Câu hỏi thi vấn đáp môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

CÂU HỎI THI VÂN ĐÁP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1. Phân tích những yếu tố thúc đẩy sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc 2. Nêu những điểm đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc 3. Các bước phát triển của chính quyền phong kiến Trung Quốc ở Âu Lạc từ 179 TCN – 903 4. Trình bày đặc điểm của nhà nước và pháp luật thời Bắc thuộc 5. Phân tích những hệ quả của thời kì Bắc thuộc đối với nhà nước phong kiến Việt Nam 6. Phân tích những hệ quả của thời kì Bắc thuộc đối với pháp luật phong kiến Việt Nam 7. Phân tích địa vị và quyền lực của nhà vua trong bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam 8. Nêu những yếu tố hạn chế quyền lực nhà vua

pdf8 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi thi vấn đáp môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI THI VÂN ĐÁP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1. Phân tích những yếu tố thúc đẩy sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc 2. Nêu những điểm đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc 3. Các bước phát triển của chính quyền phong kiến Trung Quốc ở Âu Lạc từ 179 TCN – 903 4. Trình bày đặc điểm của nhà nước và pháp luật thời Bắc thuộc 5. Phân tích những hệ quả của thời kì Bắc thuộc đối với nhà nước phong kiến Việt Nam 6. Phân tích những hệ quả của thời kì Bắc thuộc đối với pháp luật phong kiến Việt Nam 7. Phân tích địa vị và quyền lực của nhà vua trong bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam 8. Nêu những yếu tố hạn chế quyền lực nhà vua 9. Phân tích địa vị pháp lý của quan lại trong bố máy nhà nước phong kiến Việt Nam 10. Hãy chứng minh Nhà nước Lý - Trần là nhà nước quân chủ quý tộc 11. Trình bày nội dung các biện pháp cải cách nhà nước của Lê Thánh Tông 12. Mô tả Bộ máy chính quyền trung ương theo nguyên tắc “tôn quân quyền” dưới triều vua Lê Thánh Tông. 13. Trình bày những biện pháp cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền trung ương dưới triều Nguyễn nhằm tập trung quyền lực nhà nước vào nhà vua 14. Trình bày khái quát những thành quả lập pháp của nhà nước phong kiến Việt Nam 15. Trình bày bản chất của pháp luật phong kiến Việt Nam 16. Trình bày những đặc điểm khái quát của pháp luật phong kiến Việt Nam 17. Phân tích các yếu tố tác động đến hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam 18. So sánh tình hình pháp luật phong kiến thời kỳ Lý –Trần với tình hình pháp luật triều đại nhà Lê sơ 19. Trình bày những đặc điểm khái quát của pháp luật triều đại nhà Nguyễn 20. So sánh quyền thừa kế trong pháp luật triều đại nhà Nguyễn với quyền thừa kế trong Bộ luật Hồng Đức 21. Trình bày các hình thức sở hữu đất đai trong xã hội phong kiến Việt Nam. 22. Trình bày các hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm quan lại trong thời kỳ phong kiến Việt Nam. 23. Trình bày quy chế giám sát quan lại trong thời kỳ nhà Nguyễn 24. Phân tích mục đích của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam 25. Quan niệm về tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam 26. Nêu quy định và nhận xét về những tội Thập ác của pháp luật phong kiến VN 27. Trình bày các cách phân loại tội phạm và ý nghĩa của các cách phân loại đó 28. Trình bày hệ thống ngũ hình trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ 29. Trình bày các đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam 30. Phân tích nội dung chế định hôn nhân không tự do trong pháp luật phong kiến Việt Nam 31. Phân tích chế định hôn nhân bất bình đẳng trong pháp luật phong kiến Việt Nam 32. Phân tích nội dung chế độ gia đình phụ quyền, gia trưởng trong pháp luật phong kiến Việt Nam 33. Trình bày những điểm đặc sắc trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của pháp luật phong kiến Việt Nam 34. Trình bày những đặc điểm của chế định quyền sở hữu trong pháp luật phong kiến Việt Nam 35. Phân tích