Cài đặt một hệ thống máy tính

Cải thiện khả năng của bộ nhớ RAM Để tăng tốc máy tính của bạn, biện pháp thuận tiện nhất là nâng cấp RAM cho hệ thống. Mặc dù giá linh kiện hiện nay không quá cao như trước kia, nhưng không phải ai cũng dễ..

docChia sẻ: franklove | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cài đặt một hệ thống máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH PHẦN CỨNG MÁY TÍNH BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được: Kiến thức tổng quát về máy tính Hiểu về phần cứng và phần mềm máy tính Nắm được các khối cơ bản của hệ thống máy tính Nguyên lý hoạt động của máy tính Xử lý dữ liệu của máy tính Quá trình khởi động máy tính 1.1. Giới thiệu 1.1.1. Máy tính là gì ? Máy tính là một thiết bị tiếp nhận dữ liệu mà con người đưa vào, thực thi các phép tính toán hoặc luận lý để có thể thay đổi dữ liệu và cho ra một kết quả mới từ dữ liệu trước đó đã đưa vào.  Hình B 1.1: Máy tính và máy tính cá nhân 1.1.2. Máy tính cá nhân gì ? Là một máy tính được thiết kế đơn giản cho một cá nhân riêng lẻ với kích thước phần cứng nhỏ gọn và phần mềm cần thiết cho nhu cầu một người làm việc và hơn nữa là người có thu nhập bình thường cũng có khả năng sở hữu nó. Một máy tính cá nhân hoàn chỉnh được gọi là một hệ thống máy tính bao gồm: Phần cứng là những linh kiện thiết bị để lắp ráp hoàn chỉnh thành một máy tính hoặc các thiết bị kết nối với máy tính; chúng đều có điểm chung là có thể nhìn thấy, cầm hoặc đụng chạm đến. Phần mềm là một chương trình được viết ra bởi con người bằng các ngôn ngữ lập trình nhằm điều khiển máy tính phục vụ các công việc của người sử dụng mà người lập trình muốn nhắm đến. Hiện thị trường có rất nhiều loại máy tính cá nhân, dưới đây là một số loại máy tính cá nhân tiêu biểu: Máy tính Desktop thường được gọi là máy tính để bàn có nguồn gốc từ máy tính IBM PC (Personal Computer), chiếm hơn 90% tổng số máy tính trên thế giới. Đây là loại máy tính thông dụng nhất hiện nay, với kích thước có thể để lên bàn làm việc và cấu hình đủ mạnh có thể thực hiện gần như mọi yêu cầu của người dùng bình thường.  Hình B 1.2: Máy tính để bàn Máy tính Machintosh là loại máy tính cá nhân được phát triển bởi hãng Apple bao gồm cả phần cứng, hệ điều hành và một số phần mềm của chính hãng, thường được sử dụng trong các lĩnh vực giáo dục và thiết kế. Thời gian gần đây người dùng đã bắt đầu quan tâm hơn đến loại máy tính này vì thẩm mỹ và cả năng lực tính toán, hơn nữa ngày càng có nhiều nhà viết phần mềm hổ trợ cho loại máy tính này. Máy Laptop hay Notebook cũng thuộc thể loại máy tính cá nhân và thường được gọi là máy tính xách tay vì nó rất gọn nhẹ trong việc di chuyển. Với xu hướng thị trường hiện nay thì có thể nói máy tính xách tay sẽ thay thể vị trí đầu bản của máy tính để bàn trong nay mai.  Hình B 1.3: MTXT và Macintosh Máy tính PDA ( Personal Data Assistant) là loại máy tính cá nhân, thường được gọi là máy trợ giúp cá nhân, rất nhỏ gọn có thể cầm trong tay, trước đây thường dùng để lưu trữ những cuộc hẹn, địa chỉ. Nhưng hiện nay thì loại máy này cũng tiến gần tới việc có thể thay thế phần nào máy tính xách tay với hệ điều hành và phần mềm đi kèm nhằm phục vụ mọi nhu cầu của người dùng, đặc biệt là các doanh nhân trong công việc hàng ngày và hơn nữa là một số loại máy được tích hợp luôn chức năng điện thoại.  