Biểu đồ Pareto bao gồm các cột và đường cong đan xen lẫn nhau được lập như
sau :
• Khi có nhiều vấn đề xảy ra trên dây chuyền sản xuấtnhư là : khuyết tật (lỗi
hỏng), khiếu lại, tai nạn, sai hỏng, Người ta thống kê lại số lượng thiệt hại,
số trường hợp lỗi hỏng,
• Người ta phân loại theo các dạng như nguyên nhân, hiện tượng, tùy theo
mục đích của việc phân tích
• Sau đó thiết lập biểu đồ cột thay thế cho các dữliệu theo các tầm quan
trọng để tìm ra đâu là giá trị quan trọng nhất.Và đâu là giá trị quan trọng
thứ 2, và tiếp theo
Các biểu đồ như vậy được gọi là biểu đồ Pareto.
16 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 15433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách sử dụng biểu đồ Pareto, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
CHƯƠNG 9
Biểu đồ Pareto
Nội dung
9. Biểu đồ Pareto
9.1 Biểu đồ Pareto là gì
9.1.1 Thế nào là biểu đồ Pareto?
9.1.2 Vai trò và mục đích sử dụng của biểu đổ
9.2 Cách thiết lập biểu đồ Pareto
9.2.1 Qui trình thiết lập biểu đồ Pareto
9.2.2 Nội dung cách thiết lập
9.2.3 Chuẩn bị trước khi thiết lập
9.3.Cách đọc và sử dụng biểu đồ Pareto
9.3.1 Cách đọc biểu đồ Pareto
9.3.2 Cách sử dụng biểu đồ Pareto
- 2 -
9. Biểu đồ Pareto
9.1 Biểu đồ Pareto là gì?
9.1.1 Thế nào là biểu đồ Pareto ?
Biểu đồ Pareto bao gồm các cột và đường cong đan xen lẫn nhau được lập như
sau :
• Khi có nhiều vấn đề xảy ra trên dây chuyền sản xuất như là : khuyết tật (lỗi
hỏng), khiếu lại, tai nạn, sai hỏng, …Người ta thống kê lại số lượng thiệt hại,
số trường hợp lỗi hỏng, …
• Người ta phân loại theo các dạng như nguyên nhân, hiện tượng, …tùy theo
mục đích của việc phân tích
• Sau đó thiết lập biểu đồ cột thay thế cho các dữ liệu theo các tầm quan
trọng để tìm ra đâu là giá trị quan trọng nhất.Và đâu là giá trị quan trọng
thứ 2, và tiếp theo…
Các biểu đồ như vậy được gọi là biểu đồ Pareto.
Hình 9.1 ví dụ của một dạng của biểu đồ Pareto .
Biểu đồ thể hiện chi phí cho một gia đình trong một tháng. Các chi phí được
phân ra thành các loại.Từ biểu đồ này có thể dễ dàng nhận thấy là 59% chi phí phải
chi trả là chi phí về nhà ở và thực phẩm. Biểu đồ Pareto có nguồn gốc từ Pareto,
một quĩ học bổng về kinh tế của Italia.
Biểu đồ biểu thị các phân bổ theo thu nhập ở từng Quốc gia. Sau đó tiến sĩ JM Juran
đánh giá dạng biểu đồ này sử dụng hữu ích cho lĩnh vực kiểm soát chất lượng. Sau
đó biểu đồ Pareto được sử dụng rộng rãi.
Các vấn đề chính dưới đây thường được sử dụng trong biểu đồ Pareto:
- 3 -
9.1.1.1 Các hạng mục dùng cho trục hoành (X) của biểu đồ
a. Vấn đề liên quan đến tiền tệ.
