Cách viết một Báo cáo khoa học

Mục đích của viết báo cáo khoa học là nhằn chuyển tải những thông tin thu được trong quá trình nghiên cứu tới người đọc, làm giàu thêm tri thức cho con người. • phải xem xét lại bản đềcương nghiên cứu đềtài vàkiểm tra lại những dẫn liệu khoa học, những tài liệu tham khảo đã thu được có liên quan đến đềtài nghiên cứu. • Bốcục của báo cáo khoa học phải logic, chặt chẽ, thống nhất, phải có tính phù hợp giữa các phần trong một báo cáo khoa học

pdf13 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách viết một Báo cáo khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH VIẾT MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC • Mục đích của viết báo cáo khoa học là nhằn chuyển tải những thông tin thu được trong quá trình nghiên cứu tới người đọc, làm giàu thêm tri thức cho con người. • phải xem xét lại bản đề cương nghiên cứu đề tài và kiểm tra lại những dẫn liệu khoa học, những tài liệu tham khảo đã thu được có liên quan đến đề tài nghiên cứu. • Bố cục của báo cáo khoa học phải logic, chặt chẽ, thống nhất, phải có tính phù hợp giữa các phần trong một báo cáo khoa học. Tại sao phải viết báo cáo khoa học • Theo yêu cầu của nhà đầu tư, cơ quan quản lý: Báo cáo nghiệm thu, luận văn • Công bố kết quả nghiên cứu: Đăng trên tạp chí Một số loại báo cáo • Báo cáo tiến độ: Cho các đề tài chia nhiều giai đoạn. • Báo cáo tổng kết – Báo cáo dự thảo: Trình bày trước hội đồng – Báo cáo tổng kết: Sau khi có góp ý của hội đồng • Báo cáo đăng tập chí: Công bố rộng rãi kết quả của đề tài. II. VIẾT MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC NHƯ THẾ NÀO 2.1. Các phần của báo cáo khoa học 2.1.1. Các phần của báo cáo tổng kết đề tài: Phần trình bày giới thiệu chung: ¾ Bìa ngoài: bìa cứng ghi đầy đủ tên đề tài, cơ quan chủ trì, cấp quản lý và chủ nhiệm đề tài, thời gian viết báo cáo. ¾ Bìa lót, bên cạnh những nội dung như bìa ngoài còn ghi rõ họ và tên các cán bộ tham gia nghiên cứu, các cơ quan cộng tác. ¾ Bảng các chữ viết tắt được dùng trong báo cáo. ¾Mục lục ¾Danh mục các bảng số liệu trong báo cáo. ¾ Danh mục các biểu đồ, hình, ảnh minh hoạ trong báo cáo. ™Phần chính: ¾Đặt vấn đề. ¾Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ¾Tổng quan. ¾Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. ¾Kết quả nghiên cứu. ¾Bàn luận. ¾Kết luận. ¾Kiến nghị. ¾Tài liệu tham khảo. ¾Phụ lục. ™Phần phụ: (Có hay không cũng được) ¾Lời cảm tạ những người đã giúp thực hiện đề tài mà không phải là cộng tác viên chính.... ¾Tên tác giả và học vị, học hàm, chức vụ, địa chỉ liên lạc. 2.1.2. Các phần của báo cáo khoa học để đăng báo Bài đăng báo thường dài từ 4-6 trang, nội dung ngắn gọn, thường có các phần: ¾Tên bài báo. ¾Họ, tên và địa chỉ của các tác giả. ¾Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu. ¾Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. ¾Kết quả và bàn luận. ¾Kết luận và đề nghị. ¾Tài liệu tham khảo. ¾Tóm tắt Tại một số nước trong phần tóm tắt của một công trình nghiên cứu đăng trên báo phải.ghi rõ.sau mục đích nghiên cứu là thiết kế nghiên cứu rồi đến các phần khác. 2.2. Nội dung chính của báo cáo khoa học 2.2.1. Đặt vấn đề Đặt vấn đề cần trình bày được những ý sau đây: ¾ Tóm tắt những lý do chính dẫn đến việc chọn lựa đề tài để nghiên cứu (bối cảnh, có ai nghiên cứu chưa? họ đã nghiên cứu những gì? như thế nào? tính cấp thiết của nghiên cứu này...) ¾Mục tiêu của đề tài: Khi trình bày phần này cần xem xét lại những mục tiêu đã đề ra trong bản đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt - nhất là báo cáo khoa học để nghiệm thu đề tài. 2.2.2 Tổng quan Tổng quan cần phải có liên quan mật thiết với nội dung nghiên cứu, lựa chọn những thông tin mới ở cả trong và ngoài nước, nhất là những nghiên cứu có cùng phương pháp và có đối tượng nghiên cứu gần giống nhau. 2.2.