1. Hiện tượng trễ
2. Điốt Shockley
3. DIAC
4. Cấu kiện chỉnh lưu có điều khiển Silic - SCR (SiliconControlled Rectifier)
5. TRIAC
6. Transistor đơn nối – UJT (Unijunction Transistor)
19 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu kiện điện tử và quang điện tử - Chương 7: Thyristor, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 1
CHƯƠNG 7. Thyristor
1. Hiện tượng trễ
2. Điốt Shockley
3. DIAC
4. Cấu kiện chỉnh lưu có điều khiển Silic - SCR (Silicon-
Controlled Rectifier)
5. TRIAC
6. Transistor đơn nối – UJT (Unijunction Transistor)
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 2
Hiện tượng trễ
Thyristor thuộc lớp cấu kiện bán dẫn có trễ. Do đặc tính trễ mà một
hệ thống sẽ không trở về trạng thái ban đầu sau khi nguyên nhân gây
ra sự thay đổi trạng thái không còn nữa
Thyristor là cấu kiện bán dẫn có xu hướng ở trạng thái “mở” mỗi khi
được bật, và có xu hướng ở trạng thái “tắt” mỗi khi được tắt. Một sự
kiện nhất thời có thể lật thyristor sang trạng thái “mở” hoặc trạng
thái “tắt” và nó sẽ tự duy trì ở trạng thái đó thậm chí sau khi nguyên
nhân gây ra sự thay đổi trạng thái không còn nữa
Do đó Thyristor được sử dụng như một cấu kiện chuyển mạch bật/tắt
và nó không thể được sử dụng như là một bộ khuếch đại tín hiệu
tương tự
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 3
Khởi đầu cho việc chế tạo ra thyristor bắt nguồn từ một cấu kiện
có tên là điốt 4 lớp, còn gọi là PNPN điốt, hay điốt Shockley
Một điốt Shockley bao gồm 2 transistor lưỡng cực, một transistor
PNP và một transistor NPN mắc với nhau như hình vẽ 7.1
Điốt Shockley (1)
Sơ đồ vật lý Sơ đồ tương đương Ký hiệu
Hình 7.1 - Điốt Shockley: Sơ đồ vật lý, Sơ đồ tương đương, Ký hiệu
Anốt
Catốt
Anốt
Catốt
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 4
Nguyên lý hoạt động:
Cấp nguồn cho mạch tương đương của điốt Shockley như h/vẽ
Khi không có điện áp của nguồn cung cấp→ không có dòng điện
Khi U bắt đầu tăng lên thì vẫn sẽ không có dòng điện bởi vì
không có transistor nào ở chế độ dẫn (mở): cả hai transistor sẽ
đều ở chế độ ngắt
Điốt Shockley (2)
Hình 7.2
Dòng cực gốc chảy qua transistor ở phía dưới
được điều khiển bởi transistor ở phía trên, và
dòng cực gốc chảy qua transistor ở phía trên
được điều khiển bởi transistor ở phía dưới. Nói
cách khác chẳng transistor nào có thể dẫn điện
cho đến khi transistor kia dẫn (hình 7.2)
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 5
Điốt Shockley (3)
Vậy làm thế nào mà một điốt Shockley có thể dẫn điện ?
Nếu hai transistor thật được nối theo kiểu để tạo ra một điốt Shockley thì
mỗi transistor sẽ dẫn khi có một điện áp đủ lớn giữa anốt và catốt để
khiến một trong số chúng thoát ra khỏi trạng thái ngắt
Mỗi khi một transistor thoát ra khỏi trạng thái ngắt và bắt đầu dẫn, nó sẽ
cho phép dòng cực gốc chảy qua transistor còn lại làm cho transistor này
dẫn điện theo cách thông thường, và sau đó cho phép dòng cực gốc chạy
qua transistor đầu tiên. Cuối cùng thì cả hai transistor sẽ đều bão hoà và
sẽ giữ cho nhau ở trạng thái dẫn (on) thay vì ở trạng thái ngắt (off).
Nhưng làm cách nào để hai transistor lại trở lại trạng thái ngắt?
Giảm U cung cấp tới một giá trị rất nhỏ sao cho chỉ có dòng điện rất nhỏ
chảy qua các cực của transistor → một trong hai transistor sẽ ngắt, dẫn
đến việc làm ngưng dòng cực gốc chảy qua transistor kia, khiến cho cả
hai transistor đều rơi vào trạng thái ngắt
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 6
Đặc tuyến Vôm/Ampe là đường trễ kinh điển, khi tín hiệu điện
áp đầu vào tăng lên và giảm xuống, dòng điện đầu ra không đi
theo cùng một con đường đi xuống giống như khi nó đi lên
Điốt Shockley có xu hướng duy trì ở trạng thái dẫn (on) một khi
nó đã dẫn điện, và ở trạng thái tắt một khi nó đã ngắt điện. Không
có chế độ “ở giữa” hay “tích cực” trong hoạt động của nó: nó chỉ
thuần tuý là cấu kiện bật (on) hoặc tắt (off), giống như tất cả các
Thyristor.
