RAID được viết tắt từ Redundant Array of Independent Disks và cần ít nhất hai ổ
cứng để thiết lập một mảng RAID với mục đích là :
Tăng cường tốc độ truy cập dữ liệu hệ thống lưu trữ hoặc ( RAID 0)
Tăng cường độ tin cậy về mặt dữ liệu ( RAID 1 )
Hoặc cả hai mục tiêu trên .
Trong RAID0 dữ liệu được ghi xen kẽ với mục đích để tăng cường tốc độ truy cập dữ
liệu trong ổ cứng . Nó làm việc bằng cách chia những file ghi trên đĩa thành nhiều mẩu (
gọi là xen kẽ ) và ghi mỗi mẩu trên những ổ cứng khác nhau . Ví dụ nếu bạn có file với
dung lượng 200KB và 02 ổ đĩa cứng , nó sẽ cắt thành hai mẩu 100KB mỗi một mẩu ghi
trên ổ cứng khác nhau .
31 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cách cài đặt hệ thống raid, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu
CÁCH CÀI ĐẶT HỆ
THỐNG RAID
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Raid – Cách cài đặt
Tổng hợp: Lưu Hoàng Ly
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
CÁCH CÀI ĐẶT HỆ THỐNG RAID
===* * * ===
1.Giới thiệu :
RAID được viết tắt từ Redundant Array of Independent Disks và cần ít nhất hai ổ
cứng để thiết lập một mảng RAID với mục đích là :
Tăng cường tốc độ truy cập dữ liệu hệ thống lưu trữ hoặc ( RAID 0 )
Tăng cường độ tin cậy về mặt dữ liệu ( RAID 1 )
Hoặc cả hai mục tiêu trên .
Trong RAID0 dữ liệu được ghi xen kẽ với mục đích để tăng cường tốc độ truy cập dữ
liệu trong ổ cứng . Nó làm việc bằng cách chia những file ghi trên đĩa thành nhiều mẩu (
gọi là xen kẽ ) và ghi mỗi mẩu trên những ổ cứng khác nhau . Ví dụ nếu bạn có file với
dung lượng 200KB và 02 ổ đĩa cứng , nó sẽ cắt thành hai mẩu 100KB mỗi một mẩu ghi
trên ổ cứng khác nhau .
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Chúng ta sẽ giải thích tóm tắt như sau : trên thực tế mỗi một mẩu có dung lượng
nhất định tuỳ theo cấu hình của RAID khi chúng ta thiết lập hệ thống . Nếu hệ thống
RAID0 thành những mẩu 128KB thì nó sẽ chia file dung lượng 200 KB của chúng ta
thành 02 mẩu 128KB ( trong đó sẽ có một mẩu 28KB trống ) . Nếu hệ thống của chúng ta
dùng một mẩu 32KB thì 200KB của chúng ta được chia thành 8 mẩu 32KB và hệ thống
sẽ gửi 04 mẩu cho mỗi đĩa .
Như thế thì như thế nào là hiệu quả nhất . Trong ví dụ chúng ta đưa ra thay vì ghi
trên một đĩa một file dung lượng 200KB thì mỗi đĩa sẽ ghi dung lượng là 100KB file lưu
trữ như vậy xét về mặt lí thuyết thời gian lưu trữ 100KB bằng một nửa thời gian lưu trữ
200 KB . Điều cơ bản trong RAID0 là đặt những ổ cứng làm việc song song với nhau .
Dung lượng tổng cộng của ổ cứng trong hệ thống RAID0 bằng tổng dung lượng
của hai ổ đĩa . Nếu chúng ta dùng 02 ổ cứng 80GB thì hệ thống đĩa của chúng ta là
160GB . Do đó nếu bạn muốn tăng hiệu suất làm việc của hệ thống thì bạn có thể xem xét
việc mua 02 ổ cứng dung lượng nhỏ và thiết lập cấu hình hệ thống dùng RAID0 thay thế
cho việc mua 01 ổ cứng có dung lượng lớn .
