Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế

Tóm tắt Khu vực bên ngoài kinh thành Huế là nơi tọa lạc của nhiều ngôi nhà vườn đặc trưng qua bao đời. Trong đó, hệ thống nhà vườn truyền thống tại phường Thủy Biều, phường Vỹ Dạ và phường Thủy Xuân cạnh trung tâm thành phố đang có những biến đổi nhanh chóng do chịu tác động trực tiếp từ quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Việc nghiên cứu tổng quát và chỉ ra các yếu tố gây nên sự biến đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của những ngôi nhà vườn cổ. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp khả thi có thể bảo tồn và phát huy giá trị không gian nhà vườn truyền thống ở khu vực này.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 29 (Tháng 9 - 2019)32 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI KHÔNG GIAN NHÀ VƯỜN TRUYỀN THỐNG HUẾ DƯƠNG THỊ THÙY VÂN NGUYỄN VĂN QUẢNG Tóm tắt Khu vực bên ngoài kinh thành Huế là nơi tọa lạc của nhiều ngôi nhà vườn đặc trưng qua bao đời. Trong đó, hệ thống nhà vườn truyền thống tại phường Thủy Biều, phường Vỹ Dạ và phường Thủy Xuân cạnh trung tâm thành phố đang có những biến đổi nhanh chóng do chịu tác động trực tiếp từ quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Việc nghiên cứu tổng quát và chỉ ra các yếu tố gây nên sự biến đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của những ngôi nhà vườn cổ. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp khả thi có thể bảo tồn và phát huy giá trị không gian nhà vườn truyền thống ở khu vực này. Từ khóa: Nhà vườn truyền thống Huế, không gian nhà vườn, biến đổi, bảo tồn, phát huy, Thừa Thiên Huế Abstract The area outside Hue ancient citadel is the place of many typical garden houses for generations. In which, the system of traditional garden houses in Thuy Bieu Ward, Vy Da Ward and Thuy Xuan Ward next to the city center is changing rapidly due to being directly impacted by urbanization and climate change. The general research and points out the factors that make changes in Hue traditional garden- houses will help us to understand better the value of ancient garden-houses. Based on that, the article proposes feasible solutions to preserve and promote the value of traditional garden-house space in this area. Keywords: Traditional garden house of Hue, garden-house space, change, preserve, promote, Thua Thien Hue area Đặt vấn đề Thừa Thiên Huế là vùng đất không chỉ đặc biệt về đặc điểm địa lý tự nhiên, phong cảnh hữu tình, chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng mà còn mang dấu ấn riêng biệt về lịch sử, văn hóa. Đây là kinh đô của triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, kéo dài suốt 143 năm (1802 - 1945). Đó chính là cơ sở dẫn đến sự hình thành và phát triển của hệ thống nhà vườn truyền thống (NVTT) tại vùng đất này. Hiện nay, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số, ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt và sự lỏng lẻo của việc quản lý làm cho các NVTT đang dần có những biến đổi nhất định. Hiện tượng đó có thể thấy qua việc chia cắt đất ngày càng nhiều của các nhà vườn vì mục đích kinh tế hay sự gia tăng số thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, quá trình cơi nới, cải tạo theo nhiều hình thức méo mó khác nhau làm kiến trúc và môi trường sống