Cách kể “hỗn độn” trong truyện ngắn Murakami Haruki

Tóm tắt. Murakami Haruki là nhà văn hậu hiện đại đã sử dụng tính hỗn độn như là nền tảng tự sự trong truyện ngắn. Ông có thể kể một câu chuyện dung dị, một câu chuyện hoang đường, thậm chí là truyện thực hư lẫn lộn, nhưng không bao giờ ông né tránh sự hỗn độn. Hỗn độn đã trở thành nguyên tắc nhìn đời, cách ứng xử với nghệ thuật và quan trọng hơn là cách để nghệ thuật đến với con người, giúp họ nhận thức thế giới ở chiều sâu vốn có của nó. Tự sự ngôi thứ nhất của Murakami đã phát huy thế mạnh trong việc hỗn độn hóa nghĩa và cách tiếp cận văn bản từ phía người đọc.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách kể “hỗn độn” trong truyện ngắn Murakami Haruki, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0076 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 3-10 This paper is available online at CÁCH KỂ “HỖN ĐỘN” TRONG TRUYỆN NGẮN MURAKAMI HARUKI Đào Thị Thu Hằng1 và Hoàng Thị Mỵ2 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội Tóm tắt. Murakami Haruki là nhà văn hậu hiện đại đã sử dụng tính hỗn độn như là nền tảng tự sự trong truyện ngắn. Ông có thể kể một câu chuyện dung dị, một câu chuyện hoang đường, thậm chí là truyện thực hư lẫn lộn, nhưng không bao giờ ông né tránh sự hỗn độn. Hỗn độn đã trở thành nguyên tắc nhìn đời, cách ứng xử với nghệ thuật và quan trọng hơn là cách để nghệ thuật đến với con người, giúp họ nhận thức thế giới ở chiều sâu vốn có của nó. Tự sự ngôi thứ nhất của Murakami đã phát huy thế mạnh trong việc hỗn độn hóa nghĩa và cách tiếp cận văn bản từ phía người đọc. Từ khóa:Murakami Haruki, cách kể hỗn độn, truyện ngắn, chủ nghĩa hậu hiện đại. 1. Mở đầu “Hỗn độn” (Chaos) là một trong những phạm trù triết mĩ của chủ nghĩa hậu hiện đại. Lê Huy Bắc, người đầu tiên áp dụng khái niệm này trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam nêu định nghĩa: “Hỗn độn ở đây được hiểu theo nghĩa cái gì đó mất trật tự, không theo một quy tắc nào và là một sự không thống nhất, một tổ hợp của nhiều dị biệt mà không chịu bất kì phán xét từ một dị biệt nào” [1;232]. Như thế, hỗn độn là khởi nguyên của vũ trụ và cả nhân sinh, thoạt kì thuỷ thì tồn tại không theo một trật tự và một nề nếp nào cả. Về sau do sự “trục lợi” cá nhân hoặc của một nhóm đặc quyền nào đó mà trật tự dần lấn át hỗn độn, tạo cho xã hội một “lề lối” mà nếu ai đó vi phạm thì người đó bị xem là xấu xa, phản động, thậm chí là tâm thần. Xã hội được thiết lập trên trật tự. Từ thời cổ đại đến nửa đầu thế kỉ hai mươi, đa phần nhân loại sống trong trật tự, nhưng kể từ khi Giải cấu trúc ra đời, khi nhân loại bước sang kỉ nguyên hậu hiện đại, thì trật tự xã hội đã bị lung lay dữ dội, dẫn đến nguy cơ hỗn độn hoá thế tục trên diện rộng. Các nhà hậu hiện đại nắm được hiện tượng này nên đã đưa vào tác phẩm như là sự cảnh báo về sự sụp đổ nhân sinh. Thế kỉ XXI tiếp nối đà phát triển của thế kỉ trước với những thành tựu khoa học kĩ thuật kì vĩ. Sự phổ biến