Hình B 1.4: PDA 1.1.3. Các loại máy tính khác Workstation là máy tính có kích thước và cầu hình phần cứng lớn và mạnh hơn máy tính cá nhân, thường được dùng làm máy trạm trong mạng cục bộ với hệ điều hành riêng biệt nhằm phục vụ cùng lúc nhiều người truy cập và sử dụng. Đôi lúc cũng được dùng trong lãnh vực thíêt kế và đồ họa.  Hình B 1.5: Workstation Mini-Computer là máy tính mạnh hơn máy Workstation nhưng không mạnh bằng máy tính Mainframe, được thiết kế để phục vụ cùng lúc cho nhiều người sử dụng theo nhu cầu riêng biệt của một công ty nhỏ có khoảng 4 đến 100 người.  Hình B 1.6: Mini - Computer Mainframe là máy tính lớn rất mạnh có thể phục vụ lên đến hàng nghìn người sử dụng cùng lúc, được dùng trong cơ quan, tổ chức hoặc các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên kích thước của loại máy tính này rất lớn và giá thành cũng rất đắt.  Hình B 1.7: Mainframe Ngoài ra cũng còn một số loại máy tính khác như: Máy tính xử lý xong xong (Parallel Processing Computer), Siêu máy tính (Super Computer) là những loại máy tính rất đặc biệt với kích thước rất lớn và sức mạnh tính toán cực mạnh được sử dụng trong một số lĩnh vực rất hạn chế như nghiên cứu khoa học, quân sự, … 1.2. Các khối phần cứng máy tính Khối thiết bị nhập ( Input Unit): bao gồm các thiết bị dùng để đưa các thông tin vào trong máy tính như: bàn phím, chuột, máy quét, micro, webcam,  Hình B 1.9: Khối thiết bị nhập Khối xử lý ( Processing Unit): là đầu não trung tâm của máy tính có chức năng tính toán, xử lý dữ liệu, quản lý hoặc điều khiển các hoạt động của máy tính như: CPU (Central Processing Unit).  Hình B 1.10: Khối xử lý Khối thiết bị xuất ( Output Unit): bao gồm các thiết bị dùng để xuất thông tin hay kết quả của dữ liệu được xử lý từ khối nhập như: máy in, máy fax, màn hình, projector, …  Hình B 1.11: Khối thiết bị xuất 1 Khối bộ nhớ và thiết bị lưu trữ ( Memory – Storage Unit): là các thiết bị lưu trữ tạm thời hay cố định những thông tin, dữ liệu trong máy tính như: Ram, Rom, ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, flash disk, …  Hình B 1.12: Khối thiết bị lưu trữ 1 Khối thiết bị nhập và xuất có thể gọi chung là các thiết bị ngoại vi  Hình B 1.13: Các thiết bị ngoại vi (Perihperals), ngoài ra để kết nối các khối thiết bị lại hay mở rộng thêm các chức năng thì còn có các thiết bị khác dùng để kết nối, quản lý, điều khiển các hoạt động riêng biệt của phần cứng máy tính như: bo mạch chủ, card màn hình, card âm thanh, card mạng, card tivi … 1.3. Phần mềm máy tính 1.3.1 Hệ điều hành: (Operating System, còn được gọi là Hidden Software) là một phần mềm đặc biệt được thiết kế nhằm mục đích quản lý nền tảng phần cứng máy tính hoạt động để phục vụ cho yêu cầu của người dùng bằng việc cung cấp một cách thức tương tác giữa người dùng với phần cứng qua chính nó hoặc các phần mềm ứng dụng được cài đặt thêm vào hệ điều hành. Các hệ điều hành thông dụng hiện này là WindowXP, Window Vista (Microsoft); Ubuntu Linux, RedHat Linux (Cộng đồng mã nguồn mở).  