của ngôi nhà trở nên manh mún và biến dạng. Do đó, việc nghiên cứu tổng quát và chỉ ra các yếu tố gây nên biến đổi không gian NVTT Huế1 ở khu vực ngoài kinh thành Huế, cụ thể tại các phường 33Số 29 (Tháng 9 - 2019) DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Thủy Biều, Vỹ Dạ và Thủy Xuân, thành phố Huế là vô cùng có ý nghĩa trong việc làm cơ sở để đề ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống NVTT Huế. Để giải quyết mục tiêu trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát sơ bộ, mô tả, chụp ảnh và xác định vị trí tọa lạc của 11 NVTT Huế tại 3 khu vực nêu trên. Sau đó, chúng tôi thực hiện phỏng vấn chủ nhân ngôi nhà nhằm thu thập thông tin về lịch sử hình thành, quá trình chuyển đổi và nguyện vọng của họ đối với ngôi nhà của chính mình. 1. Khái quát về nhà vườn truyền thống Huế Không gian NVTT Huế là sự kết hợp hài hòa giữa không gian tự nhiên/không gian bên ngoài ngôi nhà (cổng, ngõ, hàng rào, bình phong, bể cạn, hòn non bộ, vườn, hệ cây trồng) và không gian xã hội (nhà chính và nhà phụ) tạo ra không gian kiến trúc nhà - vườn vô cùng độc đáo (Sơ đồ 1). Việc lựa chọn hướng nhà và thế đất được quy định trong thuật phong thủy, ẩn hiện một cách tinh tế vào bài trí, bố cục, tạo sự cân bằng, bền vững giữa nhà và vườn. Đó là cách tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên để tạo ra một môi trường sinh thái nhân văn theo ý đồ của chủ nhân nhà vườn. Việc các NVTT Huế thường quay về hướng Nam và Đông Nam cũng xuất phát từ quan niệm về phong thủy. Hai hướng này là hướng của thánh thần, hướng tốt nhất mang lại sự thịnh vượng, giàu sang, sức khỏe và gió tốt cho chủ nhân ngôi nhà. Đây cũng là hướng mà kinh thành Huế được xây dựng và khá phù hợp với điều kiện khí hậu ở Huế. 1.1. Không gian tự nhiên - Cổng và hàng rào: Chủ nhân các NVTT Huế rất coi trọng yếu tố phong thủy khi xây dựng cổng. Mỗi cổng nhà đều có một kiểu thức riêng để biểu hiện danh tính, vị trí xã hội, tính cách và tâm hồn của chủ nhân ngôi nhà. Có 4 kiểu dáng cổng đặc trưng của NVTT Huế đó là cổng gỗ, cổng vòm, cổng hai trụ và cổng tam quan. Trong đó, một số phủ đệ mà chủ nhân có chức tước và uy quyền lớn trong triều đình mới được phép xây dựng cổng phủ kiểu tam quan. Những ngôi nhà vườn khác thường xây dựng cổng hai trụ bằng gạch hay kết hợp cả gỗ và gạch, ngói, thường được tạo dáng độc đáo, hình thức trang nhã. - Bình phong: Bình phong bắt nguồn từ các yếu tố “triều”, “án” trong phong thủy, chức năng chủ yếu là gia tăng tính bền vững của đất đai, ngăn chặn khí xấu và các yếu tố bất lợi xâm nhập vào ngôi nhà [1]. Bình phong thông thường chia làm 3 phần là đỉnh, thân và đế. Ở giữa phần thân thường ghi chữ Thọ, chữ Phước hoặc hình ảnh tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Các bình phong dạng cuốn thư thường không có phần đỉnh. Bình phong ở các phủ đệ thường có phần đỉnh, họa tiết mặt Nhật và Long, Phụng. Tùy theo quy mô kiến trúc nhà chính của nhà vườn mà bình phong được xây dựng theo kích thước phù hợp, hài hòa, đúng thuật phong thủy. - Bể cạn, hòn non bộ: Phía sau bình phong, chủ nhân các ngôi nhà vườn đặt một bể cạn trước nhà đóng vai trò như một “tiểu minh Sơ đồ 1. Tổng thể một NVTT Huế (Nguồn: Tác giả) Số 29 (Tháng 9 - 2019)34 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA đường”, điều tiết vượng khí