Cặp phạm trù nguyên nhân – Kết quả

Việt Nam nổi tiếng với một kho tàng ca dao tục ngữ đồ sộ được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Tục ngữ chính là những tri thức dân gian được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả sự cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường". Tục ngữ có mục đích triết lý, luôn luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người, do đó có thể nói tục ngữ chính là hình thức “triết học dân gian”. Điều đó được thể hiện ở chỗ trong nội dung tục ngữ có chứa đựng những yếu tố của tư tưởng triết học, nghĩa là những tư tưởng triết học không được thể hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ như những quy luật, nguyên lý và mệnh đề triết học mà nó chỉ được thể hiện một phần nào đó và bằng cách nào đó trong nội dung của tục ngữ. Đối với mỗi con người Việt Nam những câu như “Ở hiền gặp lành”, “Ở ác gặp dữ”, “Gieo gió gặt bão”, “Trèo cao ngã đau”, “Nhân nào quả đấy” là những câu tục ngữ rất đỗi quen thuộc mà ai cũng đã từng nghe hoặc từng nói, mang ý nghĩa giáo dục về những hành động và những điều ta nhận lại sau hành động đó. Ẩn chứa trong những câu tục ngữ hết sức gần gũi với đời sống của mỗi chúng ta lại chính là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học. Đó là phạm trù về nguyên nhân và kết quả, hay còn gọi là phép nhân quả. Không chỉ trong ca dao tục ngữ, ngay trong Phật giáo – tín ngưỡng gần với cuộc sống của chúng ta cũng đề cập rất nhiều đến thuyết nhân quả, qua từng câu chuyện, từng lời răn. Ví dụ như trong những điều Phật dạy có câu: “Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai” hay “Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả”.

doc13 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 16480 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cặp phạm trù nguyên nhân – Kết quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cặp phạm trù nguyên nhân –kết quả Lời mở đầu Việt Nam nổi tiếng với một kho tàng ca dao tục ngữ đồ sộ được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Tục ngữ chính là những tri thức dân gian được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả sự cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường". Tục ngữ có mục đích triết lý, luôn luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người, do đó có thể nói tục ngữ chính là hình thức “triết học dân gian”. Điều đó được thể hiện ở chỗ trong nội dung tục ngữ có chứa đựng những yếu tố của tư tưởng triết học, nghĩa là những tư tưởng triết học không được thể hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ như những quy luật, nguyên lý và mệnh đề triết học mà nó chỉ được thể hiện một phần nào đó và bằng cách nào đó trong nội dung của tục ngữ. Đối với mỗi con người Việt Nam những câu như “Ở hiền gặp lành”, “Ở ác gặp dữ”, “Gieo gió gặt bão”, “Trèo cao ngã đau”, “Nhân nào quả đấy”là những câu tục ngữ rất đỗi quen thuộc mà ai cũng đã từng nghe hoặc từng nói, mang ý nghĩa giáo dục về những hành động và những điều ta nhận lại sau hành động đó. Ẩn chứa trong những câu tục ngữ hết sức gần gũi với đời sống của mỗi chúng ta lại chính là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học. Đó là phạm trù về nguyên nhân và kết quả, hay còn gọi là phép nhân quả. Không chỉ trong ca dao tục ngữ, ngay trong Phật giáo – tín ngưỡng gần với cuộc sống của chúng ta cũng đề cập rất nhiều đến thuyết nhân quả, qua từng câu chuyện, từng lời răn. Ví dụ như trong những điều Phật dạy có câu: “Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai” hay “Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả”. Qua đó ta có thể thấy thực sự mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống. Mỗi hiện tượng, mỗi sự vật, sự việc xảy ra và tồn tại xung quanh chúng ta, từ việc nhỏ như thức ăn được nấu chín có nguyên nhân là do sự tương tác giữa nhiệt độ với thức ăn làm biến đổi thức ăn, hay những việc trọng đại như chiến tranh xảy ra ở một quốc gia với nguyên nhân chủ yếu là mục đích kinh tế. Tất cả xảy ra đều có nguyên nhân của nó, mọi việc đã làm đều nhận được kết quả tương xứng. Vậy triết học nói chung và chủ nghĩa Mác- Lênin nói riêng có quan điểm như thế nào về phạm trù về nguyên nhân và