Tóm tắt: Trong giao tiếp ngôn ngữ, con người luôn mang cái tôi (self) vào trong đó, vì thế, qua giao tiếp bộc lộ cái tôi của người giao tiếp. Cái tôi phản ánh vị trí nhóm cùng các mối quan hệ liên nhân, theo đó, cái tôi bao giờ cũng gắn với một nền văn hóa cụ thể. Việc nghiên cứu cái tôi trong giao tiếp ngôn ngữ gắn với các cộng đồng giao tiếp sẽ góp phần vào dạy-học ngôn ngữ nói chung, ngoại ngữ nói riêng.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cái tôi trong giao tiếp ngôn ngữ và vận dụng vào dạy ngoại ngữ (Qua tư liệu tiếng Việt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
579
CÁI TÔI TRONG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ
VÀ VẬN DỤNG VÀO DẠY NGOẠI NGỮ (QUA TƯ LIỆU TIẾNG VIỆT)
Nguyn Văn Khang
Viện Ngôn ngữ học
Tóm t
t: Trong giao tiếp ngôn ngữ, con người luôn
mang cái tôi (self) vào trong đó, vì thế, qua giao tiếp
bộc lộ cái tôi của người giao tiếp. Cái tôi phản ánh vị trí
nhóm cùng các mối quan hệ liên nhân, theo đó, cái tôi
bao giờ cũng gắn với một nền văn hóa cụ thể. Việc
nghiên cứu cái tôi trong giao tiếp ngôn ngữ gắn với các
cộng đồng giao tiếp sẽ góp phần vào dạy-học ngôn
ngữ nói chung, ngoại ngữ nói riêng.
Abstract: People always bring their ‘self’ into
language interaction, through which their self is
expressed. The self reflects an individual's position in a
group and interpersonal relationships. The ‘self’,
therefore, is always associated with a specific culture.
Research on self in language interaction and
communication communities will contribute into
teaching and learning of languages in general and
foreign languages in particular.
1. Cái tôi (ngã, bản ngã), theo cách hiểu đời
sống là cái làm nên tính cách riêng biệt của mỗi
người. Trong triết học, cái tôi được hiểu là cái tôi
ý thức hay đơn giản là tôi, bao hàm trong đó
những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân
khác. Trong phân tâm học, cái tôi (ego) là phần
cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại và chịu
ảnh hưởng của tác động xã hội. Theo Sigmund
Freud, cái tôi cùng với nó (id) và cái siêu tôi
(superego) là ba miền của tâm thức. Cái tôi được
hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua
tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cái tôi học cách cư
xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô
thức không được xã hội chấp nhận. Cái tôi có vai
trò trung gian hòa giải giữa những ham muốn vô
thức và những tiêu chuẩn nhân cách và xã hội.
2. Trong giao tiếp con người mang cái tôi vào
trong đó, vì thế, qua giao tiếp bộc lộ cái tôi của
người giao tiếp.
Trước hết, liên quan đến cái tôi trong giao tiếp
hiện có các cách gọi như: “cái tôi riêng” trong mối
quan hệ với “cái tôi chung”, “cái tôi độc lập”
trong mối quan hệ với “cái tôi tương trợ”.
1) Cái tôi riêng (private self; còn gọi là cái tôi
viết thường) thể hiện ở việc tự đánh giá mình.
Điều này được thể hiện ở các phát ngôn tự khẳng
định mình. Ví dụ:
“Ôi! Sao hôm nay mình trình bày tự tin thế
nhỉ?”
“Là một người đã nhiều năm nghiên cứu về
vấn đề này, tôi khẳng định, kết quả của luận văn
mà nghiên cứu sinh thực hiện có đóng góp và có
giá trị khoa học thực sự”.
Cái tôi chung (private Self; còn gọi là cái tôi
viết hoa) là cái tôi có được nhờ sự đánh giá từ
phía không phải mình. Ví dụ:
“Trong cô ấy hôm nay xinh thật!”.