xung quanh NVTT Huế [5] (Ảnh 1). Có nhiều quan điểm khác nhau về chức năng của bể cạn, người thì cho là sự kết hợp với bình phong để cản bớt hỏa khí, “tụ thủy, tích phúc” cho chủ nhân nhà vườn, có người quan niệm là chỗ cản hỏa khí nên đương nhiên phải đặt trước nhà. Ngoài ra, non bộ còn có chức năng trang trí mỹ thuật, nghệ thuật xếp đá độc đáo, mang phong cách Huế. - Vườn cây và hệ cây trồng: Theo quan niệm kiến trúc phương Đông, vườn là “một không gian kiến trúc dựa vào hình thế thiên nhiên để tạo nên không gian trữ tình có sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên và kiến trúc, đặc biệt là khai thác triệt để các yếu tố sông hồ, núi đồi, cây xanh và hoa trái, khai thác triệt để các yếu tố về đá, nước và cây” [6, tr.17]. Một khu rừng thu nhỏ bao quanh ngôi nhà rường tạo nên một ấn tượng trầm lặng, kiến trúc không tách khỏi cảnh quan, hình thành con người - kiến trúc - cảnh quan đậm chất triết lý Á Đông. Trong NVTT Huế, chủ nhân thường trồng nhiều loại cây khác nhau nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, gồm: Hệ cây phục vụ tín ngưỡng nghi lễ, hệ cây hương liệu cho thức uống, hệ cây cảnh, hệ cây ăn trái, hệ cây gia vị, hệ cây dược liệu, hệ cây thực phẩm. Hiện nay, do sự phát triển của kinh tế, sự thay đổi về nhu cầu nên một số hệ cây trồng trong NVTT Huế có sự thay đổi nhất định, chẳng hạn, hệ cây dược liệu hầu như không còn được trồng; hệ cây dùng cho tín ngưỡng nghi lễ, cây cảnh, hệ cây hương liệu cho thức uống suy giảm, trong khi đó, hệ cây ăn trái, cây gia vị, cây thực phẩm được trồng nhiều hơn. 1.2. Không gian xã hội - Nhà chính: Cấu trúc nhà chính thường làm bằng hệ rường, xây dựng theo kết cấu 3 gian 2 chái, 5 gian 2 chái hay 1 gian 2 chái. Trong nhà chính, không gian trang trọng nhất nằm chính giữa phía sau thường là nơi thờ tự. Phía trước nơi thờ tự là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung, phòng ăn, nơi bố trí đồ cúng trong những dịp tế lễ hoặc là nơi chợp giấc của chủ nhân vào những buổi trưa hè nóng nực. - Nhà phụ: Nhà phụ là nơi tổ chức sinh hoạt thường xuyên bao gồm nhà bếp, nơi ăn uống, chỗ ngồi sinh hoạt và còn được dùng làm kho lưu trữ lúa gạo. Nhà phụ được xây cất đơn giản hơn nhưng tiện lợi, linh hoạt, thoải mái, không gò bó như nhà chính với nhiều phép tắc. Không gian bếp ăn và kho thường nằm trong nhà phụ, trong khi nơi vệ sinh và tắm rửa thường nằm bên ngoài phía sau công trình. Bên cạnh đó, một phần không gian nhà phụ trước đây cũng có thể được dùng làm phòng ngủ cho phụ nữ trong gia đình [17]. 2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự biến đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế Thời gian qua, cùng với sự phát triển của thành phố Huế, đô thị mở rộng, nông thôn mới được xây dựng, đời sống nhân dân được nâng cao nhưng chính sự phát triển đó cũng đã làm biến đổi và cuốn đi nhiều giá trị của các ngôi NVTT Huế. