TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh
viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học tư thục dựa trên mô hình thang đo chất lượng
dịch vụ HEdPERF để nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng
dịch vụ đào tạo tại các trường đại học tư thục tại tỉnh Bình Dương. Kết hợp phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng tác giả tiến hành khảo sát 400 sinh viên đang học tập tại các trường trên địa
bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh
viên về chất lượng dịch vụ đào tạo: (1) Danh tiếng, (2) Phương diện phi học thuật, (3) Phương diện
học thuật, (4) Sự tiếp cận, (5) Chương trình học.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại các trường Đại học Tư thục tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN
VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TƯ THỤC TỈNH BÌNH DƯƠNG
Nguyễn Kiều Oanh*
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh
viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học tư thục dựa trên mô hình thang đo chất lượng
dịch vụ HEdPERF để nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng
dịch vụ đào tạo tại các trường đại học tư thục tại tỉnh Bình Dương. Kết hợp phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng tác giả tiến hành khảo sát 400 sinh viên đang học tập tại các trường trên địa
bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh
viên về chất lượng dịch vụ đào tạo: (1) Danh tiếng, (2) Phương diện phi học thuật, (3) Phương diện
học thuật, (4) Sự tiếp cận, (5) Chương trình học.
Từ khóa: sự hài lòng của sinh viên, chất lượng dịch vụ đào tạo, trường đại học tư thục, Bình Dương
THE FACTORS INFLUENCE OF SATISFACTION OF STUDENTS ABOUT
THE QUALITIES OF TRAINING SERVICES AT PRIVATE UNIVERSITIES
IN BINH DUONG
ABSTRACT
This investigation was conducted to analyze the factors which effect student satisfaction with
the quality of training services at private universities. This study bases on HEDPERF model to study
the factors of impact to student satisfaction with the quality of training services which calculate the
service quality at private universities in Binh Duong province. Combining qualitative and quantitative
research methods. The writer surveys on 400 students who are studying at universities in Binh Duong.
The result shows five reasons which effected students’ satisfaction about training service quality. (1)
Reputation, (2) non-academic aspect, (3) the academic aspect, (4) The approach, (5) ciriculum.
Key words: student satisfaction, quality of training services, private university, Binh Duong.
Phương diện
phi học thuật
(NOA)
* ThS. GV. Khoa Quản trị, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng là một trong những vấn đề
đang được xã hội quan tâm hàng đầu hiện nay.
Bất kỳ ở môi trường, điều kiện nào, người hưởng
thụ, tiêu dùng, sử dụng... đều hướng đến chọn
sản phẩm có nhiều tính ưu việt về giá trị chất
lượng như: vật chất, tinh thần, trí tuệ, hình thức,
điều kiện... Giáo dục được xem là loại sản phẩm
dịch vụ nhưng chất lượng giáo dục không phải
là chất lượng của một loại sản phẩm cụ thể, mà
nó được thể hiện ở giá trị khoa học, công nghệ
do con người quyết định.
Trong bối cảnh hiện nay, các trường đại
học (ĐH) Việt Nam đang đứng trước sự cạnh
tranh không chỉ với những trường trong nước
mà còn các ĐH quốc tế. Vì vậy, việc nâng cao
chất lượng dịch vụ (CLDV) đào tạo là hết sức
cần thiết để có thể tồn tại và phát triển. Với công
cụ đo lường thích hợp, các trường cần phải xác
định rõ những yếu tố của CLDV ảnh hưởng đến
sự hài lòng của sinh viên (SV). Trên cơ sở đó
sẽ tìm ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa
CLDV để thoả mãn “khách hàng SV”.
49
Các yếu tố ảnh hưởng đến...
