Câu hỏi Môn học Kinh tế Quốc tế

Chủ nghĩa trọng thương 1 a.Mục đích duy trì thặng dư thương mại (xuất siêu)? b.Mục đích hạn chế xuất khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm? c.Tại sao quan điểm trọng thương về thương mại quốc tế là sai lầm: xuất siêu, bảo hộ mậu dịch và khuyến khích xuất khẩu d.Quan điểm trọng thương về TMQT phù hợp hơn trong điều kiện nào? (Lao động sử dụng hoàn toàn hay chưa hoàn toàn) e.Các quan điểm của CN trọng thương về thương mại quốc tế, hiện nay còn phổ biến? (từng nội dung cụ thể)

pdf33 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi Môn học Kinh tế Quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ nghĩa trọng thương 1 a.Mục đích duy trì thặng dư thương mại (xuất siêu)? b.Mục đích hạn chế xuất khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm? c.Tại sao quan điểm trọng thương về thương mại quốc tế là sai lầm: xuất siêu, bảo hộ mậu dịch và khuyến khích xuất khẩu d.Quan điểm trọng thương về TMQT phù hợp hơn trong điều kiện nào? (Lao động sử dụng hoàn toàn hay chưa hoàn toàn) e.Các quan điểm của CN trọng thương về thương mại quốc tế, hiện nay còn phổ biến? (từng nội dung cụ thể) Lý thuyết LT tuyệt đối và LT so sánh 1 a.Giá so sánh và giá tuyệt đối (tính bằng tiền) của sản phẩm có gì khác biệt? b.Tại sao giá so sánh của lúa mì khi có mậu dịch lớn hơn giá tại Mỹ và nhỏ hơn giá tại Anh khi không có mậu dịch? c.Tại sao giá so sánh của vải khi có mậu dịch lớn hơn giá tại Anh và nhỏ hơn giá tại Mỹ khi không có mậu dịch? d.Giải thích tại sao khi có LTSS giữa 2 QG thì sẽ có mậu dịch, và khi không có LTSS thì không có mậu dịch. e.Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối là trường hợp đặc biệt của Lý thuyết LTSS. Giải thích Điều nào sau đây là đúng? Giải thích a.Nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối về một sản phẩm, đồng nghĩa quốc gia đó có lợi thế so sánh về sản phẩm đó. b.Nếu một quốc gia có lợi thế so sánh về một sản phẩm, đồng nghĩa quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm đó. c.Một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản phẩm vẫn có thể: - trao đổi và thu lợi, - thu lợi nhiều hơn từ mậu dịch. Lý thuyết LT tuyệt đối và LT so sánh 2 LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI 1 a.Tại sao khi CPCH không đổi thì PPF là đường thẳng b.Tại sao khi CPCH không đổi các QG có thể chuyên môn hóa hoàn toàn khi có mậu dịch? c.Khi CPCH không đổi, một QG có thể không chuyên môn hóa hoàn toàn? Giải thích d.Đường giới hạn tiêu dùng khi có thương mại có thể cao hơn đường PPF? Tại sao? e.Làm ví dụ phần "5. Ví dụ lợi thế so sánh dưới góc độ lý thuyết chi phí cơ hội“ LÝ THUYẾT CHUẨN 1 a.Trong ví dụ lúa-mía, nếu Việt Nam chuyển toàn bộ đất sang SX mía thì CPCH của mía là bao nhiêu? b.Giải thích PPF cong lõm về gốc tọa độ biểu thị CPCH gia tăng của sản phẩm c.Tại sao khi CPCH gia tăng thì các QG không thể chuyên môn hóa hoàn toàn khi tham gia vào thương mại quốc tế? Liên hệ thực tế. d.Một QG có thể thu lợi nếu không chuyên môn hóa SX mà chỉ trao đổi? Giải thích. Liên hệ thực tế e.Một QG có thể thu lợi nếu chuyên môn hóa nhưng không trao đổi? giải thích. Liên hệ thực tế LÝ THUYẾT CHUẨN 2 a. Mậu dịch có thể diễn ra khi 2 QG có đường PPF giống hệt nhau với CPCH tăng dần, có thị hiếu tiêu dùng khác biệt? giải thích b. Mậu dịch có thể