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn chủ nhân của 11 NVTT Huế về các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi, thu được kết quả như sau: Có 3 ngôi nhà tại phường Thủy Biều được đưa vào danh mục xếp hạng di tích và nhận hỗ trợ từ chính quyền, chiếm 28% và họ cho rằng, chính điều này đã tác động mạnh mẽ đến không gian ngôi nhà vườn của họ sau quá Ảnh 1. Bình phong và hòn non bộ tại NVTT của gia đình ông Lê Khánh Tùng tại 48 Hải Triều (Nguồn: Tác giả) 35Số 29 (Tháng 9 - 2019) DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA trình trùng tu; chiếm 18% là quan điểm về việc phân lô, tách thửa cho con cháu trong nhà đã ảnh hưởng đến kết cấu truyền thống của nhà chính và nhà phụ; chiếm 45% là quan điểm cho rằng sức hút từ sự phát triển kinh tế, khoa học và kỹ thuật đã làm cho chủ nhân ngôi nhà vườn muốn bắt kịp được sự tiến bộ này nên đã tiến hành tu sửa ngôi nhà bằng những vật liệu hiện đại và sử dụng các thiết bị tân tiến khác trong ngôi nhà của chính mình; có 9% quan điểm cho rằng chính thời tiết khắc nghiệt ở Huế đã làm cho chất lượng gỗ mau xuống cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của ngôi nhà. 2.1. Yếu tố kinh tế Sự phát triển về kinh tế là yếu tố quan trọng nhất tác động làm biến đổi NVTT ở ngoài kinh thành Huế trong những năm gần đây. Phần lớn chủ nhân sở hữu các NVTT Huế tại khu vực này đều có đời sống kinh tế khá ổn định. Do đó, không ít người tự đầu tư tu sửa, trang trí ngôi nhà của mình. Chính điều này đã vô tình làm mất đi dáng nét cổ xưa của nhà rường cổ, như trường hợp nhà vườn của ông Vĩnh Tháp tại 310 Nguyễn Sinh Cung được khoác màu áo mới thay vì lựa chọn màu sơn truyền thống. Ngoài ra, chủ nhân ngôi nhà còn tận dụng đất vườn để xây các nhà phụ cao tầng cho con cái hoặc sử dụng để phục vụ kinh doanh. Vấn đề biến đổi NVTT Huế ở bất cứ khu vực nào cũng nên được nhìn nhận rằng đó là điều tất yếu, các gia chủ đều có những mục đích và tâm nguyện riêng trong chính ngôi nhà của mình. Nhiều ngôi nhà vườn tại khu vực này đã được kết hợp với việc gia tăng lợi nhuận kinh tế bằng cách thực hiện những mô hình du lịch mới lạ, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế như nhà vườn Xuân Đài tại 12/22 Thanh Nghị. Tại đây, hằng ngày gia chủ cùng con cái trong nhà đón tiếp từ 10 đến 20 lượt khách đến tham quan, tìm hiểu về NVTT Huế, kết hợp với việc tổ chức phục vụ những bữa ăn được làm từ chính những thực phẩm thu hoạch tại vườn. Đây là mô hình hữu ích để không chỉ duy trì các giá trị văn hóa mà còn đáp ứng được nhu cầu kinh tế của gia chủ. Cũng phát triển mô hình du lịch như trên là nhà vườn tại 47 Lương Quán. Ngôi nhà này được chủ nhân xây dựng thêm khu nhà hàng phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, gia chủ cho biết, hiện nay nhà vườn của ông vẫn chưa thực hiện được hình thức cho du khách lưu trú qua đêm (mô hình Homestay) và trong thời gian sắp tới sẽ chú trọng phát triển hình thức kinh doanh này. Phát triển dịch vụ du lịch là hướng đi phù hợp nhằm phát triển kinh tế cho gia đình nhưng việc đầu tư xây dựng mới các công trình, mua các thiết bị hiện đại để phục vụ du lịch không phù hợp đã làm biến đổi NVTT Huế. Bên cạnh đó, các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại cũng được ứng dụng trong thờ tự tại các nhà rường như đèn điện thay cho đèn dầu, ampli, loa đài được sử dụng phục vụ cúng lễ và tổ chức húy kỵ khiến cho việc thờ cúng được thuận tiện. 2.2. Hỗ trợ từ chính quyền Ngày 10 tháng 9 năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có công văn số 6717/UBND- ĐC thống nhất danh mục nhà vườn của 03 hộ: Nhà vườn của ông Nguyễn Hữu Thông (Sum Viên), số 313 Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc; nhà vườn của ông Tôn Thất Phương, số 