Cách xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây ăn trái đúng kỹ thuật

Xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây ăn trái đang được Cục trồng trọt triển khai tại ĐBSCL nhằm tránh thực trạng “trúng mùa, dội chợ”. Để xử lý cây ăn trái nghịch vụ với diện tích, quy mô lớn đòi hỏi áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật, chú ý khả năng ra hoa của cây, tránh sử dụng hóa chất không đúng cách làm cây suy kiệt. PGS.TS. Trần Văn Hâu (ĐH Cần Thơ) có những lưu ý giúp nhà vườn giải quyết vấn đề này. Điều khiển ra hoa cho cây ăn trái không phải là một kỹ thuật riêng lẻ ở một giai đoạn nào đó như nhà vườn thường nghĩ là “xiết nước”, đậy nylon hay phun hóa chất thì cây sẽ ra hoa mà nó đòi hỏi áp dụng những giải pháp đồng bộ như bón phân, quản lý nước, tạo tán, tỉa cành Vì vậy để kích thích ra hoa đạt hiệu quả, nhà vườn nắm vững kỹ thuật canh tác từng loại cây. PGS.TS. Hâu lưu ý các yếu tố cần thiết cần nắm rõ khi điều khiển ra hoa trên một số trái cây chủ lực như nhãn, xoài, sầu riêng, chôm chôm, bưởi ở ĐBSCL.

pdf8 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây ăn trái đúng kỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây ăn trái đúng kỹ thuật Xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây ăn trái đang được Cục trồng trọt triển khai tại ĐBSCL nhằm tránh thực trạng “trúng mùa, dội chợ”. Để xử lý cây ăn trái nghịch vụ với diện tích, quy mô lớn đòi hỏi áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật, chú ý khả năng ra hoa của cây, tránh sử dụng hóa chất không đúng cách làm cây suy kiệt. PGS.TS. Trần Văn Hâu (ĐH Cần Thơ) có những lưu ý giúp nhà vườn giải quyết vấn đề này. Điều khiển ra hoa cho cây ăn trái không phải là một kỹ thuật riêng lẻ ở một giai đoạn nào đó như nhà vườn thường nghĩ là “xiết nước”, đậy nylon hay phun hóa chất thì cây sẽ ra hoa mà nó đòi hỏi áp dụng những giải pháp đồng bộ như bón phân, quản lý nước, tạo tán, tỉa cành Vì vậy để kích thích ra hoa đạt hiệu quả, nhà vườn nắm vững kỹ thuật canh tác từng loại cây. PGS.TS. Hâu lưu ý các yếu tố cần thiết cần nắm rõ khi điều khiển ra hoa trên một số trái cây chủ lực như nhãn, xoài, sầu riêng, chôm chôm, bưởi ở ĐBSCL. 1. Trên cây nhãn Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ra hoa là nhiệt độ thấp (15 – 220C) trong 2 – 3 tháng để kích thích sự hình thành mầm hoa và theo sau là nhiệt độ cao cho mầm hoa phát triển. Giống nhãn ảnh hưởng đến xử lý ra hoa, giống nhãn long, xuồng cơm vàng ra hoa theo mùa, nhãn tiêu da bò, nhãn E-dor hầu như không ra hoa tự nhiên. Chlorat kali được xem là chất xử lý ra hoa phổ biến nhất, thường dùng tưới vào đất 1 – 4 g/m2 đường kính tán, phun qua lá nồng độ 1.000 ppm (khi lá 40 – 45 ngày tuổi) hoặc tiêm vào thân 0,25 g/cm2 cho tỷ lệ ra hoa cao sau 5 – 7 