TÓM TẮT
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, còn được gọi là công nghiệp thế hệ 4.0. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet
(IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS). Bài viết đưa ra một số phân tích cũng như
đưa ra một số cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh
đó, dưới góc nhìn của những người làm công nghệ thông tin (IT) trong lĩnh vực giáo
dục, các tác giả đề xuất một số giải pháp để đơn vị tiếp cận với cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư hiệu quả hơn.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Cơ hội và thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017
TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC
1. Mở đầu
Nhìn lại lịch sử, con người đã chứng kiến
3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn�
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
(từ 1784) xảy ra khi loài người phát minh
động cơ hơi nước, tác động trực tiếp đến
các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí,
giao thông vận tải� Động cơ hơi nước được
đưa vào ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, mở ra một kỷ
nguyên mới trong lịch sử nhân loại [4]�
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
diễn ra từ 1870 đến khi loài người phát minh
ra động cơ điện, mang lại cuộc sống văn
minh, năng suất tăng nhiều lần so với động
cơ hơi nước [4]�
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4
Cơ hội & thách thức
nguyễn Văn Liễn1, Mai Văn Chung2
1Nguyên Viện trưởng Viện Điện, ĐH Bách Khoa Hà Nội;
2Khoa Kỹ thuật–Công nghệ, trường ĐH Hùng Vương
TÓM TẮT
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, còn được gọi là công nghiệp thế hệ 4.0. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet
(IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS). Bài viết đưa ra một số phân tích cũng như
đưa ra một số cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh
đó, dưới góc nhìn của những người làm công nghệ thông tin (IT) trong lĩnh vực giáo
dục, các tác giả đề xuất một số giải pháp để đơn vị tiếp cận với cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư hiệu quả hơn.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp, Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối Internet (IoT)
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ
1969) xuất hiện khi con người phát minh ra
bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên
lạc được với nhau� Vệ tinh, máy bay, máy
tính, điện thoại, Internet là những công
nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng từ cuộc
cách mạng này [4]�
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc
cách mạng số, thông qua các công nghệ như
Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI),
thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR),
mạng xã hội, điện toán đám mây, di động,
phân tích dữ liệu lớn (SMAC)��� để chuyển hóa
toàn bộ thế giới thực thành thế giới số [1]�
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 81
TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC
Năm 2013, một từ khóa mới là “Công
nghiệp 4.0” (Industrie 4�0) bắt đầu nổi lên
xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức
đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến
lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành
sản xuất mà không cần sự tham gia của con
người� Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp
tục nhắc tới Industrie 4�0 tại Diễn đàn Kinh
tế thế giới ở Davos tháng 1/2015� Hiện nay,
Công nghiệp 4�0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ
một dự án của Đức để trở thành một phần
quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư với sự tham gia của nhiều nước�
Nói một cách ngắn gọn thì viễn cảnh các
nhà máy thông minh trong đó các máy móc
được kết nối Internet và liên kết với nhau
qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn
bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định
có vẻ sẽ không còn xa xôi nữa� Và đây chính
là lúc công việc của chúng ta trong tương lai
sẽ thay đổi�
Giáo sư Klaus Schwab, sáng lập viên kiêm
chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã cho ra
mắt cuốn sách “Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư”, trong đó ông mô tả những điểm
khác biệt của cuộc cách mạng này so với ba
cuộc cách mạng hầu hết dựa trên những tiến
bộ công nghệ trước đó�
Trong cuộc cách mạng thứ tư, chúng ta sẽ
đến với sự kết hợp giữa thế giới thực, thế giới
ảo và thế giới sinh vật� Những công nghệ mới
Hình 1. Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử
(1) Cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước. (2) Động cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt. (3) Kỷ nguyên
máy tính và tự động hóa. (4) Các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo.