RAID1 , không phải là cải tiến hiệu suất công việc nhưng nó có mục đích để nâng cao độ
tin cậy của dữ liệu . Nó làm việc bằng cách Copy mọi thứ gửi tới ổ cứng thứ nhất và gửi
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
tới ổ cứng thứ hai , người ta hay gọi nó là “mirroring” . Có thể coi như RAID1 là một hệ
thống lưu trữ Back-up phần cứng . Nếu ổ đĩa thứ nhất hỏng thì ổ đĩa thứ hai thay thế ngay
lập tức .
Do đĩa cứng thứ hai lưu trữ tương tự như đĩa cứng thứ nhất nên dung lượng lưu trữ trên
toàn hệ thống bằng dung lượng đĩa cứng thứ nhất . Nếu bạn có 02 ổ cứng dung lượng
80GB , thiết lập cấu hình hệ thống RAID 1 thì tổng số dung lượng hệ thống là 80GB .
Nếu chúng ta quan tâm đến độ an toàn dữ liệu thì RAID 1 là cách nên làm .
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Còn có những cấu hình RAID khác cũng rất thuận tiện nhưng phần cứng điều khiển
RAID phải hỗ trợ ( hầu hết tất cả các card điều khiển dều hỗ trợ RAID0 và RAID1 ) .
Dưới đây là tóm tắt một số RAID thông dụng nữa khác mà hệ thống của chúng ta có thể
hỗ trợ .
RAID 0+1 : Hệ thống dùng RAID0 và RAID1 cùng một lúc . Nó cần 04 ổ cứng
giống hệt nhau . Nếu một ổ cứng hỏng thì hệ thống trở thành RAID0
RAID 10 : Hệ thống dùng RAID0 và RAID1 cùng một lúc . Nó cần 04 ổ cứng
giống hệt nhau . Nếu một ổ cứng hỏng thì hệ thống trở thành RAID1 .
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
RAID5 : Nó là hệ thống RAID0 lưu trữ những thông tin Parity
cho độ tin cậy cao hơn . Nó cần ít nhất 03 ổ cứng . Đối với hệ thống có
03 ổ cứng thì tổng số dung lượng lưu trữ hệ thống kích thước của 01 ổ
cứng nhân với 2 . Ví dụ có 03 ổ cứng 80GB thiết lập hệ thống dùng
RAID5 thì dung lượng toàn bộ hệ thống lưu trữ là 160KB , trong đó
dùng lượng tương đương với 1 ổ cứng dùng để lưu thông tin Parity
JBOD : được viết tắt từ “Just a Bunch of Disks” và không phải
là hệ thống RAID nó không phải với mục đích cải thiện hiệu suất của ổ
cứng hay độ tin cậy . Nó dùng để ghép những ổ cứng có dung lượng
khác nhau thành một dung lượng lưu trữ duy nhất . Ví dụ : nếu hệ
thống dùng JBOD thêm ổ cứng 40GB với ổ 80GB để thành 120GB
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Chúng ta cũng có thể kết hợp theo hình dưới đây
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
2. Yêu cầu
Để có hệ thống RAID trong máy tính , bạn cần hai điều :
Có phần điều khiển RAID .
Ít nhất hai ổ cứng.
Ngày nay có nhiều Mainboard tích hợp sẵn điều khiển RAID nên chúng ta dễ dàng
thiết lập hệ thống RAID .
Đầu tiên chúng ta kiểm tra xem trên Mainboard có tích hợp phần điều khiển RAID
hay không . Để làm được điều này tốt hơn hết chúng ta nên đọc sách hướng dẫn đi
kèm theo Maiboard . Hoặc cũng có thể xem Chipset của Mainboard - loại South
Bridge ( hay được gọi là ICH , I/O Controller Hub đối với Chipset của Intel ) có
chữ R thì có nghĩa là hỗ trợ RAID . Ví dụ Chip ICH7 thì không có nhưng ICH7R
thì có tính năng này . Tương tự như thế đối với những nhà sản xuất khác . Ví dụ
VIA VT8237R thì có RAID , những VT8237 thì không có .
