Tóm tắt. Cuộc sống là tên gọi của một trong sáu môn học ở giai đoạn 1 (lớp 1,2)
của trường tiểu học ở Nhật Bản. Có thể nói đây là môn học tương đương với môn
Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học Việt Nam. Một đặc điểm nổi bật của môn học
này, đúng như tên gọi của nó là coi trọng cuộc sống thực tế, môi trường sống thực
của học sinh. Môn học coi cuộc sống, môi trường cụ thể xung quanh, thời tiết các
mùa trong năm làm đối tượng học tập và vị trí cho các hoạt động học tập và trải
nghiệm của học sinh. Vì vậy, nội dung học tập của môn học không mang tính “hàn
lâm”, “sách vở” mà có ý nghĩa thiết thực với các em. Bên cạnh đó các kĩ năng sống
cơ bản của học sinh được đề cao phát triển. Việc học tập môn học không chỉ giúp
học sinh khám phá về con người, về môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mà
còn về chính bản thân mình. Môn cuộc sống còn được coi là môn học tích hợp ở
trường tiểu học. Các kiến thức về con người về tự nhiên và xã hội được lồng ghép
trong mỗi bài học của các chủ đề.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách thức xây dựng sách giáo khoa môn Cuộc sống ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 34-39
This paper is available online at
CÁCH THỨC XÂY DỰNG SÁCH GIÁO KHOAMÔN CUỘC SỐNG
Ở NHẬT BẢN VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Thấn
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Cuộc sống là tên gọi của một trong sáu môn học ở giai đoạn 1 (lớp 1,2)
của trường tiểu học ở Nhật Bản. Có thể nói đây là môn học tương đương với môn
Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học Việt Nam. Một đặc điểm nổi bật của môn học
này, đúng như tên gọi của nó là coi trọng cuộc sống thực tế, môi trường sống thực
của học sinh. Môn học coi cuộc sống, môi trường cụ thể xung quanh, thời tiết các
mùa trong năm làm đối tượng học tập và vị trí cho các hoạt động học tập và trải
nghiệm của học sinh. Vì vậy, nội dung học tập của môn học không mang tính “hàn
lâm”, “sách vở” mà có ý nghĩa thiết thực với các em. Bên cạnh đó các kĩ năng sống
cơ bản của học sinh được đề cao phát triển. Việc học tập môn học không chỉ giúp
học sinh khám phá về con người, về môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mà
còn về chính bản thân mình. Môn cuộc sống còn được coi là môn học tích hợp ở
trường tiểu học. Các kiến thức về con người về tự nhiên và xã hội được lồng ghép
trong mỗi bài học của các chủ đề.
Từ khóa:Môn Cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, tích hợp, sách giáo khoa, học sinh.
1. Mở đầu
“Cuộc sống” là tên gọi của một trong 6 môn học ở giai đoạn 1 (lớp 1,2) của trường
tiểu học ở Nhật Bản. Đây là môn học tương đương với môn Tự nhiên và Xã hội ở trường
tiểu học Việt Nam. Môn Cuộc sống được coi là môn học tích hợp ở giai đoạn 1 ở trường
tiểu học Nhật Bản.
Sách giáo khoa (SGK) môn học này (Hình 1) có cấu trúc như thế nào? Nội dung
môn học được lựa chọn và thể hiện ra sao?... Việt Nam có thể học tập được gì từ cách thức
xây dựng chương trình và sách giáo khoa của Nhật Bản là những vấn đề được đề cập trong
bài báo này.
Ngày nhận bài: 22/11/2013 Ngày nhận đăng: 15/1/2014
Liên hệ: Nguyễn Thị Thấn, e-mail: thannt@hnue.edu.vn
34
Cách thức xây dựng sách giáo khoa môn Cuộc sống ở Nhật Bản...
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cấu trúc của SGK môn Cuộc sống
Hình 1. Bìa SGK môn Cuộc sống
quyển 1 và quyển 2
Tên môn học: Cuộc sống - (Nhà
xuất bản Giáo dục). SGK bao gồm
2 quyển: quyển 1: CUỘC SỐNG
(Thượng) – Chúng ta là bạn (lớp 1);
quyển 2: CUỘC SỐNG (Hạ) – Tình bạn
phát triển (lớp 2). Kích thước mỗi cuốn:
18 cm X 25,5 cm; Số trang mỗi cuốn:
100 trang. SGK được cấu thành từ 3 nội
dung: (1) Các trang bài học, (2) Poket
(túi học tập); (3) Vở ghi nhớ. Các trang
bài học gồm 2 loại: trang cánh cửa của
chủ đề (giống trang giới thiệu chủ đề
của SGKmôn Tự nhiên và Xã hội ở Việt
Nam) và các trang hoạt động cho các
bài học.
