Đỉnh sinh trưởng của thân (hay đỉnh ngọn) chiếm vị trí tận cùng của thânhoặc cành. Ở các ngành thực vậtnhư Rêu, Cỏ tháp bút. thì đỉnh sinh trưởng chỉ làmột tế bào hình tháp có đáy hình vòng cung và đỉnh quay xuống dưới, tế bào nàysẽ phân chia ra các tế bào khác nhau của thân.
Ở các ngành thực vật có hạt thì đỉnh sinh trưởng của thân có dạng hình nónvới đỉnh tròn, gồm nhiều tế bào mô phân sinh ngọn và các cơ quan của thân, lá,cành và cơ quan sinh sản đều được hình thành từ đó.
13 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2515 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu tạo đỉnh sinh trưởng của thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu tạo đỉnh sinh trưởng của thân
Đỉnh sinh trưởng của thân (hay đỉnh ngọn) chiếm vị
trí tận cùng của thân
hoặc cành. Ở các ngành thực vật như Rêu, Cỏ tháp
bút... thì đỉnh sinh trưởng chỉ là
một tế bào hình tháp có đáy hình vòng cung và đỉnh
quay xuống dưới, tế bào này
sẽ phân chia ra các tế bào khác nhau của thân.
Ở các ngành thực vật có hạt thì đỉnh sinh trưởng của
thân có dạng hình nón
với đỉnh tròn, gồm nhiều tế bào mô phân sinh ngọn
và các cơ quan của thân, lá,
cành và cơ quan sinh sản đều được hình thành từ đó.
Các tế bào của mô phân sinh ở
đỉnh sinh trưởng phân biệt thành 2 lớp:
- Lớp ngoài: phân chia theo vách thẳng góc với bề
mặt của đỉnh, nghĩa là có sự
sinh trưởng về bề mặt.
- Lớp trong: phân chia theo mọi hướng, nghĩa là làm
cho đỉnh sinh trưởng
tăng thêm về thể tích. Tuy nhiên, ranh giới của 2 lớp
này không phải luôn luôn rõ
ràng. Phía dưới đó, mô phân sinh ngọn phân hóa
thành mô phân sinh trụ và mô
phân sinh bên. Tại đây, hoạt động của tế bào diễn ra
mạnh nhất, các tế bào của mô
phân sinh trụ kéo dài theo trục, các tế bào của mô
phân sinh bên phân chia theo
mọi hướng. Kích thước của các tế bào mô phân sinh
bên thường bé hơn, hình dạng
không đồng đều so với các tế bào của mô phân sinh
trụ. Hai loại mô phân sinh này
tham gia tích cực vào việc hình thành các bộ phận
của thân, lá và chồi cành.
2.2. Cấu tạo sơ cấp của thân cây Hai lá mầm
Ở phần thân gần đỉnh ngọn, nơi các mô phân sinh thứ
cấp chưa hoạt động thì
thân có cấu tạo sơ cấp. Khi cắt ngang qua thân non
của cây, người ta phân biệt các
phần chính sau đây:
a. Biểu bì
Đây là mô bì sơ cấp của thân, được hình thành từ lớp
ngoài của mô phân sinh
ngọn. Thường gồm 1 lớp tế bào sống, kéo dài dọc
theo thân, không chứa diệp lục,
có các lỗ khí nằm xen kẽ, bề mặt của các tế bào biểu
bì có thể thấm thêm sáp, cutin,
có thể có lông, gai...
b. Vỏ sơ cấp
Vỏ sơ cấp của thân gồm có mô dày và mô mềm, có
thể phân biệt các phần
chính sau đây:
65
+Lớp hậu mô (mô dày): thường nằm sát biểu bì,
trong thân cây 2 lá mầm có
thể gặp tất cả các kiểu mô dày, nhưng phổ biến nhất
là mô dày góc, mức độ phát
triển của hậu mô trong thân không đều nhau, chúng
đặc biệt phát triển mạnh ở các
loài Bầu, Bí, Khoai tây... nhưng cũng có khi phát
triển yếu ở một số loài khác.
