Gừng là lọai cây có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, dùng làm gia vị
cho các bữa ăn, đặc biệt cây gừng còn được dùng để làm mứt – một món ăn
không thể thiếu trong những ngày Tết. Trong suốt quá trình sinh trưởng gừng
bị nhiều loại dịch hại tấn công, nhưng đáng lo ngại nhất là bệnh thối củ.
Bệnh thối củ gừng có thể do tác nhân là nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Vì vậy bà con
nông dân cần phân biệt các triệu chứng bệnh, nhằm xác định đúng bệnh để có biện
pháp quản lý phù hợp, đạt hiệu quả cao.
1.Bệnh thối củ do nấm Fusarium
Thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào, cũng có thể có những
vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá. Trong điều kiện ẩm ướt kéo dài như mưa
bão, ở những chân ruộng thường bị ngập úng bệnh phát triển rất mạnh, nấm tấn
công vào nách lá xuống củ gây chết cả cây gừng. Trên củ vết bệnh có màu nâu, củ
bị nhăn nheo teo tóp lại, trên vết bệnh có thể phát hiện lớp tơ màu trắng.
8 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách phòng trị bệnh thối củ gừng - Kỹ thuật bao trái cây trồng bằng giấy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách phòng trị bệnh thối củ
gừng - Kỹ thuật bao trái cây
trồng bằng giấy
Gừng là lọai cây có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, dùng làm gia vị
cho các bữa ăn, đặc biệt cây gừng còn được dùng để làm mứt – một món ăn
không thể thiếu trong những ngày Tết. Trong suốt quá trình sinh trưởng gừng
bị nhiều loại dịch hại tấn công, nhưng đáng lo ngại nhất là bệnh thối củ.
Bệnh thối củ gừng có thể do tác nhân là nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Vì vậy bà con
nông dân cần phân biệt các triệu chứng bệnh, nhằm xác định đúng bệnh để có biện
pháp quản lý phù hợp, đạt hiệu quả cao.
1.Bệnh thối củ do nấm Fusarium
Thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào, cũng có thể có những
vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá. Trong điều kiện ẩm ướt kéo dài như mưa
bão, ở những chân ruộng thường bị ngập úng bệnh phát triển rất mạnh, nấm tấn
công vào nách lá xuống củ gây chết cả cây gừng. Trên củ vết bệnh có màu nâu, củ
bị nhăn nheo teo tóp lại, trên vết bệnh có thể phát hiện lớp tơ màu trắng.
2.Bệnh thối củ do nấm Rhizoctonia solani
Vết bệnh đầu tiên là những đốm màu nâu hoặc nâu xám xuất hiện ở bẹ lá gần mặt
đất, sau đó lan rộng ra không có hình dạng nhất định, xung quanh vết bệnh có viền
nâu đen. Nếu bệnh nặng cả cây gừng bị chết và củ bị thối hoàn toàn.
* Phòng trị:
- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư thực vật sau khi thu hoạch
- Cày ải phơi đất trước khi trồng, có thể bón lót vôi hoặc tưới chế phẩm
Trichoderma để khống chế mầm bệnh.
- Lên liếp cao, tạo rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh để mặt liếp bị đọng
nước.
- Trồng với mật độ vừa phải, không nên trồng quá dày. Tránh bón nhiều phân đạm.
- Không dùng rơm trên ruộng lúa bị bệnh đốm vằn để tủ liếp
- Khi chăm sóc ruộng tránh làm tổn thương bộ rễ.
- Khi phát hiện bệnh nên tách ra lọai bỏ củ bị thối nhằm hạn chế sự lây lan
Nếu bệnh do nấm Fusarium có thể dùng một trong các loại thuốc sau để phun trị:
Ridomyl, Carban, Score, Curzat
Nếu xác định triệu chứng bệnh do nấm Rhi zoctonia solani thì dùng một trong
những loại thuốc:Anvil, Validacin, Bonanza.
3. Bệnh thối củ do vi khuẩn Pseudomonas sp.
Triệu chứng gây hại: cây gừng đang xanh tốt bỗng dưng bị héo đột ngột vào giữa
trưa, cây tươi lại vào chiều mát, có thể sau 1-2 ngày cây chết hoàn toàn. Khi nhổ
cây bệnh lên thấy thân bị nhũn nước và tách rời khỏi củ, có màu sậm. Ấn tay vào
đỉnh sinh trưởng thấy có dịch đục như sữa chảy ra và có mùi hôi đặc trưng.
* Phòng trị:
Áp dụng biện pháp phòng bệnh giống như trên.
