Câu 1.So sánh thuế với phí và lệ phí ? Tại sao có những khác nhau đó ?
a. Giống nhau:
+ Đều là những nguồn thu của ngân sách nhà nước.
+Do các cơ quan quản lý tài chính tiến hành
+ Căn cứ để tiến tiến hành thu đều là văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
b. Phân biệt thuế với phí và lệ phí:
-Các khái niệm
Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ
chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất
định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế.
Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện
một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
39 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi lý thuyết ôn tập luật thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Page 1
Câu hỏi lý thuyết ôn tập luật thuế
Vân Anh
Câu 1.So sánh thuế với phí và lệ phí ? Tại sao có những khác nhau đó ?
a. Giống nhau:
+ Đều là những nguồn thu của ngân sách nhà nước.
+Do các cơ quan quản lý tài chính tiến hành
+ Căn cứ để tiến tiến hành thu đều là văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
b. Phân biệt thuế với phí và lệ phí:
-Các khái niệm
Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ
chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất
định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế.
Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện
một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây
dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí. Thuế
Page 2
và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng giữa
chúng có sự khác biệt như sau:
Tiêu chí
phân biệt
Thuế Phí, lệ phí
Cơ sở
pháp lý
Được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật
có hiệu lực pháp lý cao (Luật, Pháp
lệnh, Nghị quyết), do cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất ban hành là
Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội. trình tự ban hành một luật
thuế phải tuân theo một trình tự chặt
chẽ
Được điều chỉnh bởi những văn bản dưới
luật (Nghị định, quyết định), do Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng
Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
có thẩm quyền ban hành.
Vai trò
trong hệ
thống
Ngân
sách nhà
nước
Là khoản thu chủ yếu, quan trọng,
chiếm trên 90% các khoản thu cho
Ngân sách nhà nước.=>Nhằm điều
chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, quản lý và định hướng phát triển
kinh tế và đảm bảo sự bình đẳng giữa
những chủ thể kinh doanh và công bằng
xã hội.
Như vậy,thuế có tác động lớn đến toàn
bộ qúa trình phát triển kinh tế - xã hội
của một quốc gia, đồng thời thuế là một
Là khoản thu phụ, không đáng kể, chỉ đủ chi
dùng cho các hoạt động phát sinh từ phí.
nguồn thu này không phải dùng đáp ứng
nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà
trước hết dùng để bù đắp các chi phí hoạt
động của các cơ quan cung cấp cho xã hội
một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công
chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan...
Page 3
bộ phận rất quan trọng cấu thành chính
sách tài chính quốc gia.
Tính đối
giá
Không mang tính đối giá và hoàn trả
trực tiếp
Mang tính đối giá rõ ràng và hoàn trả trực
tiếp.
Tính bắt
buộc
Mang tính bắt buộc đối với cả người
nộp thuế và cơ quan thu thuế
Chỉ bắt buộc khi chủ thể nộp lệ phí, phí thừa
hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước
cung cấp
Tên gọi
và mục
đích
Mỗi luật thuế đều có mục đích riêng,tên
gọi các sắc thuế thường phản ánh đối
tượng tính thuế
Mục đích của từng loại phí,lệ phí rất rõ
ràng, tên gọi của loại phí,lệ phí phản ánh
đầy đủ mục đích sử dụng của loại phí,lệ phí
đó
Phạm vi
áp dụng
- Không có giới hạn, không có sự khác
biệt giữa các đối tượng, các vùng lãnh
thổ.
- Áp dụng hầu hết đối với các cá nhân,
tổ chức.
- Mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng.
- Chỉ những cá nhân tổ chức có yêu cầu
“Nhà nước” thực hiện một dịch vụ nào đó.
c.Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.
Trong quan hệ pháp luật thuế không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế mà các
đối tượng nộp thuế đã nộp cho nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp mà đối tượng nộp thuế
nhận được từ nhà nước.
Page 4
- Không mang tính đối giá: người nộp thuế nhiều và người nộp thuế ít đều được
hưởng lợi ích như nhau.
Không hoàn trả trực tiếp: Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp
thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước. Công dân phải đóng
thuế khi đủ điều kiện và họ không nhận được bất cứ lợi ích trực tiếp gì từ việc đóng thuế, tuy
nhiên có sự hoàn trả gián tiếp thông qua việc Nhà nước sử dụng thuế cho các nhu cầu chung
của xã hội.
d.Tại sao các sắc thuế phải do cơ quan quyền lực NN cao nhất (Quốc hội ban hành ?
trong khi đó phí và lệ phí có thể do hội đồng nhân dân các cấp ban hành ?)