Hình 2. Giáo sư Klaus Schwab và cuốn sách “Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư”
82 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017
TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC
này sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến mọi luật lệ,
mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp,
đồng thời cũng thách thức ý niệm của chúng
ta về vai trò thực sự của con người [1]�
Tuy nhiên, việc nào cũng đi kèm với những
rủi ro� Schwab chỉ ra những mối lo ngại của
ông về khả năng các tổ chức, doanh nghiệp
có thể sẽ chưa sẵn sàng đón nhận các công
nghệ tối tân hay các chính phủ sẽ gặp khó
trong việc tuyển dụng người cũng như quản
lý các công nghệ này một cách toàn diện�
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến
cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực,
với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân
tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội�
Nhờ công nghệ AI, người máy làm việc càng
thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi
vô biên, trong khi khả năng đó ở con người
càng già càng yếu đi� Ưu điểm làm việc
24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo
hiểm của robot cũng đang đe dọa đến sự
tương quan trong việc sử dụng lao động là
người thật hay người máy�
Trong cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư,
những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã
và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao
động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế
mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng�
Trong tương lai, người dân có thể mất việc
làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot
có thể tác động tới trải dài từ dệt may, dịch vụ,
giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục���
Trong lĩnh vực Dệt may, trước đây các
nước có ngành dệt may phát triển như Mỹ,
Anh vì thiếu lao động nên đã dịch chuyển
thuê nhân công sang Trung Quốc, Ấn Độ,
Việt Nam—nơi có lực lượng lao động thủ
công giá rẻ dồi dào� Nhưng với công nghệ
robot trong cuộc Cách mạng lần thứ tư này,
nhiều nhà máy dệt may trước đây đặt ở Việt
Nam có thể quay ngược lại đặt ở Mỹ, bởi họ
đã bắt đầu sử dụng rất nhiều robot� Báo cáo
của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cung
cấp số liệu đáng lo ngại khi mà hơn 2/3 trong
số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da
giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi sự
bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng khoa
học công nghệ trong ngành này� Cụ thể,
khoảng 86% lao động của Việt Nam, 88%
lao động của Campuchia và 64% lao động
Indonesia trong ngành may mặc, da giày sẽ
chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động
hóa, công nghiệp hóa trong ngành�
Trong lĩnh vực Thương mại, dịch vụ,
giải trí, robot cũng đã hiện diện ở những vị
Hình 3. Hình ảnh robot tham gia hoạt động của đời sống
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 83
TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC
trí công việc vốn được cho rằng không thể
thay thế con người như lễ tân khách sạn,
cơ quan, nhà hàng, trung tâm hỗ trợ khách
hàng (call center)��� Khi có khách đến robot
có thể tự động nhận dạng, ghi nhớ để chào
hỏi, nhớ được sở thích, trả lời các nhu cầu của
khách hàng bằng giọng nói hoàn toàn như
con người� Công nghệ mua sắm Amazon Go
được cho là thách thức với các siêu thị và đội
ngũ nhân viên bán hàng khi người dùng chỉ
cần cài ứng dụng, quét mã QR, chọn đồ và đi
thẳng ra cửa mà không cần xếp hàng�
