Câu hỏi ôn tập luật đất đai

Những câu hỏi này chỉ có tính chất tham khảo vì có thể thay đổi theo từng khoá và văn bản pháp luật mới ban hành của nhà nước.

doc10 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 6378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập luật đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP LUẬT ĐẤT ĐAI Những câu hỏi này chỉ có tính chất tham khảo vì có thể thay đổi theo từng khoá và văn bản pháp luật mới ban hành của nhà nước. 1. Phân tích luận đề: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do NN thống nhất quản lý”. 2. Tại sao NN quy định khung giá từng loại đất? Mục đích? 3. Phân tích luận điểm: “ NN không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của NN VN DCCH, CP CMLT CHMN VN, NN CHXHCN VN.” 4. Phân biệt ngành Luật đất đai với ngành Luật hành chính. 5. Nêu những điều cấm trong Luật ĐĐ 1993 và phân tích những điều đó. 6. Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa quyết định giao đất và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 7. Ở VN, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Theo anh (chị), việc hoàn thiện chế định sở hữu toàn dân trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay nên như thế nào? 8. Tại sao NN quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đối với từng vùng? (những mặt tích cực và hạn chế). 9. Chứng minh rằng Luật ĐĐ 93, 98, 2001 quan tâm đến quyền và lợi ích người sử dụng đất. 10. Căn cứ phân loại đất theo Luật ĐĐ 1993. Cách phân loại như vậy khoa học chưa? 11. NN CHXHCN VN quản lý toàn bộ ĐĐ qua 2 công cụ quan trọng là pháp luật và quy hoạch. Nhận xét gì về những công cụ này ở thời điểm hiện nay? 12. Trình bày và phân tích nội dung QLNN về ĐĐ theo Luật ĐĐ 1993. 13. Phân tích mối quan hệ ngành Luật ĐĐ và Luật Dân sự. 14. Việc quy định khung giá từng loại đất của NN nhằm mục đích gì? Anh (chị) bình luận gì về khung giá đất hiện nay? 15. Phân tích khía cạnh kinh tế trong hoạt động QLNN về ĐĐ. 16. Người SD đất nông nghiệp muốn chuyển đổi đất nông nghiệp phải làm thủ tục tại cơ quan nào? NN có khuyến khích nhân dân chuyển đổi đất cho nhau không? Tại sao? 17. Quyền và nghĩa vụ ngiười sử dụng đất được quy định trong pháp luật ĐĐ như thế nào? Nhận xét quyền và nghĩa vụ đó trong thực tế. 18. Người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nào đối với nhà nước? Mục đích quy định nghĩa vụ tài chính là gì? 19. phân tích : “ Trong trường hợp cần thiết, NN thu hồi đất đang sử dụng của NSDĐ để SD vào mục đích QP, AN, lợi ích QG, công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường và hỗ trợ.” 20. Nhận xét gì về tình hình giao đất, cho thuê đất của NN hiện nay? 21. Khi đựơc cấp GCN QSDĐ, người SDĐ cần có những loại giấy tờ gì? 22. Căn cứ để cơ quan NN ra quyết định giao đất, cho thuê đất là gì? 23. Đối tượng nào được NN giao và sử dụng đất lâm nghiệp? 24. Phân tích nội dung QLNN về ĐĐ. Trong các nội dung đó, nội dung nào NN quản lý yếu nhất trong thời điểm hiện nay? 25. Khi thu hồi đất của NSDĐ, NN đền bù thiệt hại về đất theo nguyên tắc nào? 26. Phân tích thẩm quyền của các cơ quan NN trong việc giải quyết các tranh chấp ĐĐ. Hiện nay, tranh chấp loại nào xảy ra nhiều nhất? 27. Khi nào hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ được coi là hợp pháp? Tại sao trên thực tế lại xảy ra hiện tượng chuyển nhượng ngầm ĐĐ? 28. Nêu các điều kiện về sở hữu nhà và sử dụng đất ở của người VN định cư ở nước ngoài. Người VN định cư ở nước ngoài có được nhận chuyển nhượng đất ở VN không? tại sao? 29. Khi được cấp GCN QSDĐ, người SDĐ phải nộp những khoản tiền gì? Tại sao hiện nay có hiện tượng người dân không muốn nhận GCN QSDĐ? 30. NN quản lý toàn bộ ĐĐ trong phạm vi cả nước với mục đích bảo đảm hiệu quả SDĐ. Bình luận gì về tình hình SDĐ hiện nay? 31. Quy hoạch SDĐ nhằm mục đích gì? Tại sao 1 quy hoạch SDĐ có thể được điều chỉnh nhiều lần? Phân tích mặt tích cực và tiêu cực của việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết. 32. Nhận xét gì về thị trường bất động sản VN? 33. Chính quyền cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong quản lý ĐĐ trên địa bàn? Nhận xét tình hình quản