Bệnh hại rau do nấm trong đất là một vấn đề mà người nông dân còn gặp
nhiều khó khăn trong việc quản lý và phòng trừ.
Bệnh thối đọt trên cây ớt
Nấm đất gây bệnh có thể tồn tại trong đất trong thời gian rất dài kể cả trong điều
kiện không có cây ký chủ. Chúng bảo tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử,
bào tử trứng và những bào tử có vách dày ở trong đất và trên tàn dư cây trồng.
Nấm xâm nhiễm, gây hại cây trồng làm cho rễ và các tế bào mạch dẫn của cây
không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ giá thể. Vì vậy mà các triệu
chứng của bệnh nấm đất gây ra thường rất giống nhau, đều gây héo vàng, còi cọc
và chết cây.
7 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách phòng trừ bệnh hại rau do nấm trong đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách phòng trừ bệnh hại rau
do nấm trong đất
Bệnh hại rau do nấm trong đất là một vấn đề mà người nông dân còn gặp
nhiều khó khăn trong việc quản lý và phòng trừ.
Bệnh thối đọt trên cây ớt
Nấm đất gây bệnh có thể tồn tại trong đất trong thời gian rất dài kể cả trong điều
kiện không có cây ký chủ. Chúng bảo tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử,
bào tử trứng và những bào tử có vách dày ở trong đất và trên tàn dư cây trồng.
Nấm xâm nhiễm, gây hại cây trồng làm cho rễ và các tế bào mạch dẫn của cây
không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ giá thể. Vì vậy mà các triệu
chứng của bệnh nấm đất gây ra thường rất giống nhau, đều gây héo vàng, còi cọc
và chết cây.
Nhiệt độ thích hợp nhất của nấm là 25 – 28 0C, nhiệt độ thấp nhất là 5 – 10 0C,
cao nhất là 35 0C. Vì vậy hầu hết các loại nấm không thể phát triển trong cơ thể
con người, pH thích hợp nhất cho nấm là 6 – 6,5. Điều kiện lạnh khô thích hợp cho
nấm bảo tồn hơn là điều kiện nóng ẩm.
1. Một số bệnh do nấm đất gây ra trên rau
1.1 Chết cây con, thối rễ
Do nấm Pythium speciesa; P. phanidermatuma; P.myriotiluma, P.spinosuma (bào
tử tồn tại trong đất); du động bào tử lan truyền qua nước trong đất và nước mưa
hoặc nước tưới.
1.2 Nhiều bệnh ở rễ, thân, lá và quả của cây trồng lâu năm
Do nấm Phytophthora palmivora (Bào tử hậu, sợi nấm tồn tại trong tàn dư cây
bệnh và có thể cả bào tử trứng trong đất); du động bào tử lan truyền qua nước trong
đất và nước mưa hoặc nước tưới.
1.3 Thối gốc (héo nhanh) hồ tiêu, thối rễ ớt
Do nấm Phytophthora capsicia (bào tử hậu, sợi nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh
trên ruộng và có thể cả bào tử trứng trong đất); du động bào tử lan truyền qua nước
trong đất và nước mưa hoặc nước tưới.
1.4 Thối nõn dứa
Do nấm Phytophthora nicotianaea (bào tử hậu, sợi nấm tồn tại trong tàn dư cây
bệnh và có thể cả bào tử trứng trong đất); bào tử hậu trong đất, du động bào tử lan
truyền qua nước trong đất và nước mưa hoặc nước tưới.
1.5 Héo Fusarium
Do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp. (bào tử hậu tồn tại trong đất, xâm
nhiễm cả rễ cây không phải là ký chủ); mạch dẫn hóa nâu.
1.6 Thối thân và quả
Do nấm Sclerotinia sclerotiorum (hạch nấm lớn, màu đen tồn tại trong đất), hạch
nấm là dấu hiệu chẩn đoán trên đồng ruộng.
1.7 Thối gốc thân
Do nấm Sclerotium rolfsii (hạch nấm tròn, nhỏ, màu nâu tồn tại trong đất); hạch
nấm là dấu hiệu chẩn đoán trên đồng ruộng.