của máy vi tính, mạng xã hội, truyền thông không dây, vũ khí hoá học, sinh học, lade,. . . cùng những đại sự kiện xã hội như: bức tường Berlin bị phá bỏ (vào thế kỉ trước), hạt của Chúa, sự chuyển hướng toàn cầu của các thể chế tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. . . đã tạo nên sự hỗn độn và khiến con người đánh mất niềm tin vào nhiều giá trị từng được tôn thờ. Xã hội ấy tạo nên những con người cô đơn, lạc lõng. Họ xa lạ với nhiều điều ngỡ như bình thường trong cuộc sống. Họ trở thành người thừa, sống cuộc sống khác lạ với đám đông ồn ào náo nhiệt của thời đại kim tiền và dục vọng quyền lực. Vì lẽ đó, đọc tác phẩm của những nhà văn hậu hiện đại, chúng Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016 Liên hệ: Đào Thị Thu Hằng, e-mail: daothuhang17@gmail.com/ hoangmy0311@gmail.com 3 Đào Thị Thu Hằng và Hoàng Thị Mỵ ta luôn thấy xuất hiện sự hỗn độn này. Bài viết này của chúng tôi nhằm nghiên cứu một trường hợp riêng biệt, về cách kể “hỗn độn” trong truyện ngắn của Murakami Haruki. 2. Nội dung nghiên cứu Sự hỗn độn trước hết thể hiện trong cách kể. Các ngôi kể truyền thống, thứ nhất và thứ ba bị vi phạm nghiêm trọng trong sáng tác của Murakami, Paul Auster hay Orhan Pamuk. . . Ở đó người kể xưng “tôi”, chốc chốc lại biến đổi sang ngôi thứ ba với điểm nhìn khách quan bên ngoài, thậm chí điểm nhìn đó còn được trao cho một nhân vật nào đó trong truyện, khiến cho số lượng người kể (đồng nghĩa với người chứng) không ngừng tăng thêm. Việc làm này cốt để khẳng định với người đọc rằng, nhà văn đã nỗ lực tối đa việc khách quan hoá điểm nhìn và giọng điệu. Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Dường như mỗi người kể đều có ý thức về tiếng nói của mình. Họ đòi sự bình đẳng và đòi có nhiều tiếng nói cùng hướng và ngược hướng về các sự vật hiện tượng đang xảy ra. Biến thể dễ thấy của cảm quan hỗn độn này chính là sự mịt mùng không lối thoát của cái thế giới vô thức đầy vướng mắc của con người trong nhiều tác phẩm của Murakami. Nét tâm lí của Naoko hay Kizuki (trong Rừng Nauy) chẳng chịt tựa rừng thẳm. Nó hút vào mình mọi chuyển động và sức sống của con người, khiến cuộc sống của họ như thể đang nhích dần đến cái đích của sự sống là cõi tối của cái chết tựa rừng thẳm, cái nơi chốn họ chẳng muốn nhưng chẳng thể nào khác. Thêm nữa, nhãn quan hỗn độn này còn được thể hiện ở chính mĩ học tiếp nhận. Nếu người đọc không chấp nhận cái sự kể hỗn độn, phi mạch lạc, tối nghĩa,. . . thì tất yếu tác phẩm đó sẽ không tồn tại. Ở đây có sự hô ứng giữa người kể và người đọc. Người kể kể một câu chuyện theo cách chưa từng có trước đó, người đọc háo hức với cái sự kể không giống ai đó, thế là đã hợp thành một thể thống nhất: cái nhà văn tâm đắc cũng được người đọc tâm đắc, cái nhà văn muốn được thấu hiểu thì người đọc sẽ thấu hiểu. Trong Đốt nhà kho, Murakami kể câu chuyện nhân vật tuyên bố đốt một cái nhà kho, nhưng cuối cùng chẳng có nhà kho nào bị đốt, thế mà với nhân vật muốn đốt, cái