Cách 1: Theo Kinh Nghiệm và chia sẽ của BÁC Trần Thanh Hải
1/ Không nên sử dụng Atonik
Lý do mà tôi khuyên các bạn không nên dùng Atonik với những cây mà trước đó đã chohoa
là trong cây còn nhiều chất dinh dưỡng sẽ dễ làm cây bị thối thân.
Về bản chất của cây khi tới mùa hoa, tùy điều kiện thuận lợi nào đến trước như: dinh dưỡng,
độ ẩm, ánh sáng cây sẽ cho hoa nhiều hay ít hoặc sẽ không cho hoa mà cho ra toàn chồi
non. Tóm gọn như vậy để cho các bạn dễ nắm bắt vấn đề hơn.
Do mùa hoa của giả hạc chủ yếu vào mùa hè, thời tiết có sự thay đổi rõ rệt từ Xuân sang Hè,
ngoại trừ một số như Giả Hạc Di Linh Xuân thì đa số ra hoa vào mùa hè.
20 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách ươm chồi non (Keiki) cho LAN thân thòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Posted on 07/09/2015 by admin
Cách ươm chồi non (Keiki) cho LAN thân
thòng
Categories:1.1 Kỹ Thuật trồng Lan Tags:cách kích mầm non thân thòng,cách nhân giống
thân thòng, cách ươm keiki lan thân thòng, cách ươm mầm non thân thòngLeave a
comment
Cách 1: Theo Kinh Nghiệm và chia sẽ của BÁC Trần Thanh Hải
1/ Không nên sử dụng Atonik
Lý do mà tôi khuyên các bạn không nên dùng Atonik với những cây mà trước đó đã chohoa
là trong cây còn nhiều chất dinh dưỡng sẽ dễ làm cây bị thối thân.
Về bản chất của cây khi tới mùa hoa, tùy điều kiện thuận lợi nào đến trước như: dinh dưỡng,
độ ẩm, ánh sáng cây sẽ cho hoa nhiều hay ít hoặc sẽ không cho hoa mà cho ra toàn chồi
non. Tóm gọn như vậy để cho các bạn dễ nắm bắt vấn đề hơn.
Do mùa hoa của giả hạc chủ yếu vào mùa hè, thời tiết có sự thay đổi rõ rệt từ Xuân sang Hè,
ngoại trừ một số như Giả Hạc Di Linh Xuân thì đa số ra hoa vào mùa hè. Mặc khác, ở miền
Nam khi chuyển từ Xuân sang Hè thì thời tiết bắt đầu nắng và nóng hơn (đã qua nhiều lần
đối chứng, kiểm nghiệm) kết quả là nếu dùng Atonik liều thấp 1ml/2-3lít nước pha chung với
B1 thì không sao nhưng với liều cao hơn thì chúng rất dễ làm cho những thân non, thân mới
trưởng thành và vừa cho hoa rất dễ thối thân, còn thân già trên một đến 2 năm trở lên thì
không ảnh hưởng nhiều lắm.
2/ Thời gian thuận lợi để ươm chồi non.
Thời điểm thuận lợi nhất là sau khi cây ra hoa, chồi non mọc dài, rễ đả nhiều và bám vào giá
thể. Lúc này ta cắt thân đã ra hoa xuống ương chồi non là thuận lợi vì chất dinh dưỡng vẫn
còn nhiều trong thân lan. Nếu sợ thân chồi non yếu thì ta đành phải để lại cho nuôi thân non,
đến khi thân non khỏe mạnh ta vẫn có thể cắt xuống ươm chồi, nhưng đến lúc này thân già
đã teo tóp lại, vẫn có thể ươm chồi được nhưng tỷ lệ thành công sẽ giảm xuống ít nhiều.
3/ Xử lý thân mẹ dùng để ươm chồi
Sau khi cắt thân mẹ định ươm chồi non xuống, nên cắt thành từng đoạn khoản 20-30cm.
Nên cắt bằng vật thật sắc bén để tránh làm dập vết cắt,(vết cắt xong thì bôi keo liền sẹo Mỹ
Tiến hoặc keo 502/vôi/sơn móng tay) để vết cắt khô khoản một ngày rồi mới đem ngâm
vào dùng dịch dưới đây:
1,5ml B1 + 2ml TERRA SORD 4 cho 1 lít nước
Lưu ý: Không dùng Atonik nếu thân cây mới ra hoa vì dễ làm thối thân như đã nói bên trên
Ngâm thân cây mẹ đã cắt từng đoạn vào dung dịch trên khoản 1 giờ, sau đó để thật khô
khoản 4-5 giờ rồi ngâm lại lần nữa.