Dựa vào vai trò của thuế trong hệ thống ngân sách nhà nước và phạm vi áp dụng của thuế (đã
phân biệt ở cột trên).
2. So sánh thuế trực thu và thuế gián thu ?
-Giống nhau:
+Đều điều tiết vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
+người nộp thuế (dù thuế trực thu hay thuế gián thu) đều phải trích một phần tài sản để chuyển
cho nhà nước mà khôg thể khước từ hoặc trì hoãn.
-khác nhau
Page 5
Tiêu chí
phân biệt
Thuế gián thu Thuế trực thu
Khái
niệm
là loại thuế thu gián tiếp thông qua giá cả
hàng hóa và dịch vụ. Trong thuế gián thu, đối
tượng nộp thuế không phải là người chịu thuế
(người gánh chịu thuế là người tiêu dùng).
là loại thuế thu trực tiếp vào đối tượng
nộp thuế, người có nghĩa vụ nộp thuế
đồng thời là người chịu thuế
Tiền thuế - Tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng
hoá, dịch vụ.
- Tiền thuế không được cấu thành trong
giá cả hàng hoá, dịch vụ.
Phương
thức điều
tiết
- Nhà nước điều tiết thu nhập của người chịu
thuế một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng
hoá, dịch vụ.
- Nhà nước điều tiết trực tiếp thu nhập của
người chịu thuế.
Bản chất - Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và
người chịu thuế là khác nhau.
- Trong thuế trực thu, đối tượng nộp thuế
và người chịu thuế là một.
Các loại
thuế
Bao gồm:Thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế giá trị gia tăng
Bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất, thuế
tài nguyên
Phạm vi
tác động
- Phạm vi tác động của thuế gián thu là rất
rộng rãi.
- Phạm vi tác động của thuế trực thu là
tương đối hẹp.
Page 6
Việc thu
thuế
- Việc thu thuế là tương đối dễ dàng hơn vì ít
gặp sự phản ứng của người chịu thuế.
- Việc thu thuế là tương đối khó khăn vì
tâm lý phản ứng với thuế của nười tiêu
dung.
Ưu điểm - Dễ thu thuế bởi vì đối tượng nộp thuế
không phải là người chịu thuế (Thường hạn
chế sự phản ứng thuế từ người gánh chịu thuế
do nó cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch
vụ, làm cho người tiêu dùng lầm tưởng đó là
giá mà họ trả để có được hàng hoá dịch vụ đó
nên không có cảm giác gánh nặng về thuế).
đảm bảo công bằng xã hội hơn cho việc
điều tiết thu nhập vì nhà nước hiểu rõ và
cá biệt hóa được người chịu thuế
Nhược
điểm
- Tỷ trọng tiền thuế gián thu trên thu nhập
của người nghèo lại cao hơn tỷ trọng tiền thuế
gián thu trên thu nhập của người giàu. Đây là
tính không công bằng của thuế gián thu.
- Nhà nước không cá biệt hóa được
người chịu thuế nên khó khăn trong việc thực
hiện chính sách miễn giảm về thuế.
khó thu thuế, người nộp thuế có xu hướng
trốn thuế vì họ cảm thấy gánh nặng về
thuế khi phải trích một phần lợi ích của
chính bản thân mình cho nhà nước.
Việc phân loại thành thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa như thế nào đối
với:
Page 7
a. Hoạt động lập pháp ?Việc phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu sẽ
giúp các nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng, từ đó xây dựng được các
sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó. Để
đảm bảo tính công bằng điều tiết thu nhập thì cần gia tăng các loại thuế trực thu nhưng để đảm
bảo nguồn thu ổn định cho nhà nước thì lại cần gia tăng các loại thuế gián thu. Vấn đề là phải
làm sao để cân bằng được lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế. Ví dụ thuế trực thu có hạn
chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế nếu
quy định mức thuế suất cao, vậy cần thiết phải điều chỉnh mức thuế suất sao cho đảm bảo
được mục đích điều tiết của loại thuế này.
b. Công tác tổ chức hành thu ?Việc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức thu
thuế. Với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối
tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế,từ đó có biện pháp thu thuế phù hợp.
