Các vấn đề môi trường cần quan tâm trong quá trình triển khai và vận hành dự án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT Quy hoạch thuỷ lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg kí ngày 28/10/2008 với mục tiêu đề ra các giải pháp chống ngập úng và góp phần cải tạo môi trường nước trong khu vực. Các vấn đề môi trường của dự án này đang được nghiên cứu trong đề tài cấp Nhà nước mã số ĐTĐL 2009.G/50 “Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống công trình chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến môi trường và đề xuất các giải pháp phát huy và giảm thiểu”. Qua nghiên cứu, một bức tranh tổng thể về các vấn đề môi trường của dự án đã được hình thành, là cơ sở khoa học quan trọng cho các nghiên cứu sâu hơn về các ảnh hưởng đến môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các vấn đề môi trường cần quan tâm trong quá trình triển khai và vận hành dự án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 - Thaùng 6/2011 146 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN QUAN TÂM TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN QUY HOẠCH THỦY LỢI CHỐNG NGẬP ÚNG KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM HỒNG NHẬT (*) LÊ VĂN TÂM, NGUYỄN PHÚ BẢO (**) TRẦN THỊ THANH THÙY (***) TÓM TẮT Quy hoạch thuỷ lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg kí ngày 28/10/2008 với mục tiêu đề ra các giải pháp chống ngập úng và góp phần cải tạo môi trường nước trong khu vực. Các vấn đề môi trường của dự án này đang được nghiên cứu trong đề tài cấp Nhà nước mã số ĐTĐL 2009.G/50 “Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống công trình chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến môi trường và đề xuất các giải pháp phát huy và giảm thiểu”. Qua nghiên cứu, một bức tranh tổng thể về các vấn đề môi trường của dự án đã được hình thành, là cơ sở khoa học quan trọng cho các nghiên cứu sâu hơn về các ảnh hưởng đến môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án. ABSTRACT The water conservation project against floods in HCM City was approved by the Prime Minister under Decision No. 1547/QĐ-TTg signed on October 28, 2008, the purpose of which is to suggest solutions to prevent floods and improve the water environment in the area. The environmental problems mentioned in the project have been studied in the national level research coded ĐTĐL 2009.G/50 “A Study of the Impacts of the Anti-Floods System in HCM City on the Environment and Some Proposed Solutions”. Through the study, we can see completely the environmental problems of the project, which serves as a good basis for further scientific research on the impacts on the environment so that we can suggest solutions to reduce their negative effects. 1. GIỚI THIỆU (*) Quy hoạch thuỷ lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh [1,2] được () TS, Viện Kĩ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, TP. Hồ Chí Minh. () ThS, Viện Kĩ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, TP. Hồ Chí Minh. () ThS, Viện Môi trường và Tài nguyên, TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu thực hiện trên diện tích 968.500 ha, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh (diện tích 209.500 ha) và các vùng phụ cận là hạ du các sông Đồng Nai (từ hồ Trị An đến biển có diện tích 235.000 ha), sông Sài Gòn (từ hồ Dầu Tiếng đến thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích 243.000 ha và sông Vàm Cỏ Đông có diện tích 281 ha). Khu 147 vực chống ngập úng được chia làm 3 vùng kiểm soát nước (Hình 1): Vùng I: Khu vực giữa sông Sài Gòn – Nhà Bè và sông Vàm Cỏ Đông với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 2.180 km2 sẽ được xây dựng hệ thống cống khép kín tuyến đê bao được đặt tại các cửa sông, rạch đổ ra sông Sài Gòn, Nhà Bè, Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Đông với 12 cống chính có nhiệm vụ kiểm soát mức nước và cải thiện môi trường nước trong khu vực nghiên cứu. Vùng II: bao gồm toàn bộ khu vực ngã ba sông Đồng Nai - Sài Gòn với tổng diện tích 22.482 hecta với mục tiêu kiểm soát lũ thượng lưu, kiểm soát triều nhằm giải quyết bài toán chống ngập cho thành phố trong điều kiện có lũ lớn ở thượng lưu và nước biển dâng trong tương lai; gắn kết việc vận hành công trình kiểm soát nước với việc cải thiện môi trường kênh rạch và cải tạo các vùng đất phèn. Vùng III: bao gồm toàn bộ bờ tả khu vực bờ tả sông Nhà Bè - Soài Rạp là vùng sinh quyển mở, có thể xây dựng các công trình kiểm soát nước quy mô lớn trong tương lai tuỳ thuộc vào tình hình diễn biến nước biển dâng và quá trình phát triển đô thị phía Nam thành phố. Trọng tâm của quy hoạch là Vùng I. 2. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN Qua quá trình nghiên cứu và tham vấn ý kiến của nhiều chuyên gia, có thể hình dung một bức tranh tổng quan về các vấn đề môi trường cần lưu ý của dự án chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Do phạm vi tác động rộng lớn của dự án, để có thể đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ các vấn đề môi trường của dự án, cần thiết phải đánh giá theo nhiều góc độ và theo một trình tự sao cho người theo dõi có thể nắm bắt vấn đề một cách dễ dàng. Trình tự này được đề xuất như sau:  Theo các giai đoạn triển khai dự án: (1) Chuẩn bị triển khai dự án; (2)Thi công; (3)Vận hành và bảo dưỡng  Theo không gian: Kênh rạch nội đồng; Sông chính; Cửa cống; Đê; TPHCM; Long An  Theo đối tượng bị tác động: - Chế độ thuỷ văn: Dòng chảy; Xói lở, bồi lắng; Tắt nghẽn dòng chảy - Các thành phần môi trường: Nước mặt (Chất lượng nước, xâm nhập mặn); Nước ngầm; Không khí; Đất. - Hệ sinh thái - Phát sinh dịch bệnh  Theo thời gian (theo mùa): Mùa khô và mùa mưa  Theo cơ chế vận hành của hệ thống cống. Vùng II Vùng III Hình 1. Bản đồ phân vùng nghiên cứu [2] Vùng I 148  Theo các kịch bản sự cố: - Tổ hợp các yếu tố bất lợi: triều, mưa lớn, lũ - Ý thức người dân: ví dụ xả rác xuống kênh rạch, sông. Ngoài ra, với mỗi một vấn đề sẽ được đánh giá ở cả 02 mặt tích cực và tiêu cực để từ đó đề ra biện pháp phát huy và khắc phục, phù hợp với mục đích của nghiên cứu. Theo trình tự các giai đoạn triển khai của dự án, một số vấn đề môi trường nổi bật của dự án chống ngập úng có thể được nhận diện như sau: 2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án Trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án, nguồn gây tác động chủ yếu là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Việc thực hiện dự án sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều hộ dân trong khu vực dự án. Công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất sẽ ảnh hưởng lớn đến những hộ có diện tích canh tác hiện hữu nhỏ và có thu nhập chính từ canh tác nông nghiệp [6,7]. Công tác chuẩn bị mặt bằng bao gồm cả việc phát quang cây cối và san lấp mặt bằng, những công tác này không chỉ làm mất thảm thực vật tại khu vực thực hiện dự án mà còn gây xáo trộn, thay đổi cấu trúc đất và gia tăng bụi, tiếng ồn. Quá trình phát quang cây cối là nguyên nhân gây xói mòn đất. Sự suy thoái chất lượng đất có thể xảy ra do việc trộn lẫn các loại đất có tính chất khác nhau (cát, đá gia cố mặt bằng) hoặc các lớp đất (lớp bề mặt và lớp đất sâu) với nhau, do bị ô nhiễm đất đá hoặc chất thải vì thiếu cẩn thận trong quá trình san lấp [8]. 