“Mọi người nói từ khi có anh làm chủ tịch
công đoàn, phong trào văn thể của trường ta khởi
sắc hẳn”.
2) Cái tôi độc lập (Independent self) là xu
hướng tự khẳng định bản thân của các nhân, theo
đó, các cá nhân tồn tại như một thực thể độc lập,
không phụ thuộc vào nhóm hay tập thể. Ví dụ về
trường hợp tham gia chương trình giải trí trên
truyền hình và tự giới thiệu:
“Xin chào mọi người! Tôi xin tự giới thiệu: Tôi
là Minh, năm nay 32 tuổi, tiến sĩ, chưa lập gia
đình”.
Việc xưng “tôi” và chỉ giới thiệu tên, tuổi, học
vị, trạng thái hôn nhân cho thấy bản lĩnh độc lập,
tự tin của người giới thiệu.
Tiu ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp
580
Cái tôi tương trợ (Interdependent self) là xu
hướng mong muốn cá nhân được chấp nhận hài
hòa với cộng đồng giao tiếp. Ví dụ trường hợp
tham gia chương trình giải trí trên truyền hình và
tự giới thiệu:
“Xin chào mọi người! Em xin tự giới thiệu: Em
là Phương, năm nay 23 tuổi, sinh viên, chưa lập
gia đình. Em đến từ Trường Đại học Hà Nội. Đây
là ngôi trường đào tạo ngoại ngữ uy tín, nổi tiếng
của Việt Nam. Em đến đây tham gia chương trình
với tinh thần học hỏi. Rất mong được mọi người
ủng hộ, động viên, cổ vũ cho em”.
Khác với cách giới thiệu của Minh, trong tự
cách giới thiệu, Phương xưng “em”, gắn mình với
nơi mình đang công tác để giúp khẳng định bản
thân và tìm đến sự hòa đồng giữa bản thân với các
khán giả bằng lối nói khiêm tốn.
Thứ hai, cái tôi phản ánh vị trí nhóm cùng các
mối quan hệ của một cá nhân, theo đó cái tôi bao
giờ cũng gắn với một nền văn hóa cụ thể. Khi
tham gia giao tiếp, cái tôi được bộc lộ, thể hiện
nền văn hóa ấy. Điều này giải thích vì sao, nguyên
lí cộng tác và nguyên lí lịch sự trong giao tiếp
ngôn ngữ được xây dựng từ tư liệu ngôn ngữ -văn
hóa phương Tây mặc dù được coi là phổ quát
nhưng có những điểm không phù hợp với ngôn
ngữ văn hóa phương Đông nói chung, giao tiếp
của người Việt nói riêng. Chẳng hạn, R. Lakoff
cho rằng, trong giao tiếp có hai nguyên lí tổ chức
ngôn ngữ: nguyên lí diễn đạt rõ ràng và nguyên lí
lịch sự và nhấn mạnh rằng, trong các bối cảnh văn
hoá khác nhau sẽ có thể có sự thể hiện khác nhau
về phương thức nhưng về hình thức cơ bản là
giống nhau.
Nguyên lí diễn đạt rõ ràng thuộc về nguyên lí
cộng tác (co-operative principle), gồm 4 quy tắc
là:1/ Lượng (quantity; thông tin đưa ra phải thoả
mãn nhưng không nhiều so với yêu cầu của hội
thoại); 2/ Chất (quality; không nói những điều tin
là không đúng và thiếu căn cứ, không có bằng
chứng xác thực); 3/ Quan hệ (be relevant; những
điều nói ra phải có liên quan đến hội thoại); 4/
Cách thức (maner; diễn đạt rõ ràng, khúc chiết, có
lí có tình; tránh tối nghĩa, tránh mập mờ).