kết quả, một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Trong giới hạn bài thu hoạch này, nhóm chúng tôi xin trình bày về đề tài “Phân tích nội dung của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này.” I. Phạm trù nguyên nhân và kết quả: I.1. Khái niệm phạm trù. Bản chất của phạm trù. I.1.1 Khái niệm phạm trù: Trong quá trình suy nghĩ, con người thường xuyên phải sử dụng những khái niệm nhất định như “người”, “động vật”, “kim loại”Những khái niệm đó là hình thức của tư duy để phản ánh những thuộc tính quan trọng nhất của lớp sự vật, hiện tượng nhất định. Tuỳ thuộc vào số lượng của sự vật, hiện tượng được phản ánh mà ta có các khái niệm rộng, hẹp khác nhau. Trong đó, phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung và cơ bản nhất của các sự vật và hiện tưọng thuộc một lĩnh vực hiện thực nhất định. Mỗi bộ môn khoa học đều có phạm trù riêng của mình. Chẳng hạn, vật lý học có các phạm trù năng lượng, khối lượng; trong sinh học có phạm trù biến dị, di truyền; trong kinh tế học có các phạm trù hàng hóa, giá trị; mỹ học có các phạm trù cái đẹp, cái bi, cái hài Phạm trù của phép biện chứng duy vật là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy), ví dụ như các phạm trù: vật chất, ý thức, mâu thuẫn, nguyên nhân, kết quả, bản chất, hiện tượng I.1.2. Bản chất của phạm trù. Trong lịch sử triết học có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của phạm trù. Có nhà triết học coi phạm trù là có sẵn, có trước con người như I.Kant - nhà triết học người Đức. Các nhà triết học thuộc phái duy thực cho những khái niệm (phạm trù) có trước các sự vật riêng lẻ, cá biệt và quy định các sự vật riêng lẻ, cá biệt đó. Các nhà duy danh ngược lại cho rằng, những khái niệm (phạm trù) chỉ là tên gọi, không có nội dung, chỉ có những sự vật riêng lẻ, cá biệt là tồn tại thựcNhững quan niệm trên đều chưa đúng. Theo triết học duy vật biện chứng, phạm trù không có sẵn bẩm sinh, mà được hình thành trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, bằng con đường khái quát hoá, trừu tượng hoá những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có bên trong bản thân sự vật. Do vậy, nguồn gốc, nội dung phạm trù là khách quan mặc dù hình thức thể hiện của nó là chủ quan. Phạm trù có các tính chất sau: - Tính khách quan: Mặc dù phạm trù là kết quả của tư duy, song nội dung mà nó phản ánh là khách quan, do hiện thực khách quan mà nó phản ánh quy định. Nghĩa là phạm trù khách quan về nguồn gốc, về cơ sở, nội dung, còn hình thức thể hiện của phạm trù là chủ quan. - Tính biện chứng: Tính chất này thể hiện ở chỗ, nội dung mà phạm trù phản ánh luôn vận động, phát triển cho nên các phạm trù cũng luôn vận động, thay đổi không đứng im. Các phạm trù có thể thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau. Tính biện chứng của bản thân sự vật, hiện tượng mà phạm trù phản ánh quy định biện chứng của phạm trù. Điều này cho chúng ta thấy rằng, cần phải vận dụng, sử dụng phạm trù hết sức linh hoạt, uyển chuyển, mềm dẻo, biện chứng. I.2. Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả. Mối quan hệ nhân quả là một trong mối quan hệ được loài người phát hiện sớm nhất trong triết học Ấn Độ cổ đại. Mối quan hệ này là cơ sở để hình thành nhiều lý luận khác nhau, nhất là các học thuyết tôn giáo, triết học. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về việc hiểu như thế nào là nguyên nhân, thế nào là kết quả; song giữa chúng đều có những điểm tương đồng. Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật. Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nào đó. Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Theo định nghĩa của B. Russell: Định luật nhân quả là bất kỳ định luật nào có thể cho chúng ta khả năng dựa tên một biến cố để đưa ra một kết luận nào đó về một biến cố khác (hay nhiều biến cố khác). I.2.1. Khái niệm nguyên nhân, kết quả. Nguyên nhân là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định. Kết quả là phạm trù triết học chỉ là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. Ví dụ: Sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố trong hạt ngô là nguyên nhân làm cho từ hạt ngô nảy mầm lên cây ngô. Sự tác động giữa điện, xăng, không khí, áp