Tóm tắt. Tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 -1975 bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa trực
giác và triết học hiện sinh, nâng cao ý thức, do đó, không theo bất kỳ logic rõ ràng
nào. Mỗi tác phẩm không còn là một chỉnh thể mà là tập hợp của những mảnh vụn.
Thời gian, không gian không mang tính chất vật lý nữa mà là thời gian, không gian
của dòng ý thức, của sự liên tưởng ngẫu hứng. Những đường viền lịch sử - cụ thể
của người, của cảnh vật bị xoá mờ. Ngôn ngữ thể hiện trạng thái hoảng loạn, cô
đơn, chán nản của người dân mất niềm tin vào cuộc sống. Đây là một phong trào
ngôn ngữ mới trong các tiểu thuyết đô thị phía Nam 1954-1975.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm nhận trực giác và ngôn ngữ dòng ý thức trong tiểu thuyết Đô thị miền Nam 1954 – 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 65-71
CẢM NHẬN TRỰC GIÁC VÀ NGÔN NGỮ DÒNG Ý THỨC
TRONG TIỂU THUYẾT ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1954 – 1975
Nguyễn Thị Việt Nga
Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương
E-mail: nguyenvietngahd@yahoo.com.vn
Tóm tắt. Tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 -1975 bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa trực
giác và triết học hiện sinh, nâng cao ý thức, do đó, không theo bất kỳ logic rõ ràng
nào. Mỗi tác phẩm không còn là một chỉnh thể mà là tập hợp của những mảnh vụn.
Thời gian, không gian không mang tính chất vật lý nữa mà là thời gian, không gian
của dòng ý thức, của sự liên tưởng ngẫu hứng. Những đường viền lịch sử - cụ thể
của người, của cảnh vật bị xoá mờ. Ngôn ngữ thể hiện trạng thái hoảng loạn, cô
đơn, chán nản của người dân mất niềm tin vào cuộc sống. Đây là một phong trào
ngôn ngữ mới trong các tiểu thuyết đô thị phía Nam 1954-1975.
Từ khóa: Tiểu thuyết đô thị, miền Nam 1954 -1975, chi tiết ngoại giới, cốt truyện,
ngôn ngữ dòng ý thức.
1. Mở đầu
Tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 – 1975 chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa
hiện sinh trong cách tiếp cận mới về con người. Con người ở đây không được nhìn trên
bình diện xã hội, không phải con người của các mối quan hệ xã hội, mà là con người hiện
sinh với ý nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Đó là con người cá biệt trong hoàn cảnh này, đang
sống giữa cuộc sống này. Chính ảnh hưởng của tư tưởng triết học hiện sinh và cách tiếp
cận mới về con người đã khiến tiểu thuyết đô thị miền Nam có sự vận động khá rõ rệt về
mặt đặc trưng thể loại, cả trên bình diện ngôn ngữ, phương pháp miêu tả, cách xây dựng
nhân vật lẫn quy mô, kết cấu tác phẩm. Bên cạnh việc ảnh hưởng của triết học hiện sinh
cả về tư tưởng lẫn lối viết, tiểu thuyết đô thị miền Nam còn chịu ảnh hưởng nhiều của triết
học hiện tượng luận và chủ nghĩa trực giác trong cảm nhận và miêu tả. Đó là lối cảm nhận,
miêu tả không lấy ngoại giới mà lấy ý thức con người làm trung tâm. Đây cũng là điều tất
yếu, bởi hiện tượng luận và chủ nghĩa trực giác là những tiền đề quan trọng để hình thành
triết học hiện sinh.