Chi phí nhân công, chi phí tổng hợp, số lượng bán, giá vật tư hoặc
nguyên vật liệu, hao hụt tính cho nguyên vật liệu phụ, …
b. Vấn đề liên quan đến chất lượng
Số khuyết tật, tỷ lệ loại bỏ, tỷ lệ khuyết tật, số lô được chấp nhận đặc
biệt, số lần khiếu nại, số sản phẩm bị trả về, số sản phẩm phải làm lại
c. Vấn đề liên quan đến thời gian
Thời gian làm việc, thời gian rỗi, thời gian lưu kho, thời gian kiểm tra
thời gian do hàng hỏng…
d. Vấn đề liên quan đến an toàn
Số tai nạn, số thiệt hại, …
e. Vấn đề liên quan đến văn hóa
Tỷ lệ tham gia, tỉ lệ có mặt, tỉ lệ tham dự họp, số sáng kiến đề xuất, …
9.1.1.2 Các hạng mục dung cho trục tung (Y) của biểu đồ
a. Hiện tượng
Loại lỗi, chi tiết từng loại lỗi, ...
b. Công nhân vận hành
Nhóm công nhân và công nhân trợ giúp, độ tuổi của công
nhân, nhân viên kiểm tra/ kiểm nghiệm riêng biệt, …
c. Thiết bị
Thiết bị kiểm tra, cấu trúc, Khuôn mẫu, máy móc, độ chính
xác, …
d. Phương pháp thao tác
Kích thước, các điều kiện như là: áp suất, tốc độ và điện áp,
phương pháp thao tác, …
e. Nguyên vật liệu
Nhà thầu phụ, lô nguyên liệu, nhà sản xuất, nguyên vật liệu
f. Thời gian
Giờ làm việc, ngày, tuần, tháng, thời hạn, năm, mùa, …
- 4 -
Hình 9.2 biểu thị mối quan hệ giữa trục X và trục Y
9.1.2 Vai trò của việc sử dụng biểu đồ Pareto
9.1.2.1 Vai trò của biểu đồ
a. Vai trò của việc sử dụng biểu đồ Pareto tìm ra được nguyên nhân chính
trong mọi vấn đề.
b. Sử dụng biểu đồ Pareto để biết được có bao nhiêu nguyên nhân ảnh
hưởng tới các vấn đề.
c. Xác định ra vấn đề chính giúp mọi người cùng kết hợp lại để giải quyết và
cải tiến
9.1.2.2 Sử dụng biểu đồ Pareto
a. Để xác định mục tiêu kiểm soát và cải tiến:
Biểu đồ Pareto rất hữu ích cho việc chọn mục tiêu để kiểm soát và cải tiến
trong số nhiều vấn đề tồn tại trong sản xuất.
b. Nhằm xác định tính hiệu quả của các hoạt động kiểm soát và cải tiến:
Chúng được sử dụng nhằm để so sánh tình trạng trước và sau khi tiến
hành các hoạt động; và để cho tiến đến những cơ hội cải tiến trong tháng
hiện tại và những tháng trước, ...Và nhằm thực hiện một cách hiệu quả
trong tương lai.
c. Dùng cho việc làm báo cáo và lưu hồ sơ:
Chính vì biểu đồ Pareto thuận tiện cho việc thiết lập mục tiêu, biểu đồ
Pareto được nhằm tạo niềm tin và để cho việc nhận thức dễ dàng hơn.
(T
rụ
c
tu
n
g
)
(Trục hoành)
- 5 -
9.2 Cách thiết lập biểu đồ Pareto
1. Qui trình lập biểu đồ Pareto
Bước 1 Thu thập dữ liệu
Bước 2 Phân loại dữ liệu thành từng nhóm
Bước 3 Sắp xếp dữ liệu và tính toán sau đó tổng hợp lại
Bước 4 Tính toán phần trăm cho từng nhóm
Bước 5 Tính toán phần trăm cộng dồn
Bước 6 Vẽ trục tung và trục hoành
Bước 7 Vẽ biểu đồ
Bước 8 Vẽ đường cong Pareto
Bước 9 Lưu lại các hạng mục cần thiết
Ví dụ về biểu đồ Pareto được chỉ ra trong biểu đồ hình 9.3
2.Chi tiết của qui trình thiết lập
2.1 Bước 1 Thu thập dữ liệu
2. Các bước thiết lập biểu đồ :
2.1 Bước 1 : Thu thập dữ liệu :
2.1.1 Xác định phương pháp và thời hạn của thời gian thu thập dữ
liệu. Để thuận tiện xác định thời gian theo một tuần, một
tháng,...