Hình B 1.14: Hệ điều hành 1.3.2 Trình điều khiển thiết bị ( Driver) Driver là một phần mềm đặc biệt thường được viết ra bởi chính nhà sản xuất thiết bị phần cứng nhằm để hổ trợ hệ điều hành kiểm tra, quản lý hay điều khiển các thiết bị phần cứng trong máy tính. Ví dụ như trình điều khiển Chipset của bo mạch chủ, card màn hình, card âm thanh, máy in, máy quét, …  Hình B 1.15: Trình điều khiển thiết bị 1.3.3 Phần mềm ứng dụng ( Application Software) Là loại phần mềm dùng để phục vụ cho con người với các nhu cầu công việc khác nhau trong rất nhiều các lãnh vực như: chương trình xử lý ảnh, xử lý văn bản, quản lý dữ liệu, xem phim nghe nhạc, thiết kế đồ họa, truy cập internet, chat,  Hình B 1.16: Phần mềm dàn trang và office 2003 + Phần mềm lập trình ( Programing Software) là loại phần mềm dùng để viết ra các hệ điều hành, trình điều khiển, phần mềm ứng dụng hay tạo ra một phần mềm lập trình khác. Ví dụ: Turbo Pascal, Visual Basic, Borland C++, Delphi, Visual Studio.NET, ... 1.3.4 Phần mềm lập trình ( Programing Software) Là loại phần mềm dùng để viết ra các hệ điều hành, trình điều khiển, phần mềm ứng dụng hay tạo ra một phần mềm lập trình khác. Ví dụ: Turbo Pascal, Visual Basic, Borland C++, Delphi, Visual Studio.NET, …  Hình B 1.17: Phần mềm lập trình 1.4. Nguyên lý hoạt động của máy tính 1.4.1 Sơ đồ khối máy tính:  Hình B 1.18: Sơ đồ khối máy tính 1 1.4.2 Đơn vị cơ bản của máy tính Các máy tính hiện nay là các máy tính điện tử vì vậy nó chỉ có thể hiểu được 2 trạng thái sau: có điện – không có điện -> đúng – sai. Để biểu diễn 2 trạng thái đó ở số học thì người ta dùng hệ nhị phân với 2 phần tử là 0 và 1. Mỗi phần tử 0 hoặc 1 này được qui ước trong ngành máy tính là một bit. Khởi nguồn từ đây, người ta định nghĩa các đơn vị đo lường khác như: 1 Byte = 8 bit (tương ứng 1 ký tự trong mã ASCII) 1 KiloByte = 210 Byte = 1024 Byte 1 MegaByte = 210 Kbyte = 1024 KByte 1 GigaByte = 210 Mbyte = 1024 MByte 1 TByte = 210 Gbyte = 1024 Gbyte Và một số thông số đo lường như: ổ cứng 120GB, ATA 100MB/s; Card mạng 1Gb/s, …với qui ước b = bit, B = Byte. 1.4.3. Nguyên lý hoạt động Bước 1: đầu tiên dữ liệu sẽ được nhập vào qua thiết bị nhập ở dạng số hay chữ, được mã hóa thành dạng thông tin mà máy tính hiểu được (bao gồm thông tin và lệnh điều khiển) và được chuyển vào vùng nhớ tạm (bộ nhớ) để được xử lý.  Hình B 1.19: Nguyên lý hoạt động 1 Bước 2: khối xử lý sẽ giải mã và thực hiện các phép tính số học, logic để xử lý thông tin nhận và lưu trữ kết quả ở vùng nhớ tạm hay thực thi các lệnh điều khiển được yêu cầu. Bước 3: những thiết bị xuất có nhiệm vụ giải mã thông tin xuất ra phù hợp với thiết bị xuất mà người dùng có thể hiểu được như chữ, hình ảnh, âm thanh, …  Hình B 1.20: Nguyên lý hoạt động 2 Bước 4: cuối cùng thông tin kết quả có thể được chuyển vào khối thiết bị lưu trữ để có thể tiếp tục sử dụng. 1.4.4. Xử lý dữ liệu Máy tính có 2 kiểu xử lý dữ liệu: một bằng phép tính toán học và hai là bằng phép tính luận lý. Các phép tính số học được thực hiện bằng các phép tính + và -, còn phép tính * và / là việc thực hiện nhiều lần của 2 phép tính + và -. Ví dụ: máy tính sẽ thực hiện 2+3=5, trong đó 2 và 3 được nhập vào từ thiết bị nhập Các phép tính luận lý trong máy tính được thực hiện bằng các toán tử >, 5 thì cho kết quả true (đúng), 8<7 thì cho kết quả false (sai). 