Cách dạy phát huy trí lực của người học trong môn Giao tiếp sư phạm

1. Mở đầu Các nhà tâm lí học qua nhiều công trình nghiên cứu đã đi đến khẳng định: tiềm năng con người là không giới hạn. Các công trình nghiên cứu khoa học cũng đã đưa ra kết quả: Mỗi con người lành mạnh đều có 14 -15 tỷ tế bào não. Nhưng cả cuộc đời con người sử dụng được bao nhiêu phần trăm trí não của mình? Có nhà khoa học cho là 5%. Nhưng các nhà khoa học Nhật Bản thì kết luận rằng: mới chỉ 3% ! Như vậy các bạn có thể hình dung dễ dàng nếu con người nâng mức sử dụng tiềm năng trí não của mình lên 1% hoặc 0,5% cũng đủ tạo nên những kì tích bất ngờ như thế nào. Vậy làm thế nào để khơi gợi trí lực của người học trong quá trình học tập? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi ngành học, cấp học và cho mỗi chúng ta-những người giáo viên. Bài viết này trao đổi cách dạy: Kết hợp phương pháp học nghiên cứu, phương pháp thảo luận nhóm và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn giao tiếp sư phạm, nhằm phát huy trí lực của người học thông qua việc phân tích một số bài giảng cụ thể.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách dạy phát huy trí lực của người học trong môn Giao tiếp sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 138-145 CÁCH DẠY PHÁT HUY TRÍ LỰC CỦA NGƯỜI HỌC TRONG MÔN GIAO TIẾP SƯ PHẠM Đặng Thị Sợi Đại học Tây Bắc 1. Mở đầu Các nhà tâm lí học qua nhiều công trình nghiên cứu đã đi đến khẳng định: tiềm năng con người là không giới hạn. Các công trình nghiên cứu khoa học cũng đã đưa ra kết quả: Mỗi con người lành mạnh đều có 14 -15 tỷ tế bào não. Nhưng cả cuộc đời con người sử dụng được bao nhiêu phần trăm trí não của mình? Có nhà khoa học cho là 5%. Nhưng các nhà khoa học Nhật Bản thì kết luận rằng: mới chỉ 3% ! Như vậy các bạn có thể hình dung dễ dàng nếu con người nâng mức sử dụng tiềm năng trí não của mình lên 1% hoặc 0,5% cũng đủ tạo nên những kì tích bất ngờ như thế nào. Vậy làm thế nào để khơi gợi trí lực của người học trong quá trình học tập? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi ngành học, cấp học và cho mỗi chúng ta-những người giáo viên. Bài viết này trao đổi cách dạy: Kết hợp phương pháp học nghiên cứu, phương pháp thảo luận nhóm và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn giao tiếp sư phạm, nhằm phát huy trí lực của người học thông qua việc phân tích một số bài giảng cụ thể. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vài nét sơ lược về chương trình và cách thức thực hiện - Môn học: Giao tiếp sư phạm (GTSP) nằm trong chương trình đào tạo cử nhân ngành sư phạm chính qui với thời lượng 45 tiết, trong đó có 25 tiết lí thuyết và 20 tiết thực hành. - Mục đích môn học là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giao tiếp và giao tiếp sư phạm đồng thời rèn luyện các kĩ năng GTSP qua việc giải các bài tập tình huống... - Cách thực hiện chương trình theo hướng chung là: đi theo tuần tự từ cung cấp lí thuyết (25 tiết) rồi làm bài tập thực hành (20 tiết). 