Câu hỏi, bài tập và trả lời môn Kinh tế môi trường

Câu hỏi 1. Tại sao thuếxăng dầu tạo khuyến khích giảm thải khí từxe ô tô nhiều hơn so với thuếsởhữu/sửdụng xe hàng năm? Giải đáp: Câu trảlời tuỳthuộc vào mức thuếxăng dầu so với thuếsởhữu xe. Thuếxăng dầu nhắm vào ba yếu tốcủa giảm phát thải [đó là a)sốxe tham gia giao thông; b) quảng đường mỗi xe chạy; và c) lượng khí thải mỗi dặm xe chạy]. Mặt khác, thuếhàng năm chỉ ảnh hưởng quyết định có nên tăng sốxe tham gia giao thông (bao gồm cảmua hoặc thôi không tham gia giao thông). Tuy nhiên, nếu thuếxe là đủcao đểrất ít người đưa xe tham gia giao thông, khi đó khí thải sẽgiảm tương ứng với thuếnhiên liệu thấp vì người ta chỉlái xe một lượng tối đa nào đó mỗi ngày. Bởi vì thuế xe cao nhưvậy là không khảthi vềmặt chính trị(lý do bình đẳng), vì vậy thuếxăng dầu sẽcó ảnh hưởng giảm thải lớn hơn.

pdf56 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 17197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi, bài tập và trả lời môn Kinh tế môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Environmental Economics Teachers’ Manual 2005 KINH TẾ MÔI TRƯỜNG CÂU HỎI, BÀI TẬP VÀ TRẢ LỜI Bổ sung cho tài liệu hướng dẫn giảng dạy dành cho Chương trình Đại học ĐẠI HỌC VIỆT NAM Tháng 8, 2005 Chương trình Kinh tế và Môi trường Đông Nam Á 2 Environmental Economics Teachers’ Manual 2005 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Kinh tế Môi trường là gì? Nguồn: F & O (2005) and F, O, & F (2002) Câu hỏi 1. Tại sao thuế xăng dầu tạo khuyến khích giảm thải khí từ xe ô tô nhiều hơn so với thuế sở hữu/sử dụng xe hàng năm? Giải đáp: Câu trả lời tuỳ thuộc vào mức thuế xăng dầu so với thuế sở hữu xe. Thuế xăng dầu nhắm vào ba yếu tố của giảm phát thải [đó là a)số xe tham gia giao thông; b) quảng đường mỗi xe chạy; và c) lượng khí thải mỗi dặm xe chạy]. Mặt khác, thuế hàng năm chỉ ảnh hưởng quyết định có nên tăng số xe tham gia giao thông (bao gồm cả mua hoặc thôi không tham gia giao thông). Tuy nhiên, nếu thuế xe là đủ cao để rất ít người đưa xe tham gia giao thông, khi đó khí thải sẽ giảm tương ứng với thuế nhiên liệu thấp vì người ta chỉ lái xe một lượng tối đa nào đó mỗi ngày. Bởi vì thuế xe cao như vậy là không khả thi về mặt chính trị (lý do bình đẳng), vì vậy thuế xăng dầu sẽ có ảnh hưởng giảm thải lớn hơn. Câu hỏi 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng những đánh đổi (trade-offs) được minh hoạ ở đường giới hạn cong khả năng sản xuất? Chính sách môi trường có thể ảnh hưởng những đánh đổi này như thế nào? Giải đáp: Cả khả năng công nghệ của nền kinh tế và điều kiện sinh thái có thể ảnh hưởng sự đánh đổi dọc theo đường cong khả năng sản xuất. Ảnh hưởng có hại đối với môi trường xuất hiện là do nền kinh tế sử dụng dòng tài nguyên thiên nhiên và do chất thải của quá trình sản xuất và tiêu dùng. Đổi mới công nghệ làm giảm lượng đầu vào hoặc chất thải cho mỗi đơn vị đầu ra có thể làm dịch chuyển đường cong khả năng sản xuất