Riêng đối với tỉnh Bình Dương những nĕm
gần đây có tốc độ phát triển kinh tế công nghiệp
cao nhất trong cả nước, cùng với việc ra đời của
Thành phố mới Bình Dương, một thành phố kiểu
mẫu hiện đại nhất trong cả nước đang được hình
thành, thì nhu cầu về nguồn lực được đào tạo có
chất lượng là vô cùng lớn. Với thuận lợi là gần
TP.HCM, phương tiện đi lại rất thuận lợi và dễ
dàng, trong khi cuộc sống không quá đắc đỏ như
các thành phố lớn khác. Bên cạnh đó Bình Dương
với gần 12.000 doanh nghiệp thuộc 28 khu công
nghiệp trong toàn tỉnh thì SV có rất nhiều cơ hội
tìm được việc làm ổn định và phù hợp với ngành
nghề đào tạo vì vậy đã thu hút rất nhiều các bạn
học sinh và các bậc phụ huynh yên tâm lựa chọn
cho con mình theo học tại các trường ĐH tại Tỉnh
Bình Dương. Đứng trước nhu cầu đó thì sự cạnh
tranh giữa các trường ĐH đóng trên địa bàn Tỉnh
ngày càng cao và gay gắt nên việc nâng cao chất
lượng đào tạo dịch vụ, làm tĕng sự hài lòng của
SV của các trường vô cùng cấp thiết.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
Abdullah (2005) lược khảo tài liệu cho
thấy rằng có nhiều ý kiến bất đồng trong cuộc
tranh luận về làm thế nào để đo lường CLDV.
Việc sử dụng phương tiện đo lường CLDV hiện
có trên các lĩnh vực tiếp thị có thể được thể
nghiệm với một số mức độ thành công, nhưng
điều này có thể không phải là trường hợp cho
các ngành dịch vụ khác đặc biệt là giáo dục
ĐH1. Như vậy, một công cụ được thiết kế riêng
cho một ngành cụ thể là một chiến lược nghiên
cứu khả thi để theo đuổi. Đó là lý do cho sự
ra đời của HEdPERF, một công cụ đo lường
CLDV mới được thiết kế đặc biệt cho lĩnh vực
giáo dục ĐH bằng cách sử dụng cả hai phương
pháp định tính và định lượng. Abdullah (2005)
sử dụng phương pháp định tính để xác định các
yếu tố quyết định CLDV bằng các nhóm thảo
luận chuyên sâu. Lý thuyết được xem xét bởi
ba cuộc phỏng vấn nhóm chuyên sâu cung cấp
cơ sở cho việc tạo ra các biến để đưa vào bảng
câu hỏi nháp. Bảng câu hỏi nháp cuối cùng đã
được kiểm tra thử nghiệm với tổng cộng 30
SV đại diện được rút ra từ các ĐH khác nhau ở
Malaysia, và sau đó nộp cho 10 chuyên gia (viện
sĩ hàn lâm, các nhà nghiên cứu và các học viên)
phản hồi trước khi sử dụng cho một cuộc khảo
sát quy mô đầy đủ. Bảng câu hỏi chính thức sử
dụng để thu thập dữ liệu từ 680 SV đến từ sáu
trường ĐH ở Malaysia, từ đó thu được 409 bảng
câu hỏi hoàn thành đúng [5]. Từ dữ liệu thu
thập được, Abdullah (2005) đã phân tích nhân
tố và phân tích hồi quy. Kết quả sáu yếu tố ảnh
hưởng đến CLDV đào tạo được đề cập bao gồm:
(1) Phương diện phi học thuật (non-academic
aspects), (2) Phương diện học thuật (academic
aspects), (3) Danh tiếng (reputation), (4) Sự tiếp
cận (access), (5) Chương trình học (programmes
issues), (6) Sự hiểu biết (understanding) với tất
cả 41 biến quan sát2.
Tuy nhiên nĕm 2006, Abdullah đã tiến
hành một nghiên cứu so sánh 3 công cụ đo lường
CLDV đào tạo: HEdPERF, SERVPERF và thang
đo hiệu chỉnh HEdPERF - SERVPERF. Một kết
quả của nghiên cứu là đưa ra thang đo HEdPERF
hiệu chỉnh (modified HEdPERF scale) gồm 5 yếu
tố (loại bỏ yếu tố thứ 6: Sự hiểu biết) với 38 biến
quan sát được đánh giá là đáng tin cậy hơn (more
reliable estimations), các tiêu chí tốt hơn (greater
criterion) và cấu trúc ổn định (construct validity),
phương sai giải thích tốt hơn (greater explained
variance) và phù hợp hơn (better fit). Cụ thể 5 yếu
tố được xác định như sau3:
1 Abdullah. F., 2005. The development of HEdPERF: a new measuring instrument of service quality for the
higher education sector. International Journal of Consumer Studies, 30: 569 - 581.
