Cam kết thuế nội địa đối với hàng hóa nhập khẩu

Trong WTO, thuế nội địa bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào các chủ thể và sản phẩm của hoạt động kinh doanh trừ thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp là các loại thuế nội địa.

pdf6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cam kết thuế nội địa đối với hàng hóa nhập khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cam Kết Thuế Nội Địa Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu 1. Thuế nội địa bao gồm những loại nào? Trong WTO, thuế nội địa bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào các chủ thể và sản phẩm của hoạt động kinh doanh trừ thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp là các loại thuế nội địa. 2. WTO có quy định gì về việc áp dụng thuế nội địa? Việc ban hành và thực thi các loại thuế nội địa tại tất cả các nước thành viên WTO phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO có liên quan đến vấn đề này, bao gồm: - Nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatment – NT); - Chính sách về trợ cấp 3. Nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế nội địa bao gồm những nội dung cụ thể nào? “Đối xử quốc gia” (National Treatment - NT) là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của WTO (Điều III của Hiệp định GATT). Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là nước thành viên có nghĩa vụ phải đối xử với hàng hóa, dịch vụ, nhà đầu tư nước ngoài không kém thuận lợi hơn so với đối xử với hàng hóa, dịch vụ, nhà đầu tư trong nước (về thủ tục, điều kiện, quy định). Liên quan đến thuế nội địa, nguyên tắc này yêu cầu các thành viên WTO không được sử dụng thuế nội địa nhằm mục tiêu bảo hộ. Cụ thể, các thành viên WTO không được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, các loại thuế và phí nội địa, các quy định và yêu cầu liên quan đến các hoạt động mua, bán, chuyên chở, tiếp thị, phân phối hoặc sử dụng hàng hóa trên thị trường nội địa nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước. Hộp 1 - Một số nội dung cụ thể của nguyên tắc NT về thuế nội địa Theo nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế nội địa, tất cả các nước thành viên WTO phải đảm bảo: - Không đánh thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu cao hơn mức áp dụng với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước; - Không phân biệt đối xử việc trong áp dụng thuế nội địa giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa nhằm mục đích bảo hộ những hàng hoá nội địa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp hoặc có khả năng thay thế lẫn nhau với hàng nhập khẩu. 4. Có những hình thức vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế nội địa nào? Trong lịch sử WTO, các nước thành viên thường vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế nội địa dưới 02 dạng: - Vi phạm hiển nhiên (de jure); và - Vi phạm trá hình (de facto). Vi phạm hiển nhiên là trường hợp văn bản pháp luật của nước thành viên có quy định phân biệt đối xử về thuế nội địa giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa tương tự. Hộp 2 – Ví dụ về vi phạm hiển nhiên nguyên tắc đối xử quốc gia trong thuế nội địa Trước đây Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam quy định mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá điếu và xì gà như sau: - nếu sản xuất bằng nguyên liệu trong nước: thuế 45% - nếu sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu: thuế 65% Khi Việt Nam đàm phán gia nhập WTO, các thành viên WTO coi quy định này là hiển nhiên vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO và đã yêu cầu Việt Nam sửa đổi trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Vi phạm trá hình là trường hợp sự phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa tương tự không được thể hiện trong văn bản pháp luật nhưng được vận dụng khéo léo trong thực tế nhằm mục đích bảo hộ. Hộp 3 - Ví dụ về vi phạm trá hình nguyên tắc đối xử quốc gia trong thuế nội địa Luật Thuế Rượu của Nhật Bản qui định các mức thuế nội địa với rượu shochu (một loại rượu hầu như chỉ được sản xuất ở Nhật Bản) thấp hơn hẳn so với các loại rượu khác như vodka, whisky, cognac, rum, brandy, gin và các loại rượu mạnh khác thuộc nhóm HS 2208. Như vậy về quy định thì không vi phạm nguyên tắc NT (vì đây là các mặt hàng khác nhau nên thuế nội địa có thể khác nhau). Tuy nhiên, trên thực tế cách quy định này lại dẫn đến hệ quả mang tính bảo hộ. Năm 1995 EU, Hoa Kỳ và Canada đã kiện Nhật Bản ở Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO (DSB) với lý do cách đánh thuế của Nhật Bản như vậy là nhằm mục đích bảo hộ rượu shochu và giảm sự cạnh tranh của các loại rượu nhập khẩu khác. DSB đã ra phán quyết rằng trong trường hợp này, shochu và vodka là các “hàng hóa tương tự”, đồng thời shochu và các loại rượu khác thuộc nhóm HS 2208 là “các mặt hàng cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế lẫn nhau”, do đó bằng việc áp các mức thuế nội địa khác nhau cho các loại rượu này, Luật Thuế Rượu của Nhật Bản vi phạm cả hai yêu cầu 2.2i và 2.2.ii về nguyên tắc đối xử quốc gia đối với thuế nội địa. Nhật Bản cuối cùng đã phải sửa Luật Thuế Rượu theo khuyến nghị của DSB. 5. Vấn đề thuế nội địa phải tuân thủ quy định nào về chính sách trợ cấp? Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO có chứa một số quy định có liên quan đến vấn đề thuế nội địa mà các quốc gia thành viên WTO phải tuân thủ. Cụ thể, theo Hiệp định này, các quy định về thuế nội địa (ví dụ quy định về ưu đãi, miễn hoặc giảm thuế) không được tạo thành các biện pháp trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu. (Xem thêm Phần về Trợ cấp trong WTO) 6. Sau khi gia nhập WTO Việt Nam có thể tăng thuế suất của các loại thuế nội địa không? WTO không quy định các thành viên phải cam kết cắt giảm thuế nội địa như đối với thuế nhập khẩu. Vì vậy, Việt Nam có thể điều chỉnh tăng thuế nội địa đối với một mặt hàng/một nhóm doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh một lĩnh vực nào đó khi cần thiết để điều tiết nền kinh tế miễn là tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia và các quy tắc liên quan đến trợ cấp bị cấm. 7. Chính sách của Việt Nam về thuế nội địa trước khi Việt Nam gia nhập WTO? Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam duy trì chính sách phân biệt đối xử về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với một số mặt hàng sau: Rượu từ 40 độ cồn trở lên: 65% Rượu từ 20 đến dưới 40 độ cồn: 30% Bia chai và bia lon: 75% Bia tươi và bia hơi: 30% Ô tô sản xuất trong nước 50% thuế suất của ô tô nhập khẩu cùng loại (áp dụng đến hết 31/12/2005) Thuốc lá điếu, xì gà sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu: 65% Thuốc lá điếu, xì gà sản xuất từ nguyên liệu trong nước: 45% (áp dụng đến hết 31/12/2005) Quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất trong nước, với thuốc lá sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và thuốc lá sản xuất từ nguyên liệu trong nước rõ ràng là vi phạm hiển nhiên nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO. Đối với rượu và bia, mặc dù trong Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và các văn bản hướng dẫn, Việt Nam không qui định phân biệt đối xử về mức thuế tiêu thụ đặc biệt giữa rượu nhập khẩu và rượu sản xuất trong nước, giữa bia nhập khẩu và bia sản xuất trong nước, nhưng các thành viên WTO cho rằng quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt như trên của Việt Nam là phân biệt đối xử một cách trá hình. Đối với rượu , thuế suất với rượu từ 40 độ cồn trở lên là 65% mà phần lớn loại rượu này là nhập khẩu, trong khi thuế suất với rượu từ 20 đến 40 độ cồn chỉ có 30% mà phần lớn rượu sản xuất trong nước thuộc loại này. Tương tự, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia cũng bị coi là phân biệt đối xử giữa bia sản xuất trong nước và bia nhập khẩu vì bia nhập khẩu chủ yếu là bia chai và bia lon còn bia hơi và bia tươi được sản xuất trong nước. 8. Việt Nam cam kết gì về chính sách đối với thuế nội địa khi gia nhập WTO? Việt Nam cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của WTO khi ban hành và áp dụng các luật, quy định và các biện pháp khác liên quan đến thuế nội địa (trừ các quy định liên quan đến rượu và bia), đặc biệt là nguyên tắc không phân biệt đối xử, kể từ thời điểm gia nhập WTO. Với cam kết này, cả hai loại vi phạm hiển nhiên và vi phạm trá hình đối với nguyên tắc đối xử quốc gia đều không được phép (Đoạn 198, Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO). Trên thực tế, Việt Nam đã bãi bỏ quy định phân biệt đối xử về mức thuế tiêu thụ đặc biệt giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô cùng loại nhập khẩu, giữa thuốc lá sản xuất từ nguyên liệu trong nước và sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ 1/1/2006. Riêng đối với thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia, Việt Nam cam kết trong vòng 3 năm kể từ thời điểm gia nhập WTO sẽ áp dụng thống nhất một mức thuế tiêu thụ đặc biệt (có thể là thuế phần trăm hoặc thuế tuyệt đối) với rượu từ 20 độ cồn trở lên và một mức thuế phần trăm thuế tiêu thụ đặc biệt với bia các loại. 9. Cam kết về thuế nội địa có tác động như thế nào đến các ngành sản xuất trong nước? Với cam kết của Việt Nam trong WTO liên quan đến thuế nội địa, kể từ ngày 11/1/2007, sẽ không còn khả năng chính phủ tăng các loại thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu để bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước nữa. Vì vậy, về nguyên tắc, doanh nghiệp không còn có thể yêu cầu chính phủ thực hiện điều này như một số trường hợp trước đây. Đánh giá sơ bộ về tác động của cam kết về thuế nội địa, có thể thấy mặc dù Việt Nam đã nâng mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với một số loại hàng hóa sản xuất trong nước như ô tô, thuốc lá điếu và xì gà, rượu, bia (trong 3 năm tới) cho cùng một mức với hàng hóa nhập khẩu cùng loại, các mặt hàng này đều đang chịu thuế nhập khẩu tương đối cao (ô tô: 90%, thuốc lá điếu: 150%, rượu: 65%, bia: 65%) và chỉ được giảm sau 5 - 10 năm, sức cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu vì vậy cũng không lớn so với các sản phẩm trong nước.