Quá trình cải cách chuyển đổi LTQD diễn ra khá chậm tại Việt Nam, và gần như chắc chắn quá
trình này cần được đẩy mạnh như là một phần của kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng thực hiện
REDD+. Việc giao tiếp các khu vực đất lâm nghiệp có chất lượng với số lượng xã và thôn có thể
quản lý được sẽ phải được tăng tốc thực hiện. Hơn nữa, việc giao đất rừng với diện tích rộng
hơn cho các cộng đồng sẽ phải thừa nhận một thực tế rằng mối quan hệ truyền thống với rừng
giữa người Kinh và các dân tộc khác tại Quảng Bình là hoàn toàn khác nhau. Các nhóm dân tộc
thiểu số khuynh hướng tự cung tự cấp theo cộng đồng và các phương thức quản lý tài nguyên
của họ cần được tôn trọng và nâng cao. Một lần nữa, các chương trình QLRCĐ được thực hiện
tốt sẽ phải trải qua một chặng đường dài để đạt được điều này, đặc biệt là khi các chương trình
này có thể sẽ bao gồm các phương án về canh tác nương rẫy tại các khu vực rừng cộng đồng.
Cuối cùng, là một phần không thể thiếu của quá trình cải cách, chuyển đổi LTQD đang được
thực hiện tại thời điểm hiện tại, chất lượng của đất rừng được giao cho các cộng đồng sẽ phải
nhận được sự quan tâm cao để cộng đồng sau khi nhận đất rừng có thể thực sự được hưởng
lợi mà không cần các kiểu đầu tư dẫn đến việc trồng độc canh cây keo và những khu vực rừng
tự nhiên trống trải sau khai thác trắng.
74 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các yếu tố đảm bảo an toàn xã hội và quá trình chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+: Khuôn khổ chung và các khoảng trống cần lấp đầy đối với tỉnh Quảng Bình, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các yếu tố đảm bảo an toàn xã hội và quá trình
chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+:
Khuôn khổ chung và các khoảng trống cần lấp đầy
đối với tỉnh Quảng Bình, Việt Nam
Berlin
Tháng 12 năm 2012
Dr. Rita Gebert
Với các thông tin đầu vào của
Ông Nguyễn Văn Hợp
Và sự hỗ trợ của
Ông Nguyễn Thanh Phương
Published by :
i
Lời nói đầu
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của những người cung cấp thông tin tham gia vào đợt
nghiên cứu này. Chúng tôi đánh giá cao sự cởi mở trong các cuộc thảo luận. Chúng tôi xin cảm ơn
các thành viên nam giới và nữ giới tại 11 thôn bản của 5 xã đã cung cấp cho chúng tôi nhiều thông
tin về rừng và các hoạt động sinh kế của họ có liên quan đến rừng. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các
cán bộ xã đã hỗ trợ chúng tôi sắp xếp các cuộc phỏng vấn tại các thôn bản. Cuối cùng, chúng tôi
xin cảm ơn sự hỗ trợ đối với đợt nghiên cứu này từ phía Ông Nguyễn Trung Thực - Giám đốc dự
án - và Ông Tiến sĩ Jens Kallabinski, Cố vấn trưởng hợp phần GIZ, dự án “Bảo tồn và quản lý bền
vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng
Bình, Việt Nam”. Xin cảm ơn Ông Nguyễn Minh Đức - Cán bộ phiên dịch hợp phần GIZ - đã hỗ trợ
phiên dịch trong quá trình Nhóm tư vấn tiến hành khảo sát tại thực địa.
Chúng tôi thu thập được nhiều thông tin từ các cuộc thảo luận với các bên liên quan từ cấp tỉnh
đến các thôn bản. Tuy nhiên, trách nhiệm về các ý kiến được nêu trong báo cáo này thuộc về các
tư vấn, đặc biệt là tác giả chính - Tiến sĩ Rita Gebert. Những ý kiến trong báo cáo này không nhất
thiết phải đại diện cho các ý kiến của GIZ, KfW hay của các thành viên của UBND tỉnh Quảng Bình.
