Câu hỏi và bài tập Hóa phân tích

1. Phân loại các phương pháp phân tích định lượng. 2. So sánh ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp phân tích cổ điển và phương pháp phân tích hiện đại. 3. Nêu các giai đoạn cơ bản của một quy trình phân tích. Mục đích, ý nghĩa của từng giai đoạn đối với quá trình phân tích? 4. Phân biệt các loại nồng độ mol và nồng độ đương lượng.

pdf31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10084 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi và bài tập Hóa phân tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 HOÀNG THỊ HUỆ AN Bộ môn Hóa - Đại học Nha Trang Câu hỏi và Bài tập HÓA PHÂN TÍCH NHA TRANG - 2011 1 Chương I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC PHÂN TÍCH I. Lý thuyết 1. Phân loại các phương pháp phân tích định lượng. 2. So sánh ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp phân tích cổ điển và phương pháp phân tích hiện đại. 3. Nêu các giai đoạn cơ bản của một quy trình phân tích. Mục đích, ý nghĩa của từng giai đoạn đối với quá trình phân tích? 4. Phân biệt các loại nồng độ mol và nồng độ đương lượng. 5. Phát biểu nội dung của định luật đương lượng. Tại sao trong phân tích thể tích người ta thường sử dụng nồng độ đương lượng để tính kết quả thay vì dùng nồng độ mol? 6. Phân biệt các loại nồng độ: P%(w/w), P% (w/v) và P% (v/v). Trong các loại nồng độ trên, loại nào không bị thay đổi theo nhiệt độ? (Giả thiết không có sự bay hơi của dung môi) 7. Chất gốc là gì? Các yêu cầu đối với chất gốc? 8. Các chất nào sau đây không phải chất gốc? NaOH; Na2CO3.10H2O; H2C2O4.2H2O; KMnO4; AgNO3; K2Cr2O7; I2; Fe(NH4)2SO4.6H2O; Na2S2O3.5H2O; Na2B4O7.10H2O; NH4OH đặc; HCl đặc Giải thích. 9. Định nghĩa về acid và baz theo quan điểm của Brönstedt. 10. Định nghĩa dung dịch đệm (theo Brönstedt). Tính chất quan trọng và ứng dụng của dung dịch đệm. II. Bài tập Nồng độ dung dịch - Pha chế dung dịch 1. Tính đương lượng của các chất tham gia các phản ứng sau: a) H3PO4 + 2 KOH = K2HPO4 + 2 H2O b) B4O72- + 2 H+ + 5 H2O = 4 H3BO3 c) CaCl2 + Na2HPO4 = CaHPO4 + 2 NaCl d) 3 Ca(NO3)2 + 2 Na3PO4 = Ca3(PO4)2 + 6 NaNO3 e) 2 MnO4- + 5 Sn2+ + 16 H+ = 2 Mn2+ + 5 Sn4+ + 8 H2O 2. Cho các phép phân tích Ca2+ và Pb2+ dựa trên cơ sở các phản ứng sau: a) Ca2+ + C2O4 2- = CaC2O4 ↓ CaC2O4(s) + 2 H+ = H2C2O4 + Ca2+ 5 H2C2O4 + 2 MnO4- + 6 H+ = 10 CO2 ↑ + 2 Mn2+ + 8 H2O Tính đương lượng của CaCl2 và Ca3Al2O6 2 b) Pb2+ + CrO42 – = PbCrO4 ↓ 2 PbCrO4 ↓ + 2 H+ = 2 Pb2+ + Cr2O7 2 – + H2O Cr2O72 – + 6 Fe2+ + 14H+ = 2 Cr3+ + 6 Fe3+ + 7 H2O Tính đương lượng của Pb và Pb(NO3)2. 