2.2. Trong giai đoạn triển khai thi công dự án 2.2.1. Chế độ thuỷ văn - Thay đổi mực nước: Kết quả tính toán thuỷ lực cho thấy trong trường hợp chỉ xây dựng cống Thủ Bộ hoặc xây dựng cả ba cống (Thủ Bộ, Mương Chuối, Kinh Lộ), mực nước giảm không đáng kể. Khi xây dựng 5 cống thuộc khu Nam (Thủ Bộ, Mương Chuối, Kinh Lộ, Sông Kinh, Kinh Hàng), mực nước giảm đáng kể, từ 26-45 cm. Tuy nhiên, vận tốc tại các kênh Bến Nghé, Kênh Tẻ, Phú Xuân sẽ tăng lên rất nhiều so với hiện trạng, dẫn tới xói lở lòng dẫn các kênh chưa có cống trong mùa triều cường khi các cống này hoạt động. Vì vậy, trong trường hợp này, cần phải nghiên cứu kĩ hơn về vấn đề bồi lắng và xói lở. Trong trường hợp xây dựng cả 8 cống thuộc khu Nam, mực nước trong vùng thuộc khu Nam hạ thấp nhiều. Khi hạ được mực nước, thì các kênh rạch sẽ biến thành các hồ điều tiết với khả năng trữ nước lớn, góp phần giảm ngập úng cho thành phố Hồ Chí Minh [4]. - Xói mòn/Ngập lụt: Về cơ bản, các công trình trong dự án sẽ được thiết kế theo hình thức đặt ngay trên dòng chảy, thi công trong nước, không chặn dòng. Do đó, việc ngập cục bộ không xảy ra. Xói lở cục bộ thượng hạ lưu các cống trong quá trình thi công có thể xảy ra, nhất là khi ngăn dòng gây co hẹp dòng chảy. Khi nạo vét để thi công công trình sẽ lấy đi một lượng lớn bùn đáy và tăng độ sâu của kênh rạch, kết hợp với các dao động của nước trong quá trình nạo vét, giao thông thuỷ sẽ gây ra hiện tượng xói mòn và sạt lở bờ. Trong quá trình thi công và vận hành cần phải có giải pháp hạn chế xói mòn cho phù hợp. 2.2.2. Hệ sinh thái Trong quá trình nạo vét sẽ sinh ra cặn lơ lửng, các chất hữu cơ nguy hại (PAHs), kim loại nặng có trong bùn... đồng thời nạo vét sẽ kéo theo các sinh vật đáy sẽ tác động 149 tới chất lượng môi trường và hệ sinh thái dưới nước. Quá trình vận chuyển bùn cũng tác động tới môi trường do nước rỉ từ bùn. Các tác động cụ thể như sau: - Thay đổi cấu trúc quần xã và phân bố động thực vật: có khả năng xảy ra hiện tượng di cư của động vật trên cạn và dưới nước ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng cũng như giảm số lượng và thay đổi cấu trúc loài động vật tự nhiên và hoang dã khu vực thi công dự án và khu vực lân cận. - Chuỗi thức ăn: việc giảm số lượng và thay đổi cấu trúc của các loài sẽ tác động tới chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước. - Hệ sinh thái trên cạn: Những tác động có thể ảnh hưởng tới tài nguyên sinh học như rừng, động vật, thực vật và đa dạng sinh học gồm: phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, gây sạt lở, làm giảm diện tích một số thảm thực vật cây cối lâu năm, cây ăn trái, cây công nghiệp, cây nông nghiệp, thảm thực vật trên đất thổ cư 2.2.3. Chất lượng nước mặt - Chất lượng nước mặt sẽ bị tác động lớn nhất do nạo vét kênh rạch. Các chất gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt do quá trình nạo vét gồm có chất lơ lửng không tan, các kim loại, các chất hữu cơ. - Nguồn nước có thể bị chua hoá cục bộ hoặc lan ra các vùng