2.1.2 Kiểm tra không chỉ số liệu thu được mà còn là chi tiết của dữ
liệu bằng cách sử dụng phiếu kiểm soát (Check sheet) và các
biện pháp khác
- 6 -
Ví dụ :biểu đồ sử dụng trong nhà máy lắp ráp thiết bị điện
Check sheet được sử dụng để kiểm tra các điểm khuyết tật.
Để check sheet được sử dụng một cách thuận tiện bản vẽ lắp
ráp được khuyếch đại lên và các điểm kiểm tra sử dụng các
mầu sắc khác nhau.
Phải xác định ai sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm tra.
2.2 Bước 2 : Phân loại dữ liệu thành từng nhóm
Các dữ liệu được phân loại theo khuyết tật, nơi sản xuất, công
đoạn, thời gian, nguyên vật liệu, máy móc, công nhân vận hành,
phương pháp thao tác, ... các hành động đó được thực hiện
một cách dễ dàng.
Ví dụ :
Bảng tổng hợp lỗi được chỉ ra ở bên dưới. Bằng cách tổng hợp
các loại lỗi và thời gian xảy ra lỗi. Bằng cách nhóm và xếp thành
nhóm điều này thuận tiện cho việc tạo biểu đồ Pareto.
Tuy vậy, phương pháp tổng hợp được dùng hiệu quả hơn khi áp
dụng biểu đồ kiểm soát.
Bảng 9.1 Tổng hợp tình trạng lỗi.
- 7 -
2.3 Bước 3 : Sắp xếp dữ liệu và tính toán tổng hợp số lượng tích luỹ
2.3.1 Sắp xếp lại các dữ liệu sao cho các loại khuyết tật có số
lượng lớn nhât ở vị trí cao nhất. Các dữ liệu được sắp xếp giảm
dần, riêng dữ liệu khác (Others) được sắp xếp ở dòng cuối .
2.3.2. Bắt đầu với với loại khuyết tật có số lượng lớn nhất sau
đó tính toán.
Kết quả tổng hợp được chỉ ra ở bên dưới
Tổng hợp lỗi vật tư =96
Tổng số vật tư tích luỹ = số lỗi vật tư + Số khuyết tật riêng lẻ
=96+70=166
2.4 Bước 4 tính toán phần trăm từng nhóm
Tính toán phần trăm của từng khuyết tật bằng cách sử dụng công
thức sau :
Phần trăm = x 100%
Lưu ý: Để tổng các dữ liệu là 100%, dữ liệu của hạng mục khác
(Others) cần phải được điều chỉnh
Dữ liệu từng hạng mục
Tổng các hạng mục
- 8 -
Ví dụ:
Tính toán phần trăm
Lỗi Floating : x 100% = 37,5 %
Lỗi vật tư rời : x 100% = 27,3 %
Lỗi hỏng vật tư : x 100% = 9,4 %
2.5 Bước 5: Tính toán tỉ lệ phần trăm cộng dồn (Tích luỹ)
Bắt đầu với loại có tỉ lệ phần trăm lớn nhất sau đó cộng đồn các giá trị
tích luỹ sao cho tổng cuối cùng là 100 %
Ví dụ
Giá trị phần trăm tích luỹ đạt được ở bên dưới
Giá trị phần trăm tích luỹ của vật tư thay đổi =37,5 %
Giá trị tích luỹ phần trăm của vật tư rời =37,5 + 27,3 = 64,8 %
Tiếp tục cộng dồn ta được giá trị tích luỹ của vật tư vỡ là = 64,8 + 9,4
= 74,2 %
2.6 Bước 6: Vẽ trục tung và truc hoành
96
256
70
256
24
256
Ví dụ tính toán xác
định giá trị phần
trăm tích lũy
37,5
37,5 + 27,3 = 64,8
64,8 + 9,4 = 74,2
74,2 + 7,8 = 82,0
82,0 + 7,8 = 89,8
89,8 + 3,9 = 93,7
93,7 + 6,3 = 100,0
- 9 -
2.6.1 Vẽ trục tung và trục hoành lên giấy
Trên trục tung đánh dấu tỉ lệ 100% ở điểm cao nhất và điểm mốc
bằng 0%. Chia giá trị từ 0% tới 100% thành 4 phần với các giá trị
tương ứng lần lượt là 25, 50 và 75 % (xem hình 9.5). Hoặc chia giá trị
thành 10 phần.