nhà kho đó đã cháy rồi. Đây quả là sự thách đố trí tuệ lẫn trí tưởng tượng. Có lẽ để hiểu lối kể hỗn độn này người đọc phải vận dụng những kiến thức bên dưới câu chữ rằng cái chuyện được kể không quan trọng bằng sự chiêm nghiệm về chuyện kể đó. Nhưng nếu thế thì biết cái gì là chính xác? Sẽ chẳng có gì là chính xác như những gì tác giả muốn nói. Do vậy câu chuyện không ngừng mở lối mê lộ, đưa người đọc vào nhiều khúc quanh ngả rẽ, thậm chí là ngõ cụt để cốt phô bày, cuộc sống về bàn chất vốn dĩ có phần là thế, chẳng thể nào khác, nọi sự khác chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng mà thôi. Cuối cùng hỗn độn là cách nhà văn nhìn nhận cuộc sống. Đương nhiên, nhà văn có thể chọn lối kể có lớp lang, trật tự về cuộc sống. Nhưng đó là cách các nhà cổ điển và hiện đại đã làm. Tin và hướng về “trật tự”, những nhà văn đó cho rằng cuộc sống có trật tự và nhiệm vụ của họ là nói về và bảo vệ cái trật tự đó. Các nhà hậu hiện đại lại cho rằng xã hội tồn tại trên nguyên tắc “phi trật tự”. Nhờ có phi trật tự mà mới có những tiếng nói khác, nền tảng của sự dân chủ, bình đẳng. Chỉ khi nhà văn viết về cái hỗn độn thì nhà văn đó mới có thể đạt được phần nào tinh thần dân chủ. Cái hỗn độn luôn tương phản với trật tự. Trật tự không làm cho hỗn độn tốt hơn mà chính hỗn độn mới nhắc nhớ trật tự về một trật tự tối ưu hơn cho con người và xã hội. Cái nhìn hỗn độn là cái nhìn từ bóng tối, cái nhìn nghịch chiều với ánh sáng. Cái nhìn từ đổ vỡ, đau đớn, bi đát,. . . chứ không nhìn từ cảm quan ánh sáng, nơi con người đầy ắp niềm tin, tự tin có thể làm tất thảy và hạnh phúc sẽ luôn chờ đón bất kì ai. . . Với các nhà hậu hiện đại, đấy là một ảo tưởng khổng lồ. Có hai cách chủ yếu để biểu thị hỗn độn: một là “hỗn độn bề mặt” theo kiểu “ông nói gà 4 Cách kể “hỗn độn” trong truyện ngắn Murakami Haruki bà nói vịt” mà các nhà Kịch phi lí đã từng làm, có nghĩa câu chữ, chủ đề truyện cứ lộn xộn, đan bện nhau không theo một logic mạch lạc nào. Và hai là sự “hỗn độn chìm ẩn”, cái ba động ẩn bên dưới câu chữ, đây chính là sự hỗn độn nghĩa và tư tưởng truyện. Bằng cách dẫn dắt nào đó, người kể đưa người đọc vào mê cung nghĩa, chọn nghĩa nào cũng có thể. Cả hai cách hỗn độn đều chính là đặc thù của tư duy hậu hiện đại. Sự giải cấu trúc diễn ra thường trực trong và ngoài, bên dưới và bên trên, vấn đề nan giải sẽ đọng lại rất lâu ngay cả khi câu chữ kết thúc. Lối trần thuật sau này được ghi nhận ở khuynh hướng tối giản (minimalism) mà Murakami Haruki cũng được xem là một môn đồ. Trong truyện Khu phố của cô, đàn cừu của cô, người kể tạo nên hai mảng không gian chẳng liên quan gì nhau “khu phố” và “đàn cừu”. Hai cảnh này lại được hỗn độn hoá trong hai câu chuyện: của “tôi” về người bạn thời ấu thơ làm nghề du lịch và “tôi” làm nhà văn. Nửa sau của truyện mới nhắc đến cô gái trong cái nhan đề kia, nhưng cô gái đó không ở trong đời thực mà ở trên ti vi. Người kể xem ti vi trong lúc ăn bánh mì và uống bia. Tình thế càng trở