3. Hòa tan 0,9640 g KCl.MgCl2.6H2O (M = 278) vào 2 lít nước cất. Hãy tính: a) nồng độ mol của các ion K+, Mg2+ và Cl – b) % (w/v) của KCl.MgCl2.6H2O c) số mmol Cl - trong 25,0 ml dung dịch d) ppm K+, ppm Mg2+, ppm Cl – e) pK, pMg, pCl 4. Khối lượng riêng của dung dịch Fe(NO3)3 8% (w/w) là 1,062 g/ml. Hãy tính: a) Nồng độ mol của Fe(NO3)3, của Fe3+ và NO3- trong dung dịch b) Số gam Fe(NO3)3 có trong 1 lít dung dịch. 5. Cho phản 6. ứng chuẩn độ sau: MnO4- + 5 Fe2+ + 8 H+ = Mn2+ + 5 Fe3+ + 8 H2O Hãy tính: a) Nồng độ đương lượng và độ chuẩn TKMnO4/Fe của dung dịch KMnO4 0,01 M b) Hàm lượng Fe2+ (tính theo đơn vị g/l) có trong một dung dịch phân tích biết rằng 27,44 ml dung dịch này phản ứng vừa đủ với 16,84 ml KMnO4 0,01 M 7. Nước biển chứa trung bình 1,08.103 ppm Na+ và 270 ppm SO42-. Biểu diễn hàm lượng Na+ và SO42- trong nước biển theo: a) Nồng độ mol b) pNa và pSO4 8. a) Từ KNO3 tinh thể, hãy pha chế 200 ml dung dịch KNO3 có nồng độ 15% (w/w) và 15% (w/v). b) Ước tính khối lượng riêng của các dung dịch trên. 9. a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl 37,27% (w/w) (d =1,185 g/ml; M =36,461). b) Từ dung dịch HCl đặc nói trên, hãy pha chế 250 ml các dung dịch sau: HCl 4 N; HCl 10% (w/w); HCl 10% (w/v); HCl 1:4 (v/v) 10. Hãy pha chế: a) 250 ml dung dịch H3PO4 6 M từ dung dịch acid phosphoric đặc H3PO4 85% (w/w) có khối lượng riêng 1,85 g/ml b) 500 ml AgNO3 0,01 M từ AgNO3 tinh thể c) 250 ml Pb(NO3)2 20% (w/w) từ Pb(NO3)2 tinh thể d) 750 ml HCl 2 M từ dung dịch HCl 6 M 3 e) 5,00 lít dung dịch chứa 60,0 ppm Na+ từ Na2SO4 tinh thể (M = 142). 11. Hãy pha chế: a) 500 ml dung dịch nước chứa 12,0% (w/v) etanol b) 500 g dung dịch nước chứa 12,0% (w/w) etanol c) 500 ml dung dịch nước chứa 12,0% (v/v) etanol Cho biết khối lượng riêng của etanol nguyên chất là 0,791 g/ml 12. Tính nồng độ dung dịch HNO3 thu được khi trộn: a) 200 g HNO3 20 % (w/w) với 300 g HNO3 40% (w/w) b) 200 ml HNO3 2 N với 300 ml HNO3 4 N 13. Hãy pha chế: a) 250 ml dung dịch Na2CO3 0,1 N từ chất gốc Na2CO3.10H2O (M = 286,141) biết rằng dung dịch này dùng để chuẩn độ dung dịch HCl theo phản ứng sau: CO3 2 – + 2 H+ = CO2 + H2O b) 500 ml dung dịch K2Cr2O7 0,1 N từ chất gốc K2Cr2O7 (M = 294,192) biết rằng dung dịch này dùng để chuẩn độ dung dịch Fe2+ theo phản ứng: Cr2O72 – + 6 Fe2+ + 14 H+ = 2 Cr3+ + 6 Fe3+ + 7 H2O 14. a) Tính nồng độ đương lượng và nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 biết rằng để trung hòa 31,76 ml dung dịch này cần dùng 46,25 ml HCl 0,1280 N. b) Từ dung dịch Ba(OH)2 nói trên hãy pha chế 100 mL dung dịch Ba(OH)2 0,1 N. 15. Cân 0,8040 g một mẫu quặng sắt rồi hòa tan hoàn toàn vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sắt được khử về dạng Fe2+ rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,1120 N thì tiêu tốn 47,2 ml. Hãy tính hàm lượng sắt trong mẫu quặng trên theo: a) %Fe b) %Fe3O4 Cho: Fe = 55,85; Fe3O4 = 231,5 16. Cân 0,4750 g một mẫu muối (NH4)2SO4 không tinh khiết hòa tan vào nước cất rồi kiềm hóa dung dịch bằng NaOH. Khí ammoniac được chưng cất lôi cuốn hơi nước rồi cho hấp thụ vào 50,0 ml dung dịch HCl 0,1000 N. Lượng HCl còn dư được trung hòa vừa đủ bằng 11,10 ml NaOH 0,1210 N. Hãy tính kết quả phân tích theo: a) %NH3 b) %(NH4)2SO4 Cho: (NH4)2SO4 = 132,1; NH3 = 17,03 Tính pH của các dung dịch acid –baz 1. Tính pH của các dung dịch sau: a) HCl 2.10- 3 M; b) KOH 2.10- 5 M; c) Ba(OH)2 10– 2 M 4 2. Tính pH của dung dịch HCl 0,001 M ? Nếu thêm 950 ml nước cất vào 50 ml dung dịch HCl nói trên, lắc kỹ và đo pH dung dịch. Giá trị pH của dung dịch đo được sẽ bằng bao nhiêu? 