những điểm đặc sắc trong chê định thừa kế của bộ Quốc triều hình luật 36. Nhận xét về chế độ thừa kế tài sản thờ cúng trong pháp luật phong kiến Việt Nam 37. Trình bày những đặc điểm đặc điểm của pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam 38. Nêu những nội dung nhằm chứng minh Pháp luật phong kiến VN đã bảo về tuyệt đối các quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ - chồng 39. Phân tích tính dân tộc của bộ Quốc triều hình luật 40. Phân tích tính dân tộc của nhà nước phong kiến Đại Việt 41. Chứng minh Bộ máy nhà nước phong kiến VN kết hợp những yếu tố Trung Quốc và yếu tố đặc thù 42. Chứng minh Pháp luật phong kiến VN kết hợp những yếu tố Trung Quốc và yếu tố đặc thù 43. Trình bày những biến đổi trong hình thức chính thể nhà nước phong kiến Nguyễn từ 1884 – 1945 44. Trình bày những nội dung thể hiện sự kết hợp yếu tố tư sản và yếu tố phong kiến trong hệ thống pháp luật thời Pháp thuộc. 45. Phân tích những đặc điểm nổi bậc của hệ thống pháp luật thời kỳ kháng chiến chống pháp 46. So sánh bộ máy nhà nước Việt Nam thời kỳ pháp thuộc với bộ máy nhà nước Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 47. Phân tích những nguyên tắc cơ bản trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong thời kỳ nền kinh tế bao cấp 48. So sánh bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959 với bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980 49. Phân tích những đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ bao cấp 50. Trình bày quá trình phát triển của hệ thống Tòa án nhân dân từ năm 1945 đến nay 51. Phân biệt bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 với bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980 52. Trình bày những thay đổi về tổ chức bộ mày nhà nước kể từ tháng 12 năm 1946 53. Trình bày những đặc điểm về nhà nước Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 54. Trình bày những đặc điểm của nhà nước trong thời kỳ nền kinh tế bao cấp 55. Trình bày những đặc điểm của hệ thống chính quyền địa phương theo hiến pháp 1946 56. Văn A-Thị B là vợ chồng, có 2 con chung là Văn C và Văn D. Thị B chết trước, văn A kết hôn với Thị E. Văn A và Thị E nhận Văn H làm con nuôi. Văn A,Thị E chưa có con chung thì Văn A chết. Chia di sản của A theo Luật Hồng Đức, biết: Tài sản riêng của Văn A là 1,5 sào Tài sản chung AB là 6 sào Tài sản chung AE là 3 sào 57. Phạm văn A cưới Lê thị B có 2 con là Phạm thị C và Phạm văn D, nhận Lê thị E làm con nuôi. 10 năm sau, thị B ốm chết. Sau đó, văn A đi lấy vợ khác là Lê thị G, không có con chung. 4 năm sau, văn A chết. Thị G tái giá lấy văn K. Hãy chia tài sản của A, B biết: - tài sản riêng của A là 4 sào, của B là 1 sào. - tài sản chung của AB là 6 sào, AG là 4 sào. 58. Phạm văn A cưới Lê thị B có 2 người con trai là Phạm văn M, Phạm văn N, và 1 người con gái là Phạm thị C. 5 năm sau, Văn A lấy Thị H sinh được Phạm văn K rồi H ốm mà chết. 4 năm sau Phạm văn A và thị B nhận cháu ruột của A là Phạm văn S làm con nuôi (trong văn khế cho phép S hưởng thừa kế của A và B). 10 năm sau A và B bị tai nạn chết. Hãy chia tài sản của A và B biết: tài sản riêng của A là 3 sào, của B là 2 sào. tài sản chung của AB là 7 sào. Phu gia điền sản: 3 sào 59. Phạm văn A cưới Lê thị B có 1 con là Phạm thị C. 10 năm sau, Văn A và thị C bị tại nạn chết. Hãy chia tài sản của A biết: tài sản riêng của A là 4 sào, của B là 1 sào. tài sản chung của AB là 6 sào. Phu gia điền sản: 4 sào 60. Phạm văn A cưới Lê thị B có 2 con là Phạm thị C và Phạm văn D, nhận Lê thị E làm con nuôi. 10 năm sau, thị B ốm chết. Sau đó, văn A đi lấy vợ khác là Lê thị G, không có con chung. 4 năm sau, văn A chết. Thị G tái giá lấy văn K Hãy chia tài sản của A, B biết: tài sản riêng của A là 3 sào, của B là 1 sào. tài sản chung của AB là 8 sào, AG là 4 sào Phu gia điền sản: 3 sào Thê gia điền sản: 1 sào Tần tảo điển sản A &B: 8sào Tần tảo điền sản A&G:4sào Người biên soạn Ths. Đặng Công Cường
Tài liệu liên quan