Các tip để tạo nội dung có tính tương tác cao (phần 1)

Bạn đang mong muốn tạo được nội dung thu hút? Nội dung của bạn có kết nối mọi người và khuyến khích sự tương tác? Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn 20 cách để tạo ra nội dung thu hút với các tip hướng dẫn từ A đến Z.

pdf18 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các tip để tạo nội dung có tính tương tác cao (phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các tip để tạo nội dung có tính tương tác cao (phần 1) Bạn đang mong muốn tạo được nội dung thu hút? Nội dung của bạn có kết nối mọi người và khuyến khích sự tương tác? Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn 20 cách để tạo ra nội dung thu hút với các tip hướng dẫn từ A đến Z. 1. Vấn đề tác giả Nội dung không thể có được nếu thiếu các tác giả, cho dù là xây dựng những bài đăng dài 150 ký tự hay bài viết 1000 từ. Bạn không chỉ cần người có thể viết tốt (rõ ý, đúng chính tả và ngữ pháp, quan điểm tích cực), bạn còn cần những nhà văn, thành viên nhóm, những người có thể suy nghĩ một cách chiến lược về nội dung có thể cộng hưởng nhiều nhất với khán giả. 2. Blog giống như một chiếc nan hoa của bánh xe Một blog có thể cung cấp cơ hội để thảo luận các vấn đề chuyên sâu. Đó là nơi bạn có thể đưa ra những giải thích, gợi ý.. thể hiện tinh thần nắm bắt thời cuộc và hào phóng cung cấp những nội dung hữu ích cho độc giả. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho nội dung blog:  Phân tích đối thủ (chủ đề, tần suất đăng bài, người viết, cách họ chia sẻ) để xem những gì hiệu quả và không hiệu quả.  Hãy làm cho nội dung của bạn có giá trị và độc đáo  Theo dõi các blog hàng đầu bằng cách sử dụng RSS để cập nhập những chủ đề hot nhất.  Tìm kiếm những người đặt câu hỏi về từ khóa hoặc cụm từ của bạn trên Twitter  Hãy hỏi đội bán hàng và đội hỗ trợ những câu hỏi nào thường xuyên được hỏi bởi khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng nhất. Nội dung blog của bạn đã đáp ứng được nhu cầu và kì vọng của khách hàng chưa? 3. Nội dung giám sát được lựa chọn (curate selected content) Trong một vài năm qua content curation đã trở thành xu hướng chủ đạo khi các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và các ngành công nghiệp bắt đầu áp dụng cách làm này. Content curation được định nghĩa là “quá trình tìm kiếm, tổ chức và chia sẻ nội dung trực tuyến” Content curation không phải là thu thập các liên kết, hoặc là một con chuột thông tin, mà là đưa các liên kết vào một ngữ cảnh hợp lí với tổ chức, chú thích và trình bày. Người phụ trách nội dung (content curator) cung cấp một số lượng tùy chọn và hiệu đính các nguồn lực tốt nhất và phù hợp nhất về một để tài hoặc một chủ đề cụ thể. Nguyên tắc đăng bài được khuyến khích trên truyền thông xã hội là: đăng curated content chiếm 50%, nội dung gốc 30% và tài liệu quảng cáo 20% số thời gian. 4. Facebook page không đảm bảo sự tương tác nhưng là ứng cử viên tốt cho công việc đó Hành động thiết lập một trang Facebook và công bố cho cả thê giới xem không tự động đưa mọi người đến tham gia với doanh nghiệp. Chiến lược tạo sự tương tác nên được thử và kiểm nghiệm trong một khoảng thời gian. 5 yếu tố sau có thể giúpbạn tạo được sự tương tác ấn tượng và những kết quả có thể đo lường được:  Giới thiệu những khuyến khích sáng tạo  Đăng những nội dung có khả năng chia sẻ cao  Xây dựng một cộng đồng gắn bó  Tạo ra một thương hiệu mới lạ, ví dụ như thêm yếu tố hài hước và giải trí.  Cung cấp nội dung tuyệt vời cho fan hâm mộ một cách thường xuyên 5. Google+ cung cấp sự hòa trộn độc đáo giữa tính năng và lợi ích Cho dù bạn có là fan của Google+ hay không, bạn nên biết rằng đây là một nguồn lực cần được tính đến. GlobalWebIndex gần đây đã công bố Google+ vẫn duy trì vị trí thứ 2 trong số các mạng xã hội với 359 triệu người sử dụng tích cực hàng tháng (Facebook giữ vị trí số 1 với 903 triệu tài khoản). Sarah Bauer nhận định Google+ đang nhanh chóng trờ thành “nền tảng đăng nội dung quan trọng nhất cho các doanh nghiệp với mục tiêu xếp hạng tìm kiếm cao hơn. Các dữ liệu trong một mẩu nội dung được đăng trên Google+ ngay lập tức được lập chỉ mục tìm kiếm cho Google search. Trên Twitter hay Facebook, Google đã giới hạn truy cập vào các dữ liệu và việc lập chỉ mục có thể mất một vài ngày. AuthorRanks, chữ kĩ số cho người sử dụng Google+ cũng được thiết lập và ảnh hưởng