lên phía trên – nhiều hàng hoá được sản xuất hơn cho mỗi đơn vị chất lượng môi trường. Điều này là đúng trong trường hợp tái chế và tái sử dụng công nghệ. Chính sách cũng có thể ảnh hưởng những đánh đổi đó bằng cách khuyến khích người tiêu dùng và các hãng thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D) và áp dụng công nghệ cho phép giảm ảnh hưởng môi trường cho mỗi đơn vị đầu ra. Chính phủ cũng có thể thực hiện R&D và cung cấp thông tin về các công nghệ sẵn có để những đường cong khả năng sản xuất tiềm năng có thể được thực hiện (ví dụ tiềm năng từ Cơ chế Phát triển sạch cho cả nước phát triển và đang phát triển). Cuối cùng, vai trò của việc cải thiện sinh thái để giảm thiểu những đánh đổi có thể được thảo luận. Ý tưởng là các cá thể trong một cân bằng sinh thái tạo ra chất thải và sử dụng các đầu vào để duy trì sự hoạt động của hệ sinh thái như là một tổng thể. 3 Environmental Economics Teachers’ Manual 2005 Câu hỏi 3. Hãy chỉ rõ đổi mới công nghệ cho phép các hãng sản xuất hàng hoá và dịch vụ với ô nhiễm ít hơn như thế nào? Sử dụng đồ thị đường cong khả năng sản xuất để giải thích. Giải đáp: Nhiều hàng hoá hơn có thể sản xuất với mỗi đơn vị chất lượng môi trường để đường cong giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển (xem Sơ đồ 1.1 trong sách do Fill and Olewiler biên soạn) lên phía trên, với mức chất lượng môi trường không thay đổi. Chất lượng môi trường tăng lên hoặc giảm xuống tuỳ thuộc vào đường bàng quan của cộng đồng/xã hội (CIC). Giả sử công nghệ tăng lên cho phép người ta có nhiều con hơn. Mức tiêu dùnh bình quân đầu người giảm thấp sẽ làm tăng giá trị của hàng hoá so với với chất lượng môi trường làm cho đường bàng quan của cộng đồng trở nên bẹt hơn thể hiện sẵn lòng cận biên cao hơn trong đánh đổi chất lượng môi trường cho hàng hoá. Trong trường hợp này, chất lượng môi trường bị giảm thấp so với trước thay đổi công nghệ. Đó là những gì diễn ra trong suốt lịch sử. Mặt khác, nếu người ta giàu hơn mức trung bình, họ có thể có được giá trị tăng lên từ chất lượng môi trường so với tiêu dùng. Trong trường hợp này CIC sẽ trở nên dốc hơn phản ánh sẵn lòng cận biên thấp hơn để đánh đổi chất lượng môi trường cho hàng hoá. Câu hỏi 4. Anh/chị hãy cho biết bất kỳ khuyến khích nào có tác động nhất quán với tính bền vững? Anh/chị hãy cho biết bất kỳ khuyến khích nào có tác động ngược lại? Làm thế nào để có thể thay đổi những khuyến khích có tác động ngược lại đó? Giải đáp: Trước hết cần phải trả lời những hành vi nào thì nhất quán với phát triển bền vững. Trong nhiều trường hợp, đây là vấn đề tranh cãi. Ví dụ, người ta tin tưởng rằng mọi lúc mọi nơi tái chế nhiều hơn là điều tốt nếu muốn đạt được bền vững bởi vì nó giảm cả lượng chất thải và mức khai thác tài nguyên nguyên thuỷ. Điều này không phải khi nào cũng đúng. Tái chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Những chuyến xe hơi của các cá nhân chỉ với mục tiêu duy nhất là đưa chất thải đến các