nên khó hiểu vì cái chuyện giới thiệu khu phố với đàn cừu đó không thực gây chú ý với tôi vậy nên tôi sẽ không đến thăm khu phố đó, cũng như tôi cũng sẽ còn lâu mới có thể gặp, hoặc khác đi là có thể chẳng gặp lại người bạn kia. Trong Vườn cỏ buổi chiều cuối cùng, người kể tôi biểu lộ cảm xúc xáo trộn khi bị người tình chia tay, theo cái cách không thể nào tưng tửng hơn: “Vào một buổi sáng mùa hè, đầu tháng bảy, tôi nhận được lá thư dài của người tình, bảo là muốn chia tay. Em đã yêu anh suốt từ ngày xưa, bây giờ vẫn yêu, và sẽ còn yêu,... vân vân. Nói tóm lại là muốn chia tay đó thôi. Bởi nàng đã có người yêu mới. Tôi lắc đầu, hút sáu điếu thuốc, ra ngoài uống bia lon, rồi trở về phòng, hút thuốc nữa. Và đã bẻ gãy ba cây bút chì độ cứng HB trên bàn học. Cũng chẳng phải giận tức gì. Chỉ bối rối không biết phải làm gì thôi. Thế rồi thay áo quần, đi làm. Từ đó, trong một khoảng thời gian, người chung quanh bảo là tôi dạo này trông vui tươi quá nhỉ. Cuộc đời thật khó hiểu”. “Tôi” trong truyện là sinh viên làm thêm với nghề cắt cỏ ngoài giờ. Cơ sự xảy ra khi cô người yêu 19 tuổi đột nhiên nói lời giã từ vì nàng đã có tình nhân mới. Tôi không biết rõ là đã yêu hay chưa thực sự yêu nàng, nhưng thực tế thì lời chia tay đó đã tác động khá lớn đến tôi. Tôi cố giữ vẻ bình thản, vẫn đi làm như đúng lịch trình nhưng trong tôi đã có sự đổ vỡ. Tôi chọn một khu vườn xa trung tâm, nơi có một quả phụ, theo lời bà ta là sống với cô con gái, để cắt cỏ. Sáng hôm đó chỉ có người quả phụ ở nhà. Tôi cắt cẩn trọng như thường lệ, có nghĩa, khu vườn được xén rất chu đáo đến mức mà bà chủ ngợi khen là cắt giống cách người chồng quá cố của bà cắt. Xong việc, bà ta giữ tôi lại uống rượu, bảo tôi mở tủ quần áo cô con gái xem, rồi phát biểu suy nghĩ về cô ta. Tôi nói đôi điều và quả phụ có vẻ miễn cưỡng cho là đúng. Tôi lái xe về, trên đường hơi bị choáng vì rượu và đôi lúc hình ảnh cô người yêu vừa nói lời chia tay lại hiện lên. Trong cuộc đối thoại tại ngôi nhà, người đọc có thể suy đoán, có thể người mẹ đó đã mất đi cả cô con gái, có thể người mẹ đó đọc được nét thất tình trên mặt tôi nên đã cố động viên tôi và cuối cùng,. . . tất cả chỉ là dự đoán. Tác giả đưa ta vào một mê cung của những ngả rẽ nghĩa của thiên truyện. Trạng thái hoang mang luôn hiện diện trên từng trang sách và cả trong tri nhận của người đọc. Cái đọng lại trong người đọc, ắt hẳn, là hình ảnh của một con người đương đầu với mất mát, với nỗi cay đắng của đời mình. Có sự tương phản giữa quả phụ giàu có và chàng sinh viên nghèo. Nhưng cả hai dường như đều ở vào khoảnh khắc bi kịch của kiếp người. Họ cô độc ngay cả khi đối diện nhau, thậm chí là có thể hiểu phần nào đó về nhau. Họ nói chuyện với nhau qua li rượu hay nói với chính li rượu trên tay. Họ không hề chờ đợi điều gì mà ngay cả nếu hi vọng như cách bà chủ nhà muốn tôi quay lại cắt cỏ khi tôi có thể cắt cỏ thì vẫn không thể vì tôi đã dứt khoát 5 Đào Thị Thu Hằng và Hoàng Thị Mỵ từ bỏ cái nghề đó vào