Nguyên lí lịch sự gồm 3 quy tắc là, không áp
đặt, để ngỏ sự lựa chọn và tăng cường tình cảm
bằng hữu:1/ Không áp đặt (Don't impose) là
không áp đặt đối với người nghe, để người nghe
có thể hành động theo ý muốn của mình); 2/ Để
ngỏ sự lựa chọn (Offer optionality) tức là để cho
người nghe tự quyết định, tránh được trách nhiệm
mang tính áp đặt từ phía người nói); 3/ Thể hiện
tình bằng hữu (Encourage feeling of
cammaraderie) dùng trong giao tiếp bằng vai phải
lứa, trong quan hệ thân hữu, giao tiếp của những
người yêu nhau, của vợ chồng; tỏ ý quan tâm và
tin cậy ở nhau).
Nhìn vào giao tiếp của người Việt với tiếng
Việt với văn hóa Việt Nam, có thể thấy, người
Việt hay đưa ra lời giải thích, nhận xét trước hoặc
sau nội dung cần thông tháo (ví dụ lời hỏi hoặc lời
đáp) mà nếu chiểu theo nguyên lí cộng tác thì bị là
thừa do nói quá và theo lí thuyết lịch sự là không
lịch sự vì đe dọa thể diện, áp đặt phải theo, không
cho cơ hội lựa chọn. Ví dụ:
Ví dụ 1: Liễu và Hạnh cùng đi siêu thị. Đến
siêu thị, Liễu phát hiện ra mình quên ví (không
mang tiền theo), và dưới đây là cuộc đối thoại của
họ xung quanh việc quên ví:
Liễu: “Mình quên mất ví rồi. Trước khi đi mình
đã cho tiền vào ví, thế nào, lúc thay đồ mình lại
quên. Chán ơi là chán”.
Hạnh: “Lấy tiền của mình cũng được mà. Mình
mang nhiều. Hôm qua mới lĩnh được một khoản
tương đối. Mình cũng chỉ định mua vài thứ thôi.
Thức ăn còn đầy trong tủ. Mình chỉ mua vài thứ
lặt vặt thôi”
Liễu: “Ngại quá. Thôi cho mình mượn nhé. Về
tôi sẽ chuyển ngay cho bà. Ông xã mình dạo này
cũng đang phất, vừa nộp thuế cao ngất ngưởng
cho hai mẹ con. Hi hi”
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
581
Với nội dung cuộc thoại trên, Liễu chỉ cần hỏi
hạnh “có tiền cho mình vay” và hạnh trả lời “có và
đồng ý cho vay” là đủ. Nhưng cả hai đều “vi
phạm” là “nói dài và thừa”, đó là:
- Liễu thì cố gắng giải thích rằng: 1/Việc quên
tiền là không cố ý (chỉ là do thay đồ); 2/ Nếu vay
tiền của Hạnh thì sẽ trả ngay (hứa sẽ trả ngay); 3/
Liễu có đủ thậm chí thừa tiền để trả (vì chồng mới
chuyển tiền cho).
- Hạnh thì cố gắng nói rõ: 1/ Sẵn sàng cho vay
(lấy mà dùng; hào hiệp); 2/ Có đủ tiền để cho vay
(mang nhiều tiền, nhưng chỉ mua lặt vặt); 3/ Chậm
trả cũng được (mới có được một khoản tiền).
Cách giao tiếp này thể hiện nét văn hóa Việt là
ưa giải thích, chứng minh thuyết phục người giao
tiếp nhằm giúp cho NGƯỜI hiểu TA bằng việc
thể hiện cái tôi của mỗi bên: đối với Liễu chỉ là do
sơ xuất, nếu được vay thì có đủ tiền để trả; đối với
Hạnh thì sẵn sàng cho vay, không hẹp hòi gì và
việc cho vay không ảnh hưởng gì đến kế hoạch
mua bán của mình, thậm chí “chậm trả” cũng
không sao.
Ví dụ 2: Bình tìm đến nhà Hằng. Nhưng khi
đến khu nhà Hằng ở, Bình không nhớ được số nhà
và lối vào. Bình liền ghé vào một quán nước cạnh
đó và cất tiếng hỏi:
Bình: “Chị ơi, cho hỏi chút, chị có biết nhà
Hằng ở đây không? Chỉ giúp em với. Lâu không
đến nên không nhớ ra”.