Tất cả các bức ảnh trong báo cáo được chụp bởi tác giả - Bà Rita Gebert.
ii
Danh sách từ viết tắt
BQLRĐD Ban quản lý rừng đặc dụng
BQLRPH Ban quản lý rừng rừng phòng hộ
BMZ Bộ Hợp tác Phát triển Kinh tế Đức
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CBD Công ước về Đa dạng sinh học
CHLB Đức Nước Cộng hòa liên bang Đức
COP Hội nghị các bên
DVMTR Dịch vụ môi trường rừng
EUR Euro
FSC Hội đồng Quản trị rừng quốc tế (Forest Stewardship Council)
FPIC Nguyên tắc tham vấn đồng thuận tự nguyện, được thông báo trước và được
cung cấp thông tin
GIZ Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức - Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit
IDLO Tổ chức Luật phát triển Quốc tế
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
IUCN International Union for the Conservation of Nature
KfW Ngân hàng Tái thiết Đức - Kreditanstalt für Wiederaufbau
LNCĐ Lâm nghiệp cộng đồng
LTQD Lâm trường quốc doanh
MRV Hệ thống giám sát - báo cáo - kiểm chứng
NRAP Kế hoạch Hành động quốc gia sẵn sàng thực thi REDD+ của Việt Nam
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
QLRCĐ Quản lý rừng cộng đồng
Quỹ FCPF Quỹ đối tác carbon trong lâm nghiệp
RECOFTC Trung tâm vì con người và rừng
REDD Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng
REDD+ REDD cộng vai trò bảo tồn của trữ lượng carbon rừng, quản lý rừng bền vững và tăng
cường trữ lượng carbon
REL Mức phát thải tham chiếu
R-PIN Đề cương ý tưởng kế hoạch sẵn sàng thực thi REDD+
R-PP Kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+
RRAP Kế hoạch hành động chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+
Sở NN&PTNT Sở Nông ngiệp và Phát triển nông thôn
Sở TN-MT Sở Tài nguyên và Môi trường
STWG-SG Tiểu nhóm công tác kỹ thuật về các biện pháp đảm bảo an toàn
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
UNFCCC Công ước khung Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
UN-REDD Chương trình hợp tác thực hiện REDD của Liên hiệp quốc tại các quốc gia
đang phát triển
VND Đồng Việt Nam
VQG PNKB Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ bàng
Tỉ giá hối đoái bình quân (tháng 11 năm 2012):
EUR – VND = 1:26,000
USD – VND = 1:20,000
iii
Mục lục
Danh sách các bảng biểu
Bảng 1: Số hộ nghèo và cận nghèo tại vùng đệm và vùng lõi, 2011 .................................... 20
Bảng 2: Nhu cầu gỗ hộ gia đình hằng năm tại các xã vùng đệm, 2008 ............................... 27
Bảng 3: Đất rừng thuộc quản lý của xã, VQG PNKB, LTQD và BQLRPH (ha) .................... 34
Danh sách các hình ảnh
Hình 1: Bản đồ phân bố rừng năm 2000 và Bản đồ thay đổi loại rừng năm 2010 ................. 2
Hình 2: Giao đất giao rừng theo các bên liên quan: Việt Nam, 2010 (của IDLO, 2011) ..... 10
Danh sách các hộp thông tin và các hình ảnh
Hộp 1: Các chính sách và các chương trình hướng đến hoặc tác động đến người dân tộc
thiểu số .................................................................................................................. 17
Hộp 2: Việc dịch chuyển địa phương phát thải khí nhà kính - Xuất khẩu suy thoái rừng .... 25
Danh sách các phụ lục
Phụ lục 1: Các điều khoản tham chiếu nhiệm vụ ..................................................................... 46
Phụ lục 2: Các cá nhân đã phỏng vấn và Chương trình công tác ........................................... 52
Phụ lục 3: Thông tin cơ bản về các xã vùng đệm .................................................................... 55
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn ......................................................................................... 57
Phụ lục 5: Tuyển tập các tài liệu pháp lý liên quan .................................................................. 59
Phụ lục 6: Tóm tắt các ghi chép tại thực địa ........................................................................... 64
Phụ lục 7: Các bản đồ liên quan ............................................................................................. 70
REDD+ Safeguards in Quang Binh: Frameworks and Gaps 1
1. Giới thiệu và thông tin cơ sở
Cơ sở của đợt nghiên cứu này chính là một đơn nghiên cứu trước đó được Tổ chức Hợp tác
Quốc tế Đức - Gesellschaft für internationale Zusammenarbeit (GIZ) - thực hiện trong tháng 03
