Nhện đỏ gây hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau, chúng gây hại nặng trên
các cây như ớt, dưa, bầu bí, đậu đỗ
1.Tác hại của Nhện
Nhện đỏ trưởng thành và con non chích hút nhựa ở mặt dưới lá, có thể xuất hiện
trên những lá già làm cho lá bị nhăn, nếu nặng làm lá vàng và rụng sớm, giảm năng
suất. Nhện trưởng thành và nhện non chích hút lá tạo ra những đốm lá trắng vàng
có thể dễ nhận ra ở mặt trên của lá. Khi hại nặng chúng có thể làm lá héo và rụng.
Nhện đỏ chuyên sống và gây hại ở mặt dưới lá, trứng cũng đẻ ở
mặt dưới lá. Giai đoạn trứng đến trưởng thành kéo dài khoảng 15 ngày. Nhện đỏ
phát triển mạnh khi trời khô hạn, cây được bón nhiều phân đạm.
8 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách phòng trừ Nhện đỏ hại rau cải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách phòng trừ Nhện
đỏ hại rau cải
Nhện đỏ gây hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau, chúng gây hại nặng trên
các cây như ớt, dưa, bầu bí, đậu đỗ
1.Tác hại của Nhện
Nhện đỏ trưởng thành và con non chích hút nhựa ở mặt dưới lá, có thể xuất hiện
trên những lá già làm cho lá bị nhăn, nếu nặng làm lá vàng và rụng sớm, giảm năng
suất. Nhện trưởng thành và nhện non chích hút lá tạo ra những đốm lá trắng vàng
có thể dễ nhận ra ở mặt trên của lá. Khi hại nặng chúng có thể làm lá héo và rụng.
Nhện đỏ chuyên sống và gây hại ở mặt dưới lá, trứng cũng đẻ ở
mặt dưới lá. Giai đoạn trứng đến trưởng thành kéo dài khoảng 15 ngày. Nhện đỏ
phát triển mạnh khi trời khô hạn, cây được bón nhiều phân đạm.
2. Thiên địch của Nhện
- Thiên địch: Một số loài nhện ăn thịt có vai trò quan trọng khống chế quần thể
nhện hại.
3.Cách phòng trừ Nhện
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Bón phân cân đối.
- Luân canh với cây trồng họ hòa bản.
- Dùng các thuốc đặc trị: Comite, Nissorun, Rufast, Supracide
- Chú ý việc dùng thuốc hóa học nhiều dễ gây bộc phát nhện đỏ, do tiêu diệt thiên
địch của nhện đỏ và nhện đỏ có khả năng quen và kháng thuốc cao.
Rầy mềm hại rau cải
Rầy mềm (Brevicoryne Brassacicae) gây hại chủ yếu trên các cây họ cải, dấu
hiệu đầu tiên trên lá có rầy tấn công làm lá bị nhạt màu, sau đó chuyển màu
vàng và bị xoăn lại do chúng chích hút nhựa làm cho lá bị khô vàng.
rầy mềm
Rầy mềm còn được gọi là rầy mật, rầy nhớt, cả ấu trùng và thành trùng đều nhỏ dài
khoảng 1-2mm, màu xanh lục đến xanh vàng, sống quần tụ dưới phiến lá non.
1.Tác hại của rầy
Cả thành trùng và ấu trùng các loài rầy mềm này đều sinh sống bằng cách hút nhựa
lá rau, thích tập trung chích hút trên phần non của cây rau, làm lá rau bị quăn queo
chậm tăng trưởng. Ngoài ra chúng còn là môi giới truyền một số bệnh do virus.
2.Thiên địch của rầy
Thiên địch của rầy mềm có bọ rùa, dòi ăn thịt, kiến, nhện, ong ký sinh
3.Biện pháp phòng trừ rầy mềm
3.1 Biện pháp canh tác
- Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tàn dư cây trồng
- Bón phân cân đối
- Trong phạm vi hẹp rầy mềm có thể bị rửa trôi
3.2 Biện pháp cơ học
- Ngắt bỏ những lá rau bị rầy mềm và tiêu hủy chúng đi
- Biện pháp sinh học : sử dụng thiên địch như bọ rùa, kiến, dòi ăn thịt, nhện để
tiêu diệt rầy mềm
3.3 Biện pháp hóa học
- Chỉ phun thuốc khi mật độ rầy mềm quá cao, phun các loại thuốc như : Actara,
Sherpa, Polytrin, Trebon
Sâu xanh da láng hại rau cải
Sâu xanh da láng gây hại trên nhiều loại rau như hành, cà chua, đậu phộng,
đậu bắp, đậu đỗSâu non ăn lá. Lúc nhỏ chừa lại biểu bì, sâu tuổi lớn ăn
thủng lỗ trên lá.
1.Tác hại của sâu xanh da láng
Sâu non mới nở cho đến tuổi 2 đã có thể gây hại, chúng phát triển và tập trung
thành từng đàn ăn phần thịt lá phía trên, chỉ để chừa lại phần gân lá. Cho đến tuổi 3
– 5, bắt đầu phân tán, mức độ ăn mạnh hơn, chỉ chừa lại phân gân chính, lá cây
trồng bị hại có khi không phát hiện đó là cây gì. Sâu phá hoại mạnh vào lúc sáng
sớm và chiều tối. Tính chất nguy hại của sâu xanh da láng trên đồng ruộng, khi có
nguồn thức ăn dồi dào, sâu tập trung phá hoại phần non của cây như lá non, búp,
đặc biệt là sâu rất thích ăn nụ, bông, trái non mới ra. Quan sát trên các ruộng đậu
xanh, đậu nành thấy sâu non từ tuổi 2, 3 tập trung chui vào phía trong của bông ăn
bông và nụ rất mạnh, phía ngoài kéo tơ bọc thành một cái tổ, khi bị bóc tổ, sâu di
chuyển nhả tơ và buông mình rất nhanh xuống đất hoặc bộ phận khác của cây.
2.Thiên địch của sâu xanh da láng
Sâu xanh da láng có thành phần thiên địch rất phong phú bao gồm ong, ruồi, nấm,
vi khuẩn, vi rút ký sinh rất cao có thể khống chế được sâu xanh da láng khi phát
triển thành dịch
3. Một số biện pháp phòng trừ sâu xanh da láng
* Biện pháp canh tác:
- Trước khi trồng cần đưa nước làm ngập ruộng để diệt nhộng.
- Cày ải phơi ruộng để diệt sâu và nhộng.
- Vệ sinh đồng ruộng hủy bỏ tàn dư cây trồng.
- Mật độ trồng thích hợp.
- Bón phân cân đối hợp lý cũng là biện pháp hạn chế bớt sâu bệnh phát triển.
* Biện pháp cơ học:
Ở những thửa ruộng nhỏ có thể ngắt bỏ ổ trứng và thu sâu xanh da láng non khi sâu
non đang sống tập trung quanh ổ.
* Biện pháp hóa học:
Dùng chế phẩm NPV đặc hiệu trừ sâu xanh da láng có hiệu quả cao. Nên kết
hợp dùng thuốc thảo mộc Rotenone hay Azadirachtin. Thuốc vi sinh như: Biocin
16WP; Olong 55WP; Biocin 8000SC; Vi-BT; Xentari 15FC; Delfin WG Ngoài
ra có thể dùng các loại thuốc nhóm Pyrethroid, Abamectinlưu ý dùng luân phiên
thuốc./.