138 Cách dạy phát huy trí lực của người học trong môn giao tiếp sư phạm Với cách dạy khá phổ biến là thày cung cấp lí thuyết, trò nắm bắt, sau đó thực hành giải các bài tập, dẫn đến tình trạng sinh viên thụ động tiếp thu tri thức, không gây được hứng thú tích cực học tập và việc nắm bắt tri thức cũng trở nên rời rạc. Vậy làm thế nào để chống cách học thụ động một chiều? Làm thế nào để phát huy trí lực của sinh viên? Làm thế nào để sinh viên tích cực tham gia vào quá trình dạy học? Làm thế nào để mọi sinh viên đều tham gia tích cực để tự làm ra sản phẩm của mình dưới sự dẫn dắt của giảng viên? .... Tóm lại là làm thế nào để: Chuyển từ cách học thụ động sang cách học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học do Bộ chỉ đạo? Theo chúng tôi, chương trình là cứng, nhưng hệ thống bài giảng phải mang tính động làm nên tính nhất quán nhằm thực thi mục tiêu môn học. Đặc biệt đối với môn giao tiếp sư phạm - một môn đòi hỏi khả năng tiếp nhận, ứng xử, phản ứng nhanh và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp sư phạm. Trong quá trình giảng dạy bộ môn này tôi đã thử nghiệm một số phương pháp dạy học và thu được những kết quả khả quan. 2.2. Kết hợp học nghiên cứu, thảo luận nhóm và ứng dụng công nhệ thông tin làm phương pháp chủ đạo trong giảng dạy môn giao tiếp nhằm phát huy trí lực của sinh viên Mỗi môn học có những đặc trưng riêng, thậm chí mỗi chương, mỗi phần cũng có những điểm khác biệt, vì thế không thể “độc quyền” một cách dạy mà nên linh hoạt ở từng phần, từng chương. Có chương, có phần dùng phương pháp thảo luận tỏ ra có hiệu quả nhưng vận dụng vào các phần, các chương khác lại không thu được kết quả như mong muốn. Vì thế việc đặt câu hỏi: Dạy như thế nào? Dạy bằng cách thức nào?... trước mỗi đơn vị kiến thức là rất quan trọng. Như vậy vấn đề đặt ra là: đối với mỗi chương, thậm chí mỗi đề mục đều phải dựa vào mục đích yêu cầu cũng như các tiêu chí khác nhau để xác định cách dạy cho phù hợp. Chương trình GTSP có trọng tâm: Nguyên tắc giao tiếp sư phạm; Phong cách GTSP, Kĩ năng GTSP có mục tiêu và cấu trúc tương đối giống nhau: đều đi từ khái niệm đến làm rõ bản chất, những biểu hiện, những yêu cầu và kết luận sư phạm, vì thế con đường, cách thức để khám phá bản chất của vấn đề cũng tương đối giống nhau. Chúng tôi thường tiến hành cách dạy như sau: Hoạt động 1. Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu tài liệu. 139 Đặng Thị Sợi Yêu cầu sinh viên đọc giáo trình và những tài liệu tham khảo cần thiết để tóm tắt theo cách hiểu của mình theo hướng dẫn (cấu trúc đề cương, cách làm...) và vận dụng cách hiểu của mình vào việc giải các bài tập tình huống trong giao tiếp sư phạm (tình huống trong giáo trình, sách tham khảo hoặc tình huống do chính họ đã sưu tầm được khi học học phần này). Tùy vào cách hiểu, tùy vào năng lực, thời gian đầu tư... mà người học có những sản phẩm khác nhau, nhưng đều phải đạt được yêu cầu chung là tất cả mọi sinh viên khi vào giờ học đều đã có những hiểu biết căn bản về các kiến thức trọng tâm. Đây chính là vận dụng quan điểm: “Dạy học bằng phương pháp nghiên cứu”. Chúng tôi quan niệm: Khoa học là con đường tìm kiếm tri thức nên việc dạy học được coi là con đường dẫn dắt người học tìm kiếm tri thức và giúp họ tích luỹ. Hoạt động 2. Học trên lớp. Cái đích cơ bản mà môn GTSP hướng tới trong mỗi chương, mỗi phần là: sinh viên vỡ được khái niệm, hiểu được bản chất của khái niệm đó thông qua việc phân tích các biểu hiện (thậm chí cả những lưu ý), từ đó vận dụng những kiến thức lí luận vào việc giải các bài tập tình huống, chuẩn bị hành trang bước vào nghề. Theo cách thông thường, chúng ta sẽ đi từ việc cung cấp tri thức rồi sau đó vận dụng xử lý các bài tập