65
Nguyễn Thị Việt Nga
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Rút gọn tối đa chi tiết ngoại giới
Trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 – 1975, lối cảm nhận trực giác thể hiện rõ ở
việc các nhà văn không đi vào miêu tả nhiều các yếu tố của đời sống khách quan như tiểu
thuyết truyền thống, không hướng nhiều đến việc xây dựng bối cảnh rộng lớn cho nhân
vật xuất hiện mà chú ý đến cảm nhận của con người về hiện thực đang được nhắc đến,
được gợi ra ấy. Mọi bối cảnh, không gian được miêu tả đa phần là bối cảnh, không gian
hiện sinh, cụ thể của con người cá nhân đang sống, chủ yếu là không gian gia đình, không
gian cá nhân riêng tư. Không gian đó được thu gọn tới mức tối đa, để ở đó nổi bật lên con
người cá nhân. Con người là trung tâm chú ý, trung tâm miêu tả, mọi thứ xung quanh nó
được “giản lược” tuyệt đối để tập trung chú ý vào con người, vào cảm nhận, phản ứng của
cá nhân trước cuộc đời. Những cái “nền” bối cảnh xã hội cho con người xuất hiện trong
tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 - 1975 thường chỉ thấp thoáng và nhòe mờ, không được
tái hiện theo cách miêu tả tỉ mỉ truyền thống.
Thành phố Huế trong Mưa trên cây sầu đông của Nhã Ca là bối cảnh xã hội rộng
lớn cho nhân vật xuất hiện. Huế đẹp, thơ mộng, cổ kính nhưng tù hãm, mỏi mòn không
hiện lên theo cách miêu tả “ngoại vật” tỉ mỉ của tác giả, mà người đọc thấy Huế qua cảm
nhận của Đông Nghi, nhân vật chính. Huế ở đây cũng được nhắc đến với núi Ngự, sông
Hương, với cầu Tràng Tiền, đàn Nam Giao, Thành Nội. . . nhưng hết thảy chỉ là “nhắc
đến”. Mọi cảnh vật, sự vật tự nó chẳng có nghĩa lý gì. Nó chỉ thực sự đáng để ý khi được
con người cá nhân cấp cho một ý nghĩa nào đó. Huế của Đông Nghi cũng vậy. “Cầu Tràng
Tiền sáu vài mười hai nhịp” không được miêu tả vẻ bề ngoài. Nó là một cây cầu, thế thôi.
Nhưng trong cảm nhận của Đông Nghi thì nó là một bộ phận của Huế thành kiến, cổ hủ,
gay gắt, bóp chết tình yêu và khát vọng sống cá nhân: "Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai
nhịp anh qua không kịp tội lắm em ơi thà rằng chẳng biết thì thôi biết nhau mỗi đứa một
nơi thêm buồn. Không bao giờ đuổi kịp hết. Mỗi người đi đằng trước với chiếc bóng đuổi
đằng sau lưng. Anh Vinh, anh muốn làm chiếc bóng đuổi đằng sau lưng em đến bao giờ?
Người đưa thư mỗi ngày đi qua ngõ đó, tại sao không ném vào một phong thư? Cầu Tràng
Tiền chỉ có sáu vài mười hai nhịp, mười hai nhịp mà sao xa cách đến muôn trùng" [2;125].
Thế giới không được miêu tả khách quan như nó vốn có mà hiện lên trong kinh nghiệm,
trong ý thức của con người về thế giới ấy.
Trong tiểu thuyết đô thị miền Nam, bối cảnh không gian thường mơ hồ, chỉ hiện
lên rõ ràng những ấn tượng, cảm giác của con người về không gian ấy. Ở tiểu thuyết Thú
hoang của Nguyễn Thị Thụy Vũ, tỉnh lẻ Vĩnh Long cũng chỉ hiện lên qua cảm giác của
con người chứ không qua miêu tả ngoại giới. Ngoại vật, nó là cái gì không nghĩa lý, không
đáng nói. Cái đáng nói hơn cả là cảm giác của con người về nó. Thế nên, thành phố trong
các tiểu thuyết của Duyên Anh như Điệu ru nước mắt, Luật hè phố, Thằng Vũ. . . ồn ào và
rộng lớn nhưng lại không có đất sống cho những gì tử tế. Nó sôi động, khốc liệt, chỉ dung
nạp các mánh khóe, sự tàn nhẫn và du đãng. Thành phố trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị
Thụy Vũ là sự mệt mỏi, chán chường, bế tắc của những kiếp gái bán bar kiệt quệ. Thành
66
Cảm nhận trực giác và ngôn ngữ dòng ý thức trong tiểu thuyết đô thị miền Nam...
phố trong tiểu thuyết của Nhã Ca là những phấp phỏng, nơm nớp của con người trước
đạn bom, trước bao sự tan đàn xẻ nghé bởi chiến tranh; là những quay cuồng, đảo lộn đến
chóng mặt của nhịp sống, của con người. Thành phố chỉ hiện lên nhập nhoè qua ánh sáng
hoả châu và trong tiếng đại bác ầm vang: "Từ phía cửa sổ, một khoảng trời bỗng bật sáng.