2 Abdullah. F., 2005. The development of HEdPERF: a new measuring instrument of service quality for the
higher education sector. International Journal of Consumer Studies, 30: 569 - 581.
3 Abdullah. F., 2006. Measuring service quality in higher education: HEdPERF versus SERVPER. Marketing
Intelligence & Planning, 24: 31 - 47.
50
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
- Yếu tố 1: Phương diện phi học thuật
(non-academic aspects). Yếu tố này bao gồm
các biến cần thiết để giúp SV hoàn thành
nghĩa vụ học tập của họ và nó liên quan đến
nhiệm vụ được thực hiện bởi các nhân viên
vĕn phòng (by non-academic staff)
- Yếu tố 2: Phương diện học thuật (aca-
demic aspects). Yếu tố này bao gồm các biến
hoàn toàn chịu trách nhiệm bởi các giảng
viên (by academic).
- Yếu tố 3: Sự danh tiếng (reputation). Yếu
tố này bao gồm các biến cho thấy tầm quan
trọng của các trường ĐH trong việc xây dựng
một hình ảnh chuyên nghiệp.
- Yếu tố 4: Sự tiếp cận (access). Yếu tố
này bao gồm các biến liên quan đến các vấn
đề như khả nĕng tiếp cận, tính sẵn có, dễ tiếp
xúc và thuận tiện.
- Yếu tố 5: Chương trình học (programmes
issues). Yếu tố này bao gồm các biến nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp
chương trình học/chuyên ngành có cấu trúc
linh hoạt với giáo trình rộng rãi và có uy tín.
Tuy là một thang đo CLDV khá mới nhưng
đã có nhiều nhà nghiên cứu sử dụng HEdPERF
là công cụ đo lường trong các đề tài của mình.
2.2. Mô hình nghiên cứu
Từ bối cảnh nghiên cứu tại các trường đại
học tư thục tại tỉnh Bình Dương và các nghiên
cứu trước cho thấy có nhiều thang đo khác nhau
để đo lường CLDV đào tạo trong các trường ĐH.
Sau khi tham khảo các nghiên cứu, tác giả đã đề
xuất các giả thuyết nghiên cứu dựa trên mô hình
HEdPERF (Abdullah, 2005). Đây là một thang
đo được sử dụng và kiểm định trong nhiều nghiên
cứu ở các trường ĐH khác nhau trên thế giới.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là thang đo
kết quả đáng tin cậy (reliable estimations), các
tiêu chí tốt hơn (greater criterion) và cấu trúc ổn
định (construct validity), phương sai giải thích
tốt hơn (greater explained variance)4. Trên cơ sở
lý thuyết được trình bày trên đây, chúng tôi đề
xuất mô hình nghiên cứu như sau (xem Hình 1):
4 Abdullah. F., 2006. Measuring service quality in higher education: HEdPERF versus SERVPER. Marketing
Intelligence & Planning, 24: 31 - 47.
55
ứu đề ấ ế ố ảnh hưởng đế ự ủ ề ất lượ
ị ụ đào tạ ại các trường Đạ ọc tư thụ ạ ỉnh Bình Dương.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ
ứu đị ứu đị lượ đượ ự ệ 2 bướ sau đây
ứu đị đượ ự ệ ệ ỏ ấ ộ ố
đang họ ại trường Đạ ọ ế ỹ ật Bình Dương, Đạ ọc Bình Dương, Đạ ọ
ệt Đứ ằm điề ỉ ổ ến quan sát dùng để đo lườ ệ
ứ ộ ổ ả ậ đã đánh giá lạ ế ố ứ đượ
đưa ra để ợ ợ ối cùng đi đế ế ậ ữ ế ố
ọ ảnh hưở ọ ất đến CLDV đào tạ ạ các trường Đạ ọ ỉnh Bình Dương.