diễn ra khi 2 QG có đường PPF giống hệt nhau với CPCH không đổi, có thị hiếu tiêu dùng khác biệt? Giải thích (có minh họa đồ thị) LÝ THUYẾT CHUẨN 3 Các yếu tố khác không đổi, Điều kiện mậu dịch và lợi ích của VN thay đổi thế nào nếu năm 2001 so với 2000: a.Giá XK gạo của VN tăng do giá thế giới tăng b.Giá XK gạo của VN tăng do chi phí SX của VN tăng vì thời tiết, sâu bệnh không thuận lợi c.Giá XK tôm của VN giảm do VN áp dụng công nghệ mới, giống mới,... trong nuôi trồng d.Giá nhập khẩu phôi thép tăng do giá TG tăng e.Giá TG các mặt hàng NK của VN tăng LÝ THUYẾT HECKSCHER-OHLIN 1 a. Xem và trả lời các câu hỏi trong ví dụ về tính thâm dụng yếu tố của sản phẩm b. Xem và trả lời các câu hỏi trong ví dụ về dư thừa yếu tố (phương pháp dư thừa vật thể) c.Trong 2 phương pháp xác định dư thừa yếu tố (dư thừa kinh tế và dư thừa vật thể) phương pháp nào chính xác hơn? d.Theo lý thuyết H-O, 2 phương pháp đều cho kết quả như nhau, đúng hay sai? Giải thích. LÝ THUYẾT HECKSCHER-OHLIN 2 a. Trong thời gian gần đây, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu nông sản, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, giày da, và nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp, linh kiện phụ tùng. Giải thích dựa trên lý thuyết H-O. b. Cơ cấu thương mại hiện tại giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển có phù hợp với lý thuyết H-O? Minh họa. c.Tại sao có sự khác biệt đáng kể về tiền lương giữa các QG cho dù thương mại quốc tế diễn ra mạnh mẽ. LÝ THUYẾT HECKSCHER-OHLIN 3 a.Tại sao trong dài hạn thì xu hướng cân bằng tiền lương biểu hiện rõ nét hơn? (Các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore,). b.Xu hướng cân bằng tiền lương khi Việt Nam trao đổi thương mại c.Việt Nam đang mất dần lợi thế nhân công rẻ. Tình hình thực tế. Giải thích bằng lý thuyết. Giải pháp khắc phục d.Tại sao tỷ lệ tăng sản lượng lớn hơn so với tỷ lệ tăng lượng cung yếu tố sản xuất e. Trả lời câu hỏi trong phần “Cơ cấu kinh tế Việt Nam” (Định lý Rybczynski) LÝ THUYẾT HECKSCHER-OHLIN 4 a.Việt Nam tăng thuế nhập khẩu, thu nhập từ các yếu tố bị ảnh hưởng như thế nào? b. Việt Nam tăng thuế xuất khẩu, thu nhập từ các yếu tố bị ảnh hưởng như thế nào? c.Xu hướng gia tăng mậu dịch giữa các nước phát triển từ những năm 1960. Giải thích tại sao xu hướng này mâu thuẫn với lý thuyết H- O. d. Xu hướng gia tăng trao đổi các sản phẩm công nghiệp giống nhau (Các sản phẩm cùng nhóm hàng hoá) giữa các nước, đặc biệt là giữa các nước phát triển. Giải thích tại sao xu hướng này mâu thuẫn với lý thuyết H-O. THUẾ QUAN 1 a. Thuế quan hỗn hợp ít áp dụng. Áp dụng với dạng sản phẩm nào? (Việt Nam áp dụng với xe đã qua sử dụng, giải thích) b. Ý nghĩa các thành phần: BEFG và GFC của thay đổi thặng dư tiêu dùng (khi giá tăng)? c. Giá tăng từ Po tới P1 thì lợi nhuận trước thuế tăng bao nhiêu? Tại sao? d. Ý nghĩa thành phần b và d trong tổn thất ròng do thuế quan (b+d)? e.Ý nghĩa đường cung nhập khẩu co giãn hoàn toàn f.Trả lời các câu hỏi trong phần thuế quan ngăn cấm THUẾ QUAN 2 a. Cung, cầu nội địa là hàm tuyến tính. Để xác định tổn thất ròng của quốc gia nhập khẩu khi áp dụng thuế nhập khẩu thì cần tối thiểu những thông tin gì? b. Khi quốc gia lớn áp dụng thuế quan nhập khẩu sẽ tác động thế nào tới: giá thế giới, giá trong nước, lợi ích quốc gia lớn? Giải thích c.Giá trị gia tăng trong nước của 1 ngành càng cao càng tốt? Giải thích d.Tỷ lệ bảo hộ thực tế có thế có giá trị âm? Giải thích e.Chính sách “Leo thang thuế quan” khuyến khích phát triển các ngành lắp ráp, tại sao? THUẾ QUAN 3 a.