Nhưng không phải là chớp. Đó là những trái hoả châu vừa được thả đâu đó mà tôi vẫn
thường thấy. Rồi cùng với ánh sáng ngoài trời, có những tiếng nổ của đại bác vọng tới.
(...)Ánh hoả châu ngoài trời vẫn tắt sáng, tắt sáng. Tiếng đại bác càng về khuya càng có
vẻ gần hơn, và hình như dồn dập hơn đêm qua" [1;24].
Khi những chi tiết ngoại giới bị rút gọn tối đa, không gian tập trung cho con người
xuất hiện chỉ là không gian hẹp của cá nhân: trong gia đình, trong lớp học. Đây là hai
mảng không gian chủ yếu của tiểu thuyết đô thị miền Nam. Trong không gian cá nhân,
trong góc nhìn hẹp và cự ly gần như vậy, con người cá nhân mới nổi rõ và thêm ấn tượng.
Nó là trung tâm của chú ý, không bị tan loãng đi bởi mọi sự rườm rà khác. Với không gian
cá nhân, mọi “chuyện” trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 - 1975 là chuyện của cá
nhân con người. Con người được xây dựng trong các mối quan hệ cá nhân, riêng tư. Mưa
trên cây sầu đông của Nhã Ca chỉ tập trung trong mối quan hệ giữa Đông Nghi và mẹ.
Đoàn nữ binh mùa thu, Một mai khi hòa bình hay Đêm nghe tiếng đại bác cũng đều chỉ
xoay quanh chuyện của một gia đình.
Thậm chí, có những khi, cái không gian cá nhân, cụ thể ấy cũng bị lược nốt, chỉ
còn có con người. Trong Mù khơi của Thanh Tâm Tuyền, bối cảnh không gian không rõ
nơi nào, chỉ biết là “thật xa Sài Gòn”, với những tình tiết miêu tả khiến người đọc biết
đây là một thành phố cao nguyên. Nhân vật chính không được đặt trong gia đình hay nhà
trường mà chỉ có một mình, đi gặp một vài người khác. Không gian không đóng vai trò
quan trọng trong tác phẩm, nếu đặt những con người ấy, những suy nghĩ ấy vào một không
gian khác thì cũng không có sự thay đổi nào đáng kể. Không gian để con người xuất hiện
cũng không cố định lâu một chỗ. Nó thay đổi liên tục khiến người đọc không bám sát câu
chuyện có thể sẽ bị nhầm lẫn dễ dàng.
Không gian đã bị giản lược, thời gian trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 –
1975 cũng là thứ thời gian mơ hồ và nhòe mờ. Ngày, tháng, năm nào không quan trọng.
Cái quan trọng chỉ là con người đang làm gì, đang nghĩ gì. Thời gian của Mưa trên cây
sầu đông chỉ xác định được loáng thoáng từ đầu hè cho đến mùa đông. Qua tình yêu, nỗi
nhớ, sự xa cách, tâm trạng thấp thỏm đớn đau của nhân vật, người đọc tự “quy chiếu” về
thời gian, thấy được sự căng thẳng của chiến tranh. Và trong sự căng thẳng ấy, sinh mạng
con người bị đe dọa thật nhiều. Qua những câu đối, đại tự, hoành phi sơn son thiếp vàng
đã bong tróc lột sơn những vẫn còn sừng sững án ngữ đến nghẹt thở nơi phòng khách nhà
Đông Nghi, qua cảm giác “yêu Huế và ghét Huế” của cô, ta thấy một Huế đã uể oải đi
qua thời phong kiến vàng son đã lâu rồi nhưng những thành kiến cổ hủ của nó còn ăn sâu
trong mỗi nếp nghĩ, cách sống của con người. Không nhiều những tiểu thuyết nhấn mạnh
đến yếu tố thời điểm xảy ra câu chuyện như trong Đêm nghe tiếng đại bác của Nhã Ca.