3. Tính pH của các dung dịch sau: a) CH3COOH 2.10–3 M; pKCH3COOH = 4,75 b) HCN 5.10– 3 M; pKHCN = 9,21 c) NH4Cl 10–2 M; pKNH4OH = 4,75 d) CH3COONa 0,02 M 4. Nồng độ ban đầu của acid acetic trong trong dịch phải bằng bao nhiêu để pH của dung dịch bằng 3,40? Cho: pKCH3COOH = 4,75 5. Dung môi pyridin (C5H5N) là một baz yếu (đây là chất gây ung thư, có mùi hắc khó chịu) a) Viết phương trình phân ly của pyridin trong nước. b) Tính nồng độ cân bằng của ion pyridinium (C5H5NH+) và pH của dung dịch nước chứa 0,005 mol ammoniac và 0,005 mol pyridine trong 200 ml. Cho biết: Kb của ammoniac = 1,8.10- 5; Kb của pyridin là 1,5.10– 9 6. a) Tính pH dung dịch CH3COOH 0,001 M. b) Nếu thêm 10 g CH3COONa vào 1 lít dung dịch CH3COOH 0,001 M nói trên thì pH dung dịch thu được sẽ bằng bao nhiêu? (Khi tính bỏ qua sự tăng thể tích dung dịch) Cho: pKCH3COOH = 4,75 7. Tính pH của dung dịch thréonine 0,01 M biết rằng: 8. Cần thêm bao nhiêu gam NH4Cl vào 250 ml dung dịch NH4OH 0,300 M để thu được dung dịch đệm có pH = 9? Cho biết pKNH4OH = 4,75 9. a) Tính pH của dung dịch chứa 80 ml NaOH 0,04 M và 20 ml HCOOH 0,10 M. b) Cần thêm bao nhiêu ml NaOH 0,04 M vào 20 ml dung dịch HCOOH 0,10 M để thu được dung dịch có pH = 3,74? Biết rằng: pKHCOOH = 3,74. CH 3 CH C H OH C O O H N H 2 + pKa của cặp -NH3+ /-NH2 bằng 9,100 + pKa của cặp -COOH /-COO– bằng 2,088 5 10. Chỉ thị Metyl đỏ sẽ có màu gì trong các dung dịch sau: a) KCN 10– 4 M; b) NH4Cl 0,02 M; c) CH3COONH4 0,05 M Biết rằng: pKHCN = 9,21; pKCH3COOH = 4,75; pKNH4OH = 4,75 Khoảng pH chuyển màu của Metyl đỏ là 4,4 ÷ 6,2 (dạng acid có màu đỏ; dạng baz có màu vàng) 11. Tính pH của các dung dịch sau: a) H2SO3 0,01 M b) H2SO4 0,1 M c) NaHSO4 0,1 M d) Na2SO4 0,1 M e) H3PO4 0,1 M f) H3PO4 0,1 M + NaOH 0,2 M g) H3PO4 0,1 M + NaOH 0,3 M Cho biết: - Hằng số acid của H2SO3 là Ka1 = 1,7.10 – 2; Ka2 = 6,2.10 – 8 - Hằng số acid của H2SO4 là: Ka1 = ; Ka2 = 10 – 2 - Hằng số acid của H3PO4 là: pKa1= 2,12; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,36 12. Làm thế nào để phân biệt các dung dịch muối KH2PO4 và K2HPO4? Chương II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỂ TÍCH I. Lý thuyết Đại cương về phân tích thể tích 1. Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích thể tích. 2. Phân biệt các khái niệm: điểm tương đương và điểm cuối của phép chuẩn độ. 3. Các phương pháp phát hiện điểm tương đương của phép chuẩn độ. 4. Các yêu cầu đối với phản ứng chuẩn độ dùng trong phân tích thể tích. 5. Nêu nguyên tắc và điều kiện áp dụng của các cách chuẩn độ trong phân tích thể tích. 6. Đường chuẩn độ là gì? Thế nào là bước nhảy của đường chuẩn độ? 7. Sai số điểm cuối là gì? Công thức tổng quát tính sai số điểm cuối. Tại sao cần kết thúc chuẩn độ trong khoảng bước nhảy đường định phân? 8. Sai số chỉ thị là gì? Phân biệt sai số chỉ thị và sai số điểm cuối 6 Phương pháp chuẩn độ acid -baz 1. Khái niệm về chỉ thị acid – baz. Khoảng pH chuyển màu và chỉ số định phân pT của chỉ thị acid- baz là gì? 2. Nguyên tắc chọn chỉ thị trong chuẩn độ acid – baz Phương pháp chuẩn độ complexon 1. Complexon là gì? Phân biệt complexon II và complexon III. 2. Tại sao việc chuẩn độ các ion kim loại bằng complexon III thường được tiến hành trong một khoảng pH thích hợp nào đó? 3. Chỉ thị màu kim loại là gì? 4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi chuẩn độ trực tiếp ion kim loại M n+ bằng EDTA với sự có mặt của chỉ thị màu kim loại HInd. Màu sắc dung dịch sẽ thay đổi như thế nào ở điểm tương đương? 5. Cho biết sự thay đổi màu sắc của các chỉ thị Eriocrom-T-đen và Murexid theo pH dung dịch. 6. Nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ ion kim loại Mn+ bằng EDTA trong các trường hợp sau: a) Chuẩn độ ngược; b) Chuẩn độ thay thế Các cách chuẩn độ trên được áp dụng trong điều kiện nào? 7. Các ứng dụng quan trọng của phương pháp chuẩn độ complexon? Phương pháp chuẩn độ kết tủa 1. Nguyên tắc của phép đo bạc bằng phương pháp Mohr. Tại sao phương pháp này chỉ tiến hành được trong môi trường trung tính hay kiềm yếu? 2. Nguyên tắc của phép đo bạc bằng phương pháp Fajans. 3. Chỉ thị hấp phụ là gì? Tại sao cần thêm gelatin hay dextrin vào dung dịch chuẩn độ? 4. Nguyên tắc của phép đo bạc bằng phương pháp Volhard. Tại sao cần tiến hành chuẩn độ trong môi trường acid HNO3? 5. Những lưu ý khi áp dụng phương pháp Volhard khi chuẩn độ các ion Cl – và I –. Phương pháp chuẩn độ oxy hóa – khử 1. Chỉ thị oxy hóa – khử là gì? Nguyên tắc chọn chỉ thị oxy hóa khử? 2. Nguyên tắc và ứng dụng quan trọng của phép đo permananat. 3. Nguyên tắc và ứng dụng quan trọng của phép chuẩn độ iod-thiosulfat. 4. Nguyên tắc và ứng dụng quan trọng của phép đo dicromat. 7 II. Bài tập Phương pháp chuẩn độ acid-baz 1. Chuẩn độ dung dịch HNO3 0,02 M bằng dung dịch NaOH có cùng nồng độ. a) Tính bước nhảy pH của đường chuẩn độ. b) Cần dùng chỉ thị có pT bằng bao nhiêu để sai số chỉ thị không quá 0,1 %? 2. Chuẩn độ HCOOH 0,1 M bằng dung dịch NaOH 0,1 M. a) Tính pH tại điểm tương đương của phép chuẩn độ b) Tính bước nhảy pH của đường định phân. c) Có nên dùng Metyl đỏ (pT = 5) làm chỉ thị cho phép chuẩn độ này không? Tại sao? Cho: pKHCOOH = 3,74 3. Chuẩn độ dung dịch NH4OH 0,1 M bằng dung dịch HCl 0,1 M. a) Tính pH của dung dịch ở điểm tương đương. b) Tính bước nhảy pH của đường định phân. Cần dùng chỉ thị có pT bằng bao nhiêu để sai số chỉ thị không quá 0,1 %? c) Có nên