4/ Tiến hành ươm thân non
Đặt những đoạn thân này vào chỗ mát và ẩm. Quan trọng nhất là phần này. Với vườn nhà
thì chỗ mát và ẩm thì rất đơn giản, với người trồng và chơi lan ở nhà phố thì tìm được chỗ
mát và ẩm để ươm chồi non thì thật không đơn giản, nhie62ukhi loay hoay mãi mà không
tìm được chỗ nào lại tốn tiền mua nguyên vật liệu để ươm chồi non.
Nhiệt độ từ 25-28 độ C rất phù hợp và thuận lợi cho việc ươm chồi non. Thế nên tốt nhất là
tìm một chậu đất trồng cây trong nhà như chậu mai để ngoài sân hoặc trên sân thượng chẳng
hạn, đặt vào đấy là ổn vì nền đất luôn đảm bảo có độ ẩm tương đối, tán lá của cây đảm bảo
sự thoáng mát. Ta vẫn tưới cho chậu cây cảnh bình thường, nhờ đó luôn có độ ẩm đảm bảo
sự sinh trưởng của chồi non. Sau từ 5 đến 8 tuần (nếu thân mẹ là thân mới) hoặc lâu hơn là
2 đến 3 tháng ( nếu là thân cũ) ta sẽ thấy từ các mắt ngủ chồi non sẽ nhú lên.
Lưu ý: Trong thời gian ươm thân non thì khoản 15 ngày một lần ta lại ngâm thân cây mẹ vào
dung dịch B1 pha như trên.
5/ Chăm sóc chồi non
Nếu như chồi non đã nhú ra từ mắt ngủ thì ta sẽ tưới B1 + TERRA SORB cho chúng với liều
thật loãng nhầm giúp chúng mau ra rễ hơn. Thông thường thì sau một tháng kể từ khi chồi
non nhú lên sẽ ra rễ
Khi rễ ra khoản 1cm ta có thể mang ghép vào dớn hoặc gỗ nhưng phải để ở chỗ thoáng mát
( nên ghép nguyên đoạn thân mẹ) vì lúc này chồi non vẫn còn yếu nếu đem ra nắng thì chúng
dễ bị chết khô.
Dinh dưỡng vào lúc này cũng là điều cần thiết, nên ta phải mạnh dạn tưới NPK 30-10-10 +
B1 liều thấp khoản 1 tuần – 10 ngày một lần cho chồi non giúp chúng sinh trưởng và phát
triển mạnh hơn.
Khi chồi non phát triển từ 2-3cm trở lên ta nên tăng cường ánh sáng giúp chúng phát triển
nhanh hơn. Khi này thì bộ rễ cũng đã phát triển mạnh và bám chặt vào giá thể, lúc này ta
cần kết hợp phân hữu cơ và vô cơ cho cây.
Nếu chăm sóc tốt thì năm đầu tiên hoặc 18 tháng sau cây sẽ cho hoa bói.
Cách ươm mầm
non (Keiki) các dòng lan thân thòng
Cách 2: Theo Kinh Nghiệm và chia sẽ của BÁC GH TaLi
Giá thể: Than, dớn, sơ dừa, than
Cho vụn giá thể vào hộp nhựa nắp đã có sẳn lỗ rùi, chỉ cần đục lỗ đáy ly.
Chỉ cần xịt nước, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp mầm non (Keiki) sẽ lên hết.
Muốn nhanh có thể pha thêm etonik hoặc B1
Để vào tối nhanh lên hơn, nhưng mầm thiếu sáng sẽ yếu ớt. Chú ý khi nào thấy giá thể trong
ly gần khô mới phun sương cho ẩm lại, không được phun nhiều thân ươm có thể sẽ bị thối.
tùy thuộc vào độ khó của mắt ngủ mà thời gian nảy mầm là khoảng 1 tuần hoặc hơn.