phương tiện tái chế có thể gây nên thiệt hại môi trường lớn hơn do đốt cháy nhiên liêu so với thiệt hại phòng tránh. Từ viễn cảnh thay đổi khí hậu, giảm đốt cháy nhiên liệu từ lòng đất chắc chắn luôn luôn làm tăng triển vọng bền vững. Đi lại bằng thuyền, tàu lửa, hoặc xe buýt, chứ không phải bằng xe hơi cá nhân, nhìn chung là nhất quán với tính bền vũng hơn. Cơ cấu khuyến khích chọn lựa phương tiện giao thông thay đổi theo theo từng quốc gia và điều kiện địa phương. Thay đổi khuyến khích theo hướng giảm sử dụng xe hơi cá nhân và máy bay là một vấn đề của chính sách chính phủ. Xuất phát từ thực tế phần lớn người ở các nước công nghiệp phát triển có thói quen sử dụng xe hơi tư nhân và máy bay, và hệ thống cai trị có tính dân chủ hiện có ở các xã hội đó, triển vọng thay đổi khuyến khích theo hướng đó là có lẽ không lớn. Có thể kể đến là việc thải rác, mua sản phẩm với nhiều bao bì so với không bao bì, tối thiểu hoá sử dụng nước của các hộ gia đình. 4 Environmental Economics Teachers’ Manual 2005 BÀI 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG CHỦ ĐỀ 1: Mối quan hệ giữa môi trường và nền kinh tế Nguồn: F & O, Chương 2; và F, O, & F 2002 Câu hỏi 1: Tăng trưởng dân số ảnh hưởng như thế nào đến sự cân bằng của các dòng trong Sơ đồ 2.1? Giải đáp: Tăng trưởng dân số phá vỡ quan hệ trực tiếp giữa khối lượng vật chất và năng lượng được đưa vào hệ thống và khối lượng phát thải. Tăng trưởng có nghĩa một phần của tài nguyên tích luỹ trong dân số đang tăng. Điều này cũng đúng cho hệ thống vật chất, nhu sự tích tụ của tài sản vật chất. Chừng nào tăng trưởng vẫn tiếp tục sự khác nhau giữa đầu vào và đầu ra vẫn tồn tại. Câu hỏi 2: Nếu tất cả các hàng hoá có thể thay đổi ngay tức thì (overnight) để chúng có thể tồn tại lâu gấp đôi so với trước đây, điều này làm thay đổi các dòng luân chuyển ở trong Sơ đồ 2.1 như thế nào? Giải đáp: Điều này sẽ làm giảm rất lớn lượng chất thải bởi vì nó làm giảm một cách đáng kể lượng tài nguyên để duy trì các hoạt động kinh tế ở một mức nhất định. Thực chất, đó là sự giảm Rp, theo thuật ngữ của mô hình. Tất nhiên, điều này không phá vỡ cân bằng dài hạn của đầu vào và chất thải. Nhưng lượng tài nguyên cần thiết phục vụ cho một mức hoạt động kinh tế nhất định cũng như lượng chất thải sẽ giảm đi một nửa. Câu hỏi 3: Một lượng chất thải được thải vào một thời điểm nào đó ở một nơi nào đó có thể là chất gây ô nhiễm; nếu nó được thải ở một thời điểm khác hoặc một nơi khác thì nó có thể không tạo thành chất gây ô nhiễm. Tại sao điều này lại đúng? Giải đáp: Câu hỏi này nhằm nhấn mạnh rằng không chỉ có loại chất thải là quan trọng, mà cả khi nào và ở đâu nó được thải. Chất ô nhiễm là cái gì đó gây thiệt hại, và mức thiệt hại phụ thuộc vào khả năng hấp phụ/đồng hoá của môi trường cũng như dân số và tài nguyên sinh thái tiếp xúc với chất thải. Ví dụ: tiếng ồn từ sân bay gần thành phố và cùng mức tiếng ôn như vậy nhưng ở sân bay xa; chất thải do không khí mang theo trong