ế ả ộ ả ậ này là cơ sở để ựng đượ ả ỏi sơ bộ
ứu đị lượ đượ ự ệ ằ ỹ ậ ỏ ấ ự ế
ả ỏ ế ằm đánh giá các thang đo và kiểm đị ết đã đặ
Phương pháp chọ ẫ ứu này đượ ự ệ ằ Phương pháp chọ ẫ
ấ hương pháp chọ ẫ ế ệ ề ờ ế ứ
ọ đúng thuộ ể ộ ả nĕng phân biệt đối tượ ứ
thì phương pháp chọ ẫ ự ễ ể đạ ện cho đám đông
Xác định kích thướ ẫ ế ủ ứ ố lượ ế ầ
ế ỷ ệ 10:1 thì kích thướ ẫ ố ể ả ẫ đế
ọ ễ ộ ọ ữ ệ ứ ớ ậ
ồng Đứ
Phương diện phi
học thuật (NOA)
Phương diện học
thuật (AA)
Danh tiếng (RE)
Sự tiếp cận (AC)
Chương trình học (PI)
Các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng (OS)
của SV về CLDV đào
tạo tại các trường Đại
học tư thục tại Tỉnh
Bình Dương
H
1
H
2
H
3
H
4
H
5
- Giới tính
- Nĕm học
- Khối đào tạo
- Hệ đào tạo
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV về chất lượng
dịch vụ đào tạo tại các trường Đại học tư thục tại tỉnh Bình Dương.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định tính và Nghiên cứu định
lượng được thực hiện 2 bước sau đây:
3.1. Nghiên cứu định tính: được thực
hiện thông qua việc phỏng vấn một số SV (n =
15) đang học tại trường Đại học Kinh Tế - Kỹ
51
Các yếu tố ảnh hưởng đến...
Thuật Bình Dương, Đại học Bình Dương, Đại
học Việt Đức nhằm điều chỉnh và bổ sung các
biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm
nghiên cứu. Nội dung buổi thảo luận nhóm đã
đánh giá lại các yếu tố trong mô hình nghiên
cứu được đưa ra để xem tiêu chí nào phù hợp
hay không phù hợp. Cuối cùng đi đến kết luận
những yếu tố họ cho là ảnh hưởng quan trọng
nhất đến CLDV đào tạo tại các trường Đại học
tỉnh Bình Dương. Kết quả cuộc thảo luận này là
cơ sở để xây dựng được bảng câu hỏi sơ bộ.
3.2. Nghiên cứu định lượng: được thực
hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua
Bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo
và kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra.
- Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu
này được thực hiện bằng Phương pháp chọn mẫu
phi xác suất. Phương pháp chọn mẫu này tiết
kiệm về chi phí và thời gian5. Nếu nhà nghiên
cứu chọn đúng thuộc tính kiểm soát (các thuộc
tính có khả nĕng phân biệt đối tượng nghiên cứu
cao) thì phương pháp chọn mẫu này trong thực
tiễn có thể đại diện cho đám đông6.
- Xác định kích thước mẫu: Mô hình lý
thuyết của nghiên cứu này có số lượng biến cần
quan sát là 41 biến và dùng tỷ lệ 10:1 thì kích
thước mẫu tối thiểu nên trong khoảng 205 mẫu
đến 410 mẫu. Tác giả chọn kích cỡ mẫu n = 400
SV. Đây là phương án vừa khá tin cậy về kết quả
vừa tiết kiệm được chi phí và khả thi trong thời
gian có hạn.
- Bảng câu hỏi - Phương pháp thu
thập dữ liệu: Bảng câu hỏi được thiết kế theo
hình thức trả lời dưới dạng các câu hỏi đóng,
lựa chọn mức độ đồng ý theo thang đo Likert
7 điểm (Seven-point Likert type scales). Bảng
câu hỏi thiết kế hoàn thiện đã gửi tận tay các
SV ở các hệ học tại các trường tư thục trên địa
bàn tỉnh. Cụ thể trường Đại học Kinh tế - Kỹ
thuật (150 mẫu), trường Đại học Bình Dương
(150 mẫu), trường Đại học Việt Đức (50 mẫu),
trường Đại học quốc tế Miền đông (50 mẫu),
trường Đại học Mở Tp HCM cs2 (50 mẫu). Dữ
liệu sẽ được tổng hợp lại và sàng lọc. Yêu cầu
để sàng lọc cho 1 bảng câu hỏi là không có thiếu
giá trị (missing value).