Song cái thời điểm đó cũng chỉ có ý nghĩa khi người ta quy chiếu nó với những biến động
bên ngoài trang sách.
67
Nguyễn Thị Việt Nga
Bên cạnh kiểu thời gian mênh mang, không xác định, tiểu thuyết đô thị miền Nam
1954-1975 còn có kiểu thời gian dồn nén. Nó chứa đựng những biến động dữ dội trong
suy nghĩ, cảm nhận cũng như diễn biến số phận nhân vật. Tiêu biểu cho kiểu thời gian này
có thể kể tới các tác phẩm Bầy phượng vỹ khác thường, Đêm nghe tiếng đại bác (Nhã Ca),
Cuộc tình trong ngục thất (Nguyễn Thị Hoàng), Chim hót trong lồng (Nhật Tiến). . . Thời
gian trong Đêm nghe tiếng đại bác chỉ là mấy tuần lễ trong những ngày chiến tranh năm
1964. Khoảng thời gian được xác định bằng dấu mốc bữa chả giò cuối tuần của gia đình
Quyên phải lùi lại mấy lần vì người anh chưa về được và cuối cùng là không bao giờ còn
trở về được nữa. Trong ngày ngắn ngủi ấy, tâm trạng của các nhân vật, thành viên trong
một gia đình chuyển từ thấp thỏm sang lo âu, hoang mang và cuối cùng là rã rời đau khổ
với cái chết của nhân vật Phan và bóng dáng chiến tranh ngày càng hiện rõ, đè nặng lên
tương lai.
2.2. Cốt truyện lỏng lẻo
Không miêu tả dài dòng ngoại giới, cốt truyện trong tiểu thuyết đô thị miền Nam
1954 – 1975 cũng không đóng vai trò quan trọng. Cốt truyện chỉ là cái cớ để nhân vật
bộc lộ những suy nghĩ, cách nhìn, cách cảm của mình về con người và cuộc đời. Bởi thế,
hoặc tiểu thuyết có cốt truyện vô cùng đơn giản, hoặc không có cốt truyện. Những tiểu
thuyết có cốt truyện đơn giản thường rất ít biến cố, sự kiện xảy ra, thời gian được miêu
tả không nhiều. Yếu tố để thu hút độc giả không nằm trong cốt truyện. Chủ đích của nhà
văn không phải là “trình bày cuộc sống” mà là những “cảm nhận về cuộc sống”. Bởi thế,
ngôn ngữ của tiểu thuyết không phải là ngôn ngữ miêu tả ngoại giới mà là ngôn ngữ của
dòng ý thức. Ngôn ngữ ấy tập trung vào phản ánh nội tâm nhân vật, những suy nghĩ, dằn
vặt, trăn trở của con người trước cuộc đời. Tiểu thuyết Một mai khi hoà bình của Nhã
Ca chỉ là những mẩu chuyện vụn vặt xoay quanh một gia đình gốc Bắc di cư vào Nam.