Cách ươm keiki trong ly nhựa
Cách ươm keiki trong ly nhựa
Cách ươm keiki trong ly nhựa
Cách 3: Theo Kinh Nghiệm và chia sẽ của BÁC Trần Thanh Đam
Tạo keiki cho lan có nhiều cách mình có cách tạo 1 cách tự nhiên chia sẻ với ACE (mình đã
thử nghiệm trong 2 năm đều thành công có thể chỉ phù hợp với diều kiện trong vườn nhà )
1. Chọn cây phát triển tốt.
2. Giai đoạn cây sắp rụng lá lấy sợi dây buộc chặt gần gốc cây (lưu ý ko làm tổn thương
cây).
3. Giai đoạn cây nghỉ bình thường không tưới nước.
(*) Kết quả nó tạo ra sự ức chế tự nhiên 1 gốc có thể ra 2,3 mầm cây, còn các mắt hầu như
nhảy keiki.
P/S: khó khăn nhất là dưỡng cây giai đoạn sau này, có bác nào sử dụng thuốc dưỡng keiki
rồi giúp mình, mua ở đâu? hoặc cách truyền thồng thường dưỡng keiki.
* Các lưu ý khi làm theo cách này
– thắt đủ chặt nhớ ko làm tổn thương cây nhé
– giai đoạn đã đâm ra keiki phải tháo dây ra cho cây keiki hút được dưỡng chất từ thân mẹ
Nhân keiki bằng cách buộc thân mẹ
Nhân keiki bằng cách buộc thân mẹ
Chia sẽ của bạn Hạc Khuyên về cách nuôi keiki
Ý kiến riêng của mình về dưỡng keiki, là dùng nước vo gạo để tưới nhẹ lên ki, mình toàn
dưỡng ki kiểu đó, mình đá thử được 1 năm vào cho thấy ki phát triển rất nhanh và mập, lưu
ý 2 ngày tưới 1 lần vào lúc chấp tối khoảng 5-6 giờ, rất tốt vì nước vo gạo rất nhiều dưỡng
chất. Khi nấu cơm hãy dùng nước vo gạo đó đổ châu riêng sau 20/30phút để nó lắng cạn
bột rùi đổ nhẹ lấy phần nước trên màu hơi nâu trắng xong rùi tưới những em ki. Nếu tưới cả
hoặc ngay thì bột cạn gạo chưa dk lắng thì nó dính vào gốc ki hay rễ và lúc đó sẽ là miếng
mồi ngon của những lũ kiến bò đến ăn, đồng thời nó sẽ cắn hết rễ non của ki, đó là thực tế
mình đá vướng phải, nếu a e thấy hợp lý thử làm theo mình kiểu gì sau 2 tuần sẽ thấy nhưng
e ki mập mạp bất ngờ.
GIÁ THỂ TRỒNG LAN
Giá thể trồng lan là môi trường sống của lan, tùy thuộc vào từng loại lan,
điều kiện trồng trọt để chọn giá thể phù hợp. Trong trồng lan công nghiệp
hay qui mô hộ gia đình có thể sử dụng các loại giá thể sau:
1. Xơ dừa
Giá thể bằng xơ dừa (coconut fiber) – hình minh họa
Xơ dừa là nguyên liệu rất cần trong thành phần giá thể nuôi trồng lan, xơ
dừa có nhược điểm là dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục, mặt trên mau khô
và nhẹ cho nên cây trong chậu hay bị đổ. Do vậy khi dùng xơ dừa trồng
trong chậu phải chú ý chế độ tưới không để bị ngậm nước gây thối rễ. Nên
dùng để lót đáy chậu hay rổ treo hoặc trồng những loại lan cần ráo nước,
cần chú ý các loại xơ dừa đều có nhiều muối ở trong, nên cần phải ngâm
nước vài ngày, xả cho sạch rồi mới trồng được. Theo kinh nghiệm các giống
lan Laelia không ưa trồng bằng xơ dừa.
2. Vỏ cây
Vỏ thông (perlite) để trồng lan – hình minh họa
Vỏ cây cũng là loại nguyên liệu quan trọng trong giá thể trồng lan, có rất
nhiều vỏ cây có thể làm giá thể trồng lan nhưng nên chọn loại cây nào lâu
mục để không làm chậu lan bí, đọng nước gây thối rễ. Đồng thời vỏ cây cũng
là môi trường thích hợp cho một số loại sâu hại rễ lan sinh sống, do vậy
trồng lan bằng vỏ cây cần phải quan sát tình trạng của vỏ cây để thay chậu,
Trong các loại vỏ cây thì vỏ thông là loại vỏ cây thích hợp nhất cho trồng lan
vì trong vỏ thông có chất resin có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng
rêu và ít các mầm bệnh gây hại.