tình huống, nhưng để tăng tính hấp dẫn của bài giảng và phát huy nội lực của người học, chúng tôi đi theo con đường ngược lại: từ tình huống (giáo viên đã lựa chọn nhằm thực hiện ý đồ bài giảng) sinh viên nhận diện, tìm hiểu, phân tích và tự đi đến kết luận: nó chính là dấu hiệu bản chất của nguyên tắc, phong cách hay kĩ năng nào...? Tiến trình bài giảng có thể tuân theo các bước như sau: Bước 1: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc khái quát toàn chương, nhìn được diện mạo của toàn chương trong một trang trình chiếu. Ở phần mở đầu này chúng tôi sử dụng phương pháp sơ đồ - tức là dùng sơ đồ để khái quát toàn chương. Ví dụ, chương “nguyên tắc GTSP” được khái quát thành sơ đồ ở Hình 1. Sau khi trình chiếu sơ đồ trên, sinh viên có thể nói sơ qua cách hiểu của mình về bản chất của các nguyên tắc đó và mối quan hệ của chúng để có cách nhìn toàn cục, tổng quát về toàn chương và hướng tới trọng tâm cần khám phá. - Giáo viên đưa ra 4 tình huống mẫu (mỗi tình huống tương ứng với 1 nguyên tắc GTSP) và đặt câu hỏi nhằm định hướng sự phân tích để khám phá bản chất của vấn đề (những tình huống này đã được giáo viên chuyển thể thành kịch bản phim và làm thành đĩa CD hoặc lưu vào thẻ nhớ). * Ví dụ tình huống: "Ở lớp 2b Thầy An đang lần lượt trả vở cho HS bỗng thấy một quyển vở không có nhãn vở, thầy gắt: 140 Cách dạy phát huy trí lực của người học trong môn giao tiếp sư phạm Hình 1. Khái quát nguyên tắc giao tiếp sư phạm - Của ai? Của ai?... tôi đã bảo hàng trăm lần, sao đến bây giờ vẫn có vở không có nhãn? Điều đó cũng thể hiện nhân cách sống của mình đấy! Cả lớp im lặng không em nào dám nhận và thầy giáo yêu cầu kiểm tra cả lớp. Em lớp trưởng mở quyển vở ra xem, hoảng hốt: - Thưa... - Của ai? Thầy thúc giục - Thưa... quyển vở soạn bài của thầy ạ. * Câu hỏi định hướng. 1. Hãy đánh giá cách ứng xử của thầy An trong tình huống trên? 2. Hãy dự đoán trạng thái tâm lí của học sinh (HS) trước sự việc trên? HS sẽ có suy nghĩ như thế nào về thầy An? (thái độ của HS?) 3. Qua phân tích những biểu hiện trên, hãy thử đoán xem thầy An đã vi phạm nội dung nguyên tắc nào trong GTSP? Nêu bản chất của nguyên tắc đó? Với những câu hỏi định hướng như trên, sinh viên phân tích sẽ làm sáng tỏ được bản chất của vấn đề cần nghiên cứu: Thầy An vi phạm nguyên tắc Nhân cách mẫu mực. Sinh viên nêu được bản chất và những biểu hiện cơ bản của nguyên tắc đó. Bước 2: Hướng dẫn thảo luận nhóm: - Sinh viên chia nhóm để thảo luận. + Tùy vào số lượng sinh viên trong lớp để chia thành các nhóm cho phù hợp (thường có 2 nhóm cùng thảo luận một tình huống để có cơ hội cọ sát các ý kiến có thể trái ngược nhau). 141 Đặng Thị Sợi + Phân trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm: mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng chủ trì thảo luận, một thư kí ghi nhanh những ý kiến đã được nhất trí cao và những ý kiến trái ngược chưa đi đến “ngã ngũ”. + Hết thời gian thảo luận, các nhóm sẽ báo cáo kết quả trước cả lớp và trả lời những câu hỏi phát vấn, trao đổi... của các bạn sinh viên trong lớp. + Khi mỗi nhóm báo cáo thì tất cả sinh viên trong lớp đều ghi nhanh những ý kiến cơ bản và có thể đặt câu hỏi phát vấn với nhóm đó nếu thấy “có vấn đề” hoặc cần làm sáng tỏ thêm. Nhóm đó trả lời, nếu thiếu sẽ được giáo viên bổ sung, nếu sai giáo viên sẽ giúp đỡ. + Sau mỗi báo cáo (tương