Mục đích của chúng tôi là liên tục cập nhật các bảng dữ liệu khi có các dữ liệu bổ sung. Để nhận được một bản sao của các bảng hoặc đóng góp dữ liệu bổ sung, xin vui lòng liên hệ Văn phòng tại gia của GAA. Xem xét thêm về nước thải Dư lượng dinh dưỡng cao nhất xảy ra ở giai đoạn cuối cùng khi thu hoạch toàn bộ Mặc dù không được tham chiếu cụ thể trong các tiêu chuẩn của GAA, những các quy tắc quản lý tốt nhất sau đây cũng được khuyến khích. Việc xả từ các bể cố định có thể gây ra xói mòn trong các ống xả cuối hoặc tại các điểm cửa xả, nếu vận tốc nước quá lớn. Lưu lượng xả cuối không làm lơ lửng các hạt đất, và do đó làm tăng nồng độ tổng chất rắn lơ lửng hoặc tạo ra một chùm đục. Nước thải từ trại nuôi tôm là loại nước hơi mặn hoặc nước biển, và để tránh sự muối hóa, nó không nên được thải vào nước ngọt hoặc vào đất nông nghiệp. Theo nguyên tắc chung, nước thải sẽ không gây ra tăng hay giảm độ mặn trong vùng nước tiếp nhận quá 10% mức trung bình theo mùa. Sẽ rất khó khăn để thiết lập giới hạn độ mặn trừ việc dựa trên cơ sở các khu nuôi nằm sát nhau. Người nuôi tôm đôi khi sử dụng một số chất áp dụng cho nước ao trong quá trình chuẩn bị vụ mùa mới nhằm tiêu diệt sinh vật gây bệnh và vật chủ của chúng. Thuốc và kháng sinh có thể được áp dụng trong suốt các mùa vụ để chống lại các loại bệnh. Khi xảy ra hiện tượng tôm chết hàng trong ao, các chất này có thể được sử dụng để tẩy uế nước ao như một biện pháp phòng tránh bệnh trước khi nước được xả vào các vực nước tự nhiên. Một số các chất này có thể có hại cho sinh vật có nguồn gốc thủy sản. Sau khi xử lí ao, nước phải được giữ trong các ao nuôi và không xả cho đến khi các chất độc hại tiềm ẩn giảm bớt. Giấy phép về chất lượng nước có thể nêu cụ thể rằng không được để những chùm bọt, váng, hoặc độ đục xuất hiện tại các điểm xả. Nước thải từ trại nuôi tôm đôi khi có bọt trên bề mặt. Số bọt này có thể được chứa trong thiết bị nâng qua điểm xả thải cuối của bể. Sự lắng cặn sẽ ngăn chặn những chùm đục được tạo ra do các hạt đất lơ lửng, nhưng sự đổi màu của nước thải bởi sinh vật phù du cũng có
Tài liệu liên quan