Ước lượng tỷ lệ bảo hộ thực tế với ngành sản xuất xe du lịch của Việt Nam b.Một quốc gia nhỏ đang áp dụng thuế quan nhập khẩu. Tác động tới giá trong nước, tiêu thụ, sản xuất, nhập khẩu như thế nào khi: Cầu trong nước tăng Cầu trong nước giảm Giá thế giới giảm Giá thế giới tăng Minh họa bằng đồ thị c. Trình bày các tác động khác của thuế quan nhập khẩu. Giải thích THUẾ QUAN 4 a.Ý nghĩa đường cầu xuất khẩu co giãn hoàn toàn. Giải thích b.Quốc gia nhỏ áp dụng thuế quan xuất khẩu. Tác động tới giá trong nước, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu như thế nào trong các trường hợp sau: Cung trong nước tăng (giảm); cầu trong nước tăng (giảm); giá thế giới tăng (giảm). Minh họa bằng đồ thị. Giải thích c.Quốc gia lớn áp dụng thuế quan x/khẩu sẽ tác động thế nào tới: giá thế giới, giá trong nước, lợi ích của quốc gia lớn? Giải thích d.Việt Nam áp dụng thuế xuất khẩu với cao su nguyên liệu. Bình luận. THUẾ QUAN 5 a.Giải thích thực tế Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) như 1 quốc gia lớn. Tại sao OPEC thành công, còn các tổ chức xuất khẩu các sản phẩm khác không thành công HẠN NGẠCH 1 a. Với mọi giá trị hạn ngạch đều có tác động tới thị trường nội địa? Nếu không thì hạn ngạch có tác động khi nào? Giải thích b.Một quốc gia nhỏ đang áp dụng hạn ngạch nhập khẩu. Tác động tới giá trong nước, tiêu thụ, sản xuất, nhập khẩu như thế nào khi: Cầu trong nước tăng, Cầu trong nước giảm Giá thế giới giảm; Giá thế giới tăng Minh họa bằng đồ thị c. So sánh tác động khi Quốc gia áp dụng hạn ngạch và thuế quan tương đương trong trường hợp cầu trong nước tăng và trường hợp giá thế giới giảm để thấy hạn ngạch bảo hộ chặt chẽ hơn thuế quan HẠN NGẠCH 2 a.Quốc gia lớn áp dụng hạn ngạch có tác động như thế nào tới giá thế giới, giá trong nước, sản xuất, tiêu thụ, nhập khẩu và lợi ích của quốc gia lớn? Giải thích b.Hạn chế xuất khẩu tự nguyện tác động như thế nào tới quốc gia nhập khẩu? (gợi ý: gần giống như hạn ngạch nhập khẩu, có khác biệt, có thể phân tích ví dụ để thấy rõ). c.Đối với QG xuất khẩu thì hạn chế xuất khẩu tự nguyện có thể hạn chế thiệt hại so với trường hợp QG nhập khẩu áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu hay không? Giải thích (thông qua ví dụ) HẠN NGẠCH 3 a.Khi áp dụng hạn ngạch thuế quan thì khối lượng nhập khẩu có thể vượt quá khối lượng hạn ngạch thuế quan? Giải thích. b.Khi áp dụng hạn ngạch thuế quan, giá trong nước có thể (giải thích): -Cao hơn (giá thế giới+thuế ngoài hạn ngạch) -Thấp hơn (giá thế giới+thuế ngoài hạn ngạch) -Thấp hơn (giá thế giới+thuế trong hạn ngạch) -Trong giới hạn nào? HẠN NGẠCH 4 a.So sánh tác động của hạn ngạch xuất khẩu và thuế quan xuất khẩu? ●Điều tiết xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay? ●Đối với xuất khẩu gạo, Việt Nam nên sử dụng hạn ngạch hay thuế xuất khẩu, hoặc kết hợp cả hai công cụ để đảm bảo an ninh lương thực? Tại sao? b. Tại sao nói hạn ngạch là công cụ không minh bạch làm méo mó giá cả (so với thuế quan) CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 1 a. Quốc gia lớn áp dụng trợ cấp xuất khẩu, tác động