dùng Phénolphtaléine (pT = 9) làm chỉ thị trong phép chuẩn độ này không? Giải thích. Cho: pKNH4OH = 4,75 4. Lấy 20 ml một mẫu dung dịch amoniac pha loãng thành 250 ml. Chuẩn độ 50 ml dung dịch này với chỉ thị Bromocresol lục thì hết 40,38 ml HCl 0,2506 M. Tính %(w/v) của NH4OH trong mẫu amoniac ban đầu. 5. Cân 0,4307 g một mẫu xút kỹ thuật (có lẫn Na2CO3 và các tạp chất khác) rồi đem hòa tan thành dung dịch. Chuẩn độ dung dịch này với chỉ thị Phénolphtaléine thì tiêu tốn hết 49,08 ml dung dịch HCl 0,1734 N. Thêm vào dung dịch này vài giọt chỉ thị Metyl da cam rồi chuẩn độ tiếp tục thì tiêu tốn hết 7,68 ml HCl. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ.. b) Tính % (w/w) của NaOH và Na2CO3 trong mẫu xút ban đầu. Cho: NaOH = 40; Na2CO3 = 106 6. Cân 2,5126 g một mẫu sữa bột đem vô cơ hóa bằng H2SO4 đặc, nóng với xúc tác thích hợp. Dịch thủy phân được pha loãng bằng nước cất rồi định mức thành 100ml. Lấy 25 ml dung dịch thu được thêm NaOH 40%. Lượng NH3 giải phóng ra được cho hấp thụ vào một lượng dư acid boric rồi chuẩn độ bằng HCl 0,1 N với chỉ thị Tashiro thì tiêu tốn hết 12,75 ml. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ. b) Tính % Nitơ tổng số và % protein trong mẫu sữa bột phân tích. Cho biết: hàm lượng proten trong sữa = hàm lượng Nitơ tổng số * 6,38 8 Phương pháp chuẩn độ phức chất 1. Cân 1,3370 g một mẫu magné oxyd (có chứa CaO và các tạp chất khác) hòa tan trong HCl loãng rồi định mức bằng nước cất đến 500 ml. - Hút ra 25,00 ml dung dịch, trung hòa bằng NaOH 2 N, điều chỉnh về pH = 9 ÷10 bằng hỗn hợp đệm amoni, rồi chuẩn độ bằng dung dịch EDTA 0,05 N với chỉ thị Eriocrom-T-đen thì tiêu tốn hết 28,75 ml. - Lấy 25,00 ml dung dịch khác, thêm dung dịch NaOH 2 N đến pH  12, thêm vài giọt chỉ thị Murexid rồi chuẩn độ bằng EDTA 0,05 N thì hết 5,17 ml. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ. Cho biết sự thay đổi màu sắc các dung dịch ở điểm tương đương. b) Tính % w/w của MgO và CaO trong mẫu phân tích ban đầu. Cho: MgO = 40; CaO = 56 2. Để xác định nồng độ SO42 – trong một mẫu nước khoáng, người ta lấy 10,00 ml mẫu nước này acid hóa bằng HCl loãng, rồi thêm 15,00 ml BaCl2 0,05 N. Dung dịch được đun nóng đến 900C rồi để yên trong 30 phút. Lọc, rửa kết tủa thu được. Tất cả dịch lọc được gộp vào một bình định mức 100 ml rồi cất đến vạch. Hút ra 20,00 ml dung dịch, thêm dung dịch đệm amoni để điều chỉnh môi trường về pH 9 ÷ 10. Tiếp đó, thêm một lượng nhỏ MgY2- rồi chuẩn độ bằng EDTA 0,05 N với chỉ thị NET thì tiêu tốn hết 2,35 ml dung dịch EDTA. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ. Giải thích mục đích của việc thêm MgY2 - vào dung dịch phân tích. b) Tính giá trị pSO4 của mẫu phân tích. 3. Độ cứng của nước biểu thị tổng hàm lượng ion Mg2+ và Ca2+ trong 1 lít nước. Để xác định độ cứng của nước máy sinh hoạt, người ta lấy 100 ml mẫu nước này, thêm dung dịch đệm ammoni để điều chỉnh về pH 9 ÷ 10. Tiếp đó, thêm 5 ml KCN 10% và một lượng nhỏ MgY2- rồi chuẩn độ bằng EDTA 0,05 N với chỉ thị NET thì tiêu tốn hết 3,25 ml EDTA. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ. b) Giải thích vai trò của KCN. c) Màu sắc dung dịch thay đổi ra sao ở điểm tương đương? d) Tính độ cứng của mẫu nước theo đơn vị Mỹ và Đức Biết rằng: 10 Mỹ = 1ppm CaCO3; 10 Đức = 10 ppm CaO Cho: CaCO3 = 100; CaO = 56 Phương pháp chuẩn độ kết tủa 1. Chuẩn độ 20,00 ml dung dịch NaBr 0,01 M bằng dung dịch AgNO3 0,01 M. Hãy tính bước nhảy pAg và giá trị pAg ở điểm tương đương. Cho: TAgBr = 10– 12 9 2. 0,7400 g một mẫu muối clorur (không chứa các tạp chất halogenur khác) được hòa tan trong nước cất và định mức đến 250 ml. Lấy 50,00 ml dung dịch thu được, thêm vào đó 2 ml HNO3 2 N và một ít chỉ thị phèn sắt (III). Tiếp đó, thêm 40,00 ml AgNO3 0,1000 N để kết tủa hoàn toàn ion Cl–. Sau khi lọc bỏ kết tủa, chuẩn độ lượng AgNO3 còn lại bằng NH4SCN 0,0580 N thì tiêu tốn hết 19,35 ml để hỗn hợp chuyển từ trắng đục sang hơi hồng cam. Tính % (w/w) Cl – trong mẫu phân tích. 3. Một mẫu muối clorur natri chứa 20% độ ẩm và 5% tạp chất được hòa tan trong nước cất rồi chuẩn độ theo phương pháp Mohr. Tính lượng mẫu đã đem phân tích, biết rằng để chuẩn độ lượng mẫu này cần dùng 35,21 ml dung dịch AgNO3 0,05 M. 4. 1,7450 g một mẫu hợp kim bạc được hòa tan bằng acid nitric rồi định mức bằng nước cất đến 250 ml. Lấy 10,00 ml dung dịch thu được đem chuẩn độ bằng NH4SCN 0,0467 N thì hết 11,75 ml. Tính %Ag trong mẫu hợp kim phân tích. Phương pháp chuẩn độ oxy hóa-khử 1. Chuẩn độ 10,00 ml Sn2+ 0,0100 M bằng dung dịch Fe3+ 0,0100 M trong môi trường có pH = 0 a) Tính thể tích dung dịch Fe3+ cần dùng để đạt tới điểm tương đương. b) Muốn phép chuẩn độ không mắc sai số điểm cuối thì cần kết thúc chuẩn độ ở thế bằng bao nhiêu? c) Cần dùng chỉ thị oxy hóa – khử nào để sai số chỉ thị không quá 0,1%? Cho biết: E0Sn 4+ / Sn 2+ = 0,154 V; E0Fe 3+ / Fe 2+ = 0,771 V 2. Nung 0,9280 g một mẫu kem bôi tay để đốt cháy hoàn toàn những hợp chất hữu cơ. Bã còn lại sau khi nung có chứa oxyd kẽm được hòa tan trong HCl loãng, trung hòa, rồi kết tủa ion Zn2+ bằng một lượng dư dung (NH4)2C2O4 4%. Lọc lấy kết tủa, hòa tan bằng H2SO4 loãng, dư rồi chuẩn độ bằng KMnO4 0,0754 N thì tiêu tốn hết 37,80 ml. Tính %ZnO trong mẫu kem phân tích. 3. a) Hãy pha chế 500 ml K2Cr2O7 0,0100 N từ chất gốc K2Cr2O7 (MK2Cr2O7 = 294,2) biết rằng dung dịch này dùng để chuẩn độ Fe2+ trong môi trường acid. b) Lấy 10,00 ml dung dịch chuẩn K2Cr2O7 nói trên, thêm vào đó 5 ml H2SO4 4 N, rồi 10 ml KI 5%. Lắc kỹ hỗn hợp, đậy kín, để yên trong tối khoảng 10 phút rồi chuẩn độ lượng Iot thoát ra bằng một dung dịch Na2S2O3 (cần xác định nồng độ) thì hết 9,80 ml. 10 Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính nồng độ mol của dung dịch Na2S2O3 đã sử dụng. 4. Để pha chế một dung dịch chuẩn