năm 2012. Đợt nghiên cứu này sẽ dựa trên cơ sở các kết quả của Đoàn Phát triển Chương trình
về hợp tác kỹ thuật Việt Nam - Đức đối với các chủ đề về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học
trong các hệ sinh thái rừng. Một trong những kết luận được đưa ra của Đoàn Phát triển Chương
trình đó là sẽ hữu ích nếu đánh giá khả năng hỗ trợ thực hiện các chương trình liên quan đến
“Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng” (REDD+)1 ở tỉnh Quảng Bình. Nếu có thể, dự án
về sẵn sàng thực hiện REDD+ có thể được thiết kế thực hiện độc lập thay vì được thiết kế thành
một hợp phần của dự án đang hoạt đông hiện tại “Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài
nguyên thiên khu vực Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.” Dự án hiện tại là
một trong các dự án hợp tác phát triển Việt Nam- Đức. Dự án được thực hiện giữa Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Bình (UBND tỉnh) (thay mặt Chính phủ Việt Nam) và Tổ chức Hợp tác Quốc tế
Đức (GIZ) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) (thay mặt Chính phủ CHLB Đức). Chủ dự án là
UBND tỉnh Quảng Bình. Dự án được tài trợ thông qua nguồn ngân sách cấp tỉnh (phía Việt Nam)
và nguồn quỹ được cấp từ Bộ Hợp tác Phát triển Kinh tế Đức (BMZ) thông qua 2 tổ chức là KfW
và GIZ. Dự án được lập kế hoạch thực hiện trong vòng 08 năm qua 03 giai đoạn và sẽ kết thúc
vào 09/2013. Đợt nghiên cứu này được hỗ trợ thực hiện bởi Hợp phần GIZ của Dự án.
Khu vực dự án bao gồm vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ bàng (VQG PNKB) với diện
tích 125.498 ha và vùng đệm 225.000 ha. Dân số của 13 xã vùng đệm hiện ước tính trên 64.000
người và phần lớn là người dân nông thôn. Việc sử dụng các nguồn tài nguyên rừng của người
dân khá đa dạng, tùy thuộc phần nhiều vào tính sẵn có của các nguồn tài nguyên rừng trong khu
vực sinh sống của người dân địa phương. Sự không đảm bảo về sinh kế đóng một vai trò trong
việc xác định phụ nữ và đàn ông tại các thôn bản khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên
như thế nào. Chính sự không đảm bảo về sinh kế là một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng suy thoái rừng ở Quảng Bình và điều này sẽ phải được giải quyết trong các hoạt
động về REDD + và các nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội bổ sung khác. Dân cư của 13 xã chủ
yếu là người Kinh, nhưng so với toàn tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ phần trăm của các nhóm đồng bào
dân tộc thiểu số cao hơn rất nhiều (khoảng 19% so với chỉ có 2,4% toàn tỉnh - xem Bảng tại Phụ
lục 3). Số liệu về dân số cho thấy rằng có khoảng 63% tổng dân số của các nhóm dân tộc thiểu
số trong tỉnh sống ở 13 xã thuộc ba huyện Bố Trạch, Minh Hóa và Quảng Ninh.2 Độ che phủ
rừng của tỉnh cũng tập trung ở mức cao nhất tại khu vực vùng đệm và vùng lõi của Vườn.
REDD+ là một khái niệm hoạt động mới tại Quảng Bình. UBND tỉnh Quảng Bình đã xin tham gia
chương trình hỗ trợ thí điểm sẵn sàng thực thi REDD+ thuộc Chương trình tổng thể về sẵn sàng
thực thi REDD+ của Việt Nam theo sáng kiến của Quỹ đối tác carbon trong lâm nghiệp (FCPF)
hiện hành của Ngân hàng Thế giới vào giữa năm 2012. Trước đó, “Đề cương ý tưởng kế
hoạch sẵn sàng thực thi REDD+” (R-PIN)3 (2008) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(Bộ NN&PTNT) xây dựng đưa ra ý kiến tập trung thực hiện chương trình này tại các tỉnh Tây
Nguyên và Bắc Trung bộ, trong đó có khả năng Quảng Bình sẽ được chọn. Tổ chức GIZ đã tiến
hành đợt công tác của Đoàn Phát triển Chương trình nhằm xác định quy mô thực hiện REDD+
vào tháng 09 năm 2012, và sau đó, một cuộc hội thảo khởi động về việc sẵn sàng thực hiện
REDD+ đã được tổ chức tại Quảng Bình trong tháng 10 năm 2012. Ban chỉ đạo thực hiện
REDD+ đã được thành lập chính thức đầu tháng 11 năm 2012 theo Quyết định số 2797/QĐ-CT
của UBND tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, tại thời điểm Tư vấn viết báo cáo này, quyết định cuối
1
Trong năm 2009, Hội nghị COP 15, khái niệm gốc về REDD đã được điều chỉnh để trở thành REDD+, có
nghĩa là REDD cộng với vai trò bảo tồn của trữ lượng carbon rừng, quản lý rừng bền vững và tăng cường
trữ lượng carbon.