tuần. Trên nhãn tiêu da bò có khuyến cáo tưới vào đất 30 g/m đường kính tán kết hợp khoanh vỏ (vết khoanh 2 – 3 cm). Theo PGS.TS. Hâu, với nhãn xuồng cơm vàng, tưới chlorat kali vào đất khi lá non của cơi đọt thứ 3 có màu xanh nhạt (khoảng 35 ngày tuổi) tiến hành tưới gốc 30 – 40 g nguyên chất cho mỗi mét đường kính tán. Khoảng 1 – 2 ngày sau thì khoanh cành vết rộng 2 – 3 cm (không khoanh thân chính), chừa 1 – 2 cành/cây. Với nhãn E-dor xử lý khi lá non của cơi đọt thứ 3 có màu xanh nhạt chuyển sang xanh đậm (40 – 45 ngày tuổi) tiến hành tưới 40 – 60 g chlorat kali nguyên chất cho mỗi mét vuông đường kính tán. Liều lượng còn tùy thuộc mùa vụ, tình trạng sinh trưởng cây, tuổi cây. Mùa mưa, cây sinh trưởng mạnh, cây ra hoa nhiều lần thì liều lượng sử dụng nhiều hơn mùa khô, cây sinh trưởng kém hay cây mới kích thích lần đầu. PGS.TS. Hâu lưu ý, chlorat kali có hiệu quả kích thích ra hoa cây nhãn nhưng ảnh hưởng bất lợi sự sinh trưởng của cây, hoạt động vi sinh vật, dễ gây ra cháy nổ khi có ma sát hay gặp nhiệt độ cao nên cần thận trọng. Xử lý chlorat kali làm phân hủy lượng lớn chất hữu cơ trong đất nên cần bổ sung phân hữu cơ hàng năm sau thu hoạch. 2. Trên cây xoài Xoài ra hoa ở chồi ngọn của chồi một năm tuổi nên cần kích thích ra đọt tập trung (tỉa cành, tạo tán sau thu hoạch) cho tỷ lệ ra hoa cao. Yếu tố quan trọng quyết định sự ra hoa cây xoài là nhiệt độ thấp (dưới 200C là cần thiết cho sự ra hoa) và để cho xoài ra hoa cần phải có điều kiện chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là 15/100C. Trong điều kiện tự nhiên ĐBSCL thời vụ ra hoa và tỷ lệ ra hoa xoài phụ thuộc rất lớn vào sự xuất hiện, kéo dài của yếu tố nhiệt độ thấp. Xoài ra hoa sớm khi mùa lạnh đến sớm, xoài ra hoa nhiều khi nhiệt độ xuống thấp và kéo dài. Vì vậy nhiều nông dân chỉ áp dụng biện pháp “xiết nước”, phủ liếp không hiệu quả. Biện pháp kích thích xoài ra hoa hiệu quả nhất là sử dụng hóa chất paclobutrazol kích thích sự hình thành mầm hoa, sau đó kích thích trổ hoa bằng các hóa chất có tác dụng phá miên trạng mầm hoa như thiourea hay nitrat kali. Nếu không kích thích tạo mầm hoa trước bằng paclobutrazol mà chỉ kích thích trổ hoa thì kết quả không cao và ổn định. Trên xoài cát Hòa Lộc, theo PGS.TS. Hâu, áp dụng paclobutrazol bằng cách tưới vào đất với liều lượng 1 – 2 g nguyên chất cho một mét đường kính tán khi lá có màu đồng (20 – 30 ngày tuổi) đến lá có màu xanh nhạt (45 – 60 ngày tuổi) để thúc đẩy sự hình thành mầm hoa. Sau đó kích thích trổ hoa bằng cách phun thioure nồng độ 0,2 – 0,3% hay nitrat kali nồng độ 2 – 2,5% sau khi xử lý paclobutrazol từ 75 – 90 ngày, một tuần sau xử lý lại với nồng độ giảm 50%. Đối với giống xoài cát chu, xử lý paclobutrazol với liều lượng từ 1,5 – 2 g nguyên chất cho một mét đường kính tán và