- Phân tích dữ liệu: Các dữ liệu sau khi
thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê
SPSS 22.0. Một số phương pháp phân tích được
sử dụng trong nghiên cứu như sau7:
+ Thống kê mô tả: Bảng tần số được lập để
mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính như
giới tính, nĕm học, hệ đang theo học,...
+ Kiểm tra độ tin cậy theo hệ số Cronba-
ch’s Alpha: Phương pháp này cho phép người
phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và
hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên
cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng
hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.
Những biến có hệ số tương quan biến tổng
(item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis): Tác giả phân tích
nhân tố khám phá (EFA) để thu nhỏ và tóm tắt dữ
liệu. Phân tích nhân tố còn dựa vào eigenvalue
để xác định số lượng nhân tố. Số lượng nhân
tố được xác định ở nhân tố (dừng ở nhân tố) có
eigenvalue tối thiểu bằng 1.0. Những nhân tố có
eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm
tắt thông tin tốt hơn một biến gốc8.
- Phân tích hồi quy: Nếu các giả định
không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính
5 Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 1,2). HCM: NXB.
Hồng Đức.
6 Abdullah. F., 2006. Measuring service quality in higher education: HEdPERF versus SERVPER.
Marketing Intelligence & Planning, 24: 31 - 47.
7 Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập
1,2). HCM: NXB. Hồng Đức.
8 Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - Thiết kế và thực
hiện. HCM: NXB. Lao động – Xã Hội.
52
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
bội được xây dựng. Và hệ số R2 đã được điều
chỉnh (adjusted R square) cho biết mô hình hồi
quy được xây dựng phù hợp đến mức nào. Mục
tiêu của nghiên cứu này là kiểm định lý thuyết
khoa học nên sẽ sử dụng phương pháp đồng thời
(phương pháp ENTER trong SPSS) để phân tích
hồi quy9.
- Kiểm định sự khác biệt các trung
bình: Kiểm định ANOVA về sự khác biệt các
trung bình về sự hài lòng của SV giữa các các hệ
đào tạo và giữa SV các nĕm [1].
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả kiểm định thang đo: Kết
quả kiểm định thang đo chính thức (Chi tiết theo
Bảng 1) cho thấy thang đo có độ chính xác khá
cao với hệ số Cronbach’s Alpha > 0,7 và các hệ
số tương quan biến tổng của các biến đo lường
nhân tố này đều đạt chuẩn cho phép (> 0,3). Vì
thế, tất cả các thang đo đều được chấp nhận và
đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo
(xem Bảng 1).
9 Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - Thiết kế và thực hiện. HCM:
NXB. Lao động – Xã Hội.
10 Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - Thiết kế và thực
hiện. HCM: NXB. Lao động – Xã Hội.
Bảng 1: Kết quả kiểm định thang đo (n = 400)
Mã hóa Thành phần Hệ số Cronbach’s Alpha
NOA
AA
RE
AC
PI
OS
Phương diện phi học thuật
Phương diện học thuật
Danh tiếng
Sự tiếp cận
Chương trình học
Sự hài lòng chung
0.850
0.939
0.898
0.894
0.915
0.786
4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA):
Sau khi kiểm tra điều kiện Hệ số KMO ≥ 0.5 và
mức ý nghĩa của Kiểm định Bartlet ≤ 0.05 của
phân tích nhân tố, tiến đến xác định số lượng
nhân tố thông qua điều kiện khi tổng phương sai
trích ≥ 50% và là eigenvalue >1. Tiếp đến, kiểm
tra giá trị hội tụ theo điều kiện hệ số tải nhân tố
(Factor Loading) ≥ 0.5 và giá trị phân biệt theo
điều kiện hệ số tải nhân tố của một biến quan
sát giữa các nhân tố phải ≥ 0.3 của các thang đo
nhằm điều chỉnh để phục vụ cho việc chạy hồi
qui mô hình tiếp theo. Kết quả phân tích EFA
cuối cùng sẽ đáp ứng giá trị hội tụ và giá trị phân
biệt. Các nhân số của các nhân tố dùng để tính
toán chỉ được hình thành sau khi kiểm tra EFA
và Cronbach alpha. Nhân số bằng trung bình
cộng (Mean score) của các biến số (hoặc items)
của từng nhân tố (factors)10.
