Cân đối thu chi ngân sách

Quanđiểm chungvềcânđốiNSNN 1.1.KháiniệmvềcânđốiNgânsáchNhànước CânđốiNSNNlà tổnghợpcáckhoảnthuvàchi củaNgânsáchNhànướctrongmộtthờikỳ(thường là mộtnăm)và nguồnbùđắp thiếu hụthoặcsử dụngkếtdưcủaNgânsách Nhànước.

pdf51 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cân đối thu chi ngân sách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 1 I. CÂN ĐỐI THU CHI NS 1. Quan điểm chung về cân đối NSNN 1.1. Khái niệm về cân đối Ngân sách Nhà nước Cân đối NSNN là tổng hợp các khoản thu và chi của Ngân sách Nhà nước trong một thời kỳ (thường là một năm) và nguồn bù đắp thiếu hụt hoặc sử dụng kết dư của Ngân sách Nhà nước. Qua khái niệm nói trên, có thể hiểu cân đối Ngân sách Nhà nước theo các nội dung cơ bản sau: 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 2 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 1.1. Khái niệm về cân đối Ngân sách Nhà nước - Cân đối Ngân sách Nhà nước là cân đối về mặt giá trị, nó phản ánh nguồn lực tài chính được tập trung dưới sự quản lý của Nhà nước và dùng để phân phối cho các nhu cầu chi tiêu theo những mục tiêu nhất định. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 3 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 1.1. Khái niệm về cân đối Ngân sách Nhà nước - Cân đối thu chi Ngân sách Nhà nước được xác định trên cơ sở thực thu, thực chi ngân sách; thu chi Ngân sách Nhà nước bao gồm những yếu tố nào, khoản mục nào, đối tượng phạm vi ra sao thì đối với mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt nhất định, song một nguyên tắc chung đó là trên cơ sở thực tế có phát sinh. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 4 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 1.1. Khái niệm về cân đối Ngân sách Nhà nước - Các khoản thu chi phản ánh trong cân đối Ngân sách Nhà nước được thực hiện trong năm tài chính; dẫu rằng có các khoản thu chi không thuộc thời kỳ này, nhưng thực tế có phát sinh trong nằm tài chính đều được phản ánh vào cân đối năm đó. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 5 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 1.1. Khái niệm về cân đối Ngân sách Nhà nước - Cân đối thu chi Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương; phạm vi và mức độ ảnh hưởng của cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương cũng có sự khác nhau, tuỳ theo sự phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp quản lý ngân sách của mỗi nước. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 6 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 1.2. Đặc điểm của cân đối Ngân sách Nhà nước Cân đối Ngân sách Nhà nước là một bộ phận của cân đối thu chi tài chính. Đặc điểm này thể hiện qua các nội dung cơ bản sau: 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 7 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 1.2. Đặc điểm của cân đối Ngân sách Nhà nước - Cân đối thu chi tài chính là cân đối nguồn lực tài chính theo nghĩa rộng mang tính chất toàn xã hội, nó bao gồm thu chi trong và ngoài ngân sách, thu chi tín dụng và thu chi tiền tệ của các thành phần kinh tế; còn cân đối Ngân sách Nhà nước phản ánh nguồn lực tài chính mà Nhà nước có thể chi phối trực tiếp. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 8 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 1.2. Đặc điểm của cân đối Ngân sách Nhà nước - Cân đối thu chi tài chính phản ánh sự tập trung và phân phối vốn tiền tệ toàn xã hội, là sự cân đối tổng hợp nguồn lực tài chính ở tầm vĩ mô; còn cân đối Ngân sách Nhà nước thể hiện nguồn lực tài chính được tập trung vào Ngân sách Nhà nước thông qua thuế và các công cụ tài chính khác; đồng thời phản ánh khâu then chốt của nền kinh tế có được cân đối về mặt tài chính hay không. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 9 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 1.2. Đặc điểm của cân đối Ngân sách Nhà nước - Cân đối thu chi tài chính mang đặc tính của kế hoạch có tính chỉ đạo; phản ánh quan hệ cân đối, phân bổ nguồn lực tài chính toàn xã hội, chỉ đạo và điều hoà việc sử dụng phối hợp các loại vốn; còn cân đối Ngân sách Nhà nước về thực chất thể hiện sự cân đối thu chi tài chính trong khuôn khổ tài chính Nhà nước, có đặc tính của kế hoạch pháp lệnh. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 10 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 1.2. Đặc điểm của cân đối Ngân sách Nhà nước - Cân đối Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng khá lớn trong cân đối thu chi tài chính, đó là tụ điểm tài chính lớn của nền kinh tế. Cân đối thu chi Ngân sách Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 11 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 1.2. Đặc điểm của cân đối Ngân sách Nhà nước Thông qua cân đối Ngân sách Nhà nước, Nhà nước đưa ra các chính sách tài chính trong từng thời kỳ và sử dụng quyền lực tài chính của mình để điều tiết thu nhập xã hội, phục hưng và phát triển kinh tế. Đồng thời thông qua đó Nhà nước thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát các hoạt động kinh tế – xã hội nhằm đảm bảo thực hiện đúng pháp luật và đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 12 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2. Các chỉ tiêu cấu thành cân đối NSNN 2.1. Thu Ngân sách Nhà nước Thu Ngân sách Nhà nước là biểu hiện bằng tiền phần giá trị tổng sản phẩm quốc dân được tập trung vào quỹ tiền tệ của Nhà nước để chi dùng cho sự tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước và cho các nhu cầu phát triển chung của xã hội. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 13 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2.1. Thu Ngân sách Nhà nước Theo ý nghĩa đó thu NSNN là toàn bộ các khoản thực thu của NSNN trong thời gian một năm mà không làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp. Khoản thu quan trọng nhất của Ngân sách Nhà nước là thu trong nước bao gồm thu thuế, thu không có tính chất thuế, thu bán tài sản và các khoản thu khác từ nền kinh tế; khoản thu từ nước ngoài chủ yếu là thu viện trợ. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 14 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2.1. Thu Ngân sách Nhà nước Thu Ngân sách Nhà nước được phân loại thành thu thường xuyên và thu về vốn. Thu thường xuyên bao gồm thu thuế và thu không có tính chất thuế như phí, lệ phí thu về vốn bao gồm tiền thu bán tài sản, bán cổ phiếu và các khoản thu chuyển vốn khác. Với quan niệm thu Ngân sách Nhà nước nói trên thì vay nợ không tính trong thu Ngân sách Nhà nước. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 15 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2.2. Viện trợ Viện trợ cũng là khoản thu không phát sinh nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp từ Chính phủ các nước khác hoặc từ các tổ chức quốc tế. Viện trợ bao gồm viện trợ bằng tiền hoặc viện trợ bằng hàng, trên cơ sở hai loại mục đích sử dụng là: 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 16 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2.2. Viện trợ Viện trợ theo những dự án cụ thể hoặc là hỗ trợ cho ngân sách nói chung mà không yêu cầu nội dung chi tiêu cụ thể. Thực chất viện trợ cũng là một khoản thu Ngân sách Nhà nước, nhưng vì mục đích phân tích có thể tách thu viện trợ thành mục riêng trong cân đối Ngân sách Nhà nước. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 17 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2.3. Chi Ngân sách Nhà nước Chi Ngân sách Nhà nước là quá trình Nhà nước phân bổ và sử dụng quỹ ngân sách để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 18 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2.3. Chi Ngân sách Nhà nước Chi Ngân sách Nhà nước là các khoản thực chi của Ngân sách Nhà nước trong năm tài chính mà không phát sinh nghĩa vụ bồi hoàn trực tiếp. Chi Ngân sách Nhà nước được phân loại theo chức năng của Chính phủ và theo tính chất kinh tế. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 19 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2.3. Chi Ngân sách Nhà nước Theo chức năng thì chi Ngân sách Nhà nước bao gồm chi cho các hoạt động công cộng chung như chi quốc phòng, an ninh, chi y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội: chi cho các hoạt động kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, đánh cá, hầm mỏ, giao thông và các khoản chi kinh tế khác. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 20 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2.3. Chi Ngân sách Nhà nước Theo tính chất kinh tế thì chi Ngân sách Nhà nước bao gồm chi về hàng hoá, dịch vụ, chi trả lãi tiền vay, chi hình thành tài sản cố định, mua cổ phiếu và các khoản chi chuyển vốn trong nước nước ngoài khác. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 21 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2.4. Cho vay trừ đi thu nợ Cho vay trừ đi thu nợ là những hoạt động tài chính của Chính phủ nhằm mục đích thực hiện chính sách của Nhà nước hơn là hoạt động mang tính KD với mục đích tìm kiếm thu nhập. Cho vay trừ đi thu nợ không tính trong chi NSNN, song chỉ tiêu này được tính trong cân đối NSNN để xác định bội chi hay bội thu NSNN trong năm tài chính. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 22 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2.5. Bội thu/bội chi Ngân sách Nhà nước Bội thu hay bội chi Ngân sách Nhà nước là chỉ tiêu phản ánh sự chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi Ngân sách Nhà nước. Tổng thu Ngân sách Nhà nước bao gồm cả thu viện trợ, còn tổng chi Ngân sách Nhà nước bao gồm cả chỉ tiêu cho vay trừ đi thu nợ. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 23 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2.6. Nguồn bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước Một khi Ngân sách Nhà nước có bội chi thì phải có nguồn bù đắp. Nguồn bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản vay và sự thay đổi về khả năng thanh toán của Chính phủ: 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 24 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2.6. Nguồn bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước - Khoản vay bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước là khoản thực vay trong năm tàì chính, tức là vay sau khi trừ đi trả nợ gốc. - Nguồn bù đắp bằng sự thay đổi khả năng thanh toán của Chính phủ là việc sử dụng các nguồn vốn khác do Chính phủ quản lý để bù đắp thiếu hụt NSNN; các nguồn vốn đó có thể là: số dư quỹ dự trữ tài chính, các quỹ ngoài ngân sách khác. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 25 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 2.6. Nguồn bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước - Bên cạnh các nguồn bù đắp bội chi Ngân sách Nhà nước nói trên, còn có một nguồn vốn nữa có thể được sử dụng, đó là vốn phát hành. Điều đó có nghĩa là Nhà nước thông qua Ngân hàng Trung ương để phát hành tiền cho các nhu cầu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 26 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 3. Phân tích cân đối Ngân sách Nhà nước 3.1. Vai trò của việc phân tích cân đối Ngân sách Nhà nước Việc phân tích cân đối Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách vĩ mô cũng như quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 27 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 3.1. Vai trò của việc phân tích cân đối NSNN Cân đối Ngân sách Nhà nước cho biết mức độ động viên GDP vào Ngân sách Nhà nước là bao nhiêu, mức độ động viên đó có hợp lý hay không, có đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước hay không. Phân tích cân đối Ngân sách Nhà nước cho biết khả năng phân bổ vốn ngân sách cho các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ như thế nào; 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 28 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 3.1. Vai trò của việc phân tích cân đối NSNN mức bội chi NSNN là bao nhiêu và Chính phủ sử dụng nguồn nào để bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước. Phân tích cân đối Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng dự toán ngân sách ngắn hạn và trung hạn; mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý ngân sách hữu hiệu. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 29 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 3.2. Nội dung phân tích cân đối NSNN Phân tích chi tiết cân đối Ngân sách Nhà nước cho thấy rõ hơn về cơ cấu thu và cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước: - Về cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước cho biết thu thường xuyên của Ngân sách Nhà nước có đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên của ngân sách hay không, mặt khác cho biết tỷ trọng từng khoản thu trong Ngân sách Nhà nước. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 30 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 3.2. Nội dung phân tích cân đối NSNN Từ đó cho phép Chính phủ đưa ra các chính sách thu phù hợp trong từng thời kỳ. - Về cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước cho biết chi thường xuyên và chi vốn trong tổng chi Ngân sách Nhà nước, đồng thời cho biết cơ cấu từng khoản chi trong cân đối Ngân sách Nhà nước; qua đó cho thấy chính sách chi tiêu của Chính phủ. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 31 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 3.2. Nội dung phân tích cân đối NSNN - So sánh thu viện trợ trong cơ cấu NSNN cho thấy mức độ sử dụng vốn viện trợ trong ngân sách quốc gia; cơ cấu viện trợ vốn và viện trợ thường xuyên cho thấy loại hình viện trợ thực hiện. - Cho vay trừ đi thu nợ phản ánh khả năng tài trợ của Ngân sách Nhà nước cho các dự án trong nước cũng như đầu tư ra bên ngoài. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 32 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 3.2. Nội dung phân tích cân đối NSNN Cho vay trong nước phản ánh chính sách sử dụng vốn ngân sách của Chính phủ. Chính phủ có thể tăng cường tài trợ cho các dự án dưới hình thức cho vay, thay vì cấp phát Ngân sách Nhà nước; còn cho vay ra bên ngoài cũng phản ánh mối quan hệ tín dụng quốc tế của Chính phủ. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 33 I. CÂN ĐỐI THU CHI NSNN 3.2. Nội dung phân tích cân đối NSNN - Nguồn bù đắp thiếu hụt NSNN cho thấy thiếu hụt NSNN được bù đắp bằng nguồn nào, vốn trong nước hay vốn nước ngoài. Nói chung bù đắp bằng vốn vay trong nước có ý nghĩa tích cực hơn vay nước ngoài. Đi vào chi tiết có thể thấy rõ hơn vốn vay trong nước được thực hiện bằng nguồn gì; từ ngân hàng hay ngoài khu vực ngân hàng; nếu như tài trợ bằng nguồn vốn từ khu vực ngân hàng thì tốt hơn tài trợ từ khu vực ngoaứi ngân hàng. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 34 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH Đảm bảo cân đối Ngân sách Nhà nước là tổng hợp các chính sách, giải pháp nhằm thực hiện được cân đối ngân sách theo các mục tiêu đã hoạch định. Đảm bảo cân đối ngân sách không có nghĩa là đảm bảo cân bằng giữa thu và chi ngân sách mà còn phải tính đến khả năng huy động vốn trong và ngoài nước để bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước, cũng như các nguồn vốn quỹ khác có thể sử dụng để cân đối Ngân sách hà nước. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 35 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH Xét về tổng thể, đảm bảo cân đối Ngân sách Nhà nước nhằm mục tiêu ổn định cân đối tài chính tổng hợp và cân đối vĩ mô nền kinh tế. Các nội dung cơ bản để đảm bảo cân đối Ngân sách Nhà nước tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 36 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 1. Đảm bảo thu Ngân sách Nhà nước Đảm bảo thu Ngân sách Nhà nước có liên quan đến hai yếu tố: tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ động viên tổng sản phẩm quốc nội vào NSNN. -Tổng sản phẩm quốc nội tăng sẽ tạo ra cơ sở nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước; mặt khác cơ cấu chi tiêu, đặc biệt là cơ cấu chi đầu tư từ NSNN cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 37 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 1. Đảm bảo thu Ngân sách Nhà nước Suy cho cùng để tăng GDP thì phải thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nước; đồng thời phải tăng cường đầu tư đẩy mạnh thương mại, dịch trong nước cũng như nước ngoài. - Tỷ lệ động viên GDP vào Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo số thu Ngân sách Nhà nước. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 38 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 1. Đảm bảo thu Ngân sách Nhà nước Nếu tăng tỷ lệ động viên GDP vào Ngân sách Nhà nước sẽ làm cho khuôn khổ ngân sách tăng lên nhanh chóng; tuy nhiên tỷ lệ động viên cao sẽ gây trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Việc xác định tỷ lệ động viên thể hiện chính sách phân phối thu nhập quốc dân của Nhà nước trong từng thời kỳ. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 39 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 2. Đảm bảo chi Ngân sách Nhà nước Đảm bảo chi Ngân sách Nhà nước liên quan đến chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. - Chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước cho thấy những mục tiêu mà Nhà nước cần đạt được trong thời kỳ ngắn hạn hay trung hạn; từ đó xác định mức độ đầu tư vốn của Nhà nước. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 40 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 2. Đảm bảo chi Ngân sách Nhà nước Nếu như Nhà nước tập trung vào xây dung cơ sở hạ tầng kinh tế thì vốn dành cho những mục tiêu này sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn; hoặc nếu như Nhà nước muốn đầu tư để cải thiện môi trường xã hội, y tế, giáo dục thì đây là các lĩnh vực được ưu tiên. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 41 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 2. Đảm bảo chi Ngân sách Nhà nước - Tổ chức bộ máy Nhà nước cũng có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng vốn NSNN, vì mục tiêu đầu tiên của chi tiêu Ngân sách Nhà nước là duy trì hoạt động cho bộ máy Nhà nước. Nếu như bộ máy này lớn, cồng kềnh thì việc sử dụng kinh phí sẽ tốn kém hơn; nếu như bộ máy gọn nhẹ, có hiệu quả thì sẽ tiết kiệm kinh phí cho những mục tiêu khác. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 42 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 2. Đảm bảo chi Ngân sách Nhà nước - Chi tiêu của NSNN cũng tuỳ thuộc vào tình trạng nợ nần của Nhà nước. Nếu Nhà nước có nghĩa vụ trả nợ cao thì Ngân sách Nhà nước phải bố trí một mức vốn hợp lý để trả nợ, nhất là các khoản nợ đến hạn. Trả nợ là một nội dung quan trọng trong chính sách nợ của Nhà nước, bởi vì nếu có trả được nợ, Nhà nước mới có khả năng vay mới. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 43 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 3. Đảm bảo nguồn bù đắp thiếu hụt NSNN Mỗi biện pháp bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước có tính chất và ảnh hưởng khác nhau đến nền kinh tế. - Vay để bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước có nghĩa là Nhà nước phải trả nợ trong tương lai, nguồn trả nợ phải lấy từ thu thuế. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 44 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 3. Đảm bảo nguồn bù đắp thiếu hụt NSNN Điều đó có nghĩa là vay nợ sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của nền kinh tế nói chung và từng người dân nói riêng. Mỗi hình thức vay nợ lại có tính chất và ảnh hưởng khác nhau. Vay trong nước thông qua thị trường tài chính sẽ khuyến khích tiết kiệm và tăng đầu tư; còn vay nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế và đôi khi bị lệ thuộc vào bên ngoài. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 45 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 3. Đảm bảo nguồn bù đắp thiếu hụt NSNN - Phát hành tiền cho chi tiêu Ngân sách Nhà nước làm cho lạm phát tăng lên, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và tiêu dung của xã hội. Tuy nhiên từ một góc độ khác, với một mức độ nào đó phát hành tiền sẽ làm tăng tốc độ đầu tư xã hội và có ý nghĩa nhất định trong việc kích cầu. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 46 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 4. Đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước Biện pháp quản lý Ngân sách Nhà nước nhằm vào các mục đích tăng cường quản lý thu, quản lý chi và quản lý vay nợ. Trong phạm vi ngân sách đã được xác định thì biện pháp quản lý có vai trò làm cho cân đối Ngân sách Nhà nước được tích cực hơn và hiệu quả hơn. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 47 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 4. Đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước - Quản lý thu có nghĩa là đảm bảo các đối tượng thu Ngân sách Nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ thu nộp đầy đủ, kịp thời, không bỏ sót nguồn thu và không bị thất thu. - Quản lý chi NSNN nhằm đảm bảo phân bổ và thực hiện chi tiêu Ngân sách Nhà nước một cách đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 48 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 4. Đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước - Quản lý vay nợ bao gồm việc duy trì mức nợ vay hợp lý, đảm bảo khả năng trả nợ của Nhà nước đối với các khoản nợ đến hạn. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 49 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 5. Đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô đòi hỏi Nhà nước thực thi các chính sách nhằm duy trì các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo những mục tiêu đã hoạch định. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và do đó trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến Ngân sách Nhà nước. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 50 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 5. Đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô Mặt khác, Ngân sách Nhà nước là một quỹ tiền tệ lớn trong nền kinh tế nên việc thực thi chính sách tài khoá cũng ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Mỗi khi có một nhân tố thay đổi thì các nhân tố kinh tế khác cũng thay đổi theo; do vậy, vấn đề quản lý kinh tế vĩ mô là tổng hợp các giải pháp nhằm duy trì và thực thi các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo những mục tiêu đã định. 4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 51 II. ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 5. Đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô Qua phân tích ở trên cho thấy cân đối NS có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Để đ
Tài liệu liên quan