thời gian hoán nghịch nhiệt độ so với những ngày lộng gió. Câu hỏi 4: Tại sao những chất gây ô nhiễm tích luỹ tồn tại lâu lại khó quản lý hơn chất gây ô nhiễm không tích luỹ tồn tại trong thời gian ngắn? 5 Environmental Economics Teachers’ Manual 2005 Giải đáp: Chất gây ô nhiễm không tích luỹ, tồn tại trong thời gian ngắn gây thiệt hại và biến mất, cho nên nếu chúng ta muốn giảm thiệt hại chúng ta chỉ cần giảm mức thải hiện thời. Nhưng chất thải tích luỹ tồn tại đó đây gây thiệt hại trong tương lai, vì vậy cần thấy trước để quản lý thiệt hại, và điều đó thường khó đạt được. Điều đó là hóc búa vì việc nghiên cứu trở nên khó khăn hơn - phải dự báo ảnh hưởng lâu dài trong tương lai; và nó hóc búa vì người ta thường thực hiện chiết khấu theo thời gian. Câu hỏi 5. Giả sử chúng ta quan sát thấy phát thải chất ô nhiễm giảm xuống nhưng chất lượng môi trường không tăng lên – có thể giải thích điều này như thế nào? Giải đáp: Một số nguyên nhân được liệt kê: 1) mức phát thải có thể giảm nhưng chất ô nhiễm có tính tích luỹ nên lượng chất ô nhiễm tăng lên. Để chất ô nhiễm giảm xuống, tốc độ phân huỷ hoặc hập thụ của môi trường tự nhiên phải lơn hơn tốc độ thải chất ô nhiễm, 2) Trước khi giảm thải chất lượng môi trường có thể đã bị suy thoái đến nỗi mức thải thấp cũng gây thiệt hai như mức thải cao gây nên, 3) Có thể có sự trễ giữa phát thải và thiệt hại môi trường do tính phức tạp của hệ sinh thái. Hệ sinh thái có thể đạt mức thiệt hại ngưỡng và sau đó nó huỷ hoại một cách nhanh chóng. 4) Thiệt hại môi trường có thể do ảnh hưởng kết hợp từ những chất gây ô nhiễm khác nhau. Ví dụ, các nhà khoa học báo cáo rằng mức khí CO2 cao có thể làm tăng tốc độ hình thành các lỗ hổng ô zôn, 5)Mặc dầu phát thải một chất gây ô nhiễm là thấp hơn, các hãng có thể tìm giải pháp thay thế, những giải pháp này cũng gây thiệt hại. Câu hỏi 6: “Việc nghiên cứu các vấn đề tài nguyên thiên nhiên cần phải thừa nhận tầm quan trọng về kỹ thuật/khoa học, kinh tế, và chính trị xã hội”. Hãy giải thích ( Trích dẫn từ Perman, Ma, McGilvray, and Common, 2003) Giải đáp: Trích dẫn này gợi ý rằng để có được lời giải đáp đầy đủ và chặt chẽ về vấn đề tài nguyên thiên nhiên cần áp dụng phương pháp đa ngành. Tuy nhiên, trong nghiên cứu vấn đề môi trường, nhà kinh tế sẽ sớm phát hiện ra rằng sự tác động qua lại giữa hệ thống kinh tế và môi trường đòi hỏi cần phải đưa vào các nội dung, phương pháp của khoa học tự nhiên, trái đất và sự sống. Hơn thế nữa, vấn đề phân phối thu nhập và của cải trong nước và quốc tế và qua thời gian, và vấn đề thiết lập và thực hiện chính sách đảm bảo chắc chắn rằng những quan tâm về xã hội chính trị sẽ luôn luôn là có ý nghĩa. BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHỦ ĐỀ: Nguyên nhân chủ yếu của các vấn đề môi trường trên thế giới là gì? Nguồn: Field & Olewiler, trang 84, và Forsdyke, Field và Olewiler, 2002 6 Environmental Economics Teachers’ Manual 2005 Bài tập 1. Dưới đây là một phần đường