1.8 Chết cây con, thối rễ và thân
Do nấm Rhizoctonia sp. (hạch nấm hoặc sợi nấm điển hình trên tàn dư cây bệnh
tồn tại trong đất); hạch nấm là dấu hiệu chẩn đoán cho một số loài trên đồng ruộng;
sợi nấm phân nhánh vuông góc trong mẫu cấy trên môi trường khi phân lập giám
định.
Nấm trong đất là tác nhân của nhiều bệnh gây thiệt hại lớn cho cây trồng và thường
khó phòng trị nếu không có biện pháp quản lý nguồn giống và môi trường đất
trồng ngay từ giai đoạn đầu.
2. Biện pháp phòng trừ
2.1. Biện pháp canh tác
- Vệ sinh đồng ruộng:
Sau thu hoạch hoặc trước khi canh tác cần thu dọn, tiêu hủy tàn dư thực vật và làm
sạch cỏ dại vì đây là nguồn lưu tồn và lây lan quan trọng nhất. Thu nhổ và tiêu hủy
các cây rau đã biểu hiện triệu chứng nhiễm bệnh.
- Làm đất:
Đất trồng rau phải tiêu thoát nước tốt, đất tơi và xốp. Khi đất quá ẩm hãy đào rãnh
quanh luống rau để nước thoát xuống mương. Biện pháp này sẽ giúp làm chậm quá
trình lây bệnh sang các cây khác trong vườn rau.
Trong mùa mưa nếu lứa rau trước đó đã nhiễm bệnh trước khi gieo trồng từ 15-20
ngày nên đặt những tấm nhựa lên đất sau đó bón vôi vào đất và cuốc lật phơi đất
thêm vài ngày để ánh sáng sẽ làm nóng đất và nhiệt độ cao sẽ giết chết nhiều vi
sinh vật trong đó có cả những tác nhân gây bệnh ở tầng đất bề mặt.
- Về giống :
Luân canh cây trồng khác họ. Sử dụng giống kháng. Không dùng hạt giống có
mầm bệnh (lấy ở ruộng có cây bị bệnh). Xử lý hạt giống bằng nước nóng 500C
trong 25 phút.
Mật độ trồng vừa phải không quá dày để tránh bớt ẩm độ khi lá giao tán;
- Phân bón:
Nên bón lót phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai cho rau. Sử dụng cân
đối N-P-K, không bón nhiều phân đạm cho rau. Ngưng bón phân đạm khi bệnh
đang phát triển. Bón vôi trước khi trồng và xử lý đất trước khi xuống giống bằng
các loại thuốc gốc đồng. Dùng phân hữu cơ hoai mục, có nhiều vi sinh vật đối
kháng làm hạn chế nguồn bệnh. Bón phân cân đối hợp lý, tránh bón đạm quá
nhiều.
2.2 Biện pháp cơ giới vật lý
Nhổ bỏ cây bị bệnh kịp thời, phải hạn chế tưới nước, tránh bệnh lây lan trên ruộng.
Tránh gây tổn thương rễ trong quá trình trồng trọt, chăm sóc.
2.3. Biện pháp sinh học
Sử dụng các chế phẩm từ nấm Trichoderma bón vào đất trước khi trồng.
4. Biện pháp hóa học
Biện pháp hóa học thường có hiệu quả thấp do tác nhân gây bệnh tồn tại chủ yếu
trong đất, xâm nhiễm gây hại ở bộ phận rễ, cổ rễ thân sát mặt đất. Tuy nhiên, trong
những trường hợp bệnh hại nặng có thể dùng một số loại thuốc phun để tăng cường
sức đề kháng cho cây và hạn chế bệnh lây lan như: Rovral, Ridomil MZ, Viroval,
Hạt vàng, Carbendazim, Benlat (dùng đối với bệnh do nấm Sclerotium rolfsii);
Aliette, Ridomil, Phosacide (dùng đối với bệnh do nấm Phytophthora capsici);
Streptomycine 50-200ppm, Kasamin, Starner (dùng đối với bệnh do vi khuẩn).