Bưởi Da xanh là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, vì thế diện tích trồng
bưởi Da xanh đang ngày càng phát triển, trồng chuyên canh hoặc xen canh
với các loại cây khác. Tuy nhiên, để bưởi Da xanh phát triển tốt, cho năng
suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý kỹ thuật tỉa cành, tạo tán ngay giai
đoạn đầu .
Tạo tán là việc làm cần thiết ngay trong
thời kỳ xây dựng cơ bản khi trồng cây ăn trái ( từ năm thứ nhất đến năm thứ ba)
nhằm mục đích tạo cho hình thái cây bưởi da xanh có khả năng tiếp nhận ánh sáng
đầy đủ, đồng thời khống chế chiều cao cây để thuận lợi trong việc quản lý vườn
cũng như thu hoạch. Ngoài ra, việc tạo tán còn giúp hình thành và phát triển bộ
khung cơ bản vững chắc, nhằm tránh đổ ngã, gãy nhánh từ đó phát triển các cành
nhánh thứ cấp cho cây, giúp cây quang hợp tốt hơn.
8 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách tỉa cành tạo tán cây bưởi da xanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách tỉa cành tạo tán
cây bưởi da xanh
Bưởi Da xanh là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, vì thế diện tích trồng
bưởi Da xanh đang ngày càng phát triển, trồng chuyên canh hoặc xen canh
với các loại cây khác. Tuy nhiên, để bưởi Da xanh phát triển tốt, cho năng
suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý kỹ thuật tỉa cành, tạo tán ngay giai
đoạn đầu .
Tạo tán là việc làm cần thiết ngay trong
thời kỳ xây dựng cơ bản khi trồng cây ăn trái ( từ năm thứ nhất đến năm thứ ba)
nhằm mục đích tạo cho hình thái cây bưởi da xanh có khả năng tiếp nhận ánh sáng
đầy đủ, đồng thời khống chế chiều cao cây để thuận lợi trong việc quản lý vườn
cũng như thu hoạch. Ngoài ra, việc tạo tán còn giúp hình thành và phát triển bộ
khung cơ bản vững chắc, nhằm tránh đổ ngã, gãy nhánh từ đó phát triển các cành
nhánh thứ cấp cho cây, giúp cây quang hợp tốt hơn.
1.Kỹ thuật tạo tán cây bưởi da xanh
Sau khi trồng cây, cây cần được chăm sóc tốt và tưới nước đầy đủ để phục hồi sinh
trưởng. Khi cây ra đọt non đầu tiên (chứng tỏ bộ rễ đã phục hồi và bắt đầu hấp thu
dinh dưỡng để phát triển) thì tiến hành bấm ngọn. Từ vị trí mắt ghép (trên gốc
ghép) trở lên khoảng 50-60 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ
và cành bên phát triển. Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển
theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng cây cột giữ cành
cấp 1 tạo với thân chính một góc 35-40o. Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng
50-80 cm thì cắt đọt để các mầm ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành
cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành. Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15-20
cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30- 350. Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp
2 như cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3. Cành
cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc
quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm
sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch .
Nếu như tạo tán là công việc quan trọng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thì tỉa cành
là việc làm rất cần thiết trong thời kỳ kinh doanh, nhằm loại bỏ những cành vô
hiệu, sâu bệnh, không có khả năng cho trái, chỉ làm tiêu hao dinh dưỡng nuôi cây
để thay thế bằng những cành non trẻ sẽ mang trái cho những năm tiếp theo. Đồng
thời, giúp tán cây được thông thoáng, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, cây tiếp
nhận ánh sáng đầy đủ sẽ làm tăng năng suất và chất lượng trái bưởi. Hàng năm,
nếu không xén tỉa cành thì các thân, các cành, các tượt sẽ mọc đầy làm cho lòng
tán cây bị thiếu ánh sáng, các cành mang trái sẽ không phát triển được, vì thế bưởi
sẽ cho trái đầu cành nhiều.
2. Kỹ thuật tỉa cành bưởi da xanh
Công việc tỉa cành được thực hiện hàng năm vào thời kỳ mà cây có hoạt động trao
đổi chất thấp nhất (sau khi thu hoạch trái), trước khi cây ra đọt mới để chuẩn bị cho
mùa trái mới, đây là thời điểm thích hợp nhất. Không nên tỉa quá nhiều cành (
khoảng 15%). Khi tỉa cành, cần loại bỏ những cành sau đây:
- Cành đã mang trái ( thường rất ngắn khoảng 10-15 cm)
- Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng cho
trái.
