Bệnh cháy lá và chết ngọn là bệnh gây hại nghiêm trọng trên lá của cả cây con và
cây trong vườn ở giai đoạn kinh doanh. Trong vườn ươm, nó có thể là bệnh hại
quan trọng nhất vì chúng gây thiệt hại đến 40-50%. Trên cây lớn chúng gây chết lá,
cành và rụng lá dẫn đến hiện tượng làm giảm năng suất.
7 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn - Bệnh rệp sáp trên cây đu đủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách phòng trừ bệnh cháy lá
và chết ngọn
Bệnh rệp sáp trên cây đu đủ
Bệnh cháy lá và chết ngọn là bệnh gây hại nghiêm trọng trên lá của cả cây con và
cây trong vườn ở giai đoạn kinh doanh. Trong vườn ươm, nó có thể là bệnh hại
quan trọng nhất vì chúng gây thiệt hại đến 40-50%. Trên cây lớn chúng gây chết lá,
cành và rụng lá dẫn đến hiện tượng làm giảm năng suất.
Vết bệnh cháy lá
1.Tác nhân
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh phát triển và tạo nhiều hạch
nấm ở điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là 28oC. Nấm phát triển kém ở 35oC và
ngưng phát triển ở 100oC.
2.Triệu chứng
Bệnh phát sinh trên cả lá già và lá non, bắt đầu bằng những đốm nhỏ, sũng nước
sau đó liên kết lại thành mảng bất dạng nhũn nước hay phỏng nước sôi trên lá.
Những đóm này sau đó khô đi và chuyển sang màu nâu sáng với rìa màu nâu tối
và gây biến dạng lá và làm lá quăn lại. Bệnh thường gây hại tập trung từng cụm
trên vườn ươm và sau đó lây lan rộng rãi. Các lá bị bệnh có thể kết dính lại do sự
mọc lan của sợi nấm, đôi khi thấy có những hạch nấm màu nâu dạng tròn hay dẹp
nhỏ. Do đó có khi khô chúng dính lại với nhau nhưng không rụng. Bệnh có thể tấn
công trên thân non làm khô chết phần ngọn phía trên và sau đó có màu trắng xám.
3. Biện pháp phòng trừ
+ Ở giai đoạn cây con: Bệnh có thể được tránh bằng cách tưới nước thường xuyên
nhưng không tưới quá ẩm, cây con nên để khoảng cách thưa, bệnh có thể khống
chế bằng cách phun lên lá các loại thuốc như Monceren, Benomyl, Carbendazim,
Topsin M. hoặc có thể tưới lên đất.
+ Trong vườn cây lớn cũng nên phun các loại thuốc trên thường xuyên hoặc có thể
tiêm thuốc vào cây.
+ Loại bỏ cành, lá bị bệnh trong vườn, vệ sinh vườn cũng rất cần thiết để giảm mật
số mầm bệnh.
+ Vì đây là nấm đa ký chủ nên cần giảm cỏ trong vườn sẽ giúp hạn chế bệnh tốt.
Bệnh rệp sáp trên cây đu đủ
Đu đủ là loại trái cây ngon, có thể ăn chín hoặc sống, được sử dụng như rau
trong chế biến thức ăn. Ngoài ra, đu đủ là loại cây ngắn ngày, dễ trồng được
xem là cây “lấy ngắn nuôi dài” nên diện tích trồng đu đủ ngày càng mở rộng.
Tuy nhiên, cây đu đủ bị rất nhiều loài sâu bệnh tấn công, trong đó thì rệp sáp
giả là loại côn trùng khá phổ biến đã làm giảm năng suất và phẩm chất đu đủ
nghiêm trọng nếu không kịp thời phòng trị.
Rệp sáp thường gây hại trên cây đu đủ vào mùa nắng
Rệp sáp giả Planococcus lilacinus thuộc họ Pseudococcidae, bộ Homoptera.
Thân mình có hình bán cầu, bên ngoài phủ một lớp sáp trắng như phấn. Rệp cái có
khả năng đẻ rất sai (khoảng 500 trứng). Rệp đực có một đôi cánh, miệng thoái hóa
, không ăn chỉ giử nhiệm vụ giao phối. Khi rệp con nở ra có chân khoẻ và bò đi tìm
nơi thích hợp để sống. Rệp gây hại bằng cách chích hút các bộ phận non của đu đủ
như đọt non, lá non, hoa và trái non. Tuy nhiên cả những trái lớn vẫn bị rệp tấn
công. Rệp thường sống tập trung với mật số cao trong suốt giai đoạn của trái. Rệp
chích hút làm cho đọt non bị vàng, hoa rụng nhiều và trái non kém phát triển, phẩm
chất trái bị giảm. Ngoài ra mật ngọt do rệp tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát
triển bao kín các bộ phận lá, trái,làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Rệp
chích hút và nấm bồ hóng ký sinh làm cho cây đu đủ bị còi cọc, ảnh hưởng đến
năng suất và phẩm chất trái. Rệp sáp giả thường gây hại nặng vào mùa nắng.
Rệp sáp giả là loài côn trùng đa thực, chúng gây hại trên tất cả các bộ phận của đu
đủ và ngoài cây đu đủ chúng còn tấn công trên nhiều cây trồng khác như chôm
chôm, sapo, mãng cầu, cho nên việc phòng trừ chúng đôi khi gặp khó khăn vì
nguồn thức ăn luôn có liên tục trong vườn.
* Biện pháp phòng trị :
Để hạn chế tác hại của rệp sáp cần áp dụng nhiều biện pháp và phải thực hiện đồng
thời trên các loại cây ký chủ của rệp trong vườn;
- Không nên trồng xen trong vườn những cây dễ nhiễm rệp sáp như so đũa, bình
bát,
- Dùng máy bơm nước có áp suất cao, tia nước mạnh xoáy vào những chổ bị rệp
bám sẽ rửa trôi bớt rệp;
- Trong điều kiện tự nhiên thiên địch có nhiều loài thiên địch tấn công, phổ biến
nhất là ong ký sinh thuộc giống Anagyrus và các thiên địch ăn mồi như kiến vàng
, bọ rùa ,
- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh vườn , không trồng mật độ quá dày để tạo thông
thoáng vườn cây;
- Phải thường xuyên kiểm tra đu đủ nhất là giai đoạn ra hoa, trái non để kịp thời
phát hiện rệp sáp khi mật số còn thấp và chưa phát tán rộng sẽ dễ xử lý. Một số
thuốc hóa học có hiệu quả trên rệp sáp như : Mapy 48EC, Supracide 40 EC,
Vitashield 40 EC, Lưu ý vì rệp sáp có một lớp sáp bao phủ bên ngoài nên khi
phun phải thật kỹ hoặc có thể pha thêm chất bám dính vào dung dịch thuốc để
thuốc phun bám được vào lớp sáp thì mới đạt hiệu quả cao. Khi đu đủ hết rệp sáp
thì nấm bồ hóng cũng không còn phát triển.
Chú ý nên bảo đảm đúng thời gian cách ly để không còn dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật trong trái, gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng./.