Về đô thị hóa tập trung : Với các thành phố khổng lồ thế kỷ 20 thì hoạt động đô thị ngày càng phức tạp hơn, nổi lên các vấn đề về ách tắc giao thông, bảo vệ mối trường sống, cung cấp năng lượng, nhà ở, phúc lợi công cộng v.v.
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách tiếp cận mới về điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH TIẾP CẬN MỚI VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TP.HCM
Về đô thị hóa tập trung : Với các thành phố khổng lồ thế kỷ 20 thì hoạt động đô thị ngày càng phức tạp hơn, nổi lên các vấn đề về ách tắc giao thông, bảo vệ mối trường sống, cung cấp năng lượng, nhà ở, phúc lợi công cộng v.v...
I. TẦM NHÌN VÙNG ĐÔ THỊ TỚI NĂM 2010: Về đô thị hoá tập trung: Với các thành phố khổng lồ thế kỷ 20 thì hoạt động đô thị ngày càng phức tạp hơn, nổi lên các vấn đề về ách tắc giao thông, bảo vệ mối trường sống, cung cấp năng lượng, nhà ở, phúc lợi công cộng v.v...Về đô thị hoá phân tán chính là nhờ sự phát triển giao thông, đặc biệt là phát triển về giao thông công cộng, thành phố không ngừng mở rộng diện tích ngày càng xa trung tâm hơn và còn nối liền các khu công nghiệp, các điểm dân cư đô thị lân cận, đó là phát triển theo kiểu "chùm đô thị". "Chùm đô thị" bao gồm nhiều cụm đô thị tạo thành một cơ cấu thống nhất theo kiểu nhiều "đô thị vệ tinh". Thực chất, đây cũng là một kiểu phát triển thành phố cực lớn (song phân tán).Như vậy, chùm đô thị có khả năng kết hợp khai thác các ưu điểm của hai lối sống thành thị và nông thôn hình thành một đô thị sinh thái.Trong nền kinh tế toàn cầu hóa ở thế kỷ 21, vai trò của các thành phố rất quan trọng đó là kết quả của 4 chữ "C": Communications : Liên lạc phát triển. Capital : Sự hoạt động của thị trường vốn. Corporations : Các tập đoàn kinh tế và sự linh hoạt của chúng. Consumersm : Chủ nghĩa tiêu dùng dựa vào chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm, cả 2 đều không biên giới.Tuy nhiên cũng đứng trước các thách thức mới, 4 chữ "P". Population : Dân số tăng trưởng và các nhu cầu về nguồn lực từ sự tăng trưởng này. Poverty alleviation : Giảm nghèo khổ. Pollution : Ônhiễm và lịch trình nâu " Brown Agenda" đang phát sinh. Political : Về chính trị cần cải tiến quản lý Nhà nước.Với hệ thống dân cư đô thị có qui mô hơn vài triệu dân trở lên và có bán kính ảnh hưởng hàng chục thậm chí đến cả trăm km trong vùng, có thể nói chùm đô thị là hình thức chủ yếu về đô thị của thế kỷ 21 nó có thể kết hợp hài hòa ba cuộc Cách Mạng: công nghệ, nhân văn và xã hội.II. QUY HOẠCH " VÙNG ĐÔ THỊ" (METROPOLIS) TP.HCM TRONG "VÙNG ĐÔ THỊ LỚN" PHÍA NAM:Đến năm 2010 để TP.HCM trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của khu vực, cần xây dựng TP.HCM thành một thành phố XHCN văn minh, hiện đại, phát huy được vai trò vị trí của thành phố đối với cả nước, khu vực và phải từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của khu vực Đông Nam Á (lược ghi ý kiến phát biểu của đ/c Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh tại Hội nghị Bộ Chính Trị làm việc với thường vụ Thành Ủy TP.HCM).TP.HCM là một vùng đô thị lớn