Có một vài nhà sản xuất gọi RAID theo tên gọi do họ đặt ra như “Intel Matrix
Storage” hoặc “nVidia MediaShield Storage” hoặc đại loại như vậy .
Nhiều Mainboard có những Chip thêm vào cung cấp nhiều cổng dùng cho ổ cứng
của các hãng như : SiliconImage, JMicron, Marvell, Promise và HighPoint .
Thông thường những Chip thêm vào này có tích hợp với phần điều khiển RAID .
Do đó nếu những Chipset của Mainboard không hỗ trợ RAID nhưng những Chip
thêm vào thì lại có , lúc đó thì bạn phải cài ổ cứng vào cổng gắn với Chip này mà
không dùng cổng ổ cứng từ Chipset South Bridge .
Theo hình dưới đây :
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Chúng ta xem chi tiết Mainboard Intel D975XBX2 trong bài này . Mainboard này
có 08 cổng SATA II trong đó : 04 cổng được điều khiển bởi Chipset (Intel
975XBX, dùng ICH7R SouthBridge) và 04 cổng được điều khiển bởi Chip
Marvell 88SE6145 . Cả hai Chip này đều có tích hợp điều khiển RAID , nhưng
nếu Chipset dùng loại SouthBridge khác ( ví dụ ICH7 ) thì chúng ta dùng RAID ở
04 cổng SATA II phụ từ Marvell 88SE6145 .
Trong tình huống trên chúng ta có 02 Chip cho phép dùng RAID nên những ổ
cứng phải được lắp theo nhóm cổng . Intel dùng màu đen trên cổng SATA nối với
Chipset và màu xanh nước biển trên cổng SATA nối với Chip thêm vào . Do đó 02
ổ cứng của chúng ta phải cắm trên cổng cùng một màu . Đối với Mainboard mà
Chipset có sẵn RAID thì chúng ta hay thích sử dụng những cổng này để nối với ổ
cứng ( trong hình trên là cổng màu đen ) .
Nếu Mainboard của bạn không hỗ trợ RAID thì phải dùng Card điều khiển RAID
cắm thêm vào máy tính .
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
2. Lắp đặt phần cứng
Quá trình lắp cài đặt RAID được chia thành 03 phần :
Lắp đặt phần cứng , lúc đó bạn cắm ổ cứng vào máy tính của
mình vào những chỗ mà sẽ hỗ trợ cho hệ thống RAID .
Cấu hình RAID , khi đó bạn thiết lập hệ thống để dùng 02 ổ
cứng như là một mảng RAID .
Cài đặt hệ điều hành , bạn cần hệ điều hành tải Driver riêng
biệt để nhận ra mảng RAID của bạn .
Một điều cần chú ý , nếu có dữ liệu quan trọng trên ổ đĩa thì bạn phải Backup
trước vì trong quá trình cài đặt hệ thống RAID mọi dữ liệu trên ổ cứng trước kia
sẽ bị xoá hoàn toàn .
Việc cắm ổ cứng là điều vô cùng đơn giản : cài ổ cứng vào máy , nối dây nguồn
vào mỗi ổ cứng , cắm cable tín hiệu của ổ cứng vào cổng ổ cứng tương ứng trên
Mainboard ( nếu Mainboard không hỗ trợ RAID thì phải mua Card điều khiển
RAID và nối cable tín hiệu ổ cứng vào Card đó ) . Tất nhiên tất cả công việc trên
thực hiện trong lúc máy tính tắt .
Trong hướng dẫn này chúng tôi dùng Mainboard Intel D975XBX2 và 02 ổ cứng
Samsung HD80HJ (80 GB, SATA-300) .
Một điều quan trọng để dùng những cổng mà có thể mang lại hiệu quả cao nhất là
ổ cứng của chúng ta cũng phải đạt được đúng tính năng kỹ thuật của nó . Có hai
chuẩn ổ cứng chính hiện nay là PATA ( hay còn gọi là IDE ) và SATA . Cổng
PATA ngày nay ít được sử dụng và cổng SATA là chuẩn đang được thông dụng .