4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội:
Phương pháp hàm hồi quy tuyến tính bội đưa vào
một lượt được sử dụng để kiểm định sự phù hợp
giữa 5 nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là
Sự hài lòng chung. Tác giả tiến hành phân tích
hồi quy với mức ý nghĩa 5% (xem Bảng 2).
Bảng 2: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội (n = 400)
Mô hình
Hệ số hồi quy
chưa chuẩn hoá
Hệ số hồi quy
chuẩn hoá T
Mức ý
nghĩa
Đo lường đa
cộng tuyến
B Sai số chuẩn Beta Sig. VIF
Hằng số .046 .245 -.187 .852
AA 224 .032 .274 6.935 .000 1.442
PI 083 .031 .093 2.646 .008 1.136
AC 125 .036 .135 3.509 .001 1.374
NOA 249 .042 .211 5.932 .000 1.168
RE 360 .039 .355 9.160 .000 1.392
53
Các yếu tố ảnh hưởng đến...
Với kết quả phân tích hồi qui tại Bảng 2,
các giá trị Sig. tương ứng với các biến AA, PI,
AC, NOA, RE đều nhỏ hơn 0.05. Vì vậy, có thể
kết luận rằng OS (Sự hài lòng) chịu ảnh hưởng
tích cực của 5 nhân tố: AA (Phương diện học
thuật), PI (Chương trình học), AC (Sự tiếp cận),
NOA (Phương diện phi học thuật).
Phương trình hồi quy tuyến tính bội thể
hiện các nhân tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng
chung như sau:
OS = -0.046 + 0.224*AA +0.083*PI +
0.125*AC + 0.249*NOA + 0.360*RE
1. Các biến độc lập: AA, PI, AC, NOA, RE
2. Biến phụ thuộc (OS): Sự hài lòng chung
Trong đó, nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất
đến sự hài lòng chung là nhân tố Danh tiếng
(RE), thứ hai là nhân tố Phương diện phi học
thuật (NOA), thứ ba là nhân tố Phương diện học
thuật (AA), thứ tư là nhân tố Sự tiếp cận (AC) và
cuối cùng là Chương trình học (PI).
5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của SV về CLDV đào
tạo tại các trường Đại học tư thục tại Tỉnh Bình
Dương và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
có sự khác nhau:
Bảng 3: Mức độ tác động của các nhân tố
đến sự hài lòng của SV về CLDV
đào tạo tại các trường Đại học tư thục tại
Tỉnh Bình Dương (n = 400)
Thành phần Hệ số Hồi quy
Danh Tiếng (RE) 0.360
Phương diện phi học thuật (NOA) 0.249
Phương diện học thuật (AA) 0.224
Sự tiếp cận (AC) 0.125
Chương trình học (PI) 0.083
Theo kết quả phân tích tại Bảng 3 trên
đây, 5 nhân tố trên đều có tác động và tương
quan thuận đến sự hài lòng của SV về CLDV tại
trường Đại học, trong đó nhân tố Danh tiếng ảnh
hưởng mạnh nhất; thứ 2 về phương diện phi học
thuật; thứ 3 về phương diện học thuật và Sự tiếp
cận cũng như Chương trình học đều ảnh hưởng
đến với những mức độ khác nhau. Kết quả kiểm
định mô hình cho thấy sự phù hợp của mô hình
lý thuyết với chất lượng đào tạo cũng như việc
chấp nhận các lý thuyết đã đề ra trong mô hình
nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cho các nhà
quản lý, các cơ sở đào tạo nói chung và các
trường ĐH nói riêng, nhất là những trường ĐH
tư thục để có thể cạnh tranh với các trường công
lập. Đây chính là những cĕn cứ để xây dựng một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công
tác đào tạo và chất lượng giáo dục nhằm thoả
mãn hơn nữa sự hài lòng của SV.