Qua đó phân định thẩm quyền của các cơ quan hành thu thuế từ đó có biện pháp quản lý thu
thuế hiệu quả. Ví dụ, đối với thuế trực thu, việc theo dõi, tính toán và thu thuế phức tạp, đặc
biệt là thuế thu nhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán. Vì vậy, nếu không có biện
pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế tác dụng của loại thuế này trong việc tập
trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho ngân sách nhà nước.
c. Nhận thức của đối tượng nộp thuế và người chịu thuế: trốn thuế ?
Đối với loại thuế trực thu sẽ dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng
trốn, lậu thuế, còn đối với loại thuế gián thu thì người nộp thuế không có gánh nặng về thuế,
việc nộp thuế sẽ như một phần tất yếu khi sử dụng,tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Có trường hợp nào một săc thuế vừa là thuế trực thu, vừa là thuế gián thu không ?
Tại sao ? (câu này t ko rõ lắm)
- Có thể có. Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau.
Thông thường, người chịu thuế chính là người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
đặc biệt, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là một. Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu
Page 8
máy lạnh về để trang bị cho hệ thống văn phòng của mình. Trong trường hợp này, thuế giá trị
gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu là thuế gián thu nhưng chính doanh nghiệp A là
người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế. (Không bít có đúng ko)
Câu 3. Phân biệt các khái niệm: đối tượng nộp thuế, người nộp thuế, đối tượng chịu
thuế và người chịu thuế ?
- Đối tượng nộp thuế của một đạo luật thuế là những tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên
đối tượng chịu thuế và theo quy định của đạo luật thuế, các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải
nộp thuế cho nhà nước.
-Người nộp thuế là người trực tiếp nộp thuế. Theo Điều 2 Luật quản lý thuế 2006 thì Người
nộp thuế là:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau đây
gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.
=> Như vậy, không phải mọi tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế đều
là đối tượng nộp thuế mà còn phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định.
-đối tượng chịu thuế: là những hàng hoá,dịch vụ, tài sản hoặc thu nhập thuộc phạm vi điều
chỉnh của sắc thuế đó (là vật chuẩn mà dựa vào đó nhà nước thu được một số tiền thuế nhất
định) . Đối tượng chịu thuế chính là mục đích của sắc thuế nhằm tác động lên để điều tiết một
phần thu nhập từ các hoạt động này vào ngân sách nhà nước.
-người chịu thuế Là người thực sự phải trả tiền thuế nhưng không phải lúc nào cũng nộp thuế
trực tiếp cho cơ quan thuế.
Page 9
Đối tượng nộp thuế Người chịu thuế
-Được qui định cụ thể trong đạo luật. - Không được xác định trong đạo luật.
- Là tổ chức, cá nhân trực tiếp tiến hành việc nộp
thuế cho cơ quan thuế.
- Là người thực sự phải trả tiền thuế nhưng
không phải lúc nào cũng nộp thuế trực tiếp
cho cơ quan thuế.
- Trong một số trường hợp, đối tượng nộp thuế trùng với người chịu thuế: khi đó là loại thuế
trực thu hoặc thuế gián thu nhưng đối tượng nộp thuế chính là người tiêu dùng sản phẩm, sử
dụng dịch vụ.
Câu 4.Trường hợp chủ thể được đối tượng nộp thuế ủy quyền (thông qua hợp đồng dịch
vụ hoặc ủy quyền dân sự) để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhưng chủ thể đó thực hiện
không đúng pháp luật thuế thì ai là chủ thể chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế (chủ
thể nhận ủy quyền hay đối tượng nộp thuế) ?
Chủ thể nhận ủy quyền sẽ là người phải chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế vì trong trường
hợp này chủ thể nhận ủy quyền chính là người nộp thuế theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều
2 Luật quản lý thuế 2006 “c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về
thuế thay người nộp thuế.”
DIỆU LINH:
Page 10
Câu 2: Phân biệt các trường hợp miễn thuế, hưởng thuế suất 0% và không thuộc diện
chịu thuế (đối với thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất - nhập khẩu)?
Tại sao hệ quả cuối cùng là số tiền thuế phải nộp bằng 0 đồng nhưng lại qui định thành 3
nhóm khác nhau như vậy?