Điốt Shockley (4)
Dòng
trong
mạch
Điện áp cung cấpHình 7.3 – Đường cong trễ
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 7
DIAC (1)
DIAC: hai điốt Shockley có thể được mắc song song với nhau
theo 2 hướng ngược nhau. Diac có thể có hoạt động song hướng
(AC)
Mạch tương đương của DIAC Ký hiệu của DIAC
Hình 7.4 – DIAC
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 8
DIAC (2)
Nguyên lý hoạt động:
Khi cấp một điện áp một chiều vào hai đầu của DIAC thì nó hoạt
động giống hệt như một điốt Shockley.
Tuy nhiên, khi cấp một điện áp xoay chiều (AC) vào hai đầu của
DIAC thì nó hoạt động hoàn toàn khác. Do dòng điện liên tục
đảo chiều, các DIAC sẽ không duy trì ở trạng thái “chốt” lâu
hơn một nửa chu kỳ. Nếu một DIAC bắt đầu “chốt”, nó sẽ chỉ
tiếp tục dẫn dòng chừng nào điện áp đủ lớn để đưa đủ dòng điện
theo hướng đó. Khi điện áp AC đảo chiều, DIAC sẽ ngắt do
không đủ dòng điện và nó cần phải có một điện áp đủ lớn
(breakover voltage) khác để khiến nó dẫn trở lại. Hình 7.4 mô tả
dạng sóng của DIAC
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 9
DIAC (2)
Điện áp khiến DIAC dẫn
Điện áp khiến
DIAC dẫn
Điện áp nguồn
cung cấp
Dòng DIAC Dòng Anốt: +IA
Dòng điện khiến DIAC dẫn,
thông thường 50–200 μAĐiện áp đánh thủng, thông
thường 20–40V
Dòng điện đánh thủng,
thông thường 50–200 μA
Điện áp khiến DIAC dẫn,
thông thường 20-40V
Hình 7.5 – Các dạng sóng của DIAC
Hình 7.6 Đặc tuyến Vôn Ampe
của một DIAC song hướng
Các DIAC không bao giờ được
sử dụng một mình, mà thường
được sử dụng kết hợp với các
cấu kiện Thyristor khác.
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 10
SCR: Silicon-Controlled Rectifier (1)
Cấu tạo: quá trình biến điốt Shockley thành SCR chỉ cần thêm
một sợi dây thứ 3 nối vào cấu trúc PNPN như mô tả ở hình vẽ 7.7
Sơ đồ vật lý Sơ đồ tương đương Ký hiệu
Anốt
Cực
cửa
Catốt
Anốt
Cực
cửa
Catốt
Anốt
Cực
cửa Catốt
Hình 7.7 – Cấu kiện chỉnh lưu có điều khiển Silic (SCR)
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 11
Nguyên lý hoạt động
Nếu cực cổng G của một SCR để hở (không nối) thì nó hoạt động
giống như một điốt Shockley.
Do cực cổng G nối trực tiếp với cực gốc của transistor phía dưới, nó
có thể được sử dụng như một phương tiện thay thế để “chốt” SCR
Cung cấp một U nhỏ giữa cực cổng và catốt, transistor phía dưới sẽ
buộc phải “dẫn” do có dòng cực gốc đủ lớn, kéo theo transistor phía
trên cũng dẫn, và nó lại cung cấp đủ dòng điện cho cực gốc của
transistor phía dưới. Kết quả là sau đó SCR không còn cần được kích
hoạt bởi một điện áp cổng nữa
Tất nhiên, dòng cực cổng cần thiết để khởi động việc “chốt” sẽ nhỏ
hơn rất nhiều so với dòng điện chảy qua SCR từ catốt đến anốt, do đó
SCR sẽ có khả năng khuếch đại
SCR (2)
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 12
SCR (3)
Phương pháp buộc SCR dẫn điện được gọi là kích hoạt (triggering) và
trong thực tế nó là cách thông thường nhất để SCR được “chốt”.
Để tắt một SCR, dòng anốt phải giảm xuống dưới dòng giữ (holding
current). Trong các mạch một chiều (DC) một số phụ kiện thêm vào
phải được sử dụng để đảm bảo điều này. Trong các mạch xoay chiều
(AC) một SCR sẽ tắt khi điện áp cung cấp (điện áp anốt) đi qua điểm 0
hướng tới các giá trị âm.
(Dòng giữ)
(trạng thái dẫn)
(trạng thái tắt)
điện áp khiến một transistor
chuyển sang trạng thái dẫn
(trạng thái chặn ngược)
điện áp dẫn
(điện áp đánh
thủng ngược)
Hình 7.8 – Đặc tuyến V- A
của một SCR
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 13
GTO (Gate-Turn-Off Thyristor : Thyristor cổng tắt)
Cấu tạo: Các SCR và GTO có cùng sơ đồ tương đương (gồm hai
transistor nối theo kiểu hồi tiếp dương), điều khác biệt duy nhất là
cấu trúc được thiết kế để cho phép một transistor NPN có hệ số β
lớn hơn hệ số β của transistor PNP. Điều này cho phép một I cực
cổng nhỏ hơn (thuận hoặc ngược) để tạo ra một mức độ điều
khiển lớn hơn áp dụng cho việc dẫn từ catốt sang anốt, với trạng
thái chốt của transistor PNP trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào
trạng thái chốt của NPN và ngược lại.