2
Số liệu của Ủy ban Dân tộc thiếu số và số liệu tổng điều tra dân số của Tổng cục Thống kê Việt Nam
năm 2009. Tổng số người dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống tại 13 xã vùng đệm khoảng 13.200 người
trong khi tổng số người dân tộc thiểu số của toàn tỉnh là 20.427 người.
3
R-PIN = Đề cương ý tưởng kế hoạch sẵn sàng thực thi REDD+.
REDD+ Safeguards in Quang Binh: Frameworks and Gaps 2
cùng giữa Bộ NN&PTNT và Quỹ FCPF liên quan đến việc lựa chọn các tỉnh tham gia chương
trình hỗ trợ thí điểm sẵn sàng thực thi REDD+ ở cấp địa phương vẫn chưa được thống nhất.
Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của trong hai thập kỷ qua, dù hiện giờ
đang gặp một số khó khăn và đi kèm là tỷ lệ lạm phát cao; tuy nhiên, cùng với đà tăng trưởng
kinh tế cao, Việt Nam cũng phải trả giá cho việc sử dụng ở mức độ cao các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, và một trong những hậu quả để lại đó sự suy thoái của rừng và đa dạng sinh học
của Việt Nam.4 Khi đánh giá các nguyên nhân chính dẫn đến nạn phá rừng và suy thoái rừng ở
cấp địa phương, cần phải xem xét đến vai trò của các chính sách kinh tế vĩ mô và phát triển. Việt
Nam cũng là một trong các quốc gia trên toàn thế giới được dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất
từ biến đổi khí hậu.5 Tỉnh Quảng Bình cũng đã bị suy thoái rừng đáng kể trong vòng 10-15 năm
qua, và nạn phá rừng vẫn đang diễn ra tại thời điểm hiện tại. (Xem Hình 1 dưới đây.)
Hình 1: Bản đồ phân bố rừng năm 2000 và Bản đồ thay đổi loại rừng năm 2010
Trong khi các bản đồ quá nhỏ để có thể so sánh dễ dàng, một trong những khác biệt đáng chú ý nhất đó là
quá trình mất "rừng giàu" (khu vực màu xanh đậm) từ 2000-2010 đồng thời là quá trình gia tăng diện tích
rừng trồng; bản đồ năm 2010 đã được xây dựng dựa trên sự so sánh giữa 2 năm 2000 và 2010. Các khu
vực màu đỏ trên bản đồ năm 2010 thể hiện tình trạng phá rừng. Xem bản đồ với kích thước đầy đủ tại
trang web của JICA/JOFCA:
Hội nghị các bên (COP) Công ước khung Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), tại
Quyết định 1/CP.16 được đưa ra tại Hội nghị biến đổi khí hậu tại Cancun, 2010 đã nhấn mạnh
đến việc bao gồm các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội và các khía cạnh khác theo REDD+
hướng đến việc bảo vệ và thúc đẩy các mối quan tâm và các lợi ích của người dân bản địa và
4
Xem Báo cáo Phát triển Việt Nam, 2011: 5 - 6. “Phần lớn sự tăng trưởng kinh tế dựa trên sự khai thác
mạnh mẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. . . . Nhưng cuối cùng, kết quả sẽ là sự gia tăng áp lực đối với
dự trữ tài nguyên và ô nhiễm”.
5
Theo Cơ quan toàn cầu giảm nhẹ và hồi phục sau thiên tai: “Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh
hưởng nặng nề nhất bởi các tác động của biến đổi khí hậu”.
REDD+ Safeguards in Quang Binh: Frameworks and Gaps 3
các cộng đồng địa phương. Đợt nghiên cứu lần này được thực hiện với mục đích hỗ trợ tỉnh
Quảng Bình lập kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ với trọng tâm đặc biệt tập trung
vào các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội. Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về
các khuôn khổ pháp lý và chính sách về rừng, đất đai và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, mô tả
tình hình đói nghèo và sinh kế ở các xã vùng đệm của VQG PNKB, và thực trạng khai thác tài
nguyên rừng của các cộng đồng địa phương và tình trạng giao đất giao rừng và quản lý rừng
cộng đồng (QLRCĐ) tại các địa phương. Nghiên cứu này cũng trình bày một cách tổng quan về
mối quan hệ của cộng đồng với các bên liên quan chủ yếu khác trong ngành lâm nghiệp: các
lâm trường quốc doanh (LTQD), VQG PNKB và thương nhân và các bên trung gian. Cuối cùng,
báo cáo này cung cấp kết quả phân tích các khoảng trống hiện có ở cấp địa phương (tỉnh Quảng
Bình) cần phải được lấp đầy nhằm có thể chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+ và thực hiện được
các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội. Sự công nhận về các khoảng trống nói trên sẽ giúp cung
cấp các thông tin đầu vào ban đầu, từ đó, đưa các yếu tố đảm bảo an toàn xã hội vào quá trình
lập kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+.
