Câu chuyện thương hiệu - Khó có ai có thể đưa ra một con số chính xác liệu rằng
mỗi năm Microsoft thiệt hại bao nhiêu vì nạn phần mềm lậu, chỉ biết rằng theo
thống kê, hơn 1 nửa lượng máy tính sử dụng Windows mà không trả tiền.
Tất nhiên, con số thiệt hại của Microsoft là rất lớn nhưng có một nghịch lý là
dường như hãng này càng ngày càng "nới tay" với giới sử dụng crack. Tại sao lại
có nghịch lý này?
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu chuyện thương hiệu -Windows lậu - Vì sao Microsoft làm ngơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu chuyện thương hiệu -
Windows lậu - Vì sao
Microsoft làm ngơ
Câu chuyện thương hiệu - Khó có ai có thể đưa ra một con số chính xác liệu rằng
mỗi năm Microsoft thiệt hại bao nhiêu vì nạn phần mềm lậu, chỉ biết rằng theo
thống kê, hơn 1 nửa lượng máy tính sử dụng Windows mà không trả tiền.
Tất nhiên, con số thiệt hại của Microsoft là rất lớn nhưng có một nghịch lý là
dường như hãng này càng ngày càng "nới tay" với giới sử dụng crack. Tại sao lại
có nghịch lý này?
Người sử dụng crack càng ngày càng "dễ thở"
Có một sự thật Windows bị crack ngày càng nhanh. Nếu như trước đây, phải vài
tháng hay chí ít vài tuần, một phiên bản mới của Windows mới bị crack thì bây
giờ, crack đôi khi còn có... trước cả phiên bản chính thức.
Các công cụ crack windows xuất hiện ngày càng nhanh thậm chí có trước cả bản
chính thức!
Lấy ví dụ như Windows 7, chỉ chưa đầy 1 ngày sau khi bản chính thức ra mắt, các
crack đầy đủ và toàn diện đã có trên mạng. Thêm vào đó, độ phức tạp của việc
crack (của người dùng) càng ngày càng... ít đi. Thậm chí, một số bản cài Windows
ngày nay còn... tự động crack, người dùng hầu như không phải tác động gì cả.
Trước đây, muốn crack Windows XP, bạn phải điền key trong quá trình cài đặt,
còn bây giờ, với 30 ngày sử dụng không key, bạn sẽ "dễ thở" hơn nhiều. Hay
trường hợp bạn bị phát hiện không bản quyền, với Windows XP, bạn phải chỉnh
sửa hệ thống, xóa key thậm chí cài lại Win thì hiện nay, mọi việc gói gọn trong
khoảng 3 - 4 click chuột.
Thậm chí, ngay cả "hình phạt" dành cho những phiên bản crack bị phát hiện cũng
nhẹ đi rất nhiều. Đối với Windows XP, nếu như bị phát hiện, bạn sẽ bị "tự động"
reset mỗi tiếng một lần kèm thêm những thông báo, hạn chế liên tục xuất hiện
trong quá trình sử dụng. Nhưng đến Windows 7, mọi việc dường như đã khác hẳn:
bạn chỉ bị thay một màn hình đen kèm dòng thông báo khá nhẹ nhàng với góc dưới
màn hình và không gì cả. Hầu như không vấn đề gì với một người sử dụng không
quá khó tính.
Một sự thật nữa, hiện nay các phần mềm miễn phí mà Microsoft cung cấp cũng đã
"lỏng" tay hơn rất nhiều trong vấn đề check bản quyền. Hãy nhớ, thời mới ra IE 7
và Windows Media Player 9, Microsoft yêu cầu check bản quyền HĐH rất khắt
khe mới cho cài đặt. Tất nhiên, vẫn có cách cho những người sử dụng phiên bản
lậu cài đặt những phần mềm này nhưng hết sức khó khăn và lằng nhằng. Còn bây
giờ, hầu như không còn phần mềm miễn phí nào của Microsoft yêu cầu kiểm tra
bản quyền trước khi cài đặt.
Rõ ràng, bên cạnh việc hacker ngày càng giỏi lên thì sự nhân nhượng rõ ràng trong
chính sách của Microsoft là nguyên nhân quan trọng hơn. Vậy tại sao Microsoft lại
làm vậy? Phải chăng ông hoàng phần mềm đã chịu "đầu hàng" trước các cracker?
Microsoft chỉ đăng 1 thông báo nhẹ nhàng như thế này trên màn hình khi phát hiện
ra windows lậu
Đi tìm nguyên nhân?
Để tìm ra nguyên nhân của sự kỳ lạ này, chúng ta hãy làm một bài toán so sánh
giữa cái được và mất của Microsoft khi tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện
và đúng nghĩa với giới hacker. Những phân tích này chủ yếu dựa vào thực tế của
việc phát hành IE 7 và WMP 9 cách đây vài năm và tình hình thực tế hiện nay của
Microsoft.