Trong lĩnh vực Giao thông, thế hệ xe
không người lái sẽ phát triển nhờ đảm bảo
an toàn cao gấp nhiều lần vì không có tình
trạng say rượu bia, vượt đèn đỏ, phóng
nhanh vượt ẩu� Hồi tháng 8/2016, người đàn
ông Mỹ đang sử dụng xe tự lái của Tesla thì
có triệu chứng đau tức ngực� Ông đã kịp
thời liên hệ với vợ để gọi tới bệnh viện báo
cho bác sĩ chờ đón sẵn rồi ra lệnh cho xe di
chuyển tới bệnh viện� Các bác sĩ đã cấp cứu
kịp thời, cứu sống người đàn ông này�
Trong lĩnh vực Giáo dục, công nghệ thực
tế ảo sẽ thay đổi cách dạy và học� Sinh viên
có thể đeo kính VR và có cảm giác như đang
ngồi trong lớp nghe bài giảng, hay nhập
vai để chứng kiến những trận đánh giả lập,
ngắm nhìn di tích, mang lại cảm xúc và sự
ghi nhớ sâu sắc, giúp bài học thấm thía hơn�
Hoặc khi đào tạo nghề phi công, học viên
đeo kính và thấy phía trước là cabin và học
lái máy bay như thật để thực hành đến khi
nhuần nhuyễn rồi mới lái, giảm thiểu rủi ro�
Trong tương lai, số lượng giáo viên ảo có thể
nhiều hơn giáo viên thực rất nhiều�
Trong nhiều lĩnh vực khác như: Y tế,
Nông nghiệp��� Cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 cũng đã tác động trực tiếp như cỗ máy
IBM Watson có biệt danh “Bác sỹ biết tuốt”,
những cánh đồng tự động tưới nước, bón
phân, phun thuốc sâu Đây chính là xu thế
của thế giới�
3. Thách thức và cơ hội
Giống như các cuộc CMCN trước đó,
cuộc CMCN 4�0 sẽ làm tăng thu nhập và
cải thiện chất lượng cuộc sống cho người
dân toàn cầu� Cho đến nay, đối tượng được
hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng này
chính là người tiêu dùng� Họ đã được tiếp
cận dễ dàng với thế giới kỹ thuật số� Công
nghệ đã tạo ra những sản phẩm và dịch vụ
mới làm tăng hiệu quả và niềm vui cuộc
sống của mỗi cá nhân� Gọi taxi, đặt vé máy
bay, đặt mua hàng hóa, thanh toán hóa đơn,
nghe nhạc, xem phim, chơi game đều có thể
thực hiện từ xa�
Trong tương lai, đổi mới về công nghệ
cũng sẽ tạo ra một phép màu cho dịch vụ
cung ứng, cải thiện năng suất và hiệu suất về
lâu dài� Chi phí vận chuyển và thông tin liên
lạc sẽ giảm, các dịch vụ hậu cần (logistic) và
chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả
hơn, chi phí thương mại sẽ giảm� Một thị
trường mới sẽ được mở ra và thúc đẩy tăng
trưởng nền kinh tế�
Tuy nhiên, như các nhà kinh tế Erik
Brynjolfsson và Andrew McAfee đã chỉ ra,
cuộc CMCN 4�0 có thể mang lại sự bất bình
đẳng lớn hơn, đặc biệt là nó có thể phá vỡ thị
trường lao động� Khi tự động hóa thay thế lao
động chân tay trong nền kinh tế, khi robot
thay thế con người trong nhiều lĩnh vực,
hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi
vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người
làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất
động sản, tư vấn tài chính, vận tải� Nhưng
84 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017
TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC
mặt khác, việc thay thế người công nhân
bằng máy móc có thể đem lại sự an toàn và
tạo ra những năng suất và giá trị mới�
Bên cạnh sự mất cân bằng trong kinh tế,
nhiều người cũng quan ngại về sự bất bình
đẳng trong xã hội mà cuộc CMCN 4�0 sẽ
đem lại� Những người được hưởng lợi nhiều
nhất từ cuộc cách mạng này là các công ty
công nghệ cao, vốn hóa lớn, cổ đông và các
nhà đầu tư� Cuộc CMCN 4�0 sẽ có lợi cho
tầng lớp giàu có hơn là người nghèo, đặc biệt
là lao động trình độ thấp�
Công nghệ là một trong những nguyên
nhân làm cho thu nhập của người lao động
ở các nước phát triển không gia tăng, nếu
không muốn nói là đang có xu hướng giảm