GTO còn được gọi là “chuyển mạch được điều
khiển bằng cổng”- Gate-Controlled Switch ( GCS)
Catốt
Anốt
Cực cửa
Hình 7.9 – GTO
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 14
TRIAC
¾ SCR là cấu kiện đơn hướng (một chiều), do đó nó chỉ hữu ích
cho việc điều khiển một chiều (DC). Nếu hai SCR được nối với
nhau theo kiểu song song như hình vẽ 8.34 thì ta có một cấu kiện
mới gọi là TRIAC
Hình 7.10 - Mạch tương đương của Triac (a) và ký hiệu của Triac (b)
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 15
Đặc tuyến Vôn – Ampe của một Triac
Dòng giữ nhỏ nhất (IH)
Điện áp chặn
trạng thái tắt
(VDRM) nhỏ nhất
được định rõ
Điện áp
khiến TRIAC
dẫn
Dòng chốt (IL)
Dòng rò trạng thái tắt
(IDRM) tại điện áp đã
định rõ VDRM
Điện áp rơi (vT) tại
dòng đã được định rõ
(iT)
Hình 7.11 - Đặc tuyến Vôn – Ampe của một Triac
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 16
TRANSISTOR ĐƠN NỐI (UJT)
Hình 7.12 - Transistor đơn nối: (a) Cấu tạo, (b) Mô hình, (c) Ký hiệu
Cấu tạo: gồm một thanh bán dẫn Silic loại N có một đầu nối loại P ở
chính giữa. Các đầu nối tại hai đầu cuối của thanh bán dẫn được gọi là
các cực cửa B1 và B2; điểm nối ở giữa loại P là cực phát (emitter). Khi
cực phát hở, điện trở toàn phần là RBB0 (một thông số trong bản thông số
(data sheet) của linh kiện) bằng tổng của hai điện trở RB1 và RB2.
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 17
¾Đường cong đặc tuyến giữa dòng cực phát đơn nối và điện áp được mô
tả như sau: khi VE tăng, dòng IE tăng đến IP (điểm đỉnh – peak point).
Sau khi tăng đến điểm đỉnh (IP), trong vùng điện trở âm (negative
reisistance region) dòng IE tăng tiếp mặc dù điện áp giảm. Điện áp đạt
giá trị nhỏ nhất tại điểm đáy (valley point). Điện trở của RB1, điện trở
bão hoà là nhỏ nhất tại điểm đáy
Điểm
đỉnh
Trở kháng
âm
Điểm đáy
Bão hòa
Hình 7.13 - Transistor đơn nối: (a) đường cong đặc tuyến phát, (b) Mô hình cho VP
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 18
Ứng dụng của UJT:
¾Dùng để chế tạo bộ tạo dao động hồi phục (relaxation). Điện áp nguồn
cung cấp VBB sẽ nạp điện cho CE qua RE cho đến điểm đỉnh (peak
point). Cực phát đơn nối không có tác động gì đến tụ điện cho đến khi
điểm đỉnh được đạt tới.
¾Mỗi khi điện áp của tụ (VE) đạt tới điểm điện áp đỉnh VP, điện trở cực
phát -cực cửa1 (E-B1) bị nhỏ đi sẽ khiến tụ phóng một cách nhanh
chóng. Mỗi khi tụ phóng điện đến dưới điểm đáy VV, điện trở E-B1
quay trở lại thành điện trở cao, và tụ điện lại được nạp
¾Trong khi tụ phóng điện qua điện trở bão hoà E-B1, một xung có
thể xuất hiện trên các điện trở tải ngoài B1 và B2 (Hình vẽ 7.14).
Điện trở tải tại B1 cần phải nhỏ để không ảnh hưởng đến thời
gian phóng điện. Điện trở ngoài tại B2 là tuỳ chọn. Nó có thể
được thay thế bởi một ngắn mạch. Tần số xấp xỉ được cho bởi
1/f = T = RC
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ & QUANG ĐIỆN TỬ
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: ThS. Trần Thục Linh
BỘ MÔN: Kỹ thuật điện tử - KHOA KTĐT1
Trang 19
¾Điện trở nạp RE phải giảm đi trong các giới hạn nhất định. Nó buộc
phải đủ nhỏ để cho phép dòng IP chảy dựa trên việc nguồn cung cấp
VBB nhỏ hơn VP. Nó cũng buộc phải đủ lớn để cung cấp dòng IV dựa
trên việc nguồn cung cấp VBB nhỏ hơn VV.
Hình 7.14 - Bộ tạo dao động hồi phục (relaxation oscillator) dùng UJT
và các dạng sóng. Bộ tạo dao động điều khiển SCR