Hình 2. Nhân vật
trong SGK Hình 3. Phần hướng dẫn sử dụng SGK ở trang 1
Poket (Túi học tập) bao gồm những nội dung mang tính kĩ thuật (công cụ) cho việc
thực hiện hoạt động và những nội dung liên quan đến thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.
Chẳng hạn như những từ ngữ sử dụng khi chào hỏi, khi khám phá, các quy định đi bộ an
toàn, cách sử dụng các dụng cụ an toàn,. . .
Vở ghi nhớ là 4 trang giấy để học sinh (HS) được viết vào đó những điều đã học
được theo từng tháng.
Gưngưn là nhân vật của SGK (Hình 2). Gưngưn có vai trò kêu gọi HS hoạt động,
35
Nguyễn Thị Thấn
nhắc nhở các em lưu ý và hỗ trợ HS học tập.
Góc tự đánh giá được thiết kế ở cuối mỗi chủ đề. HS lặp lại việc học tập và tự
đánh giá.
Ngoài ra ở mỗi cuốn SGK đều có phần hướng dẫn sử dụng sách (Hình 3) như giải
thích các kí hiệu sử dụng trong sách, tên gọi các môn học cần phối hợp học tập,. . .
2.2. Quan điểm cơ bản để xây dựng và tiếp cận nội dung dạy học
Về quan điểm, cách tiếp cận nội dung của SGK môn Cuộc sống có thể nhấn mạnh
một số ý chính sau.
Một là tính tích hợp của môn học. Trong Giải thích Chương trình môn Cuộc
sống [5], Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản đã nhấn mạnh “Cuộc sống là môn học
tích hợp” ở giai đoạn 1 (lớp 1, 2) của trường tiểu học. Từ lớp 3 cho trở lên bên cạnh các
môn học (trong đó có cả môn Tự nhiên và môn Xã hội) mỗi tuần có khoàng 3 tiết dành
cho Giờ học tổng hợp. Hay nói cách khác, môn Cuộc sống vừa là môn học cơ sở cho các
môn học: Tự nhiên, Xã hội ở các lớp từ 3 đến 6 và vừa là môn học tích hợp các kiến thức
và kĩ năng của các môn học và các hoạt động còn lại ở lớp 1, 2 (Bảng 1).
Bảng 1. Các môn học, hoạt động và số tiết ở trường tiểu học của Nhật Bản
Lớp
Các môn học
Đạo
đức
Hoạt
động
đặc
biệt
Giờ
học
tổng
hợp
Tiếng
Nhật Toán
Cuộc
sống
Tự
nhiên
Xã
hội
Âm
nhạc
Đồ
họa
Gia
đình
Thể
dục
1 272 114 102 68 68 90 34 34
2 280 155 105 70 70 90 35 35
3 235 150 70 70 60 60 90 35 35 105
4 235 150 90 85 60 60 90 35 35 105
5 180 150 95 90 50 50 60 90 35 35 110
6 175 150 95 100 50 50 55 90 35 35 110
Bảng 2. Nội dung các chủ đề môn Cuộc sống ở lớp 1
Chủ đề Nội dung
Chúng ta là bạn
HS giới thiệu và làm quen với nhau, tìm hiểu về trường học
(các thành viên, các cơ sở vật chất).
Hãy lớn mau
(thực vật) gieo hạt, quan sát sự nẩy mầm, ra lá, hoa, quả, hạt
của cây.
Mùa xuân Trải nghiệm để khám phá mùa xuân, động vật của xuân.
Mùa hè
Cảm nhận không khí của mùa hè, động vật mùa hè, các hoạt
động của HS mùa hè.
Chăm sóc động vật
Tự nuôi và chăm sóc động vật; hội thoại về động vật trên Trái
Đất.
36
Cách thức xây dựng sách giáo khoa môn Cuộc sống ở Nhật Bản...
Mùa thu
Trải nghiệm để cảm nhận mùa thu (cảnh quan, động thực vật);
sưu tầm món quà từ lá cây, hạt dẻ,. . . làm các đồ chơi từ quả,
hạt, lá rụng và triển lãm.
Gia đình
Công việc của người thân trong gia đình; tập và tự làm các việc
trong gia đình; suy nghĩ và làm các việc làm cho các thành viên
gia đình vui; các ngày kỉ niệm ở gia đình.
Mùa đông
Trải nghiệm để cảm nhận mùa đông (cảnh quan, động thực
vật); Cùng chơi các trò chơi dân gian mùa đông.