đi� Nhu cầu về lao động có tay nghề rất cao
đang tăng lên trong khi những người có trình
độ học vấn và tay nghề kém hơn đang đứng
trước nguy cơ thất nghiệp� Thị trường việc
làm có nhu cầu mạnh mẽ ở đầu cao và thấp,
trong khi những người “thường thường bậc
trung” sẽ bị loại thải dần�
Điều này giải thích tại sao có rất nhiều
người lao động thất vọng và sợ hãi rằng thu
nhập của họ sẽ sụt giảm, khiến con cái họ có
một tương lai không hề tươi sáng� Nó cũng
giúp giải thích tại sao các tầng lớp trung lưu
khắp thế giới đang ngày càng trải qua một
cảm giác bất mãn, không hài lòng� Một nền
kinh tế mà kẻ chiến thắng sẽ giành được tất
cả trong khi người trung lưu chỉ được một
phần nhỏ sẽ tạo ra một xã hội mất dân chủ
và bất mãn�
Sự bất mãn cũng có thể được nhân lên bởi
các thiết bị công nghệ số và các mạng truyền
thông xã hội� Hơn 30% dân số toàn cầu hiện
đang sử dụng các phương tiện truyền thông
xã hội để kết nối, học hỏi và chia sẻ thông
tin� Sự tương tác trên mạng xã hội sẽ giúp
cho con người gắn kết và hiểu biết liên văn
hóa� Tuy nhiên, truyền thông xã hội cũng có
thể tuyên truyền những kỳ vọng phi thực
tế về thành công của một cá nhân hay một
nhóm người, đồng thời tạo cơ hội cho những
ý thức hệ và tư tưởng cực đoan lan rộng�
Bên cạnh những thách thức và cơ hội
chung, là một người làm công nghệ thông
tin (IT) trong ngành giáo dục, tác giả nhận
thấy các thách thức càng rõ ràng hơn� Từ
đó, tác giả đưa ra một số giải pháp để cán bộ
giáo viên và sinh viên không bị choáng ngợp
với cuộc CMCN 4�0:
• Bản thân mỗi giảng viên cần xác định
rõ mình là những nhà khoa học nghiên
cứu công nghệ mới, áp dụng thành tựu
công nghệ mới về mọi lĩnh vực trong
đời sống, xã hội�
• Mỗi giảng viên cần xây dựng cho bản
thân, sinh viên cách tiếp cận với với
CMCN lần thứ 4 một cách đơn giản, hiệu
quả nhất để có thể bắt kịp công nghệ của
thế giới� Phải biết xây dựng cho mình các
nền tảng cơ bản từ lý thuyết: dữ liệu lớn
(big data), vạn vật kết nối internet (IoT),
trí tuệ nhân tạo (AI)�
• Sự hội tụ của công nghệ thông tin và
điều khiển, tự động hóa là xu thế tất
yếu của thế giới� Các cán bộ, giảng viên
cần tăng cường sự tương tác giữa các
môn, giữa các lĩnh vực liên quan để có
thể nắm bắt tốt các công nghệ mới của
CMCN lần thứ 4�
• Đối với ngành giáo dục, công nghệ
AR/VR là xu thế mới của thế giới� Ở
đây người học sẽ trải nghiệp, tương
tác, vận hành các dây chuyền sản xuất
trước khi vận hành thiết bị thực tế�
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 85
TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC
• Ở cấp độ quản lí chuyên môn cũng cần
tạo ra những diễn đàn: Hội nghị, hội
thảo, chuyên đề để các nhà khoa học, các
chuyên gia trình bày những quan điểm,
hướng tiếp cận, những thành tựu khoa
học công nghệ của cuộc CMCN lần thứ
tư� Từ đó giúp cán bộ giảng viên và sinh
viên nhận thức rõ hơn, có cách tiếp cận
hiệu quả hơn về CMCN lần thứ 4�
• Đối với sinh viên (người học) cần
chủ động cho mình cách tiếp cận với
CMCN lần thứ tư� Đặc biệt, khi ngồi
trong giảng đường đại học, sinh viên
cần có thái độ học tập nghiêm túc, cầu
thị và bắt đầu từ nền tảng cơ bản: Toán
xác suất thống kê, Đại số, Vật lý đại
cương��� để bước những bước đầu tiên
cho động học robot, CMCN lần thứ tư�
Bên cạnh đó, qua hoạt động nghiên cứu
khoa học dưới sự hướng dẫn của các
giảng viên, sinh viên có thể tạo ra các
sản phẩm của riêng mình, qua đó hiểu
rõ hơn về những kiến thức lý thuyết,
biết cách tiếp cận với thực tế, xa hơn
nữa là làm chủ công nghệ mới, qua đó
trở thành các kỹ sư tốt khi ra trường�
4. Kết luận