chính chiều hôm đó. . . Dẫu sao thì, cái lát cắt của nỗi đau dường như không đủ sức chế ngự mạch sống đời. Cắt cỏ là một hành trình không ngừng nghỉ nếu con người muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Và với sự chuyên nghiệp cộng với niềm đam mê nghề của tôi đó, chúng ta hi vọng điều tốt đẹp sẽ diễn ra trong tương lai, theo cái cách người cắt cỏ, cắt bỏ những thứ thừa thãi, xấu xí, chỉ để lại một thảm cỏ đẹp cho đời. Nếu như tiểu thuyết Murakami là thế giới phức tạp, đa bội, lắm mê cung và dường như không lối thoát, nơi đầy rẫy những cạm bẫy, hiểm nguy, nơi mà con người luôn phải từng giờ, từng phút đối mặt và trải nghiệm quay cuồng trong vòng xoáy dữ dội của nhiều cám dỗ nhân sinh, thì với truyện ngắn, ông lại đưa người đọc vào thế giới khác. Độ căng của câu chuyện và cả những lớp nghĩa ẩn dụ hỗn độn của chúng luôn chìm khuất. Truyện ngắn của Murakami với những câu chuyện đời gần gũi, chân thực, bằng văn phong nhẹ nhàng, sâu lắng chuyển tải nhiều thông điệp nhân sinh sâu sắc. Trong truyện Con voi biến mất, Murakami miêu tả một sự kiện huyền ảo, một con voi già, có người quản tượng già chăm sóc, sau một đêm bỗng dưng biến mất khỏi chuồng thú, nơi vốn được bố trí an ninh gần đến mức tuyệt đối. Không có cách gì cắt nghĩa được chuyện voi biến mất, vì chìa khóa không bị đánh cắp, vòng khóa chân voi vẫn y nguyên, các bức tường và lối đi không có bất kì dấu hiệu nào cho thấy voi đã đi qua. Chỉ còn một nguyên nhân duy nhất là con voi già thu mình nhỏ lại rồi biến mất. Việc đó, phần nào được kiểm định qua tôi, người kể, người tình cờ tìm được chỗ trên đồi, có thể ngắm voi vào thời khắc muộn nhất trong ngày khi chỉ còn mình quản tượng chăm sóc chú voi già. Câu chuyện voi biến mất được kể song song với chuyện tôi là nhân viên bán hàng gia dụng. Tôi không chỉ là người gần như nắm được nguyên nhân biến mất của voi, mà còn là người trăn trở nhiều vì chuyện voi biến mất đó. Câu chuyện nếu căn cứ trên việc điều tra voi biến mất theo logic thông thường thì đây thật là một chuyện hoang đường. Làm gì có chuyện một con voi được canh giữ chu đáo thế mà lại có thể biến đi mất trước mặt bàn dân thiên hạ của cả một thành phố. Quả là lối kể chuyện hỗn độn, nhưng hấp dẫn theo lối truyện trinh thám tội phạm hậu hiện đại, đúng hơn là phản trinh thám bởi lẽ cuối cùng chẳng ai biết tội phạm làm mất, hay đánh cắp voi là ai, chẳng ai biết cuối cùng con voi đó đi đâu, chẳng có cái kết luận nào từ toà án thành phố. . . Nhưng nếu đọc theo lối khác, lối viết hỗn độn huyền ảo thì người đọc sẽ có thể phần nào cắt nghĩa được truyện này. Ta cùng căn cứ vào lời kể của “tôi”. Sở thú giải tán vì lí do làm ăn bết bát nên voi được chuyển giao cho thành phố quản lí. Lễ khánh thành nơi ở mới của voi diễn ra trong bầu không khí trang trọng, đầy tình yêu quý động vật không phải vì động vật mà vì sự phô trương tấm lòng mang tính mị dân của các nhà quản lí. Có lẽ chú voi chú voi thấu hiểu điều đó: “Con voi hầu như hoàn toàn bất