Người bán quán: “Hằng nào? Đây nhiều Hằng
lắm. Có phải cái cô Hằng dạy ở trường gì ấy nhỉ
mới li hôn với chồng mà có đứa con đang học
mẫu giáo nhà tầng 4, số 420. Hình như cô ấy
đang đi đón con. Cậu cứ chờ một lát là cô ấy về
đấy”.
Bình: “Ôi! Nhớ ra rồi, đúng là 420. Đi cầu
thang 2. Thế chồng chị Hằng có hay về thăm con
không chị?”.
Người bán quán: “Chả thấy đâu. Chỉ tội cho
thằng bé con. Thế cậu là thế nào với cô ấy”.
Bình: “Không có gì đâu. Em cùng trường, đến để
trao đổi với Hằng về công việc thôi. Chào chị nhé”.
Cuộc thoại trên cho thấy, chỉ một chủ đề “hỏi
địa chỉ” và “trả lời, cho biết địa chỉ” nhưng lại
“móc” vào đó rất nhiều tình tiết tưởng như thừa
mà ngược lại là nét văn hóa Việt, đó các cá thể
không thể tách khỏi cộng đồng, tức trong TA có
NGƯỜI và trong NGƯỜI có TA:
- Bình: 1/ hỏi địa chỉ nhà Hằng; 2/ tỏ ra là
người quen Hằng (đã dến nhưng quên số nhà); 2/
nhân cơ hội muốn tìm hiểu thêm cuộc sống riêng
của Hằng; 3/ tỏ ra rằng việc tìm gặp Hằng của
mình là trong sáng (giải thích “không có gì đâu”;
thuần túy là công việc).
- Người bán nước: 1/ cho biết địa chỉ; 2/ tỏ ra
là mình biết rất rõ nhân vật Hằng (nghề nghiệp;
tình trạng gia đình; hiện đang làm gì); 3/ tìm hiểu
mối quan hệ của người đang hỏi địa chỉ).
Thứ ba, câu hỏi đặt ra là, phát huy cái tôi như
thế nào trong giao tiếp gắn với văn hóa của mỗi
cộng đồng giao tiếp.
Như đã nêu, cái tôi riêng-cái tôi chung, cái tôi
độc lập-cái tôi tương trợ là phổ quát chung cho
mọi nền văn hóa, tham gia vào và thể hiện trong
giao tiếp. Tuy nhiên, chúng được cụ thể hóa ở
từng nền văn hóa với nghĩa rộng của khái niệm
này: rộng là cộng đồng lớn như khu vực, quốc gia,
dân tộc; hẹp là cộng đồng nhỏ như tại một địa
phương, một nhóm người cụ thể. Chẳng hạn, nếu
tách văn hóa thế giới làm hai nửa Tây-Đông (văn
hóa phương tây và văn hóa phương Đông) thì theo
đó, cái tôi trong giao tiếp cũng thể hiện khác nhau:
Văn hóa phương Tây luôn cổ súy cho tính tự
do, độc lập trong hành động cá nhân và tự kiểm
soát cá nhân. Theo đó, cái tôi độc lập được đề cao.
Nói cách khác, nền văn hóa phương Tây đề cao,
cổ súy chủ nghĩa cá nhân vì thế cái tôi độc lập nổi
trội hơn và thể hiện rõ trong giao tiếp. Đây là lí do
giải thích vì sao, trong quy tắc “không áp đặt”
(Don't impose) thuộc nguyên lí lịch sự, từ cứ liệu
Tiu ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp
582
ngôn ngữ phương Tây, R. Lakoff đã cho rằng,
không áp đặt đối với người nghe, tức là, người
nghe có thể hành động theo ý muốn của mình;
người nói không đưa ra hoặc không thỉnh cầu về
những quan điểm riêng tư, tránh đề cập đến đời
sống riêng tư (thu nhập, thói quen, tình yêu, hôn
nhân, giới tính, chính trị, tôn giáo, khó khăn về
kinh tế, bệnh tật,); tránh sử dụng ngôn từ thô lỗ,
tục tằn, tránh dùng tiếng lóng, thổ ngữ.