cầu của ba cá nhân về chất lượng không khí của vùng lân cận. Chất lượng không khí (chỉ mang giá trị nguyên) được đo bằng µg/m3 (micrograms khí SO2 có trong một mét khối khí). Nếu chi phí cận biên để giảm khí SO2 ở vùng xung quanh là 40 $ cho mỗi µg/m3, mức chất lượng không khí hiệu quả xã hội là gì, giả sử rằng “xã hội” trong trường hợp này chỉ bao gồm ba người này. Lượng cầu Chi phí xử lý khí SO2 (đô la/microgram/m3) A B C 60 50 40 30 20 10 0 1.400 1.300 1.200 1.100 1.000 900 800 1.200 1.100 1.000 900 800 700 600 1.500 1.400 1.300 1.200 1.100 1.000 900 Giải đáp: Đây là câu hỏi để sinh viên thực hành tìm đường cầu tổng của hàng công cộng. Trục hoành đo mức chất lượng không khí tăng lên theo chiều sang phải, có nghĩa giảm khí SO2 trong không khí. Trong trường hợp này đường tổng cầu được xác định tổng theo chiều dọc sẵn lòng chi trả của cá nhân: µg/m3 Tổng giá sẵn lòng chi trả cận biên (MWTP) 1200 1100 1000 900 800 700 600 130 100 70 40 20 10 0 Đường tổng cầu không được xác định rõ ràng tại mức cao hơn 1200 µg/m3 đường cầu cá nhân B chỉ được biết đến mức đó. Hiệu quả đạt được ở mức 900 µg/m3. Bài tập 2: Đối với bài tập 1, hãy chứng ming rằng mức chất lượng không khí hiệu quả xã hội sẽ tối đa hoá lợi ích ròng xã hội. Giải đáp: Sinh viên có thể chứng minh theo hai cách rằng mức chất lượng không khí hiệu quả xã hội sẽ tối đa hoá lợi ích ròng xã hội. Sử dụng phương pháp 1, đối với mức chất lượng không khí trên 900, MWTP (lợi ích cận biên xã hội) để giảm khí SO2 vượt quá chi phí xử lý cận biên xã hội. Vì vậy, nếu chất lượng không khí được cải thiện, mức giảm thiệt hại phải vượt quá chi phí để có được lợi ích ròng xã hội tăng thêm. Ngược lại, nếu chất 7 Environmental Economics Teachers’ Manual 2005 lượng không khí dưới mức 900, giá sẵn lòng chi trả cận biên nhỏ hơn chi phí xử lý cận biên(MAC). Bằng cách giảm chất lượng không khi một đơn vị, chi phí xử lý tiết kiệm được sẽ lớn hơn thiệt hại giảm xuống để lợi ích ròng tăng thêm. Thặng dư xã hội không thể tăng thêm ở đây nếu MAC = MD (thiệt hại cận biên). Phương pháp thứ hai vẽ đồ thị đường MWTP và MAC và sử dụng diện tích phía dưới những đường này để tính toán lợi ích ròng xã hội. Giả sử chỉ số chất lượng không khí ban đầu là 1200, giá trị ròng tăng thêm do làm sạch đến mức chất lượng môi trường dưới đây được minh hoạ sau đây. Chỉ số chất lượng không khí Tổng WTP Tổng chi phí Giá trị ròng xã hội 7500 1000 900 800 700 600 500 400 300 11500 20000 25500 27500 29000 29500 29500 29500 29500 4000 8000 12000 16000 20000 24000 28000 32000 36000 7500 12000 13500 (MAX) 11500 9000 5500 1500 -2500 -6500 Nguồn: Perman, Ma, McGilvray, và Common, 2003 Câu hỏi 1. Quan hệ giữa hàng hoá công cộng và tài nguyên tự do tiếp cận là gì? Giải đáp: Khi con người sử dụng quá mức tài nguyên tự do tiếp cận, sự gìn giữ tài nguyên của một người sử dụng sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các người sử dụng khác; sự gìn giữ của một cá nhân, nói cách khác, là