1.4.5. Quá trình khởi động của máy tính Đối với bộ nguồn ATX thì lúc chưa nhấn nút Power khởi động máy, bộ nguồn máy tính vẫn cung cấp do bo mạch chủ một nguồn điện chờ +5 Stanby đề chờ tín hiệu bật nguồn. Sau khi nhấn nút Power thì bo mạch chủ sẽ tín hiệu cho nguồn để kích nguồn hoạt động, lúc này nguồn mới cung cấp điện cho đầy đủ cho bo mạch chủ và các thiết bị khác trong máy tính và lúc này máy tính bắt đầu khởi động. Đầu tiên ROM BIOS sẽ hoạt động, kiểm tra lại việc cấp điện của bộ nguồn (các nguồn điện còn lại bao gồm +3.3V, +5V, -5V, +12V, -12V), quá trình kiểm tra này chỉ diễn ra trong vài giây. Sau khi công việc kiểm tra cấp nguồn hoàn tất thì Card màn hình sẽ được cấp điện và hiển thị thông tin đầu tiên. Sau đó bộ vi xử lý sẽ điều khiển ROM BIOS để thực thi chương trinh POST (Power On Self Test). Chương trình POST sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các thiết bị kết nối trong máy tính, đầu tiên kiểm tra các thông số CPU, RAM, HDD và các thiết bị kết nối khác và hiển thị lên màn hình máy tính. Khi kiểm tra song, quá trình POST sẽ chuyển cho thông tin cho BIOS và lưu trữ trong CMOS và chuyển quyền điều khiển qua thiết bị khởi động đã được qui định trong CMOS. Nếu thiết bị được chọn để khởi động là ổ cứng thì CPU truy cập vào vùng MBR (Master Boot Record) để tìm kiếm thông tin về phân vùng khởi động. Tại phân vùng khởi động (Boot Record) CPU sẽ tìm thấy thông tin các tập tin mồi (trong hệ điều hành DOS, các tập tin này là io.sys, msdos.sys và command.com) của hệ điều hành và nạp các tập tin này vào vùng nhớ tạm thời (RAM). Sau đó lại đến phiên các tập tin mồi này lại làm nhiệm vụ của nó là nạp tiếp các tập tin hoạt động của hệ điều hành, trình điều khiển, hàm thư viện, … và tiến hành khởi động hệ điều hành cho tới khi hoàn tất (vào tới màn hình Desktop trong trường hợp sử dụng Windows). BÀI TẬP LỚN 1. Máy tính cá nhân khác với những loại máy tính khác như thế nào? Nêu ra những đặc điểm của chúng? 2. Hãy vẽ sơ đồ các khối cơ bản của máy tính và liệt kê chi tiết mỗi khối ít nhất 3 thiết bị. 3. Phần mềm máy tính gồm có mấy loại. Hãy nêu những đặc điểm của chúng. 4. Hãy nêu cụ thể quá trình xử lý dữ liệu và nguyên lý hoạt đông của máy tính. 5. Vẽ sơ đồ quá trình khởi động máy tính và nêu chi tiết của quá trình khởi động máy. BÀI TẬP ÔN 1. Máy tính Machintosh thuộc loại máy tính 2. Máy Laptop hay Notebook thuộc loại máy tính 3. Máy tính PDA ( Personal Data Assistant) thuộc loại máy tính 4. Máy tính Workstation là máy tính cá nhân: đúng hay sai 5. Máy tính Mini-Computer là máy tính được thiết kế để phục vụ cùng lúc cho nhiều người: đúng hai sai. 6. Bàn phím thuộc thiết bị nhập: đúng hay sai 7. CPU thuộc thiết bị nhập: đúng hay sai 8. Máy in thuộc thiết bị nào 9. ổ cứng thuộc thiết bị xử lý: đúng hay sai 10. Bo mạch chủ thuộc khối thiết bị khác: đúng hay sai 11. Windows là hệ điều hành máy tính: đúng hay sai 12. Bộ Office thuộc loại phần mềm nào? 13. Visual C, C++ thuộc loại phần mềm gì? 14. Sơ đồ hệ thống máy tính gồm mấy khối? 15. 8 bit bằng mấy byte? 16. 1 byte bằng bao nhiêu KiloByte 17. 1 MegaByte bằng: 1024 Kbyte hay 1024 Mbyte 18. 1024 Mbyte bằng bao nhiêu GigaByte 19. Dữ liệu nhập vào được giải mã và đưa vào bộ nhớ tạm: đúng hay sai 20. Khi máy tính bắt đầu khởi động thì nó đọc chường trình nào đầu tiên BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được: Hiểu được các thành phần linh kiện lắp ráp thành một bộ máy tính: Bo mạch chủ Bộ vi xử lý Bộ nhớ chính Bộ nhớ phụ Bộ nguồn và thùng máy Màn hình máy tính Bàn phím và chuột Card màn hình Card âm thanh Loa máy tính Kiến thức chẩn đoán và điều trị các sự cố của các thành phần linh kiện này. 2.1. Bo mạch chủ 2.1.1. Giới