Khi phát hiện cây chớm bệnh nên dùng các lọai thuốc đặc trị vi khuẩn như Starner,
Visen, KasuranKết hợp phun thuốc trị rầy mềm, rệp sáp.
Khi thấy trên ruộng có một vài cây bị bệnh nên nhổ bỏ và tiêu hủy, tránh bỏ những
cây bệnh xuống nguồn nước tưới bệnh sẽ lây lan rất nhanh. Cần loại bỏ phần đất
xung quanh cây bệnh và dùng vôi bột rắc vào hố để khử độc.
Kỹ thuật bao trái cây trồng bằng giấy
Thực hiện kĩ thuật bao trái khi trồng cây ăn trái giúp trái cây cũng không bị
côn trùng, sâu (sâu đục cuống, bọ xít, ruồi đục quả, bệnh thán thư, đốm
nâu) cắn, chích và làm vỏ trái cây màu sắc đậm, nhạt đẹp theo ý muốn,
không có các vết rám do sâu bệnh hoặc bị sém nắng, không làm thay đổi chất
lượng trái. Bao trái cũng làm giảm quả rụng do bị sâu bệnh gây, giảm số lần
phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng.
1. Nguyên tắc
- Nên bao trái sau 30-40 ngày sau đậu trái đối với chôm chôm, cam quýt. Sau 45
ngày sau đậu trái đối với nhãn, xoài, sầu riêng.
- Trước khi bao trái cắt tỉa những dé hoa còn sót không đậu quả, cắt bỏ các cành
tăm, lá vô hiệu và những quả nhỏ đối với các giống trái chùm và phun thuốc trừ
sâu bệnh 1 lượt để diệt hết trứng, sâu non và nấm bệnh có sẵn trên mặt trái.
- Dùng bao to bao nguyên chùm: chuối, nho, nhãn, vải, chôm chôm, cam quýt, xoài
chùm
- Dùng bao nhỏ có kích thước phù hợp bao từng trái: xoài cát Hoà Lộc, bưởi, lê,
ổi
- Dùng giấy có màu khác nhau để bao trái sẽ thu được những trái chín có màu đậm
nhạt khác nhau.
- Nếu bao bằng túi nilon màu trắng trong, màu sắc tự nhiên của quả không thay đổi
giống như khi không bao trái.
- Bên trong nilong có thể lót giấy báo để bao trái làm cho trái khi chín sẽ có vỏ
màu sáng.
bao trái xoài
2. Kỹ thuật bao trái
- Lồng bao bên ngoài trái hoặc chùm trái theo chiều từ dưới lên, buộc miệng túi
phía trên bằng dây mềm. Đầu dưới túi để hở tự nhiên (túi thủng 2 đầu) hoặc đục lỗ
(nếu dùng túi hở 1 đầu) để thoát nước, tản nhiệt.
- Một số loại bao chuyên dụng được sản xuất có sẵn dây cột miệng túi.
Đối với ổi
- Dùng bao nylon có kích thước 15 x 20 cm, đục mỗi bao 10-15 lỗ nhỏ, trong đó có
một số lỗ ở đáy bao để thoát nước đọng khi mưa hoặc tưới. Khi ổi ra trái được 15-
20 ngày (trái cỡ 2 cm), phun xịt một đợt thuốc trừ sâu, chờ 3-5 ngày sau thì bao
trái.
Đối với bưởi
- Khi thu hoạch bưởi thường có trọng lượng từ 0,7-4kg.
- Khi quả bưởi lớn tới kích cỡ 2-3cm, dùng túi nilon có đường kính 20-40cm, dài
30-60cm để bao trái.
- Dùng giấy sẫm màu lót bên trong bao nilon thì khi chín, bưởi sẽ cho trái màu
vàng nhạt rất đẹp.
Đối với xoài
- Nếu trái thu hoạch có trọng lượng 200-300g thì dùng túi kích cỡ 10-15cm x 20-
30cm
- Nếu trái thu hoạch có trọng lượng 0,5-1,5kg thì dùng túi kích cỡ 15-20cm x 50-
60cm
- Khi quả xoài đạt kích cỡ 2cm, dùng túi nilonđể bao trái.
- Có thể dùng giấy craft (loại giấy bao xi măng) lót thêm lớp giấy đen ở phía trong
để bao loại xoài vỏ vàng.
- Dùng giấy trắng bao các giống xoài có vỏ màu đỏ khi chín.
Bao buồng chuối
- Khi các hoa chuối vừa nở hết, cắt phần hoa không có khả năng đậu quả sau, để
vài ngày cho khô nhựa.
- Tùy số nải có trong buồng chuối, mỗi nải chuối cần khoảng 20cm chiều dài túi,
dùng túi nilon dài 1,8-2,5m để bao trái.