Văn hóa phương Đông, với ảnh hưởng Nho
giáo, Phật giáo coi trọng giá trị chuẩn mực cộng
đồng, nên chú trọng tới cái tôi tương trợ. Điều này
thể hiện trong các thành ngữ, các khuôn ngôn từ
định hình trong giao tiếp của người Việt luôn
nghiêng về cộng đồng trong mối quan hệ chằng
chịt. Điều này được thể hiện trong các thành ngữ
tục ngữ và các cách diễn đạt đã thành khuôn
(stereotype) giao tiếp. Ví dụ:
đánh chó ngó chủ; vuốt mặt nể mũi; bán anh
em xa mua láng giếng gần; một miếng giữa làng
bằng một sàng xó bếp; góc chiếu giữa đình; xấu
chàng hổ em;
Được như vậy thì gia đình cũng mát mặt..
Làm xấu mặt họ hàng/cơ quan..
Có được/đạt được như vậy là nhờ.
Văn hóa đề cao cộng đồng của người phương
Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, được
thể hiện trong giao tiếp hỏi han khi gặp nhau của
người Việt: Người Việt gặp nhau là hỏi thăm như
hỏi về tuổi, hỏi về tình trạng hôn nhân, hỏi về
cuộc sống gia đình, hỏi về công việc, về mối quan
xã hội, nói chung là, có thể hỏi tất cả những gì
liên quan đến đối tượng giao tiếp và coi đó là việc
làm thu hẹp khoảng cách (D) liên nhân trong giao
tiếp. Ví dụ: Khi tham gia giảng dạy hay hội họp,
tôi thường nhận được sự quan tâm của một số
người với câu hỏi “Thầy đang công tác ở đâu ạ?”.
Sau khi trả lời rằng, tôi làm việc ở Viện Ngôn ngữ
học thì lập tức sẽ có các phát ngôn hỏi hoặc nhận
xét theo các “hướng”:
Hướng quan tâm đến nơi tôi làm việc:
“Viện ngôn ngữ thầy có biết (một người cụ thể
nào đó như GS. A, tiến sĩ B) không?”
“Viện Ngôn ngữ nghe nói đang có vấn đề phải
không?”
“Viện ngôn ngữ mà có cuốn Từ điển tiếng Việt
ấy à?”
“Viện Ngôn ngữ bây giờ ai làm viện trưởng
nhỉ?”
“Viện Ngôn ngữ có nhiều đề tài không ạ?”
v.v.
Hướng quan tâm đến cuộc sống của tôi:
“Cô cũng là giáo viên hả thầy?”
“Anh chị nhà thầy chắc trưởng thành rồi? Có
ai theo nghề của thầy không?”
“Thầy năm nay bao nhiêu tuổi rồi? Chắc thầy
cũng sắp về hưu rồi nhỉ?”
“Giáo sư như thầy chắc là lương cao lắm
nhỉ?”
“Thầy chắc hay đi xa nhà lắm nhỉ?”
v.v.