một hàng hoá công cộng, cung hàng hoá công cộng không đủ (vì ăn theo) dẫn đến sử dụng tài nguyên quá mức. Câu hỏi 2. Một số hàng hóa có vẻ là hàng công cộng, như sóng radio, dịch vụ nhà đèn, và thậm chí dịch vụ công an và vệ sinh, có thể được cung cấp bởi các hãng tư nhân. Tại sao lại như vậy? Có những khác nhau giữa những hàng hoá công cộng này với dịch vụ môi trường không? Nếu có, những khác nhau đó là gì? Giải đáp: Hãng tư nhân có thể không cung cấp hàng hoá công cộng dẫn đến cần có hành động tập thể. Chính phủ hành động như là người phục vụ công chúng. Trong một số trường hợp, chính phủ có thể hợp đồng cung cấp dịch vụ hàng hoá công cộng cho các hãng tư nhân. Tại sao nhà nước có thể hợp đồng một số dịch vụ này mà không hợp đồng đối với dịch vụ khác? Lời giải đáp phụ thuộc vào bản chất của hàng hoá hoặc dịch vụ công cộng. Nếu nó có thể sản xuất và hợp lý để tư nhân có thể cung cấp. Chính phủ có thể trả tiền và giám sát việc cung cấp dịch vụ. Ví dụ, một nhà thầu tư nhân được chính quền thành phố thuê cung cấp dịch vụ môi trường như thu gom rác thải và dịch vụ vệ sinh. Mặt khác, quy 8 Environmental Economics Teachers’ Manual 2005 định môi trường là cần thiết để đảm bảo rằng mục tiêu chất lượng môi trường được đáp ứng đối với phần lớn các hàng hoá công cộng như chất lượng không khí. Các hãng tư nhân không có quyền lực điều tiết các hãng khác và hành động của người tiêu dùng. Câu hỏi 3: Tại sao chúng ta phải quan tâm để đạt được hiệu quả xã hội? Giải đáp: Hiệu quả xã hội (SE) cung cấp phương pháp để đánh giá xã hội hoạt động tốt như thế nào và liệu thay đổi về chính sách có đạt được những “cải thiện” hay không. SE là thực sự phù hợp trong kinh tế môi trường bởi vì nó xác đánh giá trị của các tiện nghi môi trường không có giá thị trường. Làm như vậy, nó thu hút sự chú ý đối với những thất bại thị trường to lớn và quan trọng. Trong trường hợp phân phối của cải không bất bình đẳng nhiều, SE có thể được điều chỉnh bằng cách gán trọng số cho những nhóm người có thu nhập khác nhau (xem dưới đây). Cần nhấn mạnh rằng mặc dầu những người ra quyết định có thể chọn lựa thực hiện phân phối đó, thị trường không làm được điều đó. Mặc dầu, hàm hữu ích chỉ thể hiện trật tự chọn lựa về mặt lý thuyết không thể gộp lại, có lẽ từ giác độ bình đẳng điều tốt nhất chúng ta có thể làm là tính toán hữu ích của môi người như nhau. Câu hỏi 4: Các kết qủa hiệu quả xã hội có nhất thiết công bằng không? Chúng có cần phải như vậy không? Giải đáp: Phân phối đạt hiệu quả xã hội không nhất thiết phải công bằng. Nếu như người ta có động cơ vì lợi ích cá nhân và tận tuỵ làm việc tích cực hơn dựa trên những đền bù khác nhau, khi đó tổng sản lượng có thể cao hơn. Mức sản xuất cao hơn có thể dẫn đến thương mại nhiều hơn cho nên có nhiều cơ hội hơn để chuyên môn hoá và vì vậy có nhiều việc làm trong nền kinh tế. Vì vậy, trong một xã hội không bình đẳng những người nghèo nhất có thể có cuộc sống vật chất tốt hơn trong một