thiệu Bo mạch chủ là bo mạch chính (trung tâm) được tạo thành từ các thành phần linh kiện điện tử và đường kết nối làm nhiệm vụ cung cấp các kết nối vật lý và luận lý giữa các thiết bị khác nhau trong một hệ thống máy tính. Trên bo mạch chủ thường bao gồm: Socket để gắn CPU Slot dùng để gắn RAM hệ thống Chipsets cung cấp đường truyền chính giữa CPU, RAM và các đường truyền kết nối tới các thành phần còn lại. Chip ROM (thường gọi là ROM BIOS) là nơi lưu trữ phần dẽo (Firmware) của hệ thống máy tính. Xung nhịp đồng hồ (Clock) cung cấp tín hiệu đồng bộ cho việc hoạt động và giao tiếp giữa các thiết bị. Khe cắm mở rộng dùng để kết nối các thiết bị ngoại vi khác vào đường truyền chung của Chipsets. Kết nối nguồn (Power Connector) nhận điện từ bộ nguồn để cung cấp cho các thiết bị trên bo mạch chủ hoạt động.  Hình B 2.1: Các thành phần trên mainboard 2.1.2. Các thành phần của bo mạch chủ Các Chips trên bo mạch chủ Chip là một vi mạch điện tử được tích hợp lên các bo mạch dùng để thực hiện một nhiệm vụ hay một chức năng nào đó. Các chip thường thấy trên một bo mạch chủ: Bộ chip chính của bo mạch chủ (chipsets) Chip card màn hình, âm thanh, mạng ONBOARD Và một số chip khác (controller) với chức năng hổ trợ CPU và các chip chính trong việc quản lý và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị.  Hình B 2.2: Các chips trên mainboard Cổng kết nối Cổng kết nối là thiết bị kết nối giữa bo mạch chủ tới các thiết bị ngoại vi. Thiết bị ngoại vi được kết nối với cổng bởi những dây cáp theo từng thiết bị. Một số thuật ngữ khác cho cổng kết nối là giao điện kết nối dùng để trao đổi dữ liệu qua lại giữa các thiết bị bên ngoài với máy tính.  Hình B 2.3: Các cổng kết nối trên mainboard Khe cắm trên bo mạch chủ Khe cắm là một dãy được gắn dính vào phía dưới bên trái của bo mạch chủ được gọi là khe cắm mở rộng, các card mở rộng được gắn vào chúng. Card mở rộng là một dạng bo mạch in, nó thực hiện một số chức năng mở rộng cho máy tính như: card màn hình, card mạng, card modem, card usb, …  Hình B 2.4: Khe cắm trên mainboard Bảng kết nối Là nơi để kết nối với các dây tín hiệu và điều khiển của thùng máy với bo mạch chủ bao gồm: Front Panel: kết nối các công tắc mở/tắt máy (Power Switch), khởi động lại máy (Reset), đèn tín hiệu nguồn (Power Led) - ổ cứng (HDD Led), loa báo tín hiệu (Speaker).  Hình B 2.5: Front Panel Front USB Panel: kết nối với dây nối cổng USB trước thùng máy.  Hình B 2.6: Front USB Panel Front Audio Panel: kết nối với dây nối cổng loa và micro của thùng máy  Hình B 2.6: Front Audio Panel System Bus and Bandwidth Bus trong hệ thống máy tính là kênh truyền kết nối giữa các thiết bị với nhau bao để truyền dữ liệu hay tín hiệu điều khiển. System Bus (còn gọi lại Bus hệ thống) hay Front Side Bus (FSB: là kênh truyền - bus bắt tay giữa 2 thiết bị, khác với bus nội bộ của mỗi thiết bị) là đường truyền tín hiệu (dữ liệu hay điều khiển) giữa CPU và các thiết bị khác trong hệ thống máy tính như bộ nhớ hệ thống, ổ cứng, card màn hình, BIOS, card mở rộng, … Bandwidth được gọi là băng thông là số lượng thông tin lưu chuyển giữa 2 thiết bị trong một đơn vị thời gian. Theo lý thuyết thì băng thông được tính như sau: Băng thông = độ rộng của dữ liệu x dữ liệu truyền trong một xung nhịp x FSB Ví dụ: một thiết bị có độ rộng đường truyền dữ liệu là 32bit, có thể truyền