suất(nguyên nhân) gây ra sự nổ động cơ (kết quả). I.2.2. Phân biệt nguyên nhân và nguyên cớ, nguyên nhân và điều kiện. Nguyên cớ là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết quả, có liên hệ với kết quả nhưng chỉ là liên hệ bên ngoài không bản chất. Chẳng hạn, không phải nguồn điện là nguyên nhân làm bóng đèn phát sáng mà chỉ là tương tác của dòng điện với dây dẫn (trong trường hợp này, với dây tóc của bóng đèn) mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng. Một ví dụ khác, nước Mỹ lợi dụng nguyên cớ chống khủng bố và cho rằng Iraq có vũ khí huỷ diệt hàng loạt để tiến hành chiến tranh xâm lược Iraq. Thực chất, Iraq không có liên quan tới khủng bố và không có vũ khí huỷ diệt hàng loạt như thanh tra của Liên Hợp quốc đã kết luận. Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng lại có tác dụng biến khả năng chứa đựng trong nguyên nhân thành kết quả, thành hiện thực. Vì vậy, điều kiện là cái không thể thiếu được cho sự xuất hiện kết quả. Điều kiện là hiện tượng cần thiết để nguyên nhân phát huy tác dụng. Điều kiện khác với nguyên nhân. Nguyên nhân bao giờ cũng tham gia vào kết quả còn điều kiện chỉ là môi trường để cho sự tác động xảy ra. Ví dụ: nguyên nhân của hạt thóc nảy mầm là do những yếu tố bên trong hạt thóc tác động lẫn nhau gây nên, nhưng để nẩy thành mầm thì phải có điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, Tại sao hai sinh viên khác nhau, chịu cùng một sự tác động lại cho những kết quả khác nhau? Tương tự, tại sao trong cùng một môi trường sống, chịu tác động của cùng một hoàn cảnh nhưng lại có người tốt, kẻ xấu? Nguyên nhân của điều này chính là sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và con người. Hoàn cảnh giống nhau, nhưng tác động vào những con người có năng khiếu khác nhau, bản lĩnh khác nhau sẽ tạo ra những con người khác nhau. Khi một cánh cửa bị gió làm vỡ người ta nói nguyên nhân là do gió chứ không tính đến đặc điểm của tấm kính. Chính do việc chỉ hiểu một nhân tố là nguyên nhân như thế nên nhiều lúc người ta khó trả lời cho những câu hỏi của cuộc sống. Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện. Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân. I.2.3. Tính chất của mối liên hệ nhân quả. Là một cặp phạm trù của phép duy vật biện chứng, cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả bao gồm các tính chất sau: tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu. Về tính khách quan: Thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó cho thấy vật chất đang vận động quy đến cùng là nguyên nhân duy nhất, là nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng, quá trình; và mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có căn cứ của nó trong những sự vật, hiện tượng, quá trình khác. Vậy nên không có sự vật hiện tượng nào không có nguyên nhân mà chỉ có chúng ta chưa tìm ra nguyên nhân của hiện tượng đó, và cũng không có một hiện tượng nào không sinh ra kết quả mà chỉ có chúng ta chưa tìm ra được kết quả của nó. Về tính phổ biến: Tính phổ biến của quan hệ nhân quả thể hiện ở chỗ mọi sự vật và hiện tượng đều nảy sinh từ những sự vật hiện tượng khác. Trong đó cái sản sinh ra cái khác được gọi là nguyên nhân và cái được sinh ra gọi là kết quả. Về tính tất yếu: Thực tiễn cho thấy rằng một nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra kết quả nhất định. Điều đó chứng tỏ mối liên hệ nhân - quả trong những điều kiện nhất định có tính tất yếu. Cùng một nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện như nhau thì kết quả gây ra phải như nhau. Nghĩa là nguyên nhân tác động trong những điều kiện càng ít khác nhau thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau. Ví dụ: Nước ở áp suất 1 atm luôn luôn sôi ở 1000 độ C. II. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả II.1. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào là không có nguyên nhân. Nữ diễn viên nổi tiếng Marilyn Monroe đã từng nói “I believe that everything happens for a reason”, có nghĩa rằng “Tôi tin là mọi việc xảy ra đều có lí do của nó”. Mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ mang tính tất yếu hiển nhiên và được tất cả mọi người công nhận. Mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta đều có một nguyên nhân nhất định, từ những điều nhỏ nhất cho tới những điều to lớn nhất. Ví dụ: Phần lớn các nhà khoa học đều chung quan điểm về thuyết Vụ nổ lớn (Big Bang Theory) đã tạo nên Hệ Mặt trời. Vụ nổ lớn chính là nguyên nhân, còn sự hình thành Hệ Mặt trời (trong đó có Trái Đất) là kết quả. Mặc dù lí thuyết này đã được chứng minh bằng thực nghiệm vật lý (chứng minh qua định luật Hubble về sự giãn nở của vũ trụ, bức xạ phông vũ trụ, sự phân bố và tiến hóa của các thiên hà và đặc biệt là sự hình thành các nguyên tố cơ bản), thậm chí đã được tái tạo thành công bởi các nhà khoa học Anh; song nó vẫn gặp nhiều phản bác từ các tín đồ tôn giáo; họ cho rằng thuyết Vụ nổ lớn đi ngược lại với sự sáng thế trong Kinh thánh hay Kinh Qur’an. Tuy nhiên, nhiều người theo đạo Cơ đốc, Ấn Độ giáo và Hồi giáo đã thừa nhận tính đúng đắn của thuyết Big Bang, đặc biệt là Giáo hội Công giáo La Mã và Giáo hoàng Pius XII. II.2. Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Tuy nhiên, không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về thời gian cũng là quan hệ nhân quả. Ví dụ như ngày kế tiếp đêm, sấm kế tiếp chớpnhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày hay chớp là nguyên nhân của sấm. Cần phân biệt rõ ràng quan hệ nhân quả với sự kế tiếp về mặt thời gian. Quan hệ nhân quả có tính chất kế tiếp về mặt thời gian, nhưng những hiện tượng kế tiếp nhau về thời gian chưa chắc đã có quan hệ nhân quả. Thực tế, nguyên nhân sinh ra ngày và đêm là sự tự quay của Trái Đất quanh trục Bắc Nam của nó, ánh sáng mặt trời chỉ chiếu sang phần bề mặt Trái Đất hướng về phía mặt trời. Sấm và chớp đều do sự phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu nhau, nhưng vì vận tốc ánh sáng truyền trong không gian nhanh hơn vận tốc âm thanh nên chúng ta sẽ thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm. II.3. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên. - Trường hợp một nguyên nhân sinh ra một kết quả: Vì đói nên người ta phải ăn, vì khát nên người ta phải uống...Đây là bản năng của mỗi người, khi đó họ sẽ có phản xạ có điều kiện: tìm kiếm đồ ăn trong tủ lạnh hoặc đi mua đồ uống ở cửa hàng yêu thích - Trường hợp một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả: Cuộc khủng hoàng tài chính tại Mĩ không chỉ gây ra sự nổ tung thị trường bất động sản và thị trường tài chính, sự phá sản của nhiều ngân hàng ở Mĩ mà còn kéo theo sự khủng hoảng ở các nước châu Âu và lan rộng ra toàn thế giới. Hàng triệu người Anh lâm vào cảnh thất nghiệp. Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) dự báo sẽ có khoảng 17 triệu người lâm vào cảnh thiếu đói. Ngoài ra còn rất nhiều những tác động khác của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn đang tồn tại trên toàn thế giới. - Trường hợp nhiều nguyên nhân sinh ra một kết quả: Hiện tượng mất mùa có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân: không diệt trừ được hết sâu bệnh gây hại cho lúa, đất canh tác không được cày bừa đào xới cẩn thận, không chăm sóc bón phân thường xuyên, thiên tai, hạn hán lũ lụt dẫn tới mất mùangoài ra còn có rất nhiều những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác. II.4. Vị trí và vai trò của các nguyên nhân là khác nhau trong việc hình thành kết quả; ngược lại, một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau. Khi một kết quả được sinh ra bởi nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân có thể tác động theo các hướng thuận nghịch khác nhau vè đều có ảnh hưởng tới sự hình thành kết quả, nhưng vị trí và vai trò của chúng là khác nhau. Có nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoàiNgược lại, một nguyên nhân có thể đưa đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính, kết quả phụ, kết quả cơ bản, kết quả trực tiếp, kết quả gián tiếp Ví dụ: Cuộc xâm lược của Liên quân Hoa Kì, Anh, Úc và Ba Lan (chủ yếu là Hoa Kì) vào Iraq vào năm 2003 sau khi tranh cãi về vấn đề vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và vũ khí hóa học ở Iraq. Có nhiều nguyên nhân cho cuộc xâm lược này, cụ thể như sau: Nguyên nhân trực tiếp (hay chính là cái cớ để Hoa Kì đưa quân vào Iraq và hợp pháp hóa cuộc chiến) là sự nghi