1.1 Điều khoản tham chiếu nhiệm vụ
Điều khoản tham chiếu nhiệm vụ (được trình bày tại Phụ lục 1) cho đợt nghiên cứu này được
xây dựng với nhiều tham vọng nếu xét đến vị thể “người mới” về thực thi REDD+ đối với Việt
Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng. Mục tiêu của đợt nghiên cứu này như sau: Thúc đẩy,
hoàn thiện cơ sở dữ liệu nhằm xây dựng khung các biện pháp xã hội an toàn (sử dụng đất, sở
hữu đất đai, sinh kế, sự tham gia) và chuẩn bị cho quá trình thực hiện thí điểm. Với khung thời
gian hạn chế của bản thân đợt nghiên cứu này, cộng với các cam kết đồng thời và khẩn cấp
khác của Hợp phần GIZ, mục tiêu của đợt ngiên cứu này đã được giải thích theo cách đánh giá
thực tế hơn. Vẫn còn quá sớm để tập trung vào việc chuẩn bị cho một "quá trình tham vấn cộng
đồng thí điểm" nếu xét rằng cơ quan đầu mối cho REDD+ ở Quảng Bình (Sở Nông ngiệp&Phát
triển nông thôn - Sở NN & PTNT) chỉ mới được xác định theo Quyết định của UBND tỉnh trong
tháng 11 năm 2012 và một số các cán bộ chủ chốt của các cơ quan ban ngành vì bận việc nên
không thể tham gia phỏng vấn tại thời điểm tổ chức đợt nghiên cứu này. Hơn nữa, các vấn đề
liên quan đến REDD+ vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại Quảng Bình và tại thời điểm nghiên
cứu, các cán bộ chủ chốt của các cơ quan ban ngành vẫn chưa nắm rõ về các khái niệm liên
quan đến các yếu tố đảm bảo an toàn trong thực hiện REDD+.
Do đó, Tư vấn tập trung vào việc cải thiện cơ sở thông tin hiện có, giúp các cơ sở thông tin nói
trên phù hợp với khung lập kế hoạch về các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội trong thực hiện
REDD+ đối với tỉnh Quảng Bình. Thay vì chuẩn bị một quá trình tham vấn thí điểm, Tư vấn đã
tập trung vào các khoảng trống mà đợt nghiên cứu này nhấn mạnh vào và cần được lấp đầy
trong quá trình thực hiện Chương trình chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ khi tỉnh Quảng Bình
được chọn là một trong các cấp địa phương thực hiện thí điểm chương trình này. Việc “phân tích
các khoảng trống” sẽ xem xét đến các điều kiện khung về các yếu tố đảm bảo an toàn xã hội tại
Quảng Bình cùng với các hoạt động hiện có có khả năng “lấp đầy các khoảng trống” hoặc hỗ trợ
tỉnh trong quá trình chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện REDD+. Giả định chính của đợt nghiên cứu
này đó là VIệt Nam tiếp tục cam kết thí điểm REDD+ ở cấp địa phương, và rằng Quảng Bình sẽ
được chọn là một trong các tỉnh thuộc Kế hoạch hành động chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+
như đề cập sau đây: Giai đoạn 2011-2015: lựa chọn ít nhất 08 tỉnh thí điểm, phát triển các mô
hình trình diễn dựa trên các kết quả thực hiện, thí điểm hệ thống phân chia lợi ích. Tóm tắt, đánh
giá, đúc rút các bài học và các kinh nghiệm thực hiện.
1.2 Phương pháp nghiên cứu
Đợt nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Quảng Bình và tại Hà Nội với sự tham gia của các thành
viên sau đây:
Ts. Rita Gebert, Trưởng nhóm nghiên cứu. chuyên gia cấp cao về phát triển kinh tế-xã
hội với nhiều kinh nghiệm về sinh kế nông thôn và dựa vào rừng tại các khu vực vùng núi
và cao nguyên ở Đông Nam Á.