Thế giới đang chuyển mình để hòa vào
dòng chảy của cuộc CMCN 4�0� Việt Nam
cũng không thể nằm ngoài xu thế ấy� Để tận
dụng được những lợi thế, đồng thời giảm
thiểu những tác động tiêu cực của cuộc
CMCN mới, chúng ta cần phải nhận thức rõ
các đặc điểm của cuộc CMCN đó, từ đó tìm
ra các biện pháp và xây dựng các chính sách
phát triển thích hợp�
Tác giả mượn kết luận của Thủ tướng
Chính phủ tại phiên họp thường kỳ Chính
phủ tháng 3 năm 2017 làm kết luận của bài
báo này�
Theo Thủ tướng, chỉ khi có nhận thức
đúng đắn về bản chất của CMCN 4�0, thì
mới có cách ứng xử, có định hướng, tư
duy phát triển phù hợp� “Cần phải nói cho
mọi người biết rằng CMCN 4�0 không phải
là việc của riêng Chính phủ, của các viện
nghiên cứu mà đây là việc của toàn xã hội,
tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống
xã hội, kể cả chính trị, kinh tế, văn hóa,
lao động, giáo dục, quốc phòng an ninh”,
Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị các viện
nghiên cứu, trước hết là hai Viện Hàn lâm
(Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ và
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam),
các chuyên gia, nhà khoa học, mọi doanh
nghiệp và người dân cùng chung tay tận
dụng cơ hội của CMCN 4�0 để đổi mới sáng
tạo, có nhiều tư duy mới, sáng tạo mới để
đưa đất nước có bước đột phá trong phát
triển kinh tế–xã hội [3]�
Tài liệu tham khảo
[1] Schwab, K� (2016), The Fourth Industrial
Revolution: what it means, how to respond�
https://www.weforum.org/agenda/2016/01/
the-fourth-industrial-revolution-what-it-
means-and-how-to-respond/;
[2] Nghị quyết số 34/NQ-CP của Chính phủ�
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ
tháng 3 năm 2017�
[3] WEF� (2016), The Future of Jobs:
Employment, Skills and Workforce Strategy
for the Fourth Industrial Revolution�
ht tp://www3.wefor um.org/docs/WEF_
Future_of_Jobs.pdf.
[4] https://vi�wikipedia�org/wiki/
(Xem tiếp trang 86)
86 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017
TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC
SUMMARY
Trade between Vietnam during the French colonial period
— Hong kong territory 1930–1945
Tran Van hung
Faculty of Social Sciences & Humanities – Hung Vuong University
In the period of 1897–1929, the trade between Vietnam and Hong Kong continued to grow and reached its peak during 1926–1929. From 1930 to 1945, Vietnam –
Hong Kong trade continued to be maintained, Hong Kong remains Vietnam’s lead-
ing importer and export market in Asia. However, the trade between Vietnam and
Hong Kong is not stable at this stage and gradually decline before completely halted
between 1942–1945.
Keywords: Vietnam; Hong Kong; trade; export; import.
SUMMARY
The fourth industrial revolution
opportunities and challenges
nguyen Van Lien1, Mai Van Chung2
1Electronics Institute, Hanoi University of Science and Technology;
2Faculty of Science and Technology, Hung Vuong University
The Fourth Industrial Revolution called by the name “4th generation”. This is a trend that combines virtual reality and entity systems, Internet of things (IoT) and
Internet of systems (IoS). The article gives some analysis as well as outlines some of
the opportunities and challenges of the Fourth Industrial Revolution. In addition, as
a person working in the information technology (IT) industry in the education sector,
author gives some solutions to reach out effectively to the fourth industry revolution.
Keywords: Industrial Revolution, AI, IoT
Hoạt động thương mại giữa Việt Nam thời Pháp thuộc.... (tiếp theo trang 22)