Nếu lắp ráp hệ thống mới chúng ta không nên dùng ổ đĩa chuẩn PATA .
PATA có thể còn hai tốc độ ATA100 và ATA133 . Hiển nhiên tốt nhất chúng ta
nếu dùng loại ổ cứng này thì dùng ổ ATA133 cùng với cổng ATA133 . Để tăng
hiệu suất cao nhất không nên hai ổ cứng dùng chung một Cable ở chế độ Master
và Slave và nên mỗi ổ dùng Cable riêng với chế độ Master . Thật không may mắn
những Mainboard mới không có nhiều hơn hai kênh IDE trên Mainboard nên việc
lựa chọn dùng những ổ cứng PATA là kém .
Chúng ta cũng không nên quên rằng cổng PATA cũng có thể hỗ trợ RAID , như
hình dưới đây
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Ở hình trên cổng PATA không được điều khiển bằng Chipset mà được điều khiển
bởi Chip thêm vào để hỗ trợ RAID là GigaRAID.
Do PATA dần dần bị loại bỏ khỏi hệ thống nên chúng ta tập trung và SATA .
SATA có thể có hai tốc độ : SATA I ( 1.5Gbps) và SATA II ( 3 Gbps) . Tốt nhất
là ổ cứng SATA II nối với cổng SATA II trên Mainboard .
Việc cài đặt rất dễ dàng . Nối một Cable SATA vào một ổ cứng và nối cable
nguồn SATA và ổ cứng ( nếu nguồn cung cấp của bạn không có dây cable để nối
với nguồn của ổ SATA thì phải có Adaptor để chuyển đổi ) , theo hình dưới đây :
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Đầu khác của Cable SATA cắm tới cổng SATA trên Mainboard . Cách tổ chức tốt
nhất là dùng những cổng có số nhỏ trước . Ví dụ nếu cổng trên Mainboard dùng
Chipset SouthBridge ICH6 có ghi SATA0, SATA1, SATA2 và SATA3 . Chúng ta
sẽ dùng cổng SATA0 và SATA1 . Nên nhớ rằng bạn phải cắm Cable vào cổng mà
hỗ trợ RAID trên Mainboard ( hoặc trên Card điều khiển RAID cắm thêm ) , theo
hình dưới đây
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
4. Cấu hình RAID
Nếu dùng những cổng điều khiển ổ cứng bằng Chipset hỗ trợ RAID , bạn
cần đầu tiên vào Setup của Mainboard và cấu hình chúng thành RAID để
thay thế IDE .
Đối với cấu hình khi chọn IDE thì chúng làm việc như cổng IDE thông
thường , nếu chọn cấu hình là RAID là cho phép chúng làm việc như kiểu
hệ thống RAID.
Trên thực tế nếu bạn không thay đổi cấu hình thành RAID thì hệ thống của
chúng ta không xuất hiện cấu hình RAID này trong quá trình POST , bởi vì
ngăn chặn chúng ta thiết lập cấu hình lung tung trong hệ thống .
Do đó vào Setup của Mainboard ( bằng cách bấm phím Del sau khi bật
máy tính ) để thay đổi sự lựa chọn này . Trong lựa chọn của Mainboard
chọn Advanced , Drive Configuration, “Configure SATA As” . Phần lựa
chọn này tuỳ thuộc vào nhà sản xuất .
Sau khi thay đổi cấu hình này , bạn cần lưu lại sự thay đổi và thoát ra
ngoài .
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Cấu hình RAID bằng cách bấm phím trong quá trình POST (Power-On
Self Test) . Dùng tổ hợp phím nào để vào phần đặt cấu hình cho RAID sẽ
xuất hiện trên màn hình trong quá trình POST và phụ thuộc tuỳ theo nhà
sản xuất Chip như :
Intel là Control - I,
Marvell là Control - M,
SiliconImage là Control - S,
JMicron là Control - J
…..