động, gắng gượng chịu đựng những nghi thức chẳng có ý nghĩa gì ấy – ít nhất thì hoàn toàn vô nghĩa đối với nó – với đôi mắt trống vắng đến như hoàn toàn vô thức, nhồm nhoàm nhai những quả chuối đưa tận miệng nó. Voi ăn hết chuối, người ta vỗ tay rào rào” [2;192]. Đấy là thái độ voi già trước sự đón chào hào nhoáng rỗng tuyếch của thành phố. Con voi đó có thể xem là một biểu tượng tinh thần, một phần của môi trường thiên nhiên, cái mà con người giờ đầy hầu như chẳng buồn quan tâm, (thế mới xảy ra chuyện đối thoại quyết liệt giữ phe đối lập với thị trưởng thành phố về chuyện nhận hay không nhân nuôi voi). Cái con người thực sự quan tâm lúc này là đồ gia dụng, sự đồng bộ tiện nghi hiện đại trong nhà bếp. Vì lẽ đó, như một nghịch lí bi hài, tôi càng bán nhiều đồ gia dụng thì người ta càng lãng quên đi chú voi già tội nghiệp đó, đến mức tôi đã ý thức: “Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy có vẻ sự vật chung quanh mình đã mất đi sự thăng bằng chính 6 Cách kể “hỗn độn” trong truyện ngắn Murakami Haruki đáng cố hữu của chúng. Cũng có thể đó chỉ là ảo giác của tôi. Từ khi có chuyện con voi biến mất, bên trong tôi đã có gì đấy mất thăng bằng, vì vậy mà sự vật bên ngoài phản ánh vào mắt tôi kì dị như thế không chừng. Trách nhiệm ấy có lẽ ở phía tôi” [2;216]. Một lối kể tự tra vấn trách nhiệm làm người. Lối kể này độc đáo ở chỗ hoài nghi chính những nhận thức của mình khi đứng ở vị thế của một người buôn đồ gia dụng để kể. Nhưng đồng thời nó cũng là sự đan cài cái sự ý thức về việc nền công nghiệp vật chất đang huỷ diệt môi sinh và nhiều giá trị tinh thần. Chuyện nuôi voi, chăm sóc voi, xem voi,. . . được đặt song song với việc kinh doanh đồ điện gia dụng: “Tôi vẫn như thường lệ, tiếp tục rao bán quanh quất những tủ lạnh, máy nướng bánh mì, máy pha cà phê,. . . dựa trên những hình tượng tiện nghi thực dụng còn sót lại của kí ức trong một thế giới chuộng tiện nghi thực dụng” [2;216]. Cuối cùng, câu kết của tác phẩm là đây, một sự tiếc nuối mang tính báo động: “Voi và người nuôi voi đã biến mất rồi, họ không còn trở lại nơi này lần nào nữa” [2;217]. Bình luận về truyện này, Herbert Mitgang đặt câu hỏi: “Nhưng những gì về con voi biến mất? Và những gì về bạn gái biến mất mà người kể gặp trong công việc? Vâng, một con voi già không biến mất, cùng với người chăn già của nó, từ một vùng ngoại ô Tokyo, và phải, người kể chuyện muốn kết nối với một người bạn gái mới, nhưng ngôn ngữ kéo họ ra xa nhau. Cô ta dường như đếm số từ của hắn quá tỉ mẩn. Qua một sự cố nhỏ, Murakami bằng cách nào đó nỗ lực để ghép các mảnh trong câu đố ma thuật lại với nhau nhưng không hướng đến một giải pháp. Trên đường đi, ông lặng lẽ quan sát các nhà đầu tư phát triển, các quan chức thành phố hào hoa, viên chức thực thi pháp luật vớ vẩn và các phương pháp quá mức cần thiết của nhà nước” [5]. Như thế, chính thói đời khoa trương, đánh bóng tên tuổi, những thủ tục sốt sắng, những bất đồng muôn thuở giữa lợi ích vật chất