REDD+ Safeguards in Quang Binh: Frameworks and Gaps 4
Ông Nguyễn Văn Hợp, cán bộ lâm nghiệp Dự án Khu vực PNKB có nhiều kinh nghiệm về
quản lý rừng cộng đồng và giao đất giao rừng, được cử làm việc cùng với Nhóm tư vấn
(hỗ trợ quá trình nghiên cứu tại Quảng Bình).
Ông Nguyễn Minh Đức, cán bộ phiên dịch của Dự án được cử làm việc cùng với Nhóm
tư vấn.
Bên cạnh đó, nhóm còn nhận được sự hỗ trợ của ông Nguyễn Thanh Phương, tư vấn REDD+
cho Hợp phần GIZ trong việc thiết lập các mối liên hệ và sắp xếp các cuộc họp với các bên liên
quan về REDD+ đặc biệt là ở cấp quốc gia.
Nhóm đã dành những ngày đầu tiên ở Đồng Hới để thảo luận và chuẩn bị tại văn phòng dự án,
bao gồm việc hoàn tất lựa chọn các xã. Việc lựa chọn các xã chủ yếu dựa vào các xã đã được
thăm và phỏng vấn trong năm 2011 trong đợt nghiên cứu về Giới, Đói nghèo, Dân tộc thiểu số,
và sinh kế tại khu vực VQG PNKB.6 Với giới hạn về thời gian chỉ có tám ngày để điều tra tại các
huyện, xã và các thôn bản, nhóm giữ số lượng xã là năm (05) xã vùng đệm VQG PNKB (bỏ đi
hai xã vùng lõi vì khoảng cách đi lại quá xa), do vậy 02 xã ở Bố Trạch (Hưng Trạch và Xuân
Trạch) và 02 xã ở Minh Hoá (Dân Hóa và Hóa Sơn), và 01 xã ở Quảng Ninh (Trường Sơn) sẽ
được chọn để phỏng vấn. Bốn trong số năm (05) xã được lựa chọn cho các chuyến thăm thực
địa đã được phỏng vấn trong đợt nghiên cứu về Giới, Đói nghèo, Dân tộc thiểu số được thực
hiện trong tháng 11 năm 2011. Đây được coi là cách làm hiệu quả nhất và hiệu dụng về chi phí
nhất nhằm tận dụng tốt nhất khung thời gian giới hạn: dựa trên các thông tin sẵn có đã được thu
thập trong đợt nghiên cứu 01 năm trước đó và sử dụng những thông tin này như là một điểm
khởi đầu cho việc điều tra sâu hơn về việc sử dụng các nguồn tài nguyên dựa vào rừng của các
cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, để tăng số lượng tổng thể các xã được phỏng vấn, một xã
khác của huyện Minh Hóa đó là xã Hóa Sơn - cũng có diện tích đáng kể của VQG PNKB nằm
trong địa bàn xã - đã được lựa chọn.
Việc lựa chọn thôn bản cũng được thực hiện dựa trên số lượng các thôn bản đã được tiếp cận
trong quá trình nghiên cứu sinh kế được thực hiện trong năm trước đó. Trong hai năm 2011 và
2012, 15 thôn bản đã được tiếp cận và phỏng vấn. Với việc các nhóm dân tộc thiểu số ở Quảng
Bình phụ thuộc vào rừng ở mức độ cao hơn đối với các hoạt động sinh kế của họ, cộng với việc
bảo vệ quyền lợi của người dân bản địa/dân tộc thiểu số có tầm quan trọng cao trong việc thực
hiện REDD+, ưu tiên chọn mẫu đã được dành cho các thôn bản dân tộc thiểu số - trong số 11
thôn bản được tiếp cận và phỏng vấn trong năm 2012, có 06 bản chủ yếu là đồng bào dân tộc
thiểu số. Các nhóm dân tộc thiểu số bao gồm Bru-Vân Kiều, Khùa, Sách và Thổ (nhóm cuối
cùng chỉ sinh sống tại xã Hóa Sơn). Xem Phụ lục 3 để biết thông tin nhân khẩu học về các dân
tộc thiểu số ở Quảng Bình. Nhóm Bru-Vân Kiều, bao gồm nhóm nhỏ Khùa, là nhóm dân tộc thiểu
số chủ yếu ở Quảng Bình với 72% tổng số người dân tộc thiểu số t