Trong trường hợp Mainboard dùng 02 Chip để hỗ trợ RAID sẽ có hai ví dụ
như một RAID dùng cho Chipset và một RAID khác dùng Chip Marvell
88SE6145 , thì sẽ xuất hiện hai hiển thị cho việc lựa chọn này .
Khi nối hai ổ cứng với phần điều khiển RAID bằng Chipset theo hình dưới
đây và bấm Ctrl-I để vào cấu hình hệ thống RAID
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Trên màn hình sẽ xuất hiện khác nếu khi cắm ổ cứng vào Chip Marvell để
điều khiển RAID , để vào cấu hình hệ thống RAID bấm Ctrl-M
Đối với hệ thống RAID dùng Chipset Intel sau khi bấm Ctrl-I trên màn hình
sẽ xuất hiện như sau :
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Mọi tiện ích rất đơn giản và dễ sử dụng . Trong ví dụ của chúng ta trên
màn hình xuất hiện những thông tin về những ổ cứng cắm trong máy tính .
Đầu tiên chọn Create RAID Volume , để thiết lập hệ thống RAID theo hình
dưới đây
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Ở đây chúng ta sẽ phải cấu hình như sau :
Volume Name : hệ điều hành sẽ truy cập vào RAID thông qua tên
này .
RAID Level : kiểu RAID mà bạn muốn , RAID0 , RAID1 , hoặc
những kiểu RAID khác phụ thuộc vào Chip điều khiển RAID .
Disks : chọn những đĩa mà bạn muốn trong mảng RAID
Strip size : kích thước của mẩu dữ liệu mà hệ thống RAID sẽ sử
dụng . Nếu bạn không thạo lắm thì nên để chế độ ngầm định của nó
( thông thường là 64 KB hoặc 128 KB ) .
Capacity : có thể cấu hình dung lượng thấp hơn nếu như chúng ta
tạo nhiều RAID Volume ( giống như khái niệm “partition”trong mảng
RAID , có nghĩa là có thể tạo hai hoặc nhiều ổ RAID ) . Ví dụ nếu
mảng có dung lượng 160GB , chúng ta cấu hình 100GB cho RAID
còn 60GB còn lại làm việc như một ổ cứng độc lập tách rời .
Sau khi bấm “Create Volume” , trên màn hình xuất hiện hỏi việc khẳng
định cho công việc này và thông báo dữ liệu trên ổ cứng sẽ bị xoá . Bấm
“Y” và RAID được thiết lập .
Sau đó trên màn hình xuất hiện về việc tạo xong hệ thống RAID
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
5. Cài hệ điều hành
Bây giờ bạn cần cài hệ điều hành sau khi khai báo xong cấu hình RAID
của phần cứng . Chúng ta sẽ cài hệ điều hành Windows XP trong phần
hướng dẫn này .
Cho đĩa CD cài đặt Windows XP vào ổ CDROM , khởi động máy tính cho
phép ổ CD khởi động trước. Có một vấn đề là Windows XP không tự động
nhận ra hệ thống RAID , do đó nó nghĩ rằng máy tính không có ổ cứng cài
đặt như thông báo theo hình dưới đây :
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Lúc này bạn cần phải có đĩa mềm mà chứa phần Driver của RAID . Phần
Driver của RAID được chứa trong đĩa CD-ROM đi kèm theo Mainboard khi
mua , hoặc theo Card cắm thêm điều khiển RAID . Ứng dụng này được
nằm theo thư mục gọi là RAID hoặc tương tự như vậy .
Trong ví dụ trên nó là file có tên “f6flpy32_STOR_5.5.0.1035_PV.zip” ,
chúng ta giải nén và chạy File có phần mở rộng là .exe , nó sẽ yêu cầu
chèn đĩa mềm trắng vào ổ mềm và tạo thành đĩa cần thiết để sử dụng .
Nếu bạn không có đĩa CD này thì cần tải trên trang Web của nhà sản xuất
Mainboard hoặc Chipset .