Kết thúc lớp 1 sắp
lên lớp 2
Nhớ lại và nói về những việc đã học ở trường qua 1 năm, về
những việc đã làm được; chuẩn bị đón các em lớp 1.
Hình 4. Trải nghiệm trong
cuộc sống
Hình 5. Trải nghiệm trong xã hội
Cũng trong tài liệu [5], các quan điểm, định
hướng tiếp cận nội dung môn Cuộc sống cũng được
nhấn mạnh. Đó là môn học coi trọng: 1) Mối quan
hệ giữa cá nhân với con người và xã hội, 2) Mối
quan hệ giữa cá nhân với tự nhiên, 3) Chính bản
thân HS.
Các quan điểm này phản ảnh tính chất cơ bản
của môn Cuộc sống là coi trọng mối quan hệ giữa
bản thân HS và đối tượng học tập.
Quan điểm này được thể hiện rất rõ nét trong
việc sắp xếp nội dung học tập phù hợp với khí hậu
trong năm. Bảng 2 là tên gọi và nội dung chủ yếu
của các chủ đề ở lớp 1. Ở đây HS được học về trường
học, gia đình, động, thực vật và bốn mùa trong năm.
Song các nội dung không sắp xếp theo logic khoa
học hàn lâm mà sắp xếp theo thực tế thời tiết của
các mùa trong năm. Đây cũng là cách sắp xếp tôn
trọng tự nhiên, tôn trọng quy luật của thiên nhiên.
Ngoài ra trong mỗi chủ đề, nội dung học tập được
đề cập đến một cách tổng thể: tự nhiên - con người
- xã hội. Tính tích hợp còn thể hiện ở các kí hiệu tên
các môn học cần tích hợp ở các trang bài học (Hình
3). Khi gặp kí hiệu này giáo viên và HS cần lưu ý
dạy – học phối hợp với các môn học tương ứng.
Hai là, đây là môn học đề cao sự trải nghiệm cụ thể, tiếp xúc trực tiếp của HS với
môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Quan điểm này cũng được thể hiện cụ thể trong
cách xây dựng SGK thông qua các hình ảnh trải nghiệm thực tế và sinh động trong môi
trường tự nhiên (Hình 4) và môi trường xã hội (Hình 5) của các em nhỏ. Các hoạt động
học tập được thể hiện ở nội dung chính của các chủ đề phần lớn là trải nghiệm (Bảng 2).
Chẳng hạn: trải nghiệm để khám phá các mùa: xuân, hạ, thu, đông, làm thử công việc ở
37
Nguyễn Thị Thấn
nhà, gieo hạt, trồng cây, tự nuôi và chăm sóc con vật,. . . Điều này cũng phù hợp với cách
tiếp cận coi trọng các mối quan hệ: giữa cá nhân với tự nhiên, giữa cá nhân với con người
và xã hội như đã đề cập. Đây cũng là cách tiếp cận coi môi trường tự nhiên và xã hội xung
quanh, coi cuộc sống thực của trẻ là đối tượng và môi trường để học tập, trải nghiệm.
Hình 6. Trải nghiệm để cảm nhận
các mùa trong năm
Cách tiếp cận này cũng nhằm hướng tới hình
thành những kĩ năng (năng lực) cụ thể của xã hội
thực, cuộc sống thực hay nói cách khác chính là các
kĩ năng sống cho HS.
Ba là, SGK môn Cuộc sống được biên soạn
coi trọng tính chủ động, khám phá của HS. Điều này
thể hiện qua các hoạt động học tập: HS tự lập kế
hoạch khám phá, điều tra, tự tiến hành điều tra, báo
cáo,. . . Ngoài ra môn học cũng coi trọng các hoạt
động thực hành của HS. Chẳng hạn thực hành làm
các quà tặng từ lá, quả rụng của mùa thu, thực hành
gieo hạt, trồng cây, thực hành nuôi và chăm sóc con
vật, . . . Cách hình thành kiến thức ở hầu hết các
bài học đều theo phương châm “học qua làm”, trải
nghiệm, thực hành trước sau đó mới phản hồi, chia
sẻ để hình thành kiến thức. Cụ thể trong sách giáo
viên [3,4], mỗi bài học có thể được tiết hành trong
1 hay nhiều tiết song đều được hướng dẫn tổ chức
theo bốn hoạt động: (1) Trao đổi về định hướng hoạt
động (thường tiến hành trên lớp học); (2) Tiến hành
hoạt động trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; (3) Báo cáo kết quả hoạt động
(trên lớp); (4) Kết thúc hoạt động và công việc học tập tiếp theo.
