Câu so sanh FOB và CIF

FOB”(free on board) có nghĩa là giao hàng trên tàu, người bán có nghĩa vụ bốc hàng lên trên con tàu do người mua chỉ định. Rủi ro về hàng hóa, và mọi chi phí liên quan đến hàng hóa được chuyển sang cho người mua kể từ thời điểm hàng hóa được đặt trên tàu và người bán hoàn thành xong nghĩa vụ của mình. Còn “CIF” (cost insurance and freight) có nghĩa là người bán có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa, nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa, chịu mọi chi phí trong quá trình di chuyển hàng hóa đến địa điểm cuối cùng, rủi ro se được chuyển cho người mua khi hàng được đặt trên tàu. Đa phần các doanh nghiệp việt nam là dn vừa và nhỏ, nên họ sẽ kinh doanh theo hướng tránh những rủi ro và giảm chi phí về mình. Và dần dần đã tạo thành thói quen, tạo thành một tập quán mua bán của người việt đó là “bán FOB”, “mua CIF” để có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê tàu và mua bảo hiểm như giá cước tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,…

doc3 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 5202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu so sanh FOB và CIF, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SO SÁNH FOB VÀ CIF “FOB”(free on board) có nghĩa là giao hàng trên tàu, người bán có nghĩa vụ bốc hàng lên trên con tàu do người mua chỉ định. Rủi ro về hàng hóa, và mọi chi phí liên quan đến hàng hóa được chuyển sang cho người mua kể từ thời điểm hàng hóa được đặt trên tàu và người bán hoàn thành xong nghĩa vụ của mình. Còn “CIF” (cost insurance and freight) có nghĩa là người bán có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa, nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa, chịu mọi chi phí trong quá trình di chuyển hàng hóa đến địa điểm cuối cùng, rủi ro se được chuyển cho người mua khi hàng được đặt trên tàu. Đa phần các doanh nghiệp việt nam là dn vừa và nhỏ, nên họ sẽ kinh doanh theo hướng tránh những rủi ro và giảm chi phí về mình. Và dần dần đã tạo thành thói quen, tạo thành một tập quán mua bán của người việt đó là “bán FOB”, “mua CIF” để có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê tàu và mua bảo hiểm như giá cước tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,… Nhìn chung, nếu bán theo FOB thì Người bán không cần phải thuê phương tiện vận tải để chở hàng cho người mua. Không cần mua bảo hiểm cho hàng hóa của người mua. Khi giao hàng trên tàu oy thì người bán hết nghĩa vụ, mọi rủi ro sẽ được chuyển cho người mua kể từ lúc này. Không cần phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa Không phải chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến địa điểm cuối cùng của người mua Nếu mua theo CIF thì người mua sẽ Được người bán mua bảo hiểm cho hàng hóa Không phải thuê phương tiện vận tải để chở hàng. Không phải trả cước phí cho phương tiện vận tải chở hàng đến địa điểm đến qui định Nhưng đó chỉ là những cái lợi trước mắt, còn về lâu dài, nếu như tất cả các thương vụ mua bán hàng với nước ngoài, các dn việt nam đều bán hàng theo đk FOB và mua hàng theo đk CIF theo incotermR 2010, thì điều đó sẽ là một điều không có lợi đối với cả quốc gia và chính các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Đối với quốc gia: Khi bán theo FOB, thì người bán hoàn thành nghĩa vụ khi hàng được giao trên tàu do người mua chỉ định, người mua sẽ phải tự thuê phương tiện vận tải cũng như tự lo bảo hiểm cho hàng hóa của mình, và đương nhiên họ sẽ thuê phương tiện vận tải cũng như mua bảo hiểm ở bên nước họ hoặc nước thứ 3 nào đó. Tương tự nếu mua theo CIF thì dnvn cũng không phải thuê ptvt và bảo hiểm, những nghĩa vụ đó thuộc về người bán. lâu dần sẽ ảnh hưởng lớn sự phát triển của nghành vận tải và bảo hiểm của nước ta, không tạo điều kiện thuận lợi để phát triển những ngành này. Dù kim nghạch xnk tăng cao nhưng doanh thu của những nghành này từ kd xnk lại thấp. kéo theo đó sẽ tạo ra tình trạng thất nghiệp cho những người lao động làm trong lĩnh vực vận tải và bảo hiểm. bên cạnh đó doanh thu ngoại tệ sẽ bị giảm đi do bán hàng với giá rẻ mà mua hàng với giá cao, bởi trách nhiệm của họ vào hàng hóa thấp. tổng thể nó có ảnh hưởng rất lớn đến nên kinh tế quốc dân. Còn đối với doanh nghiệp: nếu bán theo FOB và mua CIF thì các dn sẽ mất đi quyền chủ động trong việc thuê tàu từ đó bị động trong time và địa điểm giao hàng. Và theo cách thức này thì họ cũng không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa từ đó sẽ phát sinh ra những khó khăn về khiếu nại, bồi thường,… nếu như có sự tranh chấp xảy ra giữa 2 bên. Ngoài ra nếu không thuê phương tiện vận tải, không mua bảo hiểm thì các dnvn cũng mất đi cơ hội nhận “hoa hồng” , nhận chiếc khẩu từ các dn vận tải và cty bảo hiểm, bởi nếu ta chủ động thì ta có thể tìm hiểu và thuê những hãng tàu có chi phí rẻ và sẽ nhận được chiết khấu từ họ do khách quen hoặc thuê tàu với số lượng lớn, chở hàng nhiều, làm chi phí cũng giảm đi đáng kể, còn nếu không thì ta phải mua hàng với giá cao. Nói bán FOB, mua CIF thì dn sẽ giảm được những chi phí từ việc thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, giảm được những rủi ro nhưng thực chất các phí đó đã được tính vào trong tổng giá bán rồi bởi trên thực tế khi bán với FOB sẽ bị thấp hơn so với việc bán giá CIF. Thậm chí còn bị lỗ bởi ta phải bỏ ngoại tệ ra để chi trả. Và cũng trong qui định của incotermr 2010 thì khi mua theo CIF thì các dn cũng phải chịu rủi ro về hàng hóa khi hàng đã được giao trên tàu. Vì những bất lợi trên nên các chuyên gia kinh tế đề nghị nên mua FOB, bán CIF. Tuy nhiên, việc chọn các đk thương mại còn tùy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi DN nhưng đây là điều mà các dn nên thay đổi để có thể phát triển lâu dài, mang về nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như cho nước nhà.
Tài liệu liên quan