H2C2O4, người ta cân 0,7879 g H2C2O4.2H2O (M = 126,06) rồi hòa tan trong 250 ml nước cất. Lấy 20,00 ml dung dịch này đem acid hóa bằng H2SO4 loãng, đun nóng đến 60÷700C rồi chuẩn độ thì hết 20,00 ml dung dịch KMnO4. Tính nồng độ đương lượng và độ chuẩn TKMnO4/Fe của dung dịch KMnO4 nói trên. 5. Lấy 5,00 ml một mẫu rượu etylic pha loãng và định mức bằng nước cất đến 1000 ml. Hút 25,00 ml dung dịch etanol thu được đem chưng cất rồi cho ngưng tụ trở lại trong một bình nón chứa sẵn 50 ml K2Cr2O7 0,1104 N trong HCl loãng. Khi đó, etanol bị oxy hóa thành acid theo phản ứng: 3 C2H5OH + 2 Cr2O7 2 – + 16 H+  4 Cr3+ + 3 CH3COOH + 11 H2O Để chuẩn độ lượng K2Cr2O7 còn dư cần dùng 10,92 ml Fe2+ 0,1081 N. Hãy tính % (w/v) của C2H5OH trong mẫu rượu đem phân tích. Chương III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG I. Lý thuyết 1. Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích khối lượng 2. Phân loại các phương pháp phân tích khối lượng 3. Các giai đoạn cơ bản của một quy trình phân tích khối lượng theo lối kết tủa. 4. So sánh ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp phân tích khối lượng và phân tích thể tích II. Bài tập 1. Kết quả phân tích hàm lượng nước trong một mẫu rau xanh bằng phương pháp phân tích khối lượng cho các số liệu như sau: - Cốc cân: m0 = 9,4358 g - Cốc cân có mẫu (chưa sấy): m1 = 11,4585 g - Cốc cân có mẫu (đã sấy) : m2 = 9,7428 g Tính hàm lượng nước trong mẫu rau đã cho. 2. Nung 0,7030 g một mẫu bột giặt để phân hủy hoàn toàn các hợp chất hữu cơ. Bã còn lại được xử lý bằng dung dịch HCl nóng để chuyển các dạng phosphor về dạng H3PO4. Sau đó, thêm dung dịch Mg2+ và NH4OH vào để kết tủa ion PO43 – dưới dạng 11 MgNH4PO4.6H2O. Lọc, rửa kết tủa thu được rồi đem nung ở 10000C đến khối lượng không đổi để chuyển về dạng Mg2P2O7. Khối lượng Mg2P2O7 thu được là 0,4320 g. Hãy tính % P trong mẫu bột giặt đã cho (P = 30,97; Mg2P2O7 = 222,6) 3. 7 viên đường hóa học saccharin (C7H5NO3S, M = 183) cân nặng 0,2996 g được oxy hóa để chuyển S thành SO42 - rồi kết tủa bằng BaCl2 thì thu được 0,2895 g BaSO4. a) Tính số mg sacharin trung bình có trong một viên đường hóa học (BaSO4 = 233,40). b) Tính % saccharin có trong loại đường này. 4. Ở nhiệt độ cao, Na2C2O4 bị phân hủy thành Na2CO3 và CO theo phản ứng: Na2C2O4  Na2CO3 + CO↑ Nung 1,2906 g một mẫu Na2C2O4 không tinh khiết đến khối lượng không đổi thì thu được lượng cân nặng 0,9859 g. Hãy tính % Na2C2O4 trong mẫu phân tích (Cho: Na2CO3 = 106; Na2C2O4 = 134) Chương IV. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÔNG CỤ A. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis I. Lý thuyết 1. Biểu thức toán học của định luật Lambert - Beer. Điều kiện áp dụng? 2. a) Khái niệm về độ truyền quang (%T), độ hấp thụ (A), hệ số hấp thụ mol (ε). b) Quan hệ giữa %T và A c) Tại sao trong hóa phân tích người ta thường sử dụng đại lượng
Tài liệu liên quan