- Cành đan chéo nhau, những cành vượt (cành có thân hình tam giác) trong thời kỳ
cây đang mang trái nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với trái.
- Loại bỏ các cành già cỗi để trẻ hoá, góp phần cây được sung mãn và dễ cho trái
hơn.
- Cây bưởi thường xuất hiện những chồi tủa (5-6 chồi ra cùng một điểm) thì nên lãi
bỏ bớt chỉ chừa lại khoảng 2 chồi.
Chú ý: Cần phải khử trùng dụng cụ cắt tỉa bằng nước Javel hoặc cồn 900 khi cắt
hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh qua cây khác.
Tỉa cành, tạo tán cây là công việc đơn giản nhưng đòi hỏi nông dân phải có kiến
thức cơ bản và kinh nghiệm áp dụng thì mới mang lại hiệu quả cao./.
Cách phòng trừ ruồi đục trái chôm chôm
Ruồi đục trái là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm hàng đầu ở tất
cả các vùng trồng cây ăn quả ở nước ta. Đây là một loài đa ký chủ, nếu không
có biện pháp ngăn chặn kịp thời, chúng sẽ phát tán lây lan trên diện rộng và
không riêng chôm chôm mà nhiều loại trái cây khác sẽ bị thiệt hại năng suất
trầm trọng. Tuy nhiên, cần chọn biện pháp phòng trừ hiệu quả nhưng không
để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trái, ảnh hưởng sức khỏe người
tiêu dùng.
Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, có khả năng bay xa. Ruồi cái dùng ống đẻ
trứng chọc sâu vào vỏ trái chôm chôm đẻ một chùm từ 5-10 trứng. Vết chích rất
nhỏ, nhưng có thể nhận ra nhờ những vết thâm trên vỏ trái, khi ấn nhẹ vào dịch
nước sẽ rỉ ra (3 ngày sau khi ruồi đẻ trứng). Dòi nở ra ăn thịt trái, tuổi càng lớn dòi
càng đục sâu vào phía trong làm trái bị thối và rụng. Bị hại nặng, trái rụng hàng
loạt. Trong một trái có thể có nhiều con dòi. Trái chôm chôm bị dòi gây hại thường
bị bệnh thối trái tấn công mạnh do vết chích của ruồi tạo vết thương cho nấm, vi
khuẩn xâm nhập. Ruồi đục trái phá hại từ khi trái chôm chôm chuyển màu đến
chín. Trái để chín lâu trên cây càng bị hại nhiều hơn. Ruồi phát sinh gây hại quanh
năm khi có trái chín.
Chôm chôm bị ruồi đục và có dòi phát triển.
Biện pháp và cách phòng trừ
- Thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu trên cây;
- Thường xuyên thu gom những trái bị rụng đem tiêu hủy (chôn sâu dưới đất có rải
vôi bột để tiêu diệt trứng và dòi non) nhằm tránh lây lan, đây là biện pháp rất quan
trọng để hạn chế sự phát triển và lây lan của ruồi.
- Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugennol
(Vizubon-D) để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc sử dụng chế phẩm Sofri-Protein
10DD, phun mỗi cây khoảng 20-50ml bả mồi (tùy theo cây lớn hay cây nhỏ), chỉ
phun thành đốm nhỏ (khoảng bằng nón lá) dưới tán cây , không nên phun trực tiếp
trên trái. Phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7 ngày. Thời gian phun tốt nhất
là từ 8-10 giờ sáng, tránh phun vào những ngày mưa, chế phẩm sẽ không có tác
dụng hấp dẫn và diệt ruồi.
- Không nên phun thuốc trừ sâu trực tiếp lên trái để diệt dòi vì thường hiệu quả
không cao và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Có thể chọn cách phòng trừ bằng cách tự làm bả bẩy ruồi bằng cách dùng miếng
khóm hoặc cam quýt chín có tẩm thuốc trừ sâu (có thể sử dụng thuốc có hoạt chất
Fipronil) cho vào gáo dừa và treo trên cành cây.