47 Lương Quán, phường Thủy Biều; và nhà thờ họ Tôn Thất (của ông Tôn Thất Hùng), số 7 kiệt 72 Thân Văn Nhiếp, phường Thủy Biều được hỗ trợ kinh phí trùng tu trong năm 2018 [18]. Nhà thờ họ Tôn Thất (nhà vườn đặc trưng loại 1) được nhận số tiền hỗ trợ là 700 triệu đồng. Trải qua trên 3 lần trùng tu nhưng ngôi nhà vẫn giữ được kiến trúc của nhà rường cổ, phần ngói của ngôi nhà được lợp lại mới hoàn toàn nhưng ngói liệt vẫn được lựa chọn. Tuy nhiên, lối dẫn vào nhà với hàng chè tàu đã biến mất và được thay thế bởi chất liệu hiện đại. Bình phong với hình dáng cuốn thư và bể cạn vẫn được gìn giữ, tuy nhiên, hòn non bộ theo thời gian đã không còn được chú trọng chăm sóc. Số 29 (Tháng 9 - 2019)36 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Nhà vườn của ông Tôn Thất Phương tại 47 Lương Quán (nhà vườn đặc trưng loại 2) đã tồn tại trên 150 năm, được nhận hỗ trợ 400 triệu đồng từ chính quyền. Bên cạnh việc giữ được kiến trúc nhà rường, chủ nhân ngôi nhà trong quá trình tu sửa đã lợp lại ngói mới là ngói liệt, đúng với những tiêu chuẩn của NVTT Huế. Trước đó, ngôi nhà này được lợp bằng loại ngói khác. Sau lần tu sửa từ việc nhận được nguồn vốn hỗ trợ từ chính quyền, ngôi nhà này vẫn giữ được lối vào bằng hàng chè tàu, bể cạn với hòn non bộ được gia chủ chăm sóc cẩn thận hàng ngày và bình phong có hình dáng bụi chè tàu. Một ngôi nhà vườn điển hình khác phải kể đến là nhà vườn của ông Hồ Xuân Doanh tại 51 Thanh Nghị. Ngôi nhà được trùng tu trên 3 lần, lần gần nhất là vào năm 1977, được chính quyền hỗ trợ 700 triệu cho nhà vườn đặc trưng loại 1. Hiện trạng kiến trúc ngôi nhà hiện nay đều được duy trì tốt từ cổng ngõ với cổng hai trụ, bình phong cuốn thư, bể cạn và hòn non bộ. Lối vào xanh ngát với bụi chè tàu và hai hàng cau cao vút tạo nên một khung cảnh hữu tình (Sơ đồ 2). 2.3. Sức ép dân số Sức ép dân số là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến biến đổi không gian tự nhiên của NVTT Huế. Việc quy hoạch xây dựng đường sá để phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân, hay chính chủ nhân của căn nhà muốn xây ngôi nhà với cổng ngõ hiện đại, khang trang hơn, đó là những nguyên nhân chính phá vỡ kiến trúc truyền thống của cổng ngõ, bình phong, bể cạn, hòn non bộ, vườn cây và hệ cây trồng của NVTT Huế. Các chủ nhân NVTT Huế muốn xây thêm phòng, sử dụng một phần không gian ngôi nhà thành nơi kinh doanh hoặc cho thuê để tăng thu nhập, đặc biệt là vấn đề phân lô, tách thửa, chia cắt đất cho con cái trong gia đình đã khiến cho không gian tự nhiên của ngôi nhà bị cơi nới, biến dạng. Ngôi nhà vườn tại 48 Hải Triều là một ví dụ điển hình cho sự tác động mạnh mẽ của sức ép dân số hiện nay. Ngay trước mặt tiền ngôi nhà truyền thống, gia chủ tiến hành xây dựng một ngôi nhà cao 3 tầng cho con cái ngay phía bên phải, dãy nhà bên trái được cho thuê với mục đích kinh doanh. Điều này khiến cho ngôi nhà cổ hoàn toàn bị lùi về phía sau, trở nên khiêm nhường trước những công trình mới hiện đại. Một ví dụ khác, NVTT Huế tại 310 Nguyễn Sinh Cung của ông Vĩnh Tháp, bể cạn, hòn non bộ và bình phong bị phá hủy để giải quyết nhu cầu nhà ở cho con cái và có thêm không gian kinh doanh cây giống ngay trước mặt tiền ngôi nhà (Sơ đồ 3). Sơ đồ 2. Không gian NVTT Huế hiện nay của ông Tôn Thất Toàn tại 13A Lương Quán, của ông Hồ Xuân Doanh tại 51 Thanh Nghị và của ông Hồ Xuân Bổng tại 32 Thanh Nghị, phường Thủy Biều, thành phố Huế (Nguồn: Tác giả) 37Số 29 (Tháng 9 - 2019) DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Ở phương diện văn hóa truyền thống, những xáo trộn dân cư với sự xuất hiện của di dân từ nơi khác trong thành phố hay từ các tỉnh khác trong nước đã làm lơi lỏng phần nào sự cố kết về mặt tâm linh, văn hóa cộng đồng giữa những người sống trong cùng một địa phận như trước. 