Bốn là, môn Cuộc sống coi trọng giáo dục đạo đức môi trường, giáo dục giá trị
sống. Đó là coi trọng việc hình thành ở HS ý thức tôn trọng sự sống của các sinh vật khác
nhau dù là nhỏ bé nhất, trân trọng môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, coi trọng
con người với các ngành nghề khác nhau trong xã hội, khám phá và coi trọng chính bản
thân HS,... Những nội dung này thể hiện rõ qua chương trình giáo dục ở cả hai lớp nhất là
lớp 2, như: khám phá những điều mới lạ, tốt đẹp của thành phố, làm tổ cho động vật để
thể hiện sự quan tâm, trân trọng tới thói quen, nếp sống của các con vật, kết nối trái tim
với những người đã giúp đỡ, đã trao những nụ cười hiền hậu,. . .
2.3. Những kinh nghiệm của Nhật Bản nên tham khảo
Về hình thức trình bày, SGK có cấu trúc mạch lạc giúp HS dễ đọc, dễ hiểu. Phần
hướng dẫn sử dụng sách làm tăng thêm tính tích hợp trong dạy học môn học. Nhân vật
dẫn truyện Gungun cùng với ngôn ngữ trong sách làm tăng tính hấp dẫn và làm giảm độ
khó, độ hàn lâm của SGK. Các bức ảnh chụp với các khuôn mặt rạng ngời (VD: hình 6)
giúp cho HS thấy thêm yêu quý sách, yêu việc học tập và yêu cuộc sống của chính mình.
Về cách tiếp cận nội dung, môn học coi trọng cuộc sống thực, môi trường tự nhiên
38
Cách thức xây dựng sách giáo khoa môn Cuộc sống ở Nhật Bản...
và xã hội thực tế, lấy cuộc sống gần gũi của các em làm đối tượng và vị trí cho các hoạt
động và trải nghiệm làm cho việc học tập của HS không mang tính “sách vở”, hàn lâm
mà có ý nghĩa thiết thực. Ngoài ra môn học cũng coi trọng các hoạt động liên quan trực
tiếp với con người, tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ, đề cao việc giáo dục đạo đức môi
trường, giáo dục giá trị sống giúp hình thành ở HS những tình cảm tốt đẹp với môi trường
tự nhiên và xã hội xung quanh.
Hơn nữa việc học tập môn học không chỉ giúp HS khám phá về các đối tượng học
tập, về con người, về môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mà các em còn được khám
phá về chính bản thân mình, qua đó có thể hình thành sự tự tin, mạnh dạn cho các em.
3. Kết luận
Cuộc sống là tên gọi môn học có nội dung tương đương với môn Tự nhiên và Xã
hội ở nước ta. Tuy nhiên trong cách thức xây dựng nội dung cũng như hình thức trình bày
SGK của môn học này có những điểm khác biệt mà chúng ta có thể tham khảo cho môn
Tự nhiên và Xã hội. Đó chính là tính tích hợp, là việc coi trọng cuộc sống thực tế, coi
trọng giá trị sống và những trải nghiệm trực tiếp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung
quanh của học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cuộc sống (Thượng), 2012. Chúng ta là bạn (SGK, lớp 1). Nxb Giáo dục, Tokyo.
[2] Cuộc sống (Hạ), 2012. Tình bạn phát triển (SGK, lớp 2). Nxb Giáo dục, Tokyo.
[3] Cuộc sống (Thượng), 2012. Chúng ta là bạn (SGV, lớp 1). Nxb Giáo dục, Tokyo.
[4] Cuộc sống (Hạ), 2012. Tình bạn phát triển (SGV, lớp 2). Nxb Giáo dục, Tokyo.
[5] Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, 2008. Giải thích
chương trình giáo dục tiểu học. Môn Cuộc sống.
[6] Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, 2008. Giải thích
chương trình giáo dục tiểu học. Giờ học tổng hợp.
ABSTRACT
Life Study textbooks, designed in Japan, and their application in Vietnam
Life Study is one of six subjects that are taught in Japanese primary schools, phase I
(1st and 2nd grade). This subject is approximately equivalent to the subject called Science
and Social Studies that is taught in Vietnamese primary schools. A distinctive feature
of Life Study is that it truly focuses on life and the environment as experienced by
children. The subject is designed considering students’ daily life, their surroundings and
the weather. The subject is therefore practical rather than academic. In this subject, the
students’ current basic living skills are highly respected as well. Besides helping students
understand others and the natural and social environment, it also helps students understand
themselves. The Japanese consider the Life Study subject to be an integrated subject.
Information about people, nature and human society are integrated into each lesson.
39