Cách giao tiếp theo kiểu quan tâm này là rất
bình thường đối với người Việt, thậm chí, còn tỏ
ra thú vị, nhưng sẽ làm “nản lòng” những người
phương Tây cũng như những người Việt có xu
hướng Tây học. Vì thế, Phạm Thị Hồng Nhung
(2013) có lí khi cho rằng, trong giao tiếp của
người Việt, xu thế nghiêng về cái tôi tương trợ,
bởi, người Việt coi cái tôi tương trợ như một phần
của quan hệ xã hội và theo đó hành vi của mình
chịu sự chi phối, sự nhìn nhận, đánh giá của người
khác. Đến lượt mình, “người khác” này người
khác trở thành một thành tố bên trong ngữ cảnh
mà ở đó mỗi cá nhân được nối kết điều chỉnh sao
cho thích nghi, phù hợp với cái chung. Đây cũng
là nguyên do của một cuộc tranh luận chưa có hồi
kết thúc về lịch sự (Politeness) trong giao tiếp khi
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
583
mà có luồng ý kiến cho rằng, lịch sự của phương
Tây là lịch sự chiến lược, còn lịch sự phương
Đông là lịch sự chuẩn mực (Nguyễn Văn Khang,
2012). Theo chúng tôi, đã là phổ quát thì cả hai
cái tôi (cái tôi cá nhân và cái tôi tương trợ) cũng
có cả hai kiểu kiểu lịch sự (lịch sự chuẩn mực và
lịch sự liến lược) luôn được xuất hiện trong giao
tiếp, tức là, không có “duy nhất” mà chỉ có “nổi
trội”. Theo đó, cái tôi tương trợ (cái tôi viết hoa)
trong giao tiếp của người Việt tỏ ra nổi trội hơn.
Chẳng hạn, trở lại ví dụ giới thiệu ở trên, người
Việt khi giới thiệu ít khi chỉ nói ngắn gọn theo
kiểu phương Tây. So sánh cách tự giới thiệu giữa
hai nền văn hóa Tây-Đông:
Văn hóa phương Tây:
I’m Rose Smith. You can tell me Rose. I’m a
teacher. (* dẫn từ Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2013)
Văn hóa phương Đông (Việt Nam):
B: Chào thầy!
A: Chị là.
B: Dạ, Em là Hà. Thầy đừng gọi em thế, em sợ
lắm. Em là nghiên cứu sinh, học trò lười của thầy
Đại, bạn của thầy ấy mà. Thầy có hay gặp thầy
Đại không ạ. Thầy Đại hay nhắc đến thầy lắm đấy.
Nhân vật nghiên cứu sinh tên là Hà đã có chiến
lược trong giao tiếp, để kéo gần khoảng cách giao
tiếp, làm cho thân mật hơn: 1/ Khéo đề nghị thầy
thay đổi cách xưng hô: hãy gọi là em, đừng gọi là
chị; 2/ “móc nối” hay quy chiếu vào một mối quan
hệ xã hội: mà “trung tâm” là thầy Đại). Sự quy
chiếu ở đây chính là chỉ ra các mối liên hệ liên
quan, nhằm làm xích gần mối tương tác giao tiếp.
Có thể nói, giao tiếp gắn với cái tôi, mà cái tôi
là sự thể hiện của một nền văn hóa. Ví thế, có thể
thông qua đó hiểu được hành vi giao tiếp trong
những nền văn hóa đó.
3. Trong dạy và học ngôn ngữ nói chung, ngoại
ngữ nói riêng, không thể không quan tâm đến văn
hóa, thậm chí còn dành cho văn hóa sự quan tâm
đặc biệt. Nhất là đối với ngoại ngữ, văn hóa là một
thành tố được đặc biệt chú trọng. Đã nói đến văn
hóa thì không thể không nói đến cái tôi, bởi cái tôi
gắn với giao tiếp. Vấn đề còn lại là nên vận dụng
như thế nào? Ở đây chúng tôi không bàn đến vai
trò hay nội dung dạy-học cái tôi trong giao tiếp mà
chỉ chỉ nêu ra điều cần thảo luận, đó là:
Khi giao tiếp bằng ngoại ngữ, có nhất thiết phải
triệt để theo cái tôi của nền văn hóa có ngôn ngữ
đó hay có thể vận dụng linh hoạt trong giao tiếp,
tức là, giao tiếp bằng ngoại ngữ với cái tôi của nền
văn hóa mình. Cụ thể, người Việt có thể sử dụng
ngoại ngữ để giao tiếp theo kiểu văn hóa Việt
được không?