Chuyện mọi người ngồi nói với nhau về ước mơ, dự định của mình khi hòa bình; chuyện
về một người họ hàng gốc Bắc có mặt ở Sài Gòn đến chơi; chuyện về một bữa ăn, một thói
quen. . . Điều đáng kể, trung tâm của tiểu thuyết xuyên suốt qua những vụn vặt ấy là cảm
giác của mỗi người trước cuộc đời. Hai ông bà già luôn chìm đắm trong nỗi nhớ thương
dằng dặc quê hương xứ Bắc, nơi ghi dấu biết bao kỷ niệm, nơi chôn nhau cắt rốn; nơi còn
lại phần mộ tổ tiên và biết bao người thân yêu, ruột thịt. Bên cạnh nỗi nhớ thương dằng
dặc ấy là sự khắc khoải mong chờ và thấp thỏm âu lo. Mong đến ngày hòa bình, chuyến
tàu nối liền Nam Bắc sẽ hân hoan đưa họ trở lại quê xưa. Thấp thỏm âu lo cho sinh mạng
những người thân trong vòng đạn bom, khói lửa. Lũ con cháu mới lớn, trước sự cách chia
của quê hương xứ sở, sự lạc nhau của người thân, sự đe dọa của chiến tranh lên tính mạng
con người cảm thấy hoang mang cho cuộc sống mịt mù trước mắt: "Chỉ mong hoà bình
rồi, báo tin cho thầy mẹ cháu ngoài ấy biết cháu còn sống là mừng rồi (lời Lý). Đó, anh
Lý lại lặp lại cái nguyện ước mà lần đầu tiên, khi tâm sự với Mai anh đã nói ra. Câu trả lời
giản dị của anh Lý, tuy đã nghe qua một lần nhưng Mai vẫn không khỏi lặng người. Phải
rồi, phải làm sao để mọi người thân yêu có thể báo được cho nhau biết là mình còn sống.
Làm sao để ông bà nội biết em Hải còn sống, để thầy mẹ ngoài ấy biết Mai với anh Đoàn
còn sống" [3;135]. Ngôn ngữ dòng ý thức khiến cho mạch tiểu thuyết luôn miên man theo
68
Cảm nhận trực giác và ngôn ngữ dòng ý thức trong tiểu thuyết đô thị miền Nam...
tâm trạng con người chứ không theo kết cấu logic của sự kiện khách quan nữa.
Tiểu thuyết Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng tuy viết về chuyện tình éo le
nhưng tác giả cũng không chú ý khai thác những chi tiết, những diễn biến ly kỳ mà chỉ có
những rung cảm rất tinh vi của cả hai người. Trong ngày đầu tiên Minh dọn đến ở cùng tòa
biệt thự, Trâm bỗng cảm thấy có sự thay đổi từ những hành động nhỏ nhất trở đi: tiếng gót
giày gõ trên sàn nhà gỗ ròn rã hơn, tiếng khoá cửa lách cách nghe cũng khác đi nhiều. . .
Những sự thay đổi dường như tự nhiên, dường như vô tình nhưng thực chất xuất phát từ
những rung cảm trong đáy sâu tâm hồn Trâm, những rung cảm mà thoạt đầu có lẽ chính
Trâm cũng không ý thức được. Tuy truyện được kể ở ngôi thứ ba nhưng toàn bộ nội dung
là những cảm nhận của Trâm về cuộc sống, những diễn biến truyện cũng được miêu tả,
tường thuật dưới góc nhìn của Trâm. Những suy ngẫm và cảm nhận ấy tạo nên hồn cốt
cho câu chuyện nhiều hơn là diễn biến truyện.
Những tiểu thuyết của Thanh Tâm Tuyền cũng ngổn ngang tâm trạng, triền miên
trong dòng ý thức của nhân vật. Toàn bộ tiểu thuyết Cát lầy là dòng ý thức của Trí - nhân
vật chính, một con người “đầy bí ẩn” có thể mắc bệnh tâm thần nhưng lại mang một ý
thức rất sáng suốt chống lại “sự điên”. Tràn trên những trang sách là những suy nghĩ miên
man của anh về con người, về cuộc đời. Mỗi nhân vật chạm vào Trí, mỗi cảnh vật lướt qua
anh đều chỉ là tác nhân để khơi gợi tâm sự. Những tiểu thuyết khác của Thanh Tâm Tuyền
cũng vậy. Bếp lửa phản ánh tâm trạng của Tâm - một nam thanh niên làm nghề dạy học
tại một trường công giáo tại Bắc Ninh - và tâm trạng một số bạn bè thanh niên cùng trang
lứa. Bối cảnh của chuyện là Hà Nội và một số vùng phụ cận dưới sự kiểm soát của Pháp,
vào thời điểm trước Hiệp định Geneve. Không cốt truyện rành mạch và liền mạch, những
chi tiết, sự việc được kể lại một cách ngắn gọn trong tác phẩm rời rạc như những mảnh
vỡ. Từ những mảnh vỡ ấy hắt lên tâm trạng của lớp thanh niên trí thức trước cuộc đời. Đó
là tâm trạng xa lạ, dửng dưng của Tâm với hết thảy. Kể cả khi bị ông Hiệu trưởng cho thôi
việc, anh cũng chỉ ngạc nhiên một chút rồi lại dửng dưng ngay, coi như việc đó không can
hệ gì tới mình. Ngay cả đến tình yêu đôi lứa, Tâm cũng chỉ thấy một cảm giác chập chờn,
thấy giữa hai người chẳng có mối dây liên hệ nào đáng kể, như thể họ là những người xa
lạ chứ chẳng phải người yêu.