Khi Windows XP CD-ROM bắt đầu quá trình tải , chúng ta sẽ theo dõi khi
có dòng thông báo “Press F6 if you need to install a third party SCSI or
RAID driver…” thì bấm ngay phím F6 và chèn đĩa mềm vừa tạo vào ổ
mềm .
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Tự bản thân Windows không xác định được vị trí của Driver RAID như
hình dưới đây
Khi màn hình xuất hiện như trên bạn bấm phím S để chọn từ ổ mềm
Driver mà Windows sẽ tải . Như hình dưới
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Trong trường hợp ví dụ trên , hãy chọn “Intel (R) 82801GR/GH SATA
RAID Controller (Desktop ICH7R/DH)” – do chúng ta dùng Chip ICH7R.
Sau khi chọn Driver trên màn hình sẽ hiển thị Driver sẽ được cài đặt như
hình dưới
Từ bây giờ Windows sẽ nhận ra mảng RAID chính xác của nó . Trong ví
dụ trên , chúng ta dùng hệ thống RAID0 với 02 ổ cứng 80 GB và Windows
sẽ nhận dạng 160 GB như hình dưới đây :
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Bạn nên lưu ý số hiển thị trên màn hình nhiều khi sẽ thấp hơn một chút .
Ví dụ ổ cứng dung lượng 80GB thông thường nhận 74.53GB , đó là
nguyên nhân tại sao bạn nhìn thấy 150GB mà không phải là 160GB .
Bây giờ cho phép quá trình cài đặt Windows như bình thường , cài đặt các
Driver phần cứng đi kèm theo và cài những chương trình phần mềm ứng
dụng cần thiết để sử dụng .
Thông thường phần điều khiển RAID cũng kèm theo phần mềm quản lí mà
bạn có thể cài chương trình theo dõi hệ thống RAID .
Theo ví dụ mà đưa ra thì phần mềm quản lí có tên là Intel Matrix Storage
Manager , nó cho phép bạn xem tổng quát hệ thống RAID và kiểm tra
trạng thái RAID nếu chúng ta dùng nhiều ổ cứng trong hệ thống .
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
CÁCH CÀI ĐẶT RAID KHÁC
Trong trang Web này của chúng tôi đã hướng dẫn cài đặt RAID 1 , lần này
chúng tôi giới thiệu thêm cách thức nữa để cài đặt RAID1 , RAID 1 dùng ít nhất
02 ổ cúng và cùng ghi dữ liệu trên 02 ổ cúng với cùng một nội dung với mục đích
tăng cường khả năng bảo quản dữ liệu , các bước tiến hành như sau :
Tạo đĩa mềm bao gồm Driver của RAID Controller.
Thiết lập cấu hình cho RAID .
Cài đặt Driver của RAID Controller .
Phân vùng ổ cứng cho RAID .
Format các phân vùng
Cài đặt Windows .
Trong phần này chúng tôi giới thiệu tích hợp phần điều khiển RAID của
GigaRAID (IT8212) .
1. Tạo đĩa mềm chứa Driver RAID Controller phù hợp .
Lấy đĩa CD có nhãn đề là ITE_RAID Driver và tìm vị trí của Driver phù hợp .
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Bạn copy những file trong thư mục tương ứng với hệ điều hành , Ví dụ
Win2K_XP , vào đĩa mềm trắng . Đĩa mềm này sẽ được sử dụng trong quá trình
cài đặt Windows .
Đặt cấu hình của BIOS máy tính cho phép đĩa CD khởi động trước
Bật máy tính lên , chờ khoảng 03 giây , bấm phím DEL để vào chương trình
Setup BIOS .
Vào phần Advanced BIOS Features để thiết lập cho phép ổ CD khởi động trước.
Save lại quá trinh thay đổi bằng cách bấm F10 ( tuỳ những BIOS khác nhau ).
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
2. Cắm 02 ổ cứng cho chế độ RAID
Tắt nguồn máy tính .
Chúng ta sẽ nối 02 ổ cứng vào phần điều khiển RAID trên Mainboard chứ không
phải nối vào kênh chuẩn EIDE .