lý ĐĐ hiện nay ở cấp xã. Một số câu hỏi ôn tập môn Luật Đất đai tham khảo: Câu 1: Năm 1990, ông A cho B và C thuê đất S 2500m2 để sử dụng. Đến năm 1995 ông B mua hẳn mảnh đất đó và sau đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2000, ông B cho ông D thuê. Năm 2001 ông D chết, con của ông D tiếp tục sử dụng mảnh đất thuê đó. Năm 2003, vì có xích mích với con của ông D nên B đồi lại đất, không cho thuê nữa nhưng con của ông D ko chịu. B đâm đơn kiện ra Tòa. Tóa án nhân dân Huyện X đã bác đơn kiện của B và ko cho đòi lại đất với lí do đất đã được sử dụng ổn định. Quan điểm của anh chị về phán quyết của Tòa? Câu 2: Nêu hạn mức giao đất ở đô thị? Câu 3: Điều kiện để cá nhân, hộ gia đình có thể đc thuê quyền sử dụng đất? Câu 4: Những nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trước ngày 15- 10-1993? Trường hợp đã nộp 20% tiền sử dụng đất có được trả lại từ ngân sách nhà nước không? Câu 4: Trường hợp tổ chức sử dụng đất trong nước trả tiền thuê đất nhiều năm , trả tiền thuê đất một lần theo qui định của pháp luật đất đai trước đây, theo luật ĐĐ 2003 giải quyết thực tế này như thế nào? Câu 5: Hiểu thế nào về quy định: Nhà nước thực hiện điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. Ví dụ? Câu 6: Gia đình tôi có sở hữu mảnh đất có diện tích 6000m2. Năm 1978, Nhà nước thu hồi giao cho 1 trại giam quản lý. Đến tháng 3/1993, do nhu cầu sử dụng đất, Nhà nước cấp lại cho chúng tôi. Năm 1994, chúng tôi bắt đầu thực hiện sản xuất trên mảnh đất này. Hỏi bây giờ chúng tôi muốn làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất này thì cần những thủ tục gì? Sau khi có GCN thì quyền lợi và nghĩa vụ của chúng tôi như thế nào? Câu 7: Đất Nông Nghiệp được sử dụng vào mục đích công ích là hì ? tại sao luật ĐĐ 2003 lại qui định về điều này? Phân tích các qui định trong luật 2003 về loại đất này ? Câu 8: Doanh nghiệp X sau giải phóng miền nam 30--4-1975 , được tiếp nhận trạm xăng X , S=350 m2, sau đó trong thời gian sử dụng đên năm 1996 đã đống thuế sử dụng đất đầy đủ, 1996 được UBND TP HCM chứng nhận quyền sử dụng đất của DN X, kí hợp đồng 10 năm , 2000 bị thu hồi làm phòng trưng bày của liên doanh gì đó. Tư vấn các cơ sở Pháp lí để đảm bảo quyền sử dụng đất cho DN. Câu 9: Thẩm quyền giao và thu hồi đất? Câu 10: Trường hợp nào NN không phải thu hồi đất? Câu 11: Thu hồi đất với mục đích Pt kinh tế khác gì với những mục đích khác? Câu 12: Trong trường hợp thu hồi đất được giao cho DN thảo thuận, có hợp lí không? tiêu cực và tích cực? có tạo ra sự cạnh tranh nào về kinh tế giữa các DN? Bộ câu hỏi có đáp án môn luật đất đai  Câu 1: Hãy phân tích luận đề: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dan do Nhà nước thống nhất quản lý". Luận đề này ngày từ Luật Đất đai năm 1987 đã được khẳng định. Qua các lần sửa đổi bổ sung. Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bỏ sung năm 1998 và 2001. Luận đề đó vẫn tiếp tục được nhấn mạnh. Như sậy có thể thấy luận đề này là phù hợp, đúng đắn thể hiện được "ý Đảng, lòng dân" về vấn đề đất đai. "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân..." là nguyên tắc hiến định, được quy định tại điều 17 - Hiếp pháp 1992 "Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời... cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân". Với tư cách là chủ thể trong quan hệ sở hữu đất đai, nhân dân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Nhưng nhân dân không thể tự mình thực hiện mà chuyển giao các quyền này cho Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân không có mục đích tự thân. Nhà nước chỉ là công cụ là phương tiện để nhân dân thực hiện quyền chủ thẻ trong quan hệ sở hữu tài sản thuọc sở hữu toàn dân nói chung đất đai nói riêng. Viẹc quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" thực chất bắt nguồn từ tính lịch sử của đất đai nói riêng. Việc quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" thực chất bắt nguồn từ tính lịch sử của đất đai nước ta. Đất đai nước ta là thành quả trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và abỏ vệ được vốn đất đai như ngày nay. "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý". Như đã khẳng định nhân dân đã trao quyền chủ sở hữu đất đai cho Nhà nước. Vì vậy Nhà nước với tư cách đại diện sở hữu toàn dân quản lý đất đai. Toàn bộ đất dù ở đất lièn hay ở lãnh hải, dù đất đang sử dụng hay đất chưa sử dụng đều thuộc Nhà nước. Nhà nước có trọn vẹn ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Mục đích của quy định "Nhà nước thống nhất quản lý" là nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả, phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế xã hội. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai cũng là quy định cần thiết khi Nhà nước thừa nhận đất đai là hàng hoá đặc biệt, xúc tiến việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản. Câu 2: Tại sao Nhà nước Việt Nam quy định khung giá cho từng loại đất. Mục đích? Điều 12 - Luật đất đai 1993 đã được sửa đổi bổ sung năm1998 và năm 2001 quy định "Căn cứ vào quy định của Chính phủ về khung giá và nguyên tắc phương pháp xác định giá các loại đất,UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định giá các loại đất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền kh giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tiền thuế đất, lệ phí trước bạ, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thương khi Nhà nước thu hồi đất". Những quy định này có thể phần nào cho chúng ta thấy lý do cùng mục đóch của Nhà nước khi quy định khung giá cho từng loại đất. Ngoài ra Nhà nước quy định khung giá cho từng loại đất còn vì các lý do cụ thể sau đây: -Đó là sự cụ thể xoá sự thừa nhận của Nhà nước coi đất đai là hàng hoá đặc biệt, phục vụ cho việc hình thành thị trường bất động sản. -Tác động vào ý thức thái độ của người sử dụng đất để họ sử dụng đất tiết kiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của việc sử dụng đất. Việc quy định khung giá cho từng loại đất là công cụ tài chính của Nhà nước. Việc Nhà nước sử dụng phối hợp các lợi ích kinh tế từ các quan hệ kinh tế gắn liền với đất đai nhằm mục đích cao nhất là quản lý có hiệu quả, cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất kết hợp hai hoà các lợi ích. Câu 3: Phân tích luận đề: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Luận đề này vừa mang tính nguyên tác vừa mang tính định hướng. Quy định này là cơ sở pháp lý khẳng định Nhà nước là chủ thể duy nhất đối với đất đai. Đồng thời nó cũng có ý nghĩa nhiều mặt đối với đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Trước hết, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất để giải quyết tình trạng khiếu kiện về các tranh chấp quyền sử dụng đất mang tính lịch sử. Các khiếu kiện đòi lại đất có ảnh hưởng không tốt đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, việc quy định như vậy là hết sức cần thiết để giải quyết triệt để các khiếu kiện lâu nay. Thứ hai, quy định này là cơ sở để Nhà nước nắm vững số lượng, chất lượng sự biến động đất đai trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương. Nếu chấp nhận cho đòi lại đất không những nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp mà Nhà nước khó có thể quản lý có hiệu quả sự thay đổi về chủ sử dụng đất sẽ làm cho công tác quản lý tốn kém về thời gian, sức người, sức của. Thứ ba, trải qua các thời kỳ các Nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy, các chính sách ruộng đất nhìn chung là phù hợp, bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng đất đai. Tất nhiên quy định trên cũng có những điển hạn chế riêng: về tính lịch sử của đất đai, về chính sách người có công với cách mạng. Thiết nghĩ sự bổ sung một số văn bản về các vấn đề này sẽ có thể phát huy hết tác dụng vai trò của Luận đề đã nêu. Câu 4: Phân biệt ngành Luật đất đai với LHC. Luật hành chính là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trinh hình quản lý hành chính Nhà nước. Luật đất đai là ngành luật độc lập trọng hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước về đất đai và quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất đai của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Rõ ràng có sự phân biệt về đối tượng điều chỉnh cảu hai ngành luật. Đối với Luật hành chính đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội xuất hiện trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước.Luật hành chính là ngành luật về quản lý hành chính Nhà nước. Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai là các quan hệ xã hội trong quản lý Nhà nước về đất đai và quá trình sử dụng đất đai của người sử dụng đất. Trong đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính luôn có sự hiện diện củacơ quan hành chính Nhà nước, còn ở Luật đât đai thì không hoàn toàn như vậy,có thể có trong quan hệ quản lý nhưng trong quan hệ sử dụng đất thì không có cơ quan quản lý hành chính Nhà nước(nếu xuất hiện thì chỉ với tư cách người sử dụng đất). Luật Hành chính và Luật đất đai.Có phương pháp điều chỉnh vừa tương đồng, vừa khác biệt.Luật hành chính phương pháp điều chỉnh chủ yếu la mệnh lệnh đơn phương,còn Luật đất đai có hai phương pháp điều chỉnh chủ yếu: mệnh lệnh hành chính và bình đẳng.Giới Luật định cho rằng Luật đất đai có sự giao kết với Luật hành chính và Luật dân sự có thể vì lý do phương pháp điều chỉnh của ngành Luật này. Câu 5: Hãy nêu những điều cấm trong Luật đất đai 1993 và phân tích các điều khoản cấm đó. Điều 6 Luật đất đai quy định: "Nghiêm cấm việc lấn chiếm đất đai, chuyển quyền sử dụng đất trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích được giao, huỷ hoại đất". Trước hết phải khẳng định rằng những điều cấm này là cần thiết đê Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả, đất đai được sử dụng hữu ích phục vụ tốt cho mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đề ra. 5.1."Nghiêm cấm việc lấn chiếm đất đai.."Nhà nước quy định việc này nhằm nhiều mục đích .Xuất phát từ nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai thì đất đai là tài sản quốc gia, là lãnh thổ bất khả xâm phạm của quốc gia,không thể có bất kỳ cá nhân,tổ chức nào được tự ý chiếm hữu, sử dụng mà không được sự đồng sý (cho phép) của Nhà nước.Điều cấm này cũng nhằm bảo đảm về sự bình đẳng về quyền chiếm hữu đất đai của người khác đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Một điều đáng lưu ý là điều cấm này cầm phải được quy định cụ thể hơn nữa là đất bị lấn chiếm là đất nào: đất của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thê đất hay đất chưa sử dụng... 5.2."Nghiêm cấm...chuyển quyền sử dụng đất trái phép". Nhà nước phải nghiêm cấm chuyển quyền sử dụng đất trái phép để quản lý số lượng và sự biến động đất đai. Nhà nước nghiêm cấm điều này cũng chính là biện pháp để bảo đảm cho quy định về hạn mực sử dụng đất, tránh tình trạng đất đai tập trung vào một số cá nhân còn nhiều người không có đất để sử dụng. Cụ thể hoá việc nghiêm cấm chuyển quyền sử dụng tái phép Điều 30 Luật đất đai 1993 quy định không được chuyển quyền sử dụng đất trong những trường hợp sau dây. 1.Đất đã sử dụng không có giấy tờ hợp pháp. 2.Đất giao cho các tổ chức mà pháp luật quy định không được chuyển quyền sử dụng. 3.Đất đang có tranh chấp. 5.3.Nghiêm cấm "Sử dụng đất không đúng mục đích được giao". Mục đích sử dụng đất có liên quan đế quy họch, kế hoạch sử dụng đất.Đất được sử dụng vào mục đích nào đã được điều tra, nghiên cứu phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên, xã hội, tiềm năng của đất. Mục đích sử dụng đã tính toán, vì vậy không được sử dụng đất không đúng mục dích được giao. Để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện quy định nghiêm cấm này nên chăng "mục đích được giao" phải được làm rõ là mục đích trong quyết định giao đất, cho thuê đất... 5.4.Nghiêm cấm "huỷ hoại đất". Một nguyên tắc của Luật đất đai là nguyên tắc cải tạo và bồi bổ và bảo vệ môi trường. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, là môi trường sống của hàng triệu người, là một trong các thành phần quan trọng của môi trường sống, là nơi diễn ra các hoạt động của con người. Vì vậy cần phải nghiêm cấm huỷ hoại đất. Không ai có quyền huỷ hoại đất. Câu 6: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa quyết định giao đất và hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Quyết định giao đất là quyết định bằng văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyề ban hành xác lập quyền sử dụng đất ở cá nhân, tổ chức, các nhân có đủ điều kiện sử dụng đất. Chuyển quyền sử dụng đất là hành vi của một chủ thể sử dụng đất hợp pháp chuyển giao quyền và nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của pháp luật. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là hình thức của chuyển quyền sử dụng đất. Điểm chung cơ bản nhất giữa quyết định giao đất và hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là xác lập quyền sử dụng đất ở các chủ thể có đủ điều kiện sử dụng đất. Những điểm khác nhau: *Quyết định giao đất -Chủ thể: Cơ quan Nhà n¬ớc có thẩm quyền -Tính chất: Mang tính mệnh lệnh đơn ph¬ơng -Nội dung do Luật đất đai điều chỉnh *Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất -Chủ thể: Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình (ng¬ời sử dụng). -Tính chất: thoả thuận, bình đẳng, tự nguyện -Nội dung: Luật dân sự điều chỉnh Câu 7: ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Theo anh(chị) việc hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân trong cơ chế thị trường hiện nay như thế nào? ở nước ta, đất đai là tài sản chung của quốc gia và Nhà nước là đại diện cho nhân dân thực hiện quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt toàn bộ đất đai trên lãnh thổ nước.Vì vậy có thể coi hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân chính là việc hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước, cơ chế quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Thứ nhất pháp luật đất đai cần phải được xây dựng, bổ xung toàn diện và ổn định trong thời kỳ dài với mức độ sâu sắc hơn. Thống nhất các quy định về đất đai cần được ghi nhận trong Bộ Luật đất đa, không để các quy định rải rác ở Bộ luật dân sự và một số luật chuyên nhành có liên quan. Pháp luật đất đai cần phải thể hiện rõ nội dung kinh tế trong quản lý và sử dụng đất tạo cơ sở cho thị trường bất động sản hình thành và phát triển mộtcác lành mạnh.Quy định hợp lý hơn về giá đất, góp phần thúc đẩy các hoạt động tài chính đất đai trong một trật tự nhất định. Luật hoá các quy định của Chính phủ đã được chính sách chấp nhận bảo đảm của tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, giảm bớt các văn bản dưới luật, tránh tình trọng văn bản chồng chéo, "giật gấu vá vai", "sự vụ cá biệt". Thứ hai, công tác quy hoạch việc sử dụng đất phải được thực hiện có hiệu quả hơn thiết thực hơn.Quy hoạc phải được công khai. Trong tập quy hoạch phải có quy trình tham gia ý kiến của nhan dân, tránh tình trạng thiếu công khai là một trong những nguyên nhân của tệ tham nhũng, hối lộ. Thứ ba, các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai phải nâng cao năng lực trình độ quản lý sử dụng phối hợp có hiệu quả các công cụ quản lý. Thứ tư, thay đổi cơ chế giao đất.Việc quy định giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu thực hiện theo cơ chế "xin cho". Thực chất là chưa trú trọng tới các yếu tố kinh tế của đất đai, chưa thực sự thấy được đất đai là hàng hoá đặc biệt trong cơ chế thị trường.Từ đó việc giao đất không thu tiền sử dụng đất để tạo điều kiện chi tình trạng tham nhũng và lãng phí đất ngày càng tăng, trang khi Nhà nước khong thu được thuế cho ngân sách, thâm chí kể cả 1% lệ phí địa chính. Trong văn kiện Đại hội IX nêu rõ: "Phát triển thị trường bất động sản trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển quyền sử dụng đất...,mở rộng thị trường bất động sản cho các thành phần kinh tế, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam tham gia đầu tư...". Đây có thể coi là một xu hướng hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Câu 8: Tại sao Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đối với từng vùng. Hạn mức đất là giới hạn diện tích tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được sử dụng vào mục đích nông nghiệp trên cơ sở Nhà nước giao và được nhận quyền chuyển nhượng đất hợp pháp từ người khác. Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm: Các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu long, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh không quá 3 ha. Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương khác không q