ngờ của Mĩ và đồng minh phương Tây về vấn đề vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học ở Iraq mà sau này chính các quốc gia đó khẳng định là ở Iraq không có những vấn đề này. Nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa) chính là nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú của Iraq mà theo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC, trữ lượng dầu của Iraq đã tăng 24% so với 115 tỉ thùng của những năm 70 thế kỉ XX, chỉ đứng sau hai nước là Saudi Arabia và Venezuela. Một nguyên nhân khác nữa chính là sự bất hòa giữa Iraq và Israel – đồng minh quan trọng nhất của Mĩ ở khu vực Trung Đông. Sau mười hai năm, cuộc xâm lược này đã để lại nhiều hậu quả khôn lường tới nền kinh tế và xã hội Iraq. Chín năm sau khi chính quyền Saddam Hussein bị lật đổ, Iraq vẫn chưa thành lập được chính phủ sau cuộc bầu cử ngày 7/3, vì các đảng phái vẫn bất đồng với nhau, mâu thuẫn sắc tộc Shite, Sunni và Kurd, đa số người dân đang sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Hơn 1 triệu người Iraq bị giết hại. Kiệt quệ, nợ nần, Iraq đang hoang tàn. Đường sá, bệnh viện, nền kinh tế cần phải tái thiết lại tất cả. Còn thiếu 1 triệu nhà ở, 5.000 trường học. Chi phí cho tái thiết sẽ vượt quá 500 tỉ USD, một con số khổng lồ. Không đơn thuần là tuổi thơ không lành lặn, cuộc chiến còn cướp đi mạng sống và hằn in những khiếm khuyết trên cơ thể hàng ngàn trẻ em Iraq. Về phía Mĩ, cuộc chiến tranh Iraq đã làm hơn 4.400 binh sĩ Mỹ chết, hàng nghìn binh sĩ bị thương. Nhiều người dân Mỹ bất bình khi chứng kiến hằng ngày con em họ phải đổ máu ở một đất nước xa xôi. Rồi cả những nỗi đau bị giày vò cả về thể xác lẫn tinh thần, hàng ngàn người mắc bệnh tâm thần với "Hội chứng Iraq". Cuộc chiến tranh Iraq đã tiêu tốn của Mỹ 740 tỷ USD, trong khi nước Mỹ đang phải gồng mình để vượt qua khủng hoảng, phục hồi kinh tế. Chính quyền Mỹ cũng phải cay đắng thừa nhận, một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế là do sa lầy" trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Trái với tuyên truyền của Mỹ rằng sẽ đem lại tự do cho người dân Iraq, đất nước này gần 9 năm qua đã chìm trong bom đạn, chết chóc, đau thương. Mỹ không những không trấn áp được khủng bố mà Iraq còn trở thành một "địa bàn" cho khủng bố tung hoành. Sự hận thù của người dân Iraq càng thổi bùng làn sóng chống Mỹ và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các vụ đánh bom liều chết. II.5. Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Friedrich Engels đã viết: “Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại.” Hiểu một cách đơn giản, “nguyên nhân” và “kết quả” cũng mang tính tương đối, tương tự như khái niệm về “đứng yên” và “chuyển động” trong Vật lí. Một vật được coi là đứng yên với vật này nhưng lại coi là chuyển động với vật khác. Tương tự như vậy, một hiện tượng có thể là “nguyên nhân” trong trường hợp riêng biệt này nhưng lại là “kết quả” trong trường hợp riêng biệt khác. Khi nghiên cứu những trường hợp riêng biệt này trong mối quan hệ với những trường hợp khác, ta sẽ nhận ra được sự gắn bó và tác động qua lại của chúng với nhau. Ví dụ: Khói bụi và khí thải công nghiệp, khí độc hại như cacbon oxit, lưu huỳnh dioxit, CFClà một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí, gây ra những hiện tượng như hiệu ứng nhà kính hay sự nóng lên của Trái Đất. Tuy nhiên, chúng lại là kết quả của những hoạt động sản xuất công nghiệp của con người mà không qua xử lí khí thải, của sinh hoạt hàng ngày, của hoạt động giao thông vận tải III. Ý nghĩa phương pháp luận. Thông qua việc tìm hiểu về khái niệm nguyên nhân, kết quả, mối quan hệ biện chứng giữa chúng, ta có thể rút ra một số ý nghĩa về phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả, cụ thể như sau: Thứ nhất, vì mối liên hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, tất yếu nên trong nhận thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân quả. Trong thế giới hiện thực không thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình biến đổi không có nguyên nhân và ngược lại không có nguyên nhân nào không dẫn tới những kết quả nhất định. Ví dụ: Vấn đề ô nhiễm môi trường. + Môi trường là không gian sống, là nơi