và phi lợi ích của giới chức thành phố đã góp phần làm biến mất cả một chú voi khổng lồ. Câu chuyện trưng ra tiếng cười bi đát, chỉ vì không yêu quý voi theo đúng tình người mà chỉ vờ yêu quý để trục lợi nên chú voi đó, dù có sống sờ sờ ra đó kể như cũng đã biến mất rồi. Hơn nữa, cái sự biến mất của con voi già còn ẩn dụ cho sự tàn phá môi trường mà con người gây ra. Với sự tham lam bất tận của mình, loài người đã đẩy biết bao sinh vật khác vào thảm hoạ diệt vong, biến mất không kèn trống trên cuộc đời. Cùng với tiểu thuyết, tiếp cận Murakami từ truyện ngắn cũng là một cách để độc giả có thêm cách nhìn mới về văn học, con người Nhật Bản. Ta thấy có sự cách tân lớn lao trong lối kể hỗn độn của Murakami. So với những gì từ trước tới nay đã được “tôn thờ” bởi quan niệm mĩ học truyền thống, người đọc sẽ khám phá được sự đa dạng trong phong cách sáng tác của một nhà văn lớn. Tình thực, với nỗ lực học hỏi và sáng tạo không ngừng, đến với truyện ngắn Murakami, bạn đọc còn thu nhận thêm cho mình vô vàn cách nhìn cuộc sống, cũng như những bài học bổ ích. Bên dưới sự hỗn độn mà nhà văn tạo dựng, chúng ta có lúc sẽ nhận ra được sự hiện diện rất gần của chính những khiếm khuyết của bản thân mình trong đó. Murakami thể nghiệm nhiều lối viết trong truyện ngắn. Bóng ma ở Lexington ghi nhận lối viết hỗn độn huyền ảo pha kinh dị theo lối Edgar Allan Poe. Cũng vẫn người kể xưng “tôi”, được người bạn nhờ đến trông hộ nhà. Đấy là căn nhà cổ kính, giàu có, đầy đủ tiện nghi. Nhiệm vụ của tôi thực đơn giản, chỉ hằng ngày cho chú chó ăn hai bữa, rồi nghe nhạc, điều tôi vốn rất thích trong lúc sáng tác văn chương. Tối hôm đó trôi qua bình thường trước khi tôi đi ngủ. Nhưng nửa đêm, tôi phát hiện có âm thanh chuyện trò của dạ tiệc dưới phòng khách. Ban đầu tôi nghĩ có kẻ lạ đột nhập. Tôi lần xuống bếp lấy vũ khí để tự vệ, nhưng sau khi quan sát mọi nhẽ, tôi bỗng giật mình phát hiện ra rằng chẳng thể có người nào trong phòng khách đó, mà đấy chỉ là một bữa tiệc vui vẻ của những hồn ma. Tôi bèn không vào đó mà trở lại lên lầu, về phòng mình rồi chìm vào giấc 7 Đào Thị Thu Hằng và Hoàng Thị Mỵ ngủ. Câu chuyện hấp dẫn, đầy căng thẳng của những sự kiện huyền bí. Nhưng nếu dụng ý của tác giả chỉ dừng lại ở việc nhát ma này thì đây là một tác phẩm rất xoàng của loại truyện này. Đương nhiên, ma chỉ là cái cớ. Điều tác giả quan tâm là lí do ma hiện hiện nơi phòng khách trong bầu không khí tiệc tùng kia. Ắt hẳn, điều “tôi” thực sự muốn nói là tình cảm và trách nhiệm của con người với người thân và với loài người nói chung. “Tôi” là nhà văn nhưng có sở thích nghe nhạc Jazz. Casey chủ nhân của ngôi nhà được thừa hưởng từ cha mình một kho nhạc vô giá mà hiếm người có được. Kho nhạc đó là biểu tượng cho giá trị văn hóa truyền thống. Sở hữu nó là niềm hạnh phúc lớn lao của bất kì ai yêu âm nhạc. Đáng chú ý ở gia đình này là mẹ của Casey mất sớm, khi Casey lên 10 tuổi, cái chết đó không chỉ gây nên nỗi đau cùng tận nơi Casey mà còn giáng