+Lớp nhu mô vỏ: nằm phía trong của mô dày, gồm
những tế bào có dạng hình
tròn, hình đa giác (trên lát cắt ngang) và hơi kéo dài
ra (trên lát cắt dọc), giữa các tế
bào có các khoảng gian bào, tế bào nhu mô vỏ
thường chứa nhiều diệp lục, do đó
thân non thường có màu lục, ngoài ra còn chứa tanin,
tinh bột và các tinh thể muối
khoáng. Trong vỏ của một số loài cây có thể chứa
ống tiết, túi tiết tinh dầu hoặc ống
nhựa mủ...
+Nội bì (vỏ trong): là lớp trong cùng của vỏ sơ cấp,
so với nội bì của rễ thì
nội bì của thân phát triển kém hơn và đôi khi không
phân biệt với các phần nhu mô
vỏ. Nội bì thường gồm một lớp tế bào, chứa rất nhiều
tinh bột (nên còn gọi là vòng
tinh bột), sắp xếp sít nhau, cùng dạng với những tế
bào mô mềm nhưng bé hơn và
hơi kéo dài theo hướng tiếp tuyến. Ở một số loài thực
vật hạt kín thân thảo, các tế
bào nội bì vẫn có sự hình thành đai caspari. Trong
các thân ngầm dưới đất, nội bì
phát triển hơn so với thân ở trên mặt đất. Ở thân
Dương xỉ, nội bì thường bao quanh
các bó dẫn riêng biệt.
c. Trung trụ (Trụ giữa) :Trung trụ của thân cây bao
gồm: vỏ trụ, hệ dẫn, ruột và tia
ruột.
+Vỏ trụ (trụ bì): là lớp ngoài cùng của trụ giữa, có
nguồn gốc từ mô phân sinh
sơ cấp, thường gồm 1 hoặc vài lớp tế bào nằm ngăn
cách giữa libe và nội bì, các tế
bào trụ bì thường bé hơn và xếp so le với các tế bào
nội bì. Vỏ trụ thường là các tế
bào nhu mô, nó nối liền với các tế bào nhu mô của tia
ruột. Vỏ trụ có khả năng hoạt
động phân sinh để hình thành nên rễ phụ và chồi phụ,
tham gia vào việc hình thành
nên ống nhựa mủ, ống tiết, các cấu trúc của chu bì
(mô bì thứ cấp).
Các tế bào vỏ trụ của thân có thể biến đổi thành
cương mô hoặc cả vòng hoặc
các tế bào ở đầu bó dẫn, người ta thường gọi đó là
các sợi libe sơ cấp (gặp ở cây Đay
vang Hibiscus annabinus, cây Gai mèo: Annabis
sativa..).
+Hệ thống dẫn: các bó dẫn trong thân cây Hai lá
mầm là các bó dẫn
chồng chất hở, một số loài có bó dẫn chồng chất kép
hoặc bó dẫn đồng tâm.
Các bó dẫn ở trong cây thường tập trung lại theo kiểu
trung trụ thật và trung
trụ ống... Số lượng các bó dẫn thay đổi theo tuổi của
cây.
Gỗ của thân phân hóa theo hướng li tâm, libe vẫn
phân hóa theo hướng hướng
tâm. giữa libe và gỗ là tầng trước phát sinh: gồm các
tế bào dẹt theo hướng xuyên
tâm, có màng mỏng.
Hình 3.8.
Cấu tạo sơ cấp thân cây Hai lá mầm
1. Biểu bì; 2. Hậu mô; 3.Nhu mô vỏ; 4 .
Nội bì; 5.Trụ bì; 6. Libe sơ cấp; 7.
Tầng phát sinh; 8. Gỗ sơ cấp; 9. Tia
ruột;10. Nhu mô ruột.
(Nguồn: N.X. Kixeleva; N.V Xelukhi,1969)
66
- Khái niệm vết lá: là phần mô nối liền hệ dẫn của
thân với hệ dẫn của gốc lá; mỗi