được 4 bit dữ liệu trong một xung nhịp và có FSB là 100Mhz thì băng thông là: 32bit x 4 x 100Mhz = 1600MB/s 2.1.3. ROM BIOS Là tên gọi thông thường của người dùng khi muốn nói đến con chip nhớ (ROM) nằm trên bo mạch chủ dùng để lưu trữ chương trình BIOS (Basic Input Output System: hệ thống xuất nhập cơ bản của máy tính), giao diện điều khiển của chương trình CMOS Setup Utility, chương trình tự khởi động và kiểm tra máy tính lúc khởi động máy (POST – Power On Self Test). Với hệ thống máy tính trước đây thì phần thông tin trong ROM BIOS là cố định không thể xóa được. Các hệ thống mới sử dụng loại ROM đặc biệt (thường là EEPROM) là loại ROM có thể ghi xóa được vì thế có thể được dùng trong trường hợp cần nâng cấp BIOS.  Hình B 2.7: ROM BIOS 2.1.4. Chipsets Chipsets là bộ chip chính của bo mạch chủ, làm cầu nối chính cho tất cả các thành phần còn lại trên bo mạch, thường được bán nguyên bộ cho các nhà sản xuất Mainboard. Bộ chipsets thường bao gồm 2 chip chính là chip cầu bắc và chip cầu nam, đôi lúc 2 chip này có thể tích hợp lại thành một chip đơn nhất.  Hình B 2.8: Chipset Intel Chip cầu bắc: có nhiệm vụ là kênh truyền kết nối tới CPU và giúp CPU kết nối tới bộ nhớ chính (RAM), card màn hình onboard hoặc khe cắm rời, kênh truyền tới chip cầu nam. Chip cầu nam: làm nhiệm vụ dẫn truyền tính hiệu từ các thiết bị như ổ cứng, ổ CD/DVD, ổ mềm, cổng USB, nối tiếp, xong xong, khe cắm PCI, chip Lan, chip âm thanh, BIOS, … đến chip cầu bắc và ngược lại. Tên các bộ chipsets thường được đặt tên theo chip cầu bắc. Các nhà sản xuất chipset và sơ đồ kỹ thuật của bộ chipset thông dụng:  Hình B 2.9: Chipset Intel 975X  Hình B 2.10: Chipset Intel 915G  Hình B 2.11: Chipset VIA CX700  Hình B 2.12: Chipset SIS 761X  Hình B 2.13: Chipset NVIDIA 2.1.5. Các đặc trưng của nhà sản xuất bo mạch chủ Nhà sản xuất bo mạch chủ là nơi đóng gói thành phẩm bo mạch chủ. Để có một bo mạch chủ hoàn chỉnh thì nhà sản xuất sẽ chọn và mua bộ chipset chính từ nhà sản xuất chipset, sau đó sẽ tự sản xuất hoặc mua các chip điều khiển còn lại như chip âm thanh, chip lan, chip điều khiển ổ cứng, bios, … từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Nhà sản xuất chip âm thanh: Cmedia, Realtek, Intel, Creative, … Nhà sản xuất chip Lan: Realtek, Intel, Broadcom, … Nhà sản xuất chip card màn hình: Intel, Via, Sis (được tích hợp trong chip cầu bắc), nVidia, S3, … BIOS: Phonix, Award, Ami, … Sau khi tích hợp các thành phần chính lên bo mạch chủ, nhà sản xuất có thể thêm các thành phần đặt trưng của chính mình để bổ xung thêm các chức năng cả về phần cứng và phần mềm đặc trưng. Nhà sản xuất Gigabyte: ngoài một số chức năng chung như các bo mạch chủ khác thì hãng Gigabyte thêm vào một số đặt tính riêng của mình như sử dụng tất cả tụ rắn nhằm nâng cao tính ổn định của thíêt bị, DualBIOS nhằm bảo vệ sự cố nếu bị hỏng chip ROMBIOS, C.O.M giúp người dùng có thể kiểm tra và tải về các bản cập nhật BIOS, Driver trực tiếp từ máy chủ của nhà sản xuất, M.I.T giúp máy tính tối ưu để đạt được hiệu suất hoạt động cao nhất, Silent-Pipe giúp hệ thống giải nhiệt hiệu quả mà không gây tiếng ồn, … Nhà sản xuất Intel: là nhà sản xuất bo mạch chủ có đủ thành phần chip tích hợp trên bo mạch chủ đầy đủ nhất bao gồm bộ chipset, chip màn hình, âm thanh, lan, … Đây là đặt tính mạnh nhất của Intel đem lại ch
Tài liệu liên quan