Mục Không thuộc
diện chịu thuế
Miễn thuế Thuế suất 0%
Bản chất Là những trường
hợp đạo luật thuế
dự liệu trước, khi
các tổ chức, cá
nhân tác động vào
hàng hoá, dịch vụ
trong trường hợp
này sẽ không phải
nộp thuế. Họ
không được coi là
đối tượng nộp
thuế.
Là những trường
hợp đạo luật dự
liệu trước, các tổ
chức, cá nhân khi
thoả mãn các điều
kiện đặt ra sẽ
được miễn thuế.
Họ vẫn là đối
tượng nộp thuế
theo quy định của
pháp luật.
Là những trường hợp
đạo luật qui định trong
những trường hợp đặc
biệt trong đó tổ chức,
cá nhân khi tác động
vào đối tượng chịu thuế
này sẽ được hưởng
mức thuế suất là 0% và
họ vẫn là đối tượng
nộp thuế của loại thuế
đó.
Căn cứ áp dụng Không thuộc
phạm vi điều
chỉnh của một đạo
Thuộc phạm vi
điều chỉnh của
một đạo luật thuế.
Thuộc phạm vi điều
chỉnh của một đạo luật
thuế.
Page 11
luật thuế.
Qui định về
hoàn thuế
Không được khấu
trừ và hoàn thuế
đối với thuế đầu
vào đã nộp
Không được khấu
trừ và hoàn thuế
đối với thuế đầu
vào đã nộp
Được hoàn lại thuế khi
số thuế đầu vào lớn
hơn 0
Hệ quả pháp lí Hệ quả của việc
không phải nộp
thuế là hệ quả
đương nhiên.
Hệ quả được
miễn thuế là hệ
quả có điều kiện.
Hệ quả số tiền thuế
phải nộp là 0 đồng là
hệ quả đương nhiên.
Trình tự, thủ
tục
Không phải thực
hiện thủ tục pháp
lí gì
Cần phải làm hồ
sơ xin miễn giảm
gửi cơ quan thuế
có thẩm quyền
Các tổ chức, cá nhân
không cần phải làm
đơn xin phép nhưng
vân phải tiến hành
đăng kí, kê khai bình
thường
Mặc dù hệ quả là khác nhau nhưng pháp luật qui định thành 3 trường hợp như vậy là do mục
đích điều chỉnh, điều tiết của Nhà nước.
+ Các chế độ trên thể hiện sự ưu đãi, khuyến khích của nhà nước đối với các đối tượng nhưng
ở những mức độ khác nhau:
- Đối với trường hợp được miễn thuế: về bản chất các đối tượng này vẫn thuộc diện phải
chịu thuế nhưng do có những đặc điểm, rơi vào những trường hợp nhất định mà được
Page 12
miễn cho phần thuế đáng ra phải đóng. Do đó có sự ưu đãi hơn so với những trường
hợp nộp thuế thông thường.
- Đối với trường hợp nộp thuế với thuế suất 0%: về bản chất các đối tượng này vẫn thuộc
diện phải chịu thuế và đóng thuế bình thường nhưng thuế suất phải đóng là 0%. Do đó
có sự ưu đãi đặc biệt so với những trường hợp nôp thuế thông thường và trường hợp
miễn thuế. Nhà nước áp dụng thuế suất này là để khuyến khích các hoạt động sản xuất
và kinh doanh nhất định. VD: xuất khẩu các hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Đối với trường hợp không thuộc diện chịu thuế: về bản chất các đối tượng này không
thuộc diện điều chỉnh của luật thuế. Tức là nhà nước không có sự điều chỉnh về thuế đối
với những đối tượng này.
+ Việc qui định có thể bắt nguồn từ những cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế, từ
thông lệ quốc tế, hay từ bản chất, đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ đó
Ví dụ đối với hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường quả cửa khẩu, biên giới
Việt Nam là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, giá
trị gia tăng vì về thực chất những hàng hóa đó không phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
nên không phải chịu loại thuế này. Trường hợp này luật phải qui định là không thuộc diện chịu
thuế mới chính xác chứ không thể áp dụng những chế độ khác.
Câu 1: Mức độ điều tiết được thể hiện thông qua yếu tố nào của đạo luật thuế?