3. Dớn
Giá thể dớn (fern fiber) – hình minh họa
Đây là sợi của thân và rễ cây dương xỉ, dớn không bao giờ bị rêu đóng và
hút ẩm rất tốt, tuy nhiên nếu chỉ trồng riêng dớn thì chậu lan cũng không có
độ thoáng.. Không nên lấy dớn quá vụn vì dễ bị mục nát, gây bí, không
thoát nước ở chậu lan.
4. Rêu
Giá thể rêu (sphagnum moss) – hình minh họa
Loại rêu bản xứ hoặc Canada mầu nâu đen hoặc nâu xanh không nên dùng
vì phẩm chất xấu và trong rêu có nhiều chất làm cho cây lan yếu đi, chỉ nên
dùng loại rêu nhập cảng từ New Zealand hoặc Brasil mầu vàng rơm đề trồng
lan vì trong rêu có tác dụng trừ nấm mốc. Khi trồng, không nên nén quá
chặt mới chứa được nhiều nước. Rất tốt để trồng lan trên cành cây và chậu
gỗ nhưng quá đắt tiền, chóng hư mục và giữ muối cho nên cứ vài tháng phải
xả nước cho nhiều hay ngâm trong nước.
5. Than củi
Trồng lan bằng than củi – hình minh họa
Than trồng lan không phải là thứ lan đốt lò đã làm sẵn từng viên, than phải
đốt từ củi. Than có ưu điểm lâu bền từ 5-6 năm mới phải thay chậu và chi
dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ. Một số loại côn trùng trong đó sên
không vỏ (Slug) không ưa sống trong than, do vậy giá thể có than đã hạn
chế sự phá hại rễ của một số loại côn trùng. Nhược điểm than giữ chất muối
và phân bón cho nên thỉnh thoảng (1-2 tháng) phải xả thật nhiều nước cho
giá thể không bị mặn.
6. Đá núi lửa
Đá núi lửa (lava rock) để trồng lan – hình minh họa
Đá núi lửa có ưu điểm dễ ngấm nước, không bị mục, thoáng hơi và không
quá nặng. Rất tốt để lót đáy chậu. Nhược điềm là giữ chất muối cho nên cứ 2
tháng phải xả nước cho sạch. Sên không vỏ ưa trú ngụ trong kẽ đá núi lửa
này.
7. Đá bọt
Trồng lan bằng đá bọt (pumice) – hình minh họa
Đá bọt rất nhẹ và thấm nước, dùng để trộn với vỏ thông hoặc rễ cây để cho
thoáng khí rất thích hợp cho các loại lan có rễ nhỏ.
MỘT VÀI CÔNG THỨC PHỐI CHẾ GIÁ THỂ TRỒNG LAN
Người ta trồng lan với nhiều công thức khác nhau, sau đây là một vài công
thức khá thông dụng cho một số nhóm lan chính hiện trồng phổ biến ở Việt
Nam:
1. Địa lan (Cymbidium)
Vỏ thông nhỏ: 5 phần
Vỏ thông vừa: 2 phần
Vỏ dừa nhỏ hoặc lớn: 2 phần
Cát số to: 1 phần
Gỗ thông đỏ: 1/2 phần
2. Lan Cattleya, Lealia, Phalaenopsis
Vỏ thông cỡ vừa: 6 phần
Vỏ dừa lớn: 2 phần
Đá xanh hay đá xốp: 2 phần
Đá bọt 1: phần
Gỗ thông đỏ: 1/2 phần
3. Lan Dendrobium
Vỏ thông cỡ vừa: 4 phần
Vỏ dừa lớn: 2 phần
Đá xanh hay đá xốp: 4 phần
Gỗ thông đỏ: 1/2 phần
4. Lan Hài, lan Vũ nữ
vỏ thông cỡ nhỏ: 6 phần
Vỏ dừa cỡ nhỏ: 2 phần
Than nhỏ: 1 phần
Đá bọt: 1 phần
Gỗ thông đỏ: 1/2 phần