Đầu tiên, có một thực tế là không phải tất cả doanh thu của Microsoft hiện nay
không đến nhiều từ đối tượng sử dụng cá nhân, nhu cầu phổ thông - đối tượng
chính sử dụng crack. Một phần rất lớn trong doanh thu của Microsoft đến từ các
hợp đồng với các hãng sản xuất laptop như Dell, HP, Acer... các chính phủ, các
công ty doanh nghiệp trên thế giới. Hãy nhìn vào cái cách mà cổ phiếu Microsoft
tăng điểm khi đến thời gian ra hạn hợp đồng của hãng này với các chính phủ lớn
trên thế giới để rõ phần doanh thu này ảnh hưởng lớn thế nào với Microsoft.
Một yếu tố quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất khiến nguồn doanh thu này
của Microsoft luôn luôn rất lớn và ổn định: sự phổ biến gần như tuyệt đối của
Windows. Có lúc lên, lúc xuống nhưng nói chung lúc nào thị phần Windows cũng
khoảng 90 ~ 95% thị trường - gần như tuyệt đối. Tất nhiên, trong "công việc" nói
chung, thị phần của Windows còn lớn hơn nữa. Sự phổ biến đảm bảo cho
Windows gần như là lựa chọn duy nhất cho thị trường rất lớn này nhất là trong
hoàn cảnh mà sự tương thích giữa các HĐH trên máy tính là rất thấp.
Rõ ràng, dễ thấy các chính phủ sẽ không bao giờ chuyển sang sử dụng một HĐH
khác nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống (chắc chắn lợi ích cao hơn nhiều so
với chi phí bỏ ra) còn các nhà sản xuất laptop (trừ Apple) sẽ không dại gì rời khỏi
mảnh đất an toàn và màu mỡ này.
Vậy sẽ ra sao nếu như Microsoft mạnh tay với giới sử dụng crack? Đầu tiên, dễ
thấy, một số rất lớn đặc biệt tại các thị trường mới, sẽ buộc phải chuyển dùng một
giải pháp khác với chi phí thấp hơn và khả năng Windows không thể thống trị
không phải là không có. Mất đi thị phần tuyệt đối, đồng nghĩa với Microsoft sẽ mất
đi lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Windows và việc hãng này đối mặt với một cuộc
khủng hoảng lớn là điều dễ xảy ra. Việc đánh đổi vài tỷ USD doanh thu (cứ cho là
vậy) với sự ổn định trị giá hàng chục tỷ thậm chí hàng trăm tỷ là điều không sáng
suốt cho lắm. Thậm chí con số một vài tỷ USD còn khá là lạc quan bởi phần lớn
người dùng lậu có lẽ sẽ vẫn có thể crack hoặc chuyển sang dùng giải pháp khác
thay vì tiếp tục sử dụng Windows.
IE ngày càng yếu thế trước sự phát triển của Firefox, Chrome, Safari hay Opera
Thật ra, sự khủng hoảng này tuy chưa bao giờ xảy ra với Windows nhưng đã xảy
ra với một niềm tự hào khác của Microsoft: Internet Explorer. Hãy nhớ lại thời
điểm ra mắt IE 7, khi đó IE đang chiếm khoảng 85% thị phần. Vấn đề của
Microsoft khi đó là cần thay thế IE 6 vốn đã quá lỗi thời, khả năng bảo mật thấp
bằng một phiên bản mới hơn, toàn diện hơn. IE 7 ra đời với sứ mạng đó và trong
một thị trường mà sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác, đặc biệt là Firefox ngày
càng lớn.
Một sai lầm cực lớn trong chiến lược của Microsoft đã được đưa ra: kiểm tra
nghiêm ngặt vấn đề bản quyền với người dùng muốn cài đặt và nâng cấp lên IE 7.
Rút cục, điều này thay vì nâng tỷ lệ người dùng sử dụng Windows bản quyền thì
lại khiến cho người dùng (tất nhiên, phần nhiều là người dùng Windows lậu) khó
khăn trong quá trình nâng cấp. Và tất nhiên, IE 6 nếu so sánh với Firefox hay
Chrome chỉ là trò đùa, không hơn không kém. Từ đó về sau, sự xuống dốc của IE
thể hiện rõ ràng, mặc cho các nỗ lực của Microsoft. Để nói về vấn đề này, chúng
tôi sẽ có riêng một bài viết sau này nhưng nói chung, sai lầm của Microsoft là tạo
cơ hội cho người dùng sử dụng và quen dần với sản phẩm của đối thủ. Tất nhiên,
cũng có phần khập khiễng khi so sánh Windows với IE nhưng nguy cơ cả hai phải
đối mặt nếu Microsoft thắt chặt chính sách là khá giống nhau.
Kết
Bảo tồn sự thống trị của Windows trên PC là mục đích cực lớn và có lẽ là lý do lớn
nhất khiến Microsoft nhẹ tay với những người sử dụng crack như hiện nay. Đặc
biệt khi mà kỷ nguyên hậu PC, thách thức lớn nhất mà Microsoft phải đối mặt từ
ngày ra đời đến giờ, đang đến gần, bảo vệ sự phổ biến và thống trị của Windows
cũng là cách duy nhất để duy trì sức mạnh của Microsoft.