Tiểu thuyết của Ngô Thế Vinh cũng thường không có cốt truyện, không có nhân
vật chính. Tác giả giới thiệu một loạt nhân vật, cho họ sống cạnh nhau, nhưng “bên ngoài
nhau”. Kết cấu tiểu thuyết không theo độ dài thời gian tuyến tính mà trải ra bề rộng. Ngôn
ngữ rời rạc, dửng dưng trong tiểu thuyết Ngô Thế Vinh góp phần thể hiện tâm trạng phẫn
uất, bất mãn, ngờ vực và bi quan trước cuộc đời của một thế hệ thanh niên mất niềm tin
vào cuộc sống. Nhân vật của Ngô Thế Vinh là những mẫu người luôn băn khoăn, lo lắng
và dằn vặt. Triền miên trong tác phẩm là những ý nghĩ, suy tư về thân phận.
2.3. Ngôn ngữ dòng ý thức
Khai thác con người trên bình diện cá nhân, đào sâu vào thế giới nội tâm hết sức
phong phú và phức tạp nên ngôn ngữ tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 -1975 không đơn
thuần là thứ ngôn ngữ kể về bức tranh đời sống mà là ngôn ngữ của chiều sâu tâm trạng.
69
Nguyễn Thị Việt Nga
Thế giới tinh thần của con người luôn luôn bí ẩn, vô hình, khó nắm bắt. Ngôn ngữ đi theo
dòng nội tâm nhân vật nên cũng rất tự do, phóng túng trong những hình ảnh so sánh bất
ngờ, táo bạo, những liên tưởng mông lung không theo một lôgic định sẵn nào. Rất dễ nhận
ra sự lỏng lẻo của ngôn ngữ tiểu thuyết ở bề mặt. Các câu đứng cạnh nhau đơn độc, rời
rạc và lẻ tẻ, nhảy cóc từ sự vật này đến sự vật khác, không theo quan hệ nhân quả thông
thường. Câu trước không phải là tiền đề cho câu sau, câu sau không khai triển tiếp tục ý
câu trước. Giữa các câu nhiều khi không có chất kết dính. Cả đoạn văn không tập trung
nói đến vấn đề gì rành rẽ. Mỗi câu là một liên tưởng đột ngột, bất ngờ. Đây là những đoạn
văn trong tiểu thuyết Lăn về phía mặt trời của Nhã Ca, diễn tả tâm trạng mông lung, quay
cuồng của Ánh trước cuộc đời, nhập nhoà, hỗn độn giữa hư và thực. Lời văn rời rạc, gián
đoạn theo dòng ý nghĩ của con người:
“Tôi cô đơn quá, tôi buồn quá. Với lại tôi đang cần sự che chở. Bỏ tôi ra ngoài đêm
đen kia, tôi sẽ thành quỷ dữ hoặc quỷ dữ xé xác tôi, lôi tôi bỏ vào vạc dầu sôi bỏng. Cho
tôi tựa vai một chút. Cho tôi cầm tay một chút. Đêm Màu Hồng, ánh đèn màu hồng mặt
anh hồng, em hồng. Tiếng hát cao vút: kiếp nào có yêu nhau thì xin chờ đến mai sau. Ánh
ơi, anh yêu em. Yêu em - Ánh ơi, anh yêu em lắm. Trả lời anh đi - Chuyên ơi, kiếp này
có yêu nhau thì xin chờ đến mai sau - Trời ơi, em làm sao vậy - Ánh ơi, chờ em tới mai
sau..." [4;18-19]
Sự rời rạc hay nhảy cóc bất ngờ giữa các câu văn diễn đạt dòng tâm tưởng phức tạp
của con người. Dòng tâm tưởng ấy không đơn tuyến mà luôn luôn có những “bước ngoặt”
bất ngờ. Không gì tự do như suy nghĩ bên trong của con người, nó có thể đột ngột đi từ