kích thích trổ hoa sau khi xử lý paclobutrazol từ 45 – 60 ngày. Cần lưu ý, paclobutrazol có khả năng lưu tồn trong đất khoảng 11 tháng nếu xử lý bằng cách tưới vào đất nên việc sử dụng chất này liên tục hay với liều lượng lớn đều có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cây xoài. Thông thường liều lượng paclobutrazol được khuyến cáo giảm 50% ở năm tiếp theo và nên ngừng xử lý hóa chất này ở năm thứ 3 để tránh ảnh hưởng hoạt động của vi sinh vật trong đất, đồng thời cây có thời gian phục hồi các chất dự trữ trong cây nhằm duy trì khả năng ra hoa và nuôi trái. Liều lượng paclobutrazol tùy thuộc từng giống xoài, sử dụng liều quá cao, không đúng lúc có thể làm cho bông và chồi bị ngắn, năng suất và sự sinh trưởng của cây giảm. Tuyển chọn quả trên dây dưa hấu bằng cách bấm ngọn Muốn thành công ở việc tuyển chọn quả trên dây dưa hấu thì ngay khi cây có 4- 5 lá thật cần bấm ngọn để cây bật nhánh. Tỉa bỏ các nhánh phụ chỉ để lại 2 nhánh khỏe trên cây và định hướng cho dây dưa theo một hướng nhất định bằng cách ghim cố định lại. Khi dây dưa hấu ra hoa cần tiến hành thụ phấn bổ sung vào thời điểm 6-8h sáng bằng cách quệt phấn ở hoa đực vào đầu nhụy trên hoa cái tại vị trí hoa thứ 2 hoặc 3 trên dây là đẹp nhất (loại bỏ hoa, quả ra đầu tiên). Trên 2 dây dưa hấu ắt sẽ có 2 quả để ta chọn lựa (lúc quả bằng bóng đèn). Loại bỏ quả xấu, sâu chỉ để lại 1 quả trên cây/gốc. (Theo thực tế, nhiều nông dân có kinh nghiệm trồng dưa tại địa bàn huyện Nam Sách – Hải Dương như ông Thông, ông Hồi ở xã Hợp Tiến, anh Cộng, anh Tuyên ở xã Nam Hưng đều cho rằng việc bấm ngọn lúc dưa có 4-5 lá thật rồi để 2 dây dưa/gốc và tuyển quả theo cách trên có hiệu quả hơn nhiều là không bấm ngọn mà chỉ để 1 dây dưa/gốc). Lần bấm ngọn thứ 2 cần làm đó là lúc sau khi lấy quả được khoảng 1 tuần, tiến hành bấm ngọn cách quả khoảng 5-6 lá để cây có điều kiện dồn dinh dưỡng nuôi quả, chặn được dòng dinh dưỡng nuôi ngọn. Việc phòng trừ sâu bệnh hại trên dưa hấu xuân hè cần lưu ý các loài sâu chích hút ở thời kì đầu và giữa vụ (bọ trĩ, rầy mềm, rệp, dòi đục lá) hại dưa. Các loài này thường hay gây hại mạnh ở những vụ xuân có nhiều mưa phùn, ẩm ướt. Chúng làm đọt non chun lại không phát triển, lá vàng xoắn lại và khô. Sử dụng các thuốc chuyên trừ rầy, rệp sẽ có hiệu quả cao. Bệnh gây hại dưa hấu xuân hè chủ yếu là bệnh thối thắt thân cây con, lở cổ rễ thời kì đầu và giữa vụ, bệnh nứt thân chảy nhựa thời kì giữa vụ nhất là những năm mưa nắng thay đổi liên tục trong tuần. Cần sử dụng các loại thuốc đặc trị phun phòng định kì 5-7 ngày/lần trong thời gian có thời tiết như trên cùng với việc giảm tưới nước, giảm bón phân mới đạt hiệu quả. Các biện pháp cần phải tiến hành song song và đồng bộ theo hướng IPM mới nhằm mang lại kết quả mong đợi.
Tài liệu liên quan