lân cận do sự hiện diện đất phèn tại một số khu vực của dự án quy hoạch, việc nạo vét đất đổ lên bờ kênh sẽ xảy ra quá trình oxy hoá các vật liệu sinh phèn, khi trời mưa sẽ cuốn trôi xuống sông, kênh rạch gây ảnh hưởng cho các loài thuỷ sinh. 2.2.4. Chất lượng nước ngầm - Quá trình thi công móng sâu có thể làm tăng nguy cơ ô nhiễm nước ngầm do thông nhiễm, khi đó chất ô nhiễm sẽ di chuyển theo vị trí đóng cừ vào tầng nước ngầm bên dưới. Tầng nước ngầm chịu ảnh hưởng nhiều nhất là tầng nông (tầng halocen và pleistocen). Các chất ô nhiễm bên ngoài sẽ theo lỗ khoan giếng vào mạch nước ngầm làm giảm chất lượng nước. Do vậy, trong quá trình thi công khoan giếng, khai thác và kết thúc sử dụng giếng phải có biện pháp quản lí phù hợp để giảm thiểu tác động. - Quá trình thi công công trình cũng có thể làm hạ thấp mực nước ngầm, gây ôxy hoá các vật liệu sinh phèn, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm tầng mặt. 2.3. Trong giai đoạn vận hành dự án 2.3.1. Kênh rạch nội đồng 2.3.1.1. Chế độ thuỷ văn - Thay đổi hướng dòng chảy: từ hai chiều với độ lưu cữu lớn sang một chiều có thể xóa bỏ giáp nước tại khu vực trung tâm thành phố, góp phần quan trọng cải thiện môi trường nước mặt trong khu vực; đem lại hiệu quả to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. - Bồi lắng: Khi xây dựng đê bao và các cống điều tiết nước. Nước từ các kênh rạch sẽ không được thoát tự nhiên ra sông mà phải chảy qua hệ thống cống. Cống lúc này có tác dụng như là một vách ngăn, góp phần làm giảm tốc độ dòng chảy và tăng sự lắng đọng các chất lơ lửng. - Tắc nghẽn dòng chảy: Cùng với sự tích tụ bùn đáy ở khu vực gần các cống thì sự ứ đọng rác cũng là điều rất đáng quan tâm. Với tổng chiều dài kênh rạch khoảng 56 km và diện tích mặt nước khoảng 33.500 ha, chảy qua nhiều khu dân cư nên lượng rác đổ xuống các kênh rạch là rất lớn. Ngoài một phần được thu 150 gom trên các tuyến kênh, một phần sẽ theo dòng chảy tự nhiên tập trung đến các cống lớn để thoát ra sông Sài Gòn. Tuy nhiên, do sự hình thành các cống, rác không thoát đuợc và ứ đọng ở các khu vực có cống. Sự ứ đọng này chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng đến môi trường do đặc tính ô nhiễm của rác. 2.3.1.2. Chất lượng nước mặt Mùa khô - Nếu các cống đóng mở tự do 2 chiều: chất lượng nước hầu như không thay đổi so với trước khi có dự án. Biến động tăng mức độ ô nhiễm nước khi vận hành hệ thống cống theo cơ chế đóng mở hai chiều về hai phía là không quá 3% nhưng biến động giảm là đáng kể (lên đến 11,5%) theo chỉ số BOD5 [9]. - Nếu mở một chiều để lấy nước vào để làm vệ sinh các kênh rạch trong thành phố: Các kênh rạch trong thành phố sẽ sạch hơn. Tuy nhiên, trong một số kênh cụt không liên thông, ô nhiễm tăng lên, là do lượng nước sạch pha loãng nước bẩn bị giảm nhỏ so với trước đây (tác dụng ngăn triều đã làm giảm khả năng pha loãng và đẩy trôi của triều). Mùa mưa - Trong mùa mưa, triều cao và mưa lớn, các cống sẽ được vận hành kiểm soát triều, tạo ra các dung tích phòng mưa trong mạng kênh rạch. So với mùa khô, Mưa có tác dụng pha loãng, làm giảm nồng độ nước thải, nồng độ chất hữu cơ trong các kênh rạch của thành phố so với mùa khô. 2.3.1.3. Phát sinh dịch bệnh: Việc vận hành các cống không tốt sẽ có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường do phát sinh ô nhiễm, muỗi mòng trong khu dân cư, nhất là tại các kênh cụt. 2.3.1.4. Môi trường đất: việc vận hành hệ thống công trình điều tiết lũ sẽ góp phần cải tạo vùng đất trũng mặn, phèn phía Tây thành phố [3]. 