2.6.2. Bên dưới trục hoành nhập các loại từ bên trái sang phải bắt đầu với
loại có giá trị lớn nhất
Loại khác (Others) được đặt ở vị trí ngoài cùng bên phải
2.7 Bước 7: Xây dựng biểu đồ cột
2.7.1 Vẽ biểu đồ cột theo tỉ lệ phần trăm
2.7.2 Đường kẻ trên biểu đồ phải có giá trị ngang bằng độ rộng của không
gian giữa chung (xem hình 9.5)
2.8 Bước 8: Vẽ đường cong Pareto
Đánh dấu các giá trị tích luỹ (Tổng tích luỹ hay phần trăm tích luỹ) ở
phía trên bên phải khoảng cách mỗi một hạng mục, nối các điểm bằng
một đường thẳng.
Các điểm nối được gọi là đường cong Pareto (xem hình 9.6 và 9.7)
2.9 Bước 9: Ghi lại các chi tiết cần thiết trên biểu đồ
Đối với việc phân loại lịch sử của các dữ liệu, ghi lại các chi tiết cần
thiết, như là:
• Tiêu đề của biểu đồ Pareto
• Thời gian thu thập dữ liệu
• Toàn bộ dữ liệu
• Phần trăm khuyết tật
• Tên người vẽ biểu đồ, …(Hình 9.7)
Hình 9.5 Hình 9.6
25 25
- 10 -
3. Chuẩn bị tạo biểu đồ Pareto
3.1 Nếu vấn đề liên quan đến giá trị tiền tệ thì nên làm một biểu đồ Pareto
sử dụng vấn đề đó. Hình 9.8 cho ta thấy 2 loại biểu đồ Pareto về các lỗi
hỏng trong cùng một công đoạn lắp ráp.
Biểu đồ bên trái hiển thị số khuyết tật và bên phải hiển thị toàn bộ
lượng tiền thất thoát.Vị trí của các hạng mục trên trục hoành khác nhau
như là hạng mục yêu cầu, vấn đề phụ thuộc vào đặc điểm áp dụng của
trục tung.Trước hết điều rất quan trọng khi thiết lập biểu đồ Pareto là
phải phân loại ra làm nhiều loại để dễ hiểu và phải tìm ra vấn đề quan
trọng cần cải tiến.
Nếu như các đặc tính có thể chuyển đổi thành khối lượng tiền thì biểu
đồ Pareto nên biểu hiện giá trị tiền nhằm xác định đâu là vấn đề có ảnh
hưởng nhất tới chi phí cho sản phẩm.
Hình 9.8
- 11 -
3.2 Phân ra làm các hạng mục quan trong.
3.2.1 Kiểm tra xem khi nào độ cao của đường cong đạt giá trị ngang
bằng (Xem hình 9.9)
Khi có sự sai lệch về chiều cao điều đó chỉ ra rằng không có nhiều
sự khác biệt trên trục hoành. Điều này rất khó cho việc xác định
mục tiêu cải tiến.Trong một số hạng mục không rõ ràng có thể
giải quyết dễ bằng cách đặt ra mục tiêu. Nếu như trục tung biểu
thị số lượng khuyết tật thì nên làm một biểu đồ khác chẳng hạn
như là biểu đồ hiển thị số lượng tiền thiệt hại. Sự lựa chọn các
hạng mục thích hợp là điều quan trọng
3.2.2 Kiểm tra trong trường hợp mục khác (others) quá cao
Biểu đồ Pareto hình 9.10 chỉ ra có nhiều điểm không quan trọng
chứa trong hạng mục khác. Nếu như mục khác cao nhất cần thiết
phải nghiên cứu cách khác cho sự phân loại ra bởi vì rất khó mà
xác định được mục tiêu chính để cải tiến.