xã hội bình đẳng. Động cơ lợi nhuân (đền bù không công bằng) có thể khuyến khích nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Động cơ giảm thấp chi phí có thể làm giảm ảnh hưởng môi trường bất lợi vì sử dụng đầu vào ít hơn để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm. Mặc dù mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất tạo ra ít chất thải hơn, sản lượng nhiều hơn làm tăng chi phí ngoại vi đối với môi trường (ví dụ Hoa Kỳ là quốc gia thải nhiều khí CO2 trên thế giới). Nếu người nghèo không khá lên về mặt tuyệt đối vì “cái bánh” lớn hơn, bồi thường có thể được thực hiện về mặt nguyên tắc. Ví dụ, thuế suất cao có thể dẫn đến thay đổi vị trí kinh doanh. Hiệu quả xã hội có thể được điều chỉnh để xem xét bình đẳng bằng cách gán trọng số phúc lợi cho các nhóm thu nhập khác nhau. Do đó, hữu ích cận biên của một đô la đối với người nghèo là cao hơn so với người giàu, điều này phản ánh MWTP không chỉ phụ thuộc vào lợi ích mà còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán. Câu hỏi 5. Thảo luận sự thích hợp và sự vận dụng khái niệm ảnh hưởng ngoại vi trong kinh tế môi trường. 9 Environmental Economics Teachers’ Manual 2005 Giải đáp: Học thuyết ảnh hưởng ngoại vi là một trong những nền tảng quan trọng của kinh tế môi trường. Chẳng hạn phần lớn các học thuyết kinh tế về ô nhiễm được xây dựng theo khuôn khổ ảnh hưởng ngoại vi. Kinh tế môi trường nhắm tới nội hoá ảnh hưởng ngoại vi. Và điều này quán xuyến toàn bộ chủ đề công cụ kiểm soát ô nhiễm. Khái niệm này cũng rất quan trọng trong khác chủ đề khác trong kinh tế môi trường và có thể xem nó “trung tâm” của những thảo luận về kinh tế môi trường. Câu hỏi 6: Các nhà kinh tế môi trường xem vấn đề ô nhiễm như là một loại hiện tượng ảnh hưởng ngoại vi bất lợi. Ảnh hưởng ngoại vi xuất hiện khi quyết định của một chủ thể ảnh hưởng chủ thể khác một cách không cố ý, và không có bồi thường. Có phải điều này có nghĩa là nếu một nguồn ô nhiễm, chẳng hạn nhà máy năng lượng bồi thường những người bị ảnh hưởng bởi chất thải, thì khi đó không có vấn đề ô nhiễm? Giải đáp: Điều này phụ thuộc vào “vấn đề ô nhiễm” có nghĩa là gì. Nói chung, thậm chí khi có bồi thường, phát thải vẫn diễn ra và ô nhiễm vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, các nhà kinh tế có khuynh hướng sử dụng thuật ngữ “vấn đề ô nhiễm” không phải để hàm ý rằng có tồn tại ô nhiễm môi trường mà để mô tả mức ô nhiễm môi trường không hiệu quả xã hội. Nếu thực hiện bồi thường cho tất cả những người bị ảnh hưởng bất lợi và bồi thường được thực hiện đúng đắn cho những cá nhân bị thiệt hại và nhà máy trả bồi thường điều chỉnh hành vi của mình một cách tối ưu xem xét các khoản bồi thường phải trả, khi đó tình trạng sau bồi thường sẽ đạt hiệu quả kinh tế, và như vậy không phải là vấn đề ô nhiễm. Câu hỏi 6: Trong khi một số nhà kinh tế tranh luận cần thiết lập quyền tài sản tư nhân để bảo vệ môi trường, nhiều người quan tâm về môi
Tài liệu liên quan