ở nước ta, có trên 5 triệu dân là một thành phố lớn.Theo xu hướng nêu trên đô thị (metropolis) TP.HCM là một thành phố đa cực, đa trung tâm:Phương án đa trung tâm có nhiều khả năng nhất trong việc chuyển giao các tiêu chuẩn môi trường được cải thiện, nhà ở, nơi làm việc và các tiện ích công cộng. Có ba nguyên tắc chính làm cơ sở cho phương án đa trung tâm: - Thành lập một hệ thống các trung tâm thực hiện các chức năng bổ sung chuyên biệt. - Duy trì các đặc tính riêng biệt của các trung tâm cấu thành nên hệ thống, tránh tình trạng tiếp tục mở rộng đô thị tùy tiện. - Giữ những vùng đất trũng, thấp cho hành lang các tuyến đường dây tải điện cao thế, cho các nhà máy xử lý chất thải, các vành đai cây xanh, các cơ sở vui chơi giải trí hoặc các đồng lúa.Trong cuộc họp làm việc của Bộ Chính Trị với Ban Thường vụ Thành Ủy TP.HCM, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh trước hết khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của khu vực phía Nam và cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, một đầu mối giao lưu quốc tế lớn của cả nước và có vị trí chính trị quan trọng. Do vậy, chiến lược phát triển của TP.HCM phải gắn với đồng bằng sông Cửu Long, Miền Đông Nam bộ, Nam Trung Bộ, Nam Tây nguyên. Đó là một khu vực có vị trí đặc biệt của đất nước.Vùng thành phố Hồ Chí Minh lại là đô thị trung tâm trong vùng đô thị lớn hơn (greater Metropolist/ Extended Metropolitan Region) vùng đô thị phía Nam có bán kính ảnh hưởng từ 50-100 km trong đó có nhiều đô thị vệ tinh mang tính dối trọng với TP.HCM. Đó là hệ thống mở phù hợp với tính chất động của "cơ thể" thành phố trên cơ sở:Phương pháp quy hoạch phân tán (Disurbanism) nêu trên (phù hợp với an ninh - quốc phòng ) cần điều chỉnh để dân số thành phố không vượt quá 10 triệu người, để không trở thành thành phố cực lớn (Mega City) với những thách thức khắt nghiệt hơn nhiều.Do vậy vùng đô thị TP.HCM sẽ là một thành phố đa chức năng (Multi -Function Polis- MFP).Với tính chất vùng phức hợp (metroplex) được phát triển trên cơ sở cạnh tranh của hệ thống kinh tế thế giới mới và môi trường sống của con người.Trong qui hoạch đô thị khu vực TP.HCM có nhiều đô thị mới (cả vệ tinh và phục cận) cần được xây dựng.Khu vực ngoại thành dự kiến hình thành 15 khu công nghiệp và khu chế xuất tập trung.Cần xây dựng các khu nhà ở liên hợp với các khu công nghiệp và khu chế xuất nêu trên, đó chính là các yếu tố tạo thị và hình thành nên các khu đô thị mới theo các hướng đô thị hoá của thành phố để đảm bảo được sự cân bằng giữa nhà ở và việc làm, tạo ra sức hút ly tâm để cân bằng với sức hút hướng tâm của dòng "di dân" nhằm tạo nên một tầm vóc cho một vùng đô thị lớn nhất cả nước.Các khu đô thị mới (KĐTM) đã tạo nên một công cụ đặc biệt cho việc thực hiện chính sách đất đai.III. TP.HCM HƯỚNG RA BIỂN ĐÔNG: 1. Vượt qua sông Sải Gòn phát triển sang hướng Đông Bắc:Là hướng phát triển chủ yếu vùng đất này tương đối cao, thuận lợi cho việc xây dựng, hơn nữa vùng này có trục lộ giao thông thuận lợi nối liền thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) - nơi có các