Một đạo luật thuế về cơ bản gồm những yếu tố chính sau: tên đạo luật thuế; đối tượng chịu
thuế; đối tượng nộp thuế; đối tượng không thuộc diện chịu thuế, không thuộc diện nộp thuế;
Page 13
căn cứ tính thuế; giá tính thuế, thuế suất; những trường hợp miễn giảm thuế; qui định về trình
tự , thủ tục kê khai nộp thuế.
Về cơ bản một đạo luật thuế nói chung và tất cả các yếu tố của nó đều thể hiện sự điều tiết
của nhà nước. Tuy nhiên, khi nói đến mức độ điều tiết là nói tới sự điều tiết khác nhau của nhà
nước đối với các chủ thể, đối tượng giống nhau hoặc có cùng điều kiện nhất định, thể hiện thái
độ ưu đãi, khuyến khích hay thắt chặt hơn của nhà nước. Trong một đạo luật thuế thì yếu tố thể
hiện mức độ điều tiết của nhà nước là:
Thuế suất: là mức thuế phải thu thể hiện mức độ điều tiết của nhà nước mà đối tượng nộp
thuế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo một mức nhất định. Có 2 loại thuế
suất: là thuế suất tuyệt đối và thuế suất tỉ lệ.
Cùng là đối tượng chịu thuế nhưng mỗi loại hàng hóa, dịch vụ hay tài sản khác nhau lại có
thể bị áp dụng mức thuế suất khác nhau. Xét về mức độ điều tiết thì có 3 loại thuế suất: thuế
suất bình thường, thuế suất ưu đãi và đặc biệt ưu đãi.
Ví dụ đối với thuế giá trị gia tăng, có các mức thuế là 10%, 5%, 0%. Trong đó thuế suất
0% là mức thuế suất đặc biệt ưu đãi đối với những hàng hóa, dịch vụ được khuyến khích sản
xuất, xuất khẩu. Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, mức thuế suất dao động từ 10 – 70%, mức thuế
70% được áp dụng đối với những hàng hóa, dịch vụ nhà nước muốn đặc biệt hạn chế tiêu
dùng.
Ngoài ra trong một đạo luật thuế, một số yếu tố khác cũng gián tiếp thể hiện mức độ điều
tiết của nhà nước như: đối tượng chịu thuế (có đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, chịu thuế
suất 0%, mặc dù có hệ quả số học là như nhau nhưng nó thể hiện mức khuyến khích ưu đãi
khác nhau của nhà nước đối với các đối tượng. Ngoài ra, việc xác định đối tượng chịu thuế
giúp xác định được phạm vi tác động của đạo luật thuế đó hay phạm vi điều tiết rộng hay hẹp
của nhà nước); các trường hợp miễn, giảm thuế.
Page 14
Câu 4: Khi nào xảy ra truy thu thuế? Có phải mọi trường hợp truy thu thuế đều phải xuất
phát từ hành vi vi phạm pháp luật thuế không? Tại sao? Xác định thẩm quyền truy thu
thuế?
Truy thu thuế: là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp
thuế phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Truy thu thuế xảy ra khi những đối tượng nộp thuế chưa nộp hoặc đã nộp nhưng còn
thiếu vào ngân sách nhà nước. Nguyên nhân có thể là xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật
của đối tượng nộp thuế; nhầm lẫn trong quá trình đăng kí, kê khai nộp thuế; có sự thay đổi
trong việc thực hiện chế độ miễn, giảm thuế
Như vậy, truy thu thuế không phải lúc nào cũng xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật
của đối tượng nộp thuế mà có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Về bản chất thì
truy thu thuế là một quyết định hành chính yêu cầu chủ thể chưa nộp đủ thuế thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ của mình chứ không phải là một quyết định xử phạt vi phạm hành chính, và nguyên
nhân của việc chậm nộp thuế có thể là do khách quan, chủ quan, cố ý hoặc vô tình vi phạm.
nếu xác định được việc chậm nộp thuế là do hành vi cố ý vi phạm pháp luật thì cơ quan có
thẩm quyền có thể ra cả quyết định xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là trách nhiệm hình
sự cho chủ thể vi phạm.
Truy thu thuế thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lí thuế và cơ quan hải quan: Tổng
cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế; Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan (đối với
hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu).
Page 15
ĐẠT
Câu 1. Vai trò cơ bản của thuế TTĐB ? Việc áp dụng thuế TTĐB có vi phạm nguyên tắc cơ
bản trong lưu thông hàng hóa của nền kinh tế thị trường không ? Vì sao ?
1.1. Vai trò củ