tới giá thế giới, giá trong nước, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu, lợi ích như thế nào? Lập luận và giải thích. b.Một quốc gia có nên trợ cấp xuất khẩu cho một ngành xuất khẩu có thị phần xuất khẩu lớn trên thị trường thế giới? c. Tại sao các biện pháp chống bán phá giá (Antidumping Measures) được sử dụng phổ biến như một công cụ bảo hộ mậu dịch d.Tại sao Việt Nam hay bị điều tra bán phá giá và có nguy cơ cao bị áp thuế chống bán phá giá? CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 2 a.Phân tích ví dụ về trợ cấp trong nước với quốc gia nhỏ và rút ra kết luận: -Tác động của trợ cấp trong nước tới giá trong nước, sản xuất, tiêu dùng, nhập khẩu, lợi ích tổng thể -So sánh trợ cấp trong nước với thuế quan NK tương đương và hạn ngạch NK 40 từ góc độ bảo hộ sản xuất trong nước. Rút ra kết luận CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN a.Lấy 5 ví dụ về rào cản kỹ thuật b.“Việt Nam áp dụng chưa hiệu quả các hàng rào kỹ thuật trong bảo vệ sản xuất trong nước”. Thực chất, nguyên nhân câu nói trên c. Việt Nam có thể sử dụng các loại thuế (VAT, TTĐB,), phí thủ tục, phí dịch vụ liên quan tới nhập khẩu (không tính thuế NK) với mục đích bảo hộ sản xuất trong nước? Tại sao? d.Việt Nam có thể sử dụng chính sách mua sắm chính phủ như 1 công cụ hỗ trợ sản xuất trong nước? Tại sao? e.Chủ nghĩa bảo hộ từ giác độ kinh tế, chính trị: các quan điểm, lý lẽ biện hộ cho chính sách bảo hộ mậu dịch LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 1 a.Tại sao trước khi hội nhập sâu cần có giai đoạn chuẩn bị, cắt giảm dần thuế quan? b.Tại sao FTA trên thực tế là hình thức liên kết phổ biến nhất? c.Tại sao liên minh thuế quan là hình thức liên kết ít phổ biến? Thị trường chung phổ biến? d.Sử dụng đồng tiền chung eoro mang lại lợi ích gì? e.Khủng hoảng trong khu vực đồng euro: nội dung, nguyên nhân? ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới như thế nào? f.Ý nghĩa các thành phần lợi ích tạo lập mậu dịch b và d? LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 2 a. Lợi ích tạo lập mậu dịch phụ thuộc vào thuế quan cắt giảm (t/quan ban đầu) như thế nào? b.Lợi ích tạo lập mậu dịch phụ thuộc vào hệ số co giãn của cung, cầu nội địa như thế nào? c.Ý nghĩa tác động chuyển hướng MD (-e)? d.Tác động chuyển hướng mậu dịch phụ thuộc vào yếu tố nào? Giải thích. e.Trước khi tham gia hội nhập, cần tăng thuế quan nhập khẩu để thu được lợi ích nhiều hơn khi tham gia. Quan điểm về câu nói trên từ góc độ lý thuyết. Thực tế như thế nào? LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 3 a.Khi thành lập liên hiệp thuế quan thì hiệu ứng CHMD làm tăng hay giảm lợi ích tổng thể của thế giới? Giải thích b. Giải thích các vấn đề trong phần “4) Một số quy luật chung thực tế để Liên hiệp thuế quan có hiệu quả cao” c.Tại sao trên thực tế hiện nay các quốc gia dè dặt trong cắt giảm thuế quan, tự do hóa thương mại? DI CHUYỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ 1 a. Di chuyển nguồn lực sản xuất và Thương mại hàng hóa thay thế cho nhau. Giải thích (dựa vào lý thuyết H-O. b. Giải thích đường doanh thu sản phẩm cận biên của vốn của doanh nghiệp chính là đường cầu về vốn của doanh nghiệp c.Khi có di chuyển vốn quốc tế GDP của Quốc gia xuất khẩu vốn và nhập khẩu vốn thay đổi như thế nào? Tại sao? d.Khi có di chuyển vốn quốc tế GDP thế giới thay đổi như thế nào? Tại sao? DI CHUYỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ 2 a. “Xuất khẩu vốn là xuất khẩu việc làm ra nước ngoài”. Quan điểm về vấn đề này từ góc độ lý thuyết và thực tế. b.