ứng với việc làm sáng tỏ bản chất và những biểu hiện của mỗi nguyên tắc) giáo viên sẽ chốt lại những vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất và bổ sung, làm sâu sắc, mở rộng thêm những vấn đề cơ bản nhằm giúp sinh viên hiểu sâu hơn vấn đề, chuẩn bị cho việc tìm những tình huống thể hiện được nguyên tắc vừa nêu trên và giải quyết được các bài tập thực tiễn. Hình 2. Chi tiết nguyên tắc giao tiếp sư phạm Giáo viên kết luận những vấn đề cơ bản và trình chiếu trên Powerpoint để sinh viên tiện theo dõi và làm sinh động bài giảng. 142 Cách dạy phát huy trí lực của người học trong môn giao tiếp sư phạm Cách làm trên vận dụng phương pháp thảo luận nhóm mà Osaben (người Mỹ) gọi là: “Phép gây bão táp trí tuệ” hoặc “phép suy nghĩ tập thể”. Tinh thần cơ bản của “phương pháp kích thích trí lực này là dùng phương pháp thảo luận tập thể để khơi gợi trí tuệ từng người, đồng thời tập hợp trí tuệ từng người thành trí tuệ tập thể, làm phong phú thêm trí tuệ từng người. Muốn đạt được mục đích đó mọi người tham gia thảo luận phải tuân thủ những yêu cầu cơ bản để cuộc thảo luận diễn ra hết sức thoải mái, mỗi người đều tự tin phát biểu những suy nghĩ của mình và biến trí tuệ tập thể thành trí tuệ của bản thân. Đây chính là cái đích của việc học. Bước 3: Sơ đồ hoá kết quả thảo luận 4 vấn đề giúp sinh viên có cái nhìn hệ thống, sâu sắc về các nguyên tắc giúp dễ nhớ và nhớ lâu. Bước 4: Sinh viên tham gia trò chơi: Nhận diện nguyên tắc GTSP qua tình huống. Mục đích: Giúp sinh viên thư giãn, đồng thời cũng thể hiện được sự tự tin, nhanh nhẹn, sáng tạo, năng khiếu diễn xuất, cũng như tính tự tin của mình; Sinh viên toàn lớp phán đoán nguyên tắc thông qua tình huống. Phần này dựa trên những hiểu biết khá sâu sắc và căn bản mà ta đã cùng sinh viên khám phá ở trên, sinh viên sẽ được tự do thể hiện mình. Đây có thể nói là đồng thời củng cố kiến thức khá sinh động và mới mẻ, thu hút được sinh viên tham gia một cách tự nguyện và hào hứng. Bước 5: Hướng dẫn sinh viên hoàn thiện nốt bài học ở nhà. - Hướng dẫn sinh viên tiếp tục sưu tầm thêm nhiều tình huống GTSP có trong thực tế dạy học để phân tích làm sáng tỏ những biểu hiện và đề ra các yêu cầu thực hiện nguyên tắc. - Hướng dẫn sinh viên tiếp tục củng cố lí thuyết bằng cách về nhà thực hiện các bài tập thực hành trên giấy chuẩn bị cho giờ sau thảo luận chung (xử lí tình huống) trên lớp. Như vậy là giáo viên không nhất thiết phải dạy mọi vấn đề trên lớp mà phải lựa chọn hợp lí những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà khi khám phá nó một cách khá toàn diện sẽ mở ra cho sinh viên những cánh cửa và họ có nhiệm vụ bước vào và tiếp tục khám phá những điều mới lạ và củng cố thêm những hiểu biết của bản thân về những kinh nghiệm đã có. Tuy nhiên sự phân bổ về thời lượng trong một bài giảng cũng như lựa chọn các kiến thức trọng tâm tuỳ thuộc ở mức độ quan trọng của chúng trong việc giáo dục, giáo dưỡng và rèn luyện kĩ năng. 143 Đặng Thị Sợi 2.3. Đôi điều rút ra 2.3.1. Ưu điểm của cách dạy - Lôi cuốn mọi sinh viên vào hoạt động tìm tòi, khám phá, tự lực khám phá ra bản chất của vấn đề cần nghiên cứu. - Giảm hoạt động của giảng viên trong quá trình ở trên lớp- tuy nhiên công tác chuẩn bị cho một bài giảng đòi hỏi nhiều sự công phu, sáng tạo. - Hấp dẫn người học, tạo ra môi trường học tập tích cực theo tinh thần đổi mới của