2.4. Thời gian, biến đổi khí hậu Những vách ngăn trong NVTT Huế hiện nay hầu hết có sự tham gia của tường gạch chứ không hoàn toàn bao quanh bằng gỗ như trước kia để đối phó với ẩm mốc. Việc mở rộng mặt bằng sinh hoạt, tăng chiều cao mái nhà, sử dụng biện pháp giảm số cột nhà, nâng cột nhà chính là để phù hợp với điều kiện sinh hoạt hiện tại của gia đình. Chủ nhân nhà vườn có xu hướng nâng cột chính để làm nền nhà cao hơn so với sân vườn, tránh ngập úng vào mùa mưa bão, tránh ẩm mốc cho NVTT Huế vào mùa đông. Yếu tố thời gian, biến đổi khí hậu cũng tác động đến không gian tự nhiên. Cây măng cụt cùng với nhiều loại cây khác như cây nhãn, cây mít, là minh chứng sống cho số tuổi của mỗi ngôi NVTT Huế. Các trận lụt lịch sử năm 1985, năm 1999 đã khiến cho nhiều loại cây quý trong khu vườn của những NVTT Huế không thể tồn tại. Ví dụ điển hình, cây măng cụt tại nhà thờ họ Tôn Thất của ông Tôn Thất Tùng đã chết sau trận lụt năm 1985. Trận lụt năm 1999 đã khiến cho chủ nhân ngôi nhà vườn tại 40 Tuy Lý Vương phải tiến hành nâng nền toàn bộ ngôi nhà, làm cho bình phong ngày càng thấp đi so với mặt bằng tổng thể nên con cháu sống trong ngôi nhà này buộc phải tháo bỏ. Dưới tác động của lũ lụt, thiên tai, chúng ta đang dần mất đi những giá trị truyền thống vô cùng đẹp đẽ của những ngôi NVTT Huế. 2.5. Yếu tố khác Chúng tôi cho rằng có một yếu tố nội tại khác dẫn đến sự biến đổi không gian của NVTT Huế, đó chính là từ quan niệm của người dân. Xuất phát từ chính quan niệm của người dân mà ảnh hưởng trực tiếp đến không gian xã hội của ngôi nhà, đặc biệt là không gian nhà chính. Chủ nhân những ngôi NVTT Huế không đồng ý hoặc đồng ý nhưng chưa được hỗ trợ để đưa ngôi nhà của mình vào danh mục xếp hạng di tích thường sẽ tự tiến hành trùng tu ngôi nhà bằng nguồn vốn riêng của mỗi gia đình. Việc tu sửa nhà chính hay nhà phụ mà không có bản vẽ kỹ thuật của những kiến trúc sư có chuyên môn là một mối nguy hiểm đe dọa tới kiến trúc truyền thống không gian NVTT Huế. Điều này còn chứng tỏ hệ thống quản lý lỏng lẻo, đặc biệt là trong quy chế trùng tu nhà cổ, chưa có văn bản pháp lý nào quy định chặt chẽ về việc gìn giữ kiến trúc của NVTT Huế. Hệ quả là không gian NVTT ngày càng bị biến đổi, nhiều chi tiết trang trí, vật liệu xây dựng, màu sơn hiện đại được thực thi khiến những ngôi nhà này được khoác một màu mới tân tiến, đi ngược lại với kiến trúc truyền thống xưa. Sơ đồ 3. Không gian NVTT Huế hiện nay của ông Vĩnh Tháp tại 310 Nguyễn Sinh Cung (Nguồn: Tác giả) Số 29 (Tháng 9 - 2019)38 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Như vậy, các nhân tố tác động nêu trên đã làm cho nhiều công trình kiến trúc NVTT Huế bị thay đổi chức năng, bị chắp vá thêm những kiểu dáng mới lạ, bị biến dạng cơ bản về không gian và hình thức kiến trúc so với nguyên trạng ban đầu hoặc trong tươn
Tài liệu liên quan