hiện tại quay ngược về quá khứ, nhanh chóng hướng về phía tương lai, di chuyển từ sự chú
ý này đến ngay sự chú ý khác. Nó tạo ra lời văn phân mảnh. Nhìn bề ngoài, những câu văn
phân mảnh nhiều khi không có liên hệ với nhau, nhưng nó được liên kết với nhau trong
bề sâu tâm trạng. Đặc điểm ngôn ngữ dòng ý thức trong tiểu thuyết đô thị miền Nam thể
hiện rõ nhất trong độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ của tiểu thuyết đô thị miền Nam là ngôn
ngữ độc thoại nội tâm triền miên, không dứt. Nhiều khi, lời dẫn chuyện cũng trở thành lời
độc thoại nội tâm: “Có tiếng gót giày cứng bước vô. Chu đứng ở cửa khi Hằng ngước lên:
- Thầy!
Người đàn ông ngồi xuống ngay.
- Chiều thứ bảy không đi chơi sao Hằng?
- Dạ ngồi đây cũng được
Chu cười:
- Ngồi đây có khác gì tự cất mình vào kho.
- Con cũng là hàng tồn kho mà thầy.
Hằng đi xuống nhà biểu thằng nhỏ pha nước và đứng chần chờ một lát lâu mới
lên”... [6;233].
Giữa những câu đối đáp vụn, đứt gãy là sự cô độc đáng sợ của con người. Mỗi cá
nhân là một vũ trụ thăm thẳm, đầy bí mật, không có sự cảm thông trực tiếp. Những con
người ở cạnh nhau nhưng vô cùng xa lạ với nhau. Ngôn ngữ không là chiếc cầu nối để
70
Cảm nhận trực giác và ngôn ngữ dòng ý thức trong tiểu thuyết đô thị miền Nam...
người này hiểu người kia, mà ngược lại, họ càng nói càng bị đẩy ra xa nhau. Trong tiểu
thuyết truyền thống, giữa lời đối đáp của các nhân vật là lời dẫn chuyện khách quan của
nhà văn, nhưng trong tiểu thuyết đô thị miền Nam, rất nhiều khi lời dẫn chuyện ấy được
chủ quan hoá thành lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Ngôn ngữ dòng ý thức đã tỏ ra
đắc dụng trong việc diễn tả thế giới bên trong của con người; diễn tả sự cô độc định mệnh
đáng sợ của mỗi thân phận người mong manh trong một thế giới phi lý đầy bất trắc.
3. Kết luận
Tiểu thuyết đô thị miền Nam đề cao ý thức. Mỗi tác phẩm không còn là một chỉnh
thể mà là tập hợp của những mảnh vụn. Thời gian, không gian là thời gian, không gian
của dòng ý thức, của sự liên tưởng ngẫu hứng. Các nhà văn không đề cao cốt truyện trong
tác phẩm của mình. Bởi thế, ngôn ngữ tiểu thuyết không còn là thứ ngôn ngữ miêu tả nữa
mà là ngôn ngữ của dòng ý thức. Đây là điểm phát triển mới về ngôn ngữ của tiểu thuyết
đô thị miền Nam 1954 – 1975. Và đến nay, ngôn ngữ dòng ý thức được các tác giả trẻ sử
dụng nhiều; được nhìn nhận như sự cách tân trong lối viết. Sự cách tân ấy đã được khơi
nguồn ngay từ tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 – 1975.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nhã Ca, 1967. Đêm nghe tiếng đại bác. Nxb Đời Mới, Sài Gòn.
[2] Nhã Ca, 1969.Mưa