2.3.2. Sông 2.3.2.1. Chế độ thuỷ văn - Tốc độ, lưu lượng dòng chảy: Tác động lớn nhất là vào mùa mưa và thuỷ triều lên, hệ thống đập và cống kiểm soát mực nước bắt đầu có tác dụng ngăn nước vào khu vực bên trong dự án làm cho tốc độ dòng chảy khu vực bên trong dự án giảm, nhưng làm cho mực nước và tốc độ dòng chảy bên ngoài khu vực dự án tăng. Chế độ thuỷ văn của khu vực bên ngoài dự án sẽ bị ảnh hưởng lớn vào mùa mưa và khoảng thời gian mực nước biển cao (từ tháng 10, 11, 12 và tháng 1). Các yếu tố này kết hợp với lũ ở thượng nguồn sẽ làm cho diện tích ngập úng của các khu vực bên ngoài dự án tăng sẽ tác động đến đời sống của người dân. Sau khi hoàn thành công trình chống ngập thì mực nước ở các khu vực lân cận nằm ngoài vùng dự án như quận 2, quận 9, Thủ Đức, Nhơn Trạch, Biên Hòa, Long Thành,... sẽ tăng lên 12 – 22cm, phổ biến từ 9cm – 15cm và khi có bão cấp 11 thì mực nước dâng lên cao hơn 20 – 25cm khi chưa có công trình [1]. Do đó, thiệt hại của các vùng này sẽ tăng lên so với khi chưa có công trình. - Theo một ý kiến khác [5], mực nước Hmax sẽ cao hơn so với hiện trạng 50-65cm trong trường hợp toàn vùng hạ lưu sẽ bao đê dọc sông, tương đương với mực nước dâng trong trường hợp biến đổi khí hậu (BĐKH) vào năm 2070. Chúng sẽ tác động không những trên địa bàn TP.HCM, mà cả trên các địa bàn lân cận thuộc Bình Dương và Long An. 151 - Xói mòn: như đã đánh giá ở trên tốc độ và lưu lượng dòng chảy bên ngoài khu vực dự án tăng vào mùa mưa và thuỷ triều, dẫn đến tăng khả năng gây xói mòn bờ sông và kênh rạch ngoài vùng dự án nhất là khi có tàu thuyền hoạt động. - Việc chúng ta xây dựng hàng loạt các đê sông, đê biển, san lấp hàng ngàn ha đất vùng trũng, lấy đất xây dựng sẽ làm mất đi các ô điều tiết nước ven sông, làm cho các dòng chảy tập trung hơn (nhất là dòng triều) dẫn tới việc làm dâng cao mức nước đỉnh triều, hạ thấp chân triều, biên độ triều gia tăng. Điều đó, đồng nghĩa với việc gia tăng năng lượng dòng triều, sóng triều. Ngập lụt, xói lở do đó tăng theo. - Rủi ro, sự cố: Các rủi ro có thể xảy ra là tai nạn trong quá trình giao thông (thuỷ và bộ), vỡ đê, hệ thống cống kiểm soát hoạt động không hiệu quả do hư hỏng... khi hệ thống công trình đi vào hoạt động thì các công trình bên trong vùng dự án phát triển, đồng thời tâm lí chủ quan hơn do đó khi có sự cố liên quan đến hệ thống này nếu không được xử lí kịp thời sẽ gây tác hại kinh tế lớn, vì vậy cần phải có kế hoạch ngăn ngừa và ứng phó phù hợp. 2.3.2.2. Chất lượng nước ngầm: - Nước ngầm sẽ bị tác động do bị ảnh hưởng bởi chất lượng nước mặt. Hạ tầng khu vực dự án phát triển sẽ tăng tỉ lệ bê tông hoá do đó mực nước ngầm bị ảnh hưởng. Đồng thời hệ thống cừ, cột của hệ thống sẽ làm tăng nguy cơ thông nhiễm do đó ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm nhất là đối với các tầng nước ngầm nông. 2.3.2.3. Chất lượng nước mặt Mùa khô - Ô nhiễm giảm hẳn do nước bẩn bị ngăn lại, không lan truyền trực tiếp ra sông - Phụ thuộc vào chế độ vận hành, có thể giảm ô nhiễm trên sông Vàm Cỏ Đông, nhưng tăng ô nhiễm tại hạ lưu cống do nước thải đã được tiêu thoát theo đường Thủ Bộ và các cửa sông khác đổ ra Đồng Nai và Sài Gòn. Tất nhiên, khi các dự án vệ sinh môi trường (hiện đang được thực hiện) hoàn thành thì ô nhiễm sẽ được giảm hẳn. Mùa mưa - Chất lượng nước mặt: hệ thống đi vào hoạt động sẽ kiểm soát mực