Hình 9.9 Biểu đồ Pareto phẳng
P
h
ần
t
ră
m
D
P
h
ần
t
ră
m
Hình 9.10 Biểu đồ Pareto có hạng mục khác
(other) chiếm tỉ lệ phần trăm nhiều nhất
B C A Khác
- 12 -
9.3 PHƯƠNG PHÁP ĐỌC VÀ SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ PARETO.
9.3.1 Đọc biểu đồ Pareto
9.3.1.1 Bằng cách đọc biểu đồ Pareto chỉ có một hoặc hai vấn đề có
ảnh hưởng nhiều nhất, các vấn đề còn lại ít ảnh hưởng hơn vì vậy chỉ
cần đưa ra một hoặc hai đối sách.Trước hết thì đánh dấu điểm ảnh
hưởng bị giới hạn bởi nhân tố con người và thời gian. Đây là cách cơ
bản để đọc biểu đồ Pareto.
Biểu đồ 9.11 là dạng tiêu chuẩn của biểu đồ Pareto
Biểu đồ 9.11 chỉ ra rằng khuyết tật về kích thước chiếm 50% toàn bộ
khuyết tật. Hơn nữa tổng khuyết tật về kích thước và kết cấu đạt đến
75%. Nếu như hai loại khuyết tật chính được loại bỏ thì toàn bộ 75%
lượng khuyết tật được loại bỏ.
Các loại khuyết tật khác cũng cần phải có hành động loại bỏ.
9.3.2 Khi chọn vấn đề cần cải tiến phải làm theo các bước dưới đây:
9.3.2.1 Mức độ khó
Đối sách có thể đưa ra bởi duy nhất một bộ phận ?
Vấn đề đó được xử lý dễ dàng không?
Bộ phận đó có đủ nằng lực để giải quyết vấn đề không (Nhân
lực, thời gian...)?
9.3.2.1 Các kết quả.
Kết quả có đạt được trong một thời gian ngắn?
Kết quả đạt được có lớn không?
100
L
ỗi
k
íc
h
th
ướ
c
L
ỗi
h
ìn
h
dá
ng
L
ỗi
k
ết
c
ấu
L
ỗi
k
ý
hi
ệu
L
ỗi
k
há
c
200
150
100
50
0 S
ố
lư
ợn
g
lỗ
i h
ỏn
g
(c
hi
ếc
)
- 13 -
9.3.2.1 Tinh thần hợp tác
Việc phối hợp của người quản lý và các thành viên có đáp ứng
được các yêu cầu mong đợi?
Trong trường hợp ở hình 9.12, Cần phải chọn ra vấn đề mà bộ
phận phụ trách có thể dễ dàng cải tiến,cho dù kết quả thu được
là không lớn.
9.3.3 Sử dụng biểu đồ Pareto
9.3.3.1 Phân tích vấn đề
Kết quả đạt được chỉ khi phải chi tiêt hoá các nhóm vấn đề lớn nhất
và cần thiết lập một biểu đồ Pareto khác liên quan đến nhóm vấn đề
đó.
9.3.3.2 Ví dụ về việc phân tích bằng cách kết hợp biểu đồ Pareto.
Biểu đồ 9.13 đưa ra một ví dụ về việc phân tích lỗi tại một quá trình
của bộ phận sản xuất khi sử dụng biểu đồ Pareto.
- 14 -
Đầu tiên, sự phân tích được chỉ ra trong hình 9.13(a) bằng cách sử dụng dữ
liệu từ hai tháng trước đó.
Ta thấy rằng lỗi nứt là lớn nhất chiếm tới 75% toàn bộ tổng số lỗi. Bởi vậy việc
phân tích chủ yếu dựa vào lỗi nứt.
Sau đó trên biểu đồ Pareto 9.13b phân tích bằng cách kiểm tra xem công đoạn
nào có lỗi nứt là lớn nhất.
Kết quả là có đến 80% lỗi nứt xảy ra tại công đoạn mài.