Để sử dụng RAID 1 , nối 02 ổ cứng thành Primary Master và Secondary Master
trên mỗi đầu nối 40 chân , như hình trên .
3. Thiết lập cấu hình cho RAID
Chèn đĩa CDROM cài đặt Windows XP vào ổ CD .
Sau khi lắp đặt 02 ổ cứng vào PC , chúng ta làm bước tiếp theo là đặt cấu hình
cho RAID .
Bật máy tính lên trên màn hình chúng ta sẽ thấy xuất hiện như sau :
Bấm CTRL-G để vào thiết lập cấu hình cho RAID
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Bấm 1 để thực hiện quá trình thiết lập cấu hình tự động
Thiết lập phần Array Type là RAID1
Bấm CTRL-Y để lưu lại thông số thiết lập , bấm ESC để quay trở về menu chính
--> bấm ESC một lần nữa để tiếp tục quá trình khởi động .
Hệ thống tiếp tục thực hiện quá trình khởi động từ đĩa cài đặt Windows XP và
vào chương trình Windows Setup .
4. Cài đặt Driver của RAID Controller
Bây giờ chính là lúc để sử dụng đĩa mềm đã được chuẩn bị lúc trước mà có
Driver của RAID Controller . quá trình đó như sau :
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Bấm phím F6 khi thấy có dòng "...... install third party SCSI or RAID
driver" ở bên dưới màn hình .
Bấm S khi có dòng "specify additional SCSI adapters, CD-ROM drives, or
special disk controllers for use with Windows ............." xuất hiện .
Chèn đĩa mềm mà chúng ta đã chuẩn bị khi có yêu cầu "Manufacturer-
supplied hardware support disk" --> bấm Enter .
Nếu trên màn hình xuất hiện "The file txtsetup.oem could not be found" ,
thì bạn cứ bấm phím bất kì để tiếp tục .
Khi thấy xuất hiện "ITE IT8212 ATA RAID Controller (Windows 2000/XP)"
, bạn bấm phím Enter để tiếp tục .
Ở màn hình tiếp theo hỏi có thêm thiết bị nào khác không , bấm Enter để
tiếp tục .
Bạn sẽ thấy xuất hiện màn hình " Welcome to Setup "
5. Setup Windows
Trên màn hình Welcome to Setup sẽ có những lựa chọn như sau :
To set up Windows XP now, press ENTER.
To repair a Windows XP installation using Recovery Console, press R.
To quit Setup without installing Windows XP, press F3.
Bấm phím Enter , trên màn hình sẽ xuất hiện END USER LICENCE
AGREEMENT --> bấm F8 để tiếp tục . Quá trinh Windows Setup tiếp diễn với
những bước như sau :
Tạo phân vùng trên ổ cứng : trên màn hình sẽ xuất hiện khoảng trống
Unpartitioned , bấm C để tạo Partition . Bạn có thể để cả ổ cứng làm một
phân vùng thì bấm Enter , nếu bạn muốn chia thành nhiều phân vùng thì
bạn đánh số dung lượng cho phân vùng thứ nhất và bấm Enter. Những
phân vùng tiếp theo thì sau khi cài đặt Windows xongthì chúng ta có thể
làm trực tiếp trong môi trường Windows.
Format ổ C ( phân vùng thứ nhất ) : bạn có thể chọn kiểu định dạng ổ
cứng là FAT hoặc NTFS và chế độ Format là Quick hoặc không .
Tiếp tục cài đặt Windows : bạn sẽ được yêu cầu chèn Driver ITE IT8212
ATA RAID Driver Diskette của vào ổ A , và bấm Enter .
6. Đặt cấu hình khởi động RAID
Sau khi cài đặt xong Windows XP , chúng ta phải vào BIOS để chọn thứ tự Boot
cho IT8212 RAID Controller , trong phần Advanced BIOS Features bạn chọn
SCSI/SATA/RAID Boot Order .
Lưu Hoàng Ly
Sưu tầm
Để kiểm tra RAID Controller , bạn bấm chuột phải MyComputer --> chọn
Properties --> Chọn Hardware --> chọn Device Manager