tới thứ tự xếp hạng cho các kết quả tìm kiếm. Lời khuyên về tương tác với người đọc trên Google+:  Theo dõi những người hoạt động tích cực có liên quan đến việc kinh doanh của bạn  Hãy dành thời gian để bình luận  Tham gia vào các Hangouts  Đăng những nội dung có chất lượng cao 6. Hootsuite cung cấp khả năng Nghe và Tương tác Hootsuite, một bảng điều khiển phương tiện truyền thông xã hội phổ biến có thể cung cấp các cách để thu hẹp các địa điểm để tương tác với người dùng. Thay vì việc chú ý đến những tweet trong luồng của mình, hãy để mắt đến những bài viết, video, hình ảnh được liên kết từ các tweet để khám phá các nội dung ấn tượng. Thường thì bạn sẽ tìm ra nội dung trước khi Google có thể lập chỉ mục cho nó. Bước 1: Sử dụng Hootsuite để tập trung chú ý vào các cụm từ khóa Bước 2: Bằng cách giám sát cụm từ khóa “Content marketing”, bạn có thể nhìn thấy những kết quả thời gian- thực (real-time results) 7. Kim tự tháp phương tiện truyền thông số (Digital Media Pyramid) của các nhà báo thúc đẩy sự tương tác Benjamin A. Davis đã đặt ra khái niệm kim tự tháp truyền thông số (Digital Media Pyramid) như một cách tiếp cận thay thế cho các blogger và nhà báo online từ kim tự tháp ngược (inverted pyramid) được sử dụng bởi các nhà báo in truyền thống. Davis cho rằng một trong những đặc trưng của kim tự tháp truyền thông số là “khuyến khích sự tự giáo dục của người sử dụng hoặc người đọc, khiến họ nhanh chóng tìm kiếm thông tin được cân bằng từ các câu chuyện tin tức thông qua sử dụng các liên kết nhúng (embedded link), mạng xã hội và các nguồn khác. Chính trong quá trình “tự giáo dục này” mà sự tương tác được chín muồi. Khi người đọc nhấp vào các liên kết, các doanh nghiệp có thể nhắc nhở họ thông qua các nút chia sẻ xã hội, những lời mời like, retweet, +, đề cập và chia sẻ nội dung trên nhiều kênh. 8. Từ khóa trợ giúp tìm kim đáy bể Số lượng các nội dung được chia sẻ online mỗi phút có thể khiến bất cứ ai cảm thấy nản khi tìm kiếm thông tin. Hãy xem xét những con số được báo cáo dưới đây cách đây một năm bởi Domo:  684.487 nội dung được chia sẻ trên facebook  2.000.000 truy vấn tìm kiếm được thực hiện trên Google  48 giờ video được tải lên youtube  47.000 ứng dụng được dowload trên App Store  3.600 bức ảnh được chia sẻ trên instagram  571 website mới được tạo ra Vậy điều gì sẽ giúp nội dung của bạn được đến được với những người đánh giá cao nhất việc đọc nó? Đơn giản và rõ ràng, đó là từ khóa. Lời khuyên ở đây là khi đăng trên các mạng truyền thông xã hội, hãy thêm vào các từ khóa ở những địa điểm sau đây trong khi vẫn phải đảm bảo tự nhiên. Nếu vẫn còn cảm thấy rõ ràng là bạn đã chèn một cụm từ khóa vào, hãy bỏ nó đi và thử lại. Hãy đặt từ khóa của bạn:  Ở phần tiều sử (Bio) hoặc giới thiệu (About us) của tất cả các mạng xã hội của bạn  Trong các bài viết khi bạn đang nói về một chủ đề cụ thể nào đó  Trong các URL tùy biến bạn tạo cho mỗi mạng xã hội  Trong tiêu đề bài viết 9. Vai trò của Linkedln Đôi khi, Linkedln có vẻ như là một trong những nền tảng hay bị bỏ qua. Tuy nhiên những công ty khôn ngoan đã khám phá ra rằng Linkedln chiếm một vai trò quan trọng trong việc tạo kết nối. Sau đây là một vài gợi ý:  Tận dụng các nhóm Linkedln để tìm kiếm các thông tin hấp dẫn cho những người theo dõi cập nhập của công ty  Đăng cập nhập trạng thái thường xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng  Thêm hình ảnh, tập tin, câu hỏi, liên kết, các cuộc thi vào các cập nhập trạng thái  Xúc tiến huy hiệu trang Linkedln công ty của bạn và gợi ý sản phẩm trên trang web  Sử dụng các quảng cáo gợi ý của Linkedln 10. Email và truyền thông xã hội cùng hoạt động phối hợp Bạn có nghĩ email và truyền thông xã hội là những thực thể riêng biệt? Bạn có đang thiên vị một trong hai hình thức này? Thực tế là email và truyền thông xã hội bổ sung cho nhau khá tốt. Chúng có tác dụng làm đòn bẩy lẫn nhau Để tích hợp email và truyền thông xã hội:  Thêm các biểu tượng mạng xã hội trong email  Yêu cầu người đăng ký theo dõi email chia sẻ và kết nối  Cung cấp ưu đãi. Ví dụ: yêu cầu người đăng kí theo dõi email mời bạn bè trên facebook để được giảm giá.  Thúc đẩy đăng kí email qua mạng xã hội  Thêm yêu cầu “Retweet lại đoạn này” trong email.  Tạo mẫu opt-in email trên facebook  Đừng quên SMS – hãy đánh máy địa chỉ email của bạn  Thúc đẩy email marketing trên blog của bạn
Tài liệu liên quan