Biểu đồ 9.13 c được thiết lập bằng cách phân loại ra các đầu mài bởi vì họ cần
xem xét đến ảnh hưởng lớn nhất tại các công đoạn mài. Họ phát hiện ra rằng
tại vị trí đầu mài số 2 có tới 75% lỗi.
Với sự trợ giúp của bộ phận bảo dưỡng đầu mài số 2 được hiệu chỉnh bằng với
các đầu mài khác .
Như vậy bằng cách xác định được nguyên nhân và đưa ra hành động khắc
phục vấn đề đã được giải quyết dễ dàng.
9.3.3.3 Ví dụ về phân tích bằng cách kết hợp biểu đồ Pareto với các phương
pháp khác như dùng biểu đồ nhân quả.
Ví dụ về phân tích lỗi quay (Đây là vấn đề thường xuyên lặp đi lặp lại tron công
đoạn lắp ráp) bằng cách kết hợp biểu đồ nhân quả với biểu đồ Pareto.
Đầu tiên, phân tích dữ liệu từ ba tháng trước đó xem hình 9.14a.Ta thấy rằng
nguyên nhân xoay chiếm tới 70% toàn bộ lỗi.
Lỗi xoay được chia ra tương xứng với hiện tượng lỗi và biểu đồ Pareto được thể
hiện trong hình 9.14b.từ biểu đồ ta nhận thấy có tới 70% lỗi xoay có nguyên
nhân là do lỗi không ổn định.
Mặc dù lỗi không ổn định là nguyên nhân chính tuy vậy vẫn chưa xác định được
hành động khắc phục (Đối sách) vấn đề đặt ra là cần tìm ra nguyên nhân của lỗi
không ổn định.
- 15 -
Hình 9.15 Ví dụ về dùng biểu đồ nhân quả kết hợp với biểu đồ nhân
quả để xác định lỗi chính.
Kết quả từ sự phân tích ta thấy Jig kiểu chữ T, máy khoan và trục là
ảnh hưởng lớn nhất. Kiểm tra 50 sản phẩm lỗi ta thu được kết quả
theo biểu đồ Pareto hình 9.16
- 16 -
Dựa vào kết quả này Jig T được cải tiến nhằm ngăn ngừa sự cong lên của
trục. Kết quả là lỗi không xoay không ổn định được giảm hẳn.
9.3.3.4 Xác nhận hiệu quả của sự cải tiến. Biểu đồ Pareto cũng được sử dụng
rộng rãi để kiểm tra ảnh hưởng của việc đo lường và hành động khắc phục
trong quá trình sản xuất. Hình 9.17 kết hợp hai biểu đồ Pareto chỉ ra tình
trạng trước và sau khi đưa ra đối sách cải tiến. Mức độ và ảnh hưởng của
hành động cải tiến có thể nhận rõ.
9.3.3.5 Báo cáo và lưu hồ sơ
Biểu đồ Pareto còn được gọi là Công cụ hướng mục tiêu
Trước hết nó được sử dụng để lập báo cáo kết quả của công việc. Đưa ra các
ví dụ được được áp dụng, biểu đồ Pareto thường được sử dụng trong trường
hợp sau:
1. Cho việc báo cáo ảnh hưởng của hoạt động vòng tròn chất lượng (QCC)
2. Báo cáo kết quả phân tích lỗi hàng tháng của các bộ phận liên quan
3. Báo cáo tình trạng thực tế tới lãnh đạo cao nhất
4. Thông báo các vấn đề trong công đoạn tới các bộ phận liên quan
Có thể mở rộng áp bằng cách thêm vào một số ý tưởng vào biểu đồ Pareto
được chỉ ra trong 9.18 và 9.19
Việc ứng dụng được sử dụng cho xử lý các sự cố trong công
đoạn sản xuất, biểu đồ Pareto có thể áp dụng mở rộng cho một số hạng mục
như: nguyên liệu, bán hàng và các bộ phận dịch vụ. Và cần thiết phải sử
dụng một số biện pháp thống kê. Biểu đồ Pareto có thể sử dụng dễ dàng cho
công nhân sản xuất, kĩ sư thiết kế và nhân viên văn phòng cũng nên sử dụng.