Khu công nghiêp dọc trục lộ đã được xây dựng trước đây, và nay cũng được phát triển thêm. Điều khó khăn duy nhât là số cầu vượt sông Sài Gòn hiện còn chưa đủ để thúc đẩy và phát triển đúng với tiềm năng của khu vực trên, mặt khác do cảng Sài Gòn hiện nằm ở phía tây bờ sông nên hàng hoá xuất nhập khẩu hiện nay cũng không mấy tiện lợi, hơn nữa, khu vực này cũng không còn đầt để mở rộng diện tích cảng. Đây cũng là một nhược điểm của cảng Sài Gòn, điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của TP.HCM hiện nay.2. Trước tình hình đó thành phố đã phát triển theo hướng ra biển Đông - hướng Đông Nam:Đây là vùng đất thấp và ngập mặn, hạ tầng cơ sở yếu kém, dân cư thưa thớt thuộc hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ của thành phố, chiếm gần ½ diện tích TP.HCM, thành phố đã: - Xây dựng Khu Chế Xuất Tân Thuận rộng 300ha. Hiện nay đã cơ bản hoàn thành và KCX Tân Thuận đã trở thành KCX hàng đầu ở Đông Nam Á. - Xây dựng tuyến đường Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh gọi tắt là đường Bình Thuận (từ KCX Tân Thuận đến Huyện Bình Chánh) nối liền với Quốc lộ 1, chiều dài tuyến đường là 17,8 km, lộ giới 120 m, có 10 làn xe chạy. - Khu đô thị mới Nam Sài Gòn được quy hoạch dọc theo tuyến Bình Thuận, diện tích 2600 ha với sức chứa khoảng 500.000 dân.Để phục vụ cho chương trình trên, một nhà máy nhiệt điện có công suất 675 MW đã được xây dựng nhằm cung cấp điện năng cho Khu Công nghiệp Hiệp Phước và cả vùng phía Nam thành phố sau này. - Trong tương lai đô thị phía Nam thành phố cũng sẽ từng bước phát triển ra biển Cần Giờ để xây dựng cảng biển của thành phố ở Cần Giờ, để TP.HCM có "mặt tiền hướng ra biển" có thể hội nhập vào chuỗi các "thành phố ven biển" mang tính chất "đô thị sinh thái" (ecological urban). Trong quá trình hình thành và phát triển khu vực Đồng Nai - Sài Gòn từ trên 300 năm. Cảng đã dịch chuyển từ Đồng Nai tới Sài Gòn và tất yếu sẽ dịch chuyển dần ra Cát Lái , Hiệp Phước và biển Đông.IV. NÂNG CẤP ĐÔ THỊ Ở CÁC KHU DÂN CƯ CÓ THU NHẬP THẤP LÀ GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ ĐỂ CƠ CẤU LẠI QUY HOẠCH CÁC QUẬN NỘI THÀNH.Dân số ở TP.HCM đang tăng nhanh, trong khi đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ bị tụt hậu khá xa so với nhu cầu. Điều này tạo nên nguy cơ về môi trường và sức khỏe đối với dân cư. Do vậy cần thiết phải đưa ra các phương pháp mới, sáng tạo và chi phí thấp nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình đô thị hóa ngày càng tăng, đó là phương pháp nâng cấp đô thị (Urban Upgrading) tại các khu dân cư có thu nhập thấp, với quan điểm chủ đạo là chuyển từ chiến lược bao cấp cho ít người sang chiến lược tạo điều kiện cho nhiều người.Trong khi đó chương trình di dời và tái định cư 10 ngàn hộ dân sống trên và ven kênh rạch nội thành sẽ phải là giải pháp đột phá để đồng thời điều chỉnh cơ cấu quy hoạch các quận nội thành.Hoàn thành chương trình nêu trên, TP.HCM mới có thể đứng vào danh sách "Các thành phố không có nhà ổ chuột - Cities without slums".V. ĐƯA QUY HOẠCH VÀO THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ: 