nước bên trong vùng dự án sẽ thúc đẩy phát triển hạ tầng và kinh tế xã hội. Vì thế tải lượng các chất ô nhiễm được thải ra cũng lớn hơn do kinh tế phát triển. - Vào mùa mưa hệ thống cống hoạt động bơm nước bên trong dự án ra ngoài khu vực dự án đồng thời cũng mang chất ô nhiễm từ hệ thống kênh rạch nội thành ra ngoài dẫn đến tác động tới môi trường nước khu vực ngoài dự án. - Sự chua hoá của nguồn nước mặt và phân tán các độ tố (nhôm, sắt) sẽ làm thay đổi về độ chua và sẽ có thể làm mất đi vĩnh viễn một số loài vi sinh vật trong khu vực dự án quy hoạch do thay đổi môi trường sống và làm thay đổi hệ sinh thái. 2.3.2.4. Xâm nhập mặn Mùa khô Nếu vận hành như trên (mở một chiều) trong thời gian dài (cả tháng hoặc hơn) thì mặn trên sông Sài Gòn tăng lên, đe dọa nhà máy nước Bến Than. Mùa mưa Mặn không xâm nhập sâu như trong mùa khô, không lên tới Bến Than. 2.3.2.5. Hệ sinh thái - Thay đổi cấu trúc quần xã và phân 152 bố động thực vật: như mục tiêu ban đầu của dự án là tiêu thoát nước tốt hơn và chống ngập sẽ làm cho điều kiện tự nhiên của khu vực bên trong dự án thay đổi sẽ làm thay đổi hệ sinh thái bên trong khu vực dự án, chuyển sang sinh thái nhà vườn. Hệ thống kênh rạch sau khi nạo vét sẽ làm thay đổi lớp trầm tích, khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo ra lớp trầm tích mới tạo điều kiện cho động vật thuỷ sinh đáy phát triển. Môi trường nước được cải tạo nên các loài sinh vật nước sẽ phát triển và đa dạng hơn. - Một số vùng ven sông Sài Gòn, nếu vận hành theo phương án ngăn ngừa ô nhiễm đổ ra sông Sài Gòn thì chất lượng nước sẽ tốt hơn, do đó các loài thuỷ sinh phát triển mạnh hơn, nhất là các loài nước ngọt, nước lợ. - Ngược lại, một số vùng gần các cống, hạ lưu phần Long An, một phần Cần Giờ, chất lượng nước thay đổi có phần xấu hơn do ô nhiễm hữu cơ và chất bẩn tăng lên. Nếu vẫn xét với tải lượng ô nhiễm như hiện nay thì ô nhiễm hữu cơ và tỉ lệ nước bẩn sẽ tăng lên so với hiện trạng đến vài lần, do đó sẽ hạn chế đến phát triển của thuỷ sinh. Một số vùng ven sông sẽ khó khăn hơn trong việc phát triển thuỷ sản, nhất là các loại thuỷ sản nhạy cảm với môi trường như tôm. Tuy nhiên, sau khi các dự án vệ sinh môi trường được hoàn thành thì ảnh hưởng này không đáng kể vì các nguồn nước xả thải đã được thu gom và xử lí. - Chuỗi thức ăn: khi hệ thống đi vào vận hành sẽ làm thay đổi hệ sinh thái và sự phân bố, phát triển của động thực vật sẽ làm thay đổi chuỗi thức ăn. Hệ sinh thái vườn sẽ hình thành nên chuỗi thức ăn đặc trưng của mình, trong khi đó hệ sinh thái dưới nước cũng đa dạng hơn do xuất hiện nhiều loài mà trước đây không có do kênh rạch bị ô nhiễm. - Sự di cư của động vật: đối với môi trường nước bên trong dự án, khi dự án đi vào hoạt động sẽ có sự di cư của động vật vào khu vực dự án do môi trường sống bên trong khu vực dự án được cải thiện. Đối với dự án đê bao cũng thế, do hình thành nên hệ sinh thái nhà vườn nên có sự di cư của các loài động vật đặc trưng của hệ sinh thái này. Tuy nhiên, hệ thống đê bao với sự hoạt động của các phương tiện giao thông cũng góp phần cản trở sự di chuyển của một số loài động vật giữa khu vực bên ngoài dự án và khu vực dự án nhất là các loài bò sát. - Sản lượng thuỷ sản, chăn nuôi: khi quy hoạch được thực hiện hoàn chỉnh thì thuỷ lợi sẽ tốt hơn, chất lượng nước cũng được cải thiện, số lượng loài và chuỗi thức ăn cũng phong phú và đa dạng hơn. Ngoài ra, tổn thất thuỷ sản do ngập úng cũng s