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.2.3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ¾Mô tả rõ nghiên cứu đã được tiến hành ở đâu (đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội, địa lý...), những thông tin này rất có giá trị đối với những nghiên cứu tại cộng đồng. ¾Nghiên cứu đã tiến hành trong những khoảng thời gian nào, những mùa nào (rất cần trong nghiên cứu bệnh có liên quan đến thời tiết, khí hậu). ¾Đối tượng nghiên cứu là ai? (Giới, tuổi, đặc điểm sinh lý, bệnh lý,...) là gì? Có chia thành vùng không? ¾Những vật liệu đã được sử dụng trong nghiên cứu như: thuốc, hoá chất,... cần được mô tả rõ về thành phần, hàm lượng, liều lượng, cách pha chế, nơi pha chế, nơi kiểm định,... 2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu. Cần nêu rõ về: ¾Thiết kế nghiên cứu. ¾Phương pháp chọn mẫu và tính cỡ mẫu. ¾Các kỹ thuật đã được sử dụng trong nghiên cứu. ¾Phương pháp phân tích số liệu. 2.2.4 Kết quả và bàn luận ¾Phần kết quả nghiên cứu nên trình bày một cách logic, có hệ thống theo mục tiêu nghiên cứu đã chọn. Nên sử dụng hợp lý những phương pháp biểu diễn kết quả nghiên cứu như bảng, biểu đồ, đồ thị, ảnh tư liệu, hình vẽ,...Từ các bảng kết quả nghiên cứu này, lựa chọn những số liệu nổi bật để biểu diễn lên biểu đồ hay đồ thị. ¾ Những bảng kết quả nghiên cứu, biểu đồ cần được đánh số thứ tự và đặt tên phù hợp với những nội dung của bảng và biểu đồ. Những số liệu đưa vào bảng kết quả phải được xử lý bằng các phương pháp toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu y sinh học, không nên đưa vào những con số dưới dạng số liệu thô. ¾ Sau mỗi bảng kết quả, biểu đồ, đồ thị,...tác giả cần có những ý kiến nhận xét, phân tích về kết quả nghiên cứu vừa trình bày. Đồng thời qua tham khảo những nghiên cứu có liên quan, nhà khoa học cũng cần phân tích, so sánh và biện luận về kết quả nghiên cứu của mình so với những tác giả trước và so với mục tiêu nghiên cứu. ¾ Phân tích và bàn luận về kết quả nghiên cứu phải mang tính trung thực, khách quan, có cơ sở khoa học. Những ý kiến mang tính dự báo cần thận trọng, có tính khoa học cao, tránh tình trạng phỏng đoán mơ hồ. 2.2.5 Kết luận và đề nghị 2.2.5.1 Kết luận: Kết luận đưa ra phải hết sức ngắn gọn và cụ thể, mang tính chặt chẽ và chắc chắn, đồng thời phải dựa trên những kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài. Trong phần kết luận không nên đưa vào những câu mang tính bình luận hay dự đoán. Tránh lặp lại việc phân tính kết quả nghiên cứu của đề tài. 2.2.5.2 Đề nghị: Đề nghị phải mang tính khả thi, phải hết sực ngắn gọn và cụ thể, dễ hiểu. Trong thực tế nhiều khi không phải báo cáo khoa học nào cũng có thể dễ dàng đưa ra được đề nghị. Có 2 loại đề nghị mà nhà khoa học có thế đưa ra: ƒ Đề nghị về việc định hướng tiếp tục nghiên cứu. ƒ Đề nghị mang tính ứng dụng từ kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài. Khi chuẩn bị nghiệm thu đề tài người ta luôn rà soát lại và đối chiếu xem phải kết luận có đáp ứng được những tiêu chuẩn nghiên cứu hay không?. Vì vậy nếu đề tài có bao nhiêu mục tiêu nghiên cứu thì người ta thường đưa ra bấy nhiêu kết luận tương ứng. 2.2.6 Tài liệu tham khảo Danh mục các tài liệu tham khảo của mỗi báo cáo khoa học chỉ đưa vào những tài liệu thực sự được sử dụng trong báo cáo đó. ¾ Nếu tài liệu tham khảo là sách, văn kiện và những dạng ấn phẩm tương tự cần ghi theo thứ tự: Họ và tên các tác giả, Chương hay bài tham khảo, Tên sách, Tên nhà xuất bản, Năm xuất bản, Nơi xuất bản, Trang tham khảo (từ trang...đến trang...). ¾ Nếu Tài liệu tham khảo là bài báo trong các tạp chí thì ghi theo thứ tự sau: Họ và tên các tác giả, Tên bài báo, Tên tạp chí, Tập và số của tạp chí, Năm xuất bản, Nhà xuất bản hoặc tên cơ quan, tên hội khoa học xuất bản, Số trang tham khảo. Thứ tự các tài liệu tham khảo được sắp xếp như sau: ¾ Tài liệu Tiếng Việt rồi đến các tài liệu tiếng nước ngoài. ¾ Tài liệu được xếp thứ tự theo vần chữ cái (A,B,C) ở tên của tác giả. 2.2.7 Phụ lục Phần phụ lục là những thông tin bổ sung, góp phần giúp cho người đọc hiểu hơn về những kết quả nghiên cứu của đề tài. Có thể đưa vào phần này: danh sách bệnh nhân, văn bản giấy tờ có liên quan, những ảnh tư liệu ...