giáo dục đại học. 2.3.2. Những yêu cầu cần thiết để thực hiện tốt phương pháp trên * Về phía giảng viên: - Phải vững vàng trong chuyên môn, phải có những hiểu biết sâu rộng về chuyên môn để hướng dẫn sinh viên thảo luận và sẵn sàng giải quyết thoả đáng những vấn đề phát sinh ra trong thảo luận. - Phải có trình độ tin học tối thiểu - tin học văn phòng. Phải có ý tưởng hay và chuyển ý tưởng thành hoạt động thực tiễn. - Phải chuẩn bị công phu và tính toán (dự kiến) được những tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết. * Về phía sinh viên: - Phải xác định động cơ học tập đúng đắn và phải hiểu học ở Đại học là học cách nghiên cứu. - Phải say mê, hứng thú trong việc tìm tư liệu, trong tự nghiên cứu và sẵn sàng hỏi thầy cô bạn bè khi gặp khó khăn. - Phải có phương pháp tự học tốt. * Về phía khoa, nhà trường: - Phải có thư viện với nhiều loại sách tham khảo hoặc người học phải tìm được nguồn tài liệu phong phú để công tác tự nghiên cứu có hiệu quả cao. - Phải có phòng học đa chức năng vì nếu như tình trạng hiện nay sẽ rất tốn thời gian cho công tác chuẩn bị trình chiếu và cũng gặp khá nhiều rủi ro. Đảm bảo được các yêu cầu trên và thực hiện tốt các bước lên lớp là chúng ta đã đi đúng hướng giảng dạy ở Đại học theo chuẩn quốc tế: “Để có một giờ dạy ở trên lớp của giảng viên trường Đại học phải có 3 giờ làm việc ở nhà của sinh viên”. 3. Kết luận Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì mục đích giáo dục và đào tạo ở các cấp không phải là hướng vào việc cung cấp tri thức nữa mà là phải dạy họ 144 Cách dạy phát huy trí lực của người học trong môn giao tiếp sư phạm cách nghĩ, cách hành động, cách nỗ lực tìm kiếm và khả năng khám phá bản chất của vấn đề, cách xử lí và lĩnh hội thông tin... Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện được trách nhiệm đó là phải đổi mới phương pháp đào tạo ở các trường đại học mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học. Cách dạy kết hợp phương pháp học nghiên cứu, phương pháp thảo luận nhóm và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn GTSP nhằm phát huy trí lực của người học thông qua việc phân tích một số bài giảng cụ thể chính là cách dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thiên Cao Nguyên, 2003. Giao tiếp thông minh và nghệ thuật ứng xử. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [2] Hoàng Thị Lam, 2004. Giáo trình powerpoint, Tài liệu lưu hành nội bộ - Trường Đại học Tây Bắc. [3] Nguyễn Quang, 2002. Giao tiếp và giao tiếp văn hoá. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [4] Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh, 2001. Giao tiếp sư phạm. Nxb Giáo dục, Hà Nội [5] Bùa Thị Tâm, 2007. Giáo trình tin học văn phòng. Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. [6] Triệu Quốc Vinh, 2002. Khoa học ứng xử. Nxb Phụ nữ, Hà Nội. ABSTRACT The way of teaching in order to develop leaners’ intellectual competence in the pedagogical communication The writer discusses a new way of teaching in which self study is an important component. Group discussion and IT are applied in teaching pedagogical communi- cation in order to develop learners’ intellectual competence through analyzing some certain lectures. This is the way of teaching in the light of teaching method innova- tion which aims at improving training quality. 145
Tài liệu liên quan