1. Hiện đại hoá phương pháp quản lý nhà nước về quy hoạch vùng đô thị: a. Về qui hoạch chung: Nhằm chú trọng nhiều hơn yếu tố "qui hoạch động" và tính mềm dẻo, linh hoạt trong qui hoạch, kiến nghị qui hoạch chung không nên quá chi tiết, tốn nhiều thời gian, tiền bạc, nguồn lực vừa có thể tạo ra kết quả nhanh chóng dễ xử lý các thay đổi không dự kiến trước do vậy qui hoạch chung chỉ nên ở mức độ qui hoạch cơ cấu (ở dạng định hướng phát triển không gian đô thị). b. Về qui hoạch chi tiết: Để đảm bảo cho công tác qui hoạch thực sự đi vào cuộc sống, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, qui hoạch chi tiết cần tập trung vào qui hoạch sử dụng đất, cần có sự tham gia của cộng đồng hoặc Doanh nghiệp. c. Cần bổ sung thêm giai đoạn thực thi qui hoạch, chuyển từ qui hoạch sang kế hoạch: Trên cơ sở qui hoạch chiến lược hợp nhất đề ra các chương trình mục tiêu, hoạch định kế hoạch đầu tư đa ngành để có "danh sách dài - long list" các dự án, trên cơ sở đó chọn lựa ưu tiên, để có "danh sách ngắn - short list" các dự án đầu tư và xác định kế hoạch tài chính. Sản phẩm của tiến trình hoạch định đầu tư đa ngành là chương trình xây dựng cơ bản dài hạn ưu tiên, đó là giai đoạn chuyển từ quy hoạch sang kế hoạch. Để đáp ứng yêu cầu nêu trên cần xây dựng hệ thống thông tin đất đai (LIS) hệ thống thông tin địa lý (GIS), theo phương thức tích hợp tại TP.HCM tiến tới xây dựng thành phố điện tử (E.City). 2. Phân cấp trong điều hành vùng đô thị: Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/NĐ -CP ngày 12/12/2001về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho TP.HCM.Tuy nhiên giữa tập trung và phân cấp không nên tuyệt đối hóa mà phải có sự cân bằng tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. 3. Hợp tác trong điều hành đô thị:Về việc hợp tác liên thành phố trong phạm vi chùm đô thị phía Nam và vùng đô thị TP.HCM cần có một tổ chức thích hợp với vùng đô thị lớn mà hiện nay chưa có. Tổ chức này phải vừa linh hoạt quản lý nhà nước, vừa hợp tác liên vùng có hiệu quả bao gồm Chủ tịch của tất cả các tỉnh, thành phố trong vùng do một Phó Thủ Tướng chủ trì để phát triển trong quy hoạch thống nhất, để có biện pháp lãnh đạo và xử lý nhanh nhạy. 4. Tạo nên một cơ cấu đô thị tốt hơn trong "vùng đô thị":Đô thị được mở rộng ngày càng nhanh chóng trong xu hướng toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến hình thức và cơ cấu đô thị. Phần đô thị cũ lâu đơn đang phải đối phó với tiến trình phát triển không thể lan ra mãi theo phương thức tập trung để trở thành đô thị khổng lồ (trên 10triệu dân). Để giải quyết vấn đề nêu trên cần có qui hoạch theo hướng đô thị phân tán theo hình thức vùng đô thị (Metropolis) trên cơ sở đó quản lý tăng trưởng đô thị (Urban Growth management - UGM) và xác định ranh giới tăng trưởng đô thị (Urban Growth Boundary - UGB) để đảm bảo phát triển bền vững phù hợp với việc bảo vệ môi trường trong khu vực. Khái niêm này cần được bổ sung vào Nghị định của Chính Phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001.
Nguyễn Đăng Sơn Viện phó Viện nghiên cứu đô thị - UIS