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (thuyết trình) Ý kiến về Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài: bản chất vấn đề, nguyên nhân và biện pháp khắc phục: c. Tác động tiêu cực tới môi trường, d.Công nghệ lạc hậu, e.Lách thuế thông qua chuyển giá, Gợi ý: so sánh doanh nghiệp trong nước (100% vốn Việt Nam) và DN FDI DI CHUYỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ 3 a.Sự khác biệt trong tác động giữa trường hợp di chuyển lao động tạm thời và trường hợp di chuyển lao động, định cư ở NN b.Chính sách nhập cư của các nước phát triển khuyến khích nhập cư lao động có tay nghề cao, cán bộ nghiên cứu, trí thức; và kiểm soát chặt chẽ nhập cư lao động phổ thông? Giải thích c.Vấn đề chảy máu chất xám của các nước đang phát triển. Quan điểm về vấn đề này: thực tế, nguyên nhân, biện pháp khắc phục. Liên hệ Việt Nam d. Tại sao nhập cư lao động phổ thông gây mâu thuẫn, căng thẳng xã hội? THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ 1 a.Tại sao Các giao dịch kinh tế giữa các quốc gia làm phát sinh nhu cầu trao đổi tiền tệ? b.Tại sao xác định tỷ giá chéo (gián tiếp) thông qua đồng tiền thứ ba, mà không xác định trực tiếp thông qua cung cầu thị trường? c. Làm ví dụ kinh doanh chênh lệch giá 3 điểm. Kinh doanh chênh lệch giá 3 điểm trên thực tế có phổ biến? d.Trong chế độ tỷ giá cố định NHTW can thiệp ngoại hối thế nào khi cung ngoại tệ tăng, giảm; Cầu ngoại tệ tăng, giảm e.Trong chế độ tỷ giá cố định, khi NHTW liên tục bán ra ngoại tệ, dẫn tới cạn dự trữ ngoại hối: NHTW làm gì (nâng hay phá giá nội tệ)? THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ 2 a.Trong chế độ tỷ giá cố định, khi NHTW liên tục mua vào ngoại tệ, dự trữ tăng quá mức: NHTW làm gì (nâng hay phá giá nội tệ)? b.Các yếu tố khác không đổi, Giá cà phê thế giới tăng tác động tới tỷ giá VND? c.Tương tự trong trường hợp Việt Nam cắt giảm thuế quan nhập khẩu? d.Tương tự trong trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng? e.Tương tự trong trường hợp người Việt Nam di du lịch nước ngoài tăng? f.Các yếu tố khác không đổi, VND giảm giá, năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tăng và ngược lại. Tại sao? CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ 1 a. Quy luật một giá được duy trì nhờ hoạt động kinh doanh chênh lệch giá. Giải thích b. Tại sao sức mua của 1 đồng tiền ở các quốc gia khác nhau là như nhau? c.Liên hệ tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian gần đây: VND chịu áp lực mất giá. Thực trạng này liên quan tới các yếu tố xác định tỷ giá như thế nào: Cung tiền của Việt Nam, thu nhập, lãi suất, cán cân vãng lai,. d.Các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay có tác động ổn định tỷ giá (giảm lạm phát, giảm tăng cung tiền, giảm chi ngân sách, hạn chế nhập siêu,). Giải thích CÁN CÂN THANH TOÁN a.Tại sao nói BOP là thông tin quan trọng về sức khỏe của 1 nền kinh tế? b.Các câu hỏi trong ví dụ “Ai là người cư trú của Việt Nam” c.Các câu hỏi trong Ví dụ thảo luận: hạch toán vào BOP VN d.Ví dụ về hạch toán cán cân thanh toán
Tài liệu liên quan