Như vậy, liên quan đến cái tôi, sẽ có ba khả năng
xẩy ra trong giao tiếp bằng phi bản ngữ:
(1) Giao tiếng phi bản ngữ bằng chính nền văn
hóa của ngôn ngữ đó.
(2) Giao tiếp phi bản ngữ bằng nền văn hóa của
người sử dụng ngoại ngữ.
(3) Giao tiếp phi bản ngữ có thể bằng nền văn
hóa của ngôn ngữ đó pha trộn với nền văn hóa của
người sử dụng ngoại ngữ.
Phải chăng là phải tìm đến (3) để có sự linh hoạt
trong sử dụng ngôn ngữ. Chẳng hạn:
Trở lại ví dụ “hỏi han” ở trên: có thể “hỏi han
mọi thứ” bằng tiếng Anh khi với người Việt giao
tiếp với nhau và không thể như thế khi giao tiếp
với người bản ngữ. Lí do là vì, chiến lược hội
thoại khác nhau phản ánh hai quy ước văn hoá xã
hội khác nhau. Nếu không sẽ xẩy ra xung đột.
Một ví dụ khác, Linda Wai Liyong (1982) đã
tiến hành nghiên cứu sự xung đột tương tác lời nói
giữa dân tộc nói tiếng Hán và dân tộc nói tiếng
Anh và tác giả đã có những phát hiện như sau:
- Trong câu phức của tiếng Hán, nguyên nhân
ở trước, kết luận hoặc luận điểm trung tâm ở sau.
Còn trong tiếng Anh thì ngược lại. So sánh:
Tiếng HánX ?Y Nếu X
thì Y
Tiếng Anh: Y if X : Y.. nếu
Y..
Tiu ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp
584
Qua điều tra, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của
sự khác nhau này:
- Người Trung Quốc đề cao sự hoà hợp, cố
gắng tránh “cọ sát” lẫn nhau. Việc tránh sự lỗ
mãng có thể xảy ra ở bản thân để ép buộc, làm cho
khách thể giao tiếp khó nghĩ, khó xử. Chiến lược
tránh sự ép buộc hoặc thể hiện sự tôn trọng chính
là lịch sự âm mà S. Levison đã nêu ra.
- Về quan niệm “thể diện”, do sợ khách thể
giao tiếp không đồng ý cho nên nêu trước lí do, để
cho khách thể giao tiếp có “khoảng trống” suy
nghĩ và khi nào cảm thấy chín muồi mới đề xuất
yêu cầu.
- Về chiến lược giao tiếp, nếu đề xuất yêu cầu
trước sau nó nêu lí do thì có thể có khả năng
không gây được chú ý.
Cũng theo Linda Wai Liyong, cách nói nêu lí
do trước, sau đó mới nêu yêu cầu của người Trung
Quốc làm cho những người Anh nói tiếng Anh khi
giao tiếp với người Trung Quốc cảm thấy rất khó
nắm bắt được ý đồ của người Trung Quốc.
Ba khả năng xẩy ra trong giao tiếp bằng phi
bản ngữ nêu trên liên quan đến cái tôi cũng là điều
chúng tôi muốn trao đổi trong dạy-học ngoại ngữ
hiện nay. Đó là việc “thực tế hóa” dạy học ngoại
ngữ trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự đa dạng,
cởi mở về văn hóa, cởi mở trong sử dụng ngôn ngữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội. Nxb
Giáo dục Việt Nam, 2013.
2. Phạm Thị Hồng Nhung, Xu thế nghiêng về cái tôi
tương trợ trong giao tiếp của người Việt, Ngôn ngữ số
2, 2013
3. Triandis Triandis H.C, The self and social
behaviour in differing cultural contexts, Psychological
Review, 96 (3), 506-520, 1989.
4. Lustig, M.W.& Koester, J. (2010). Intercultural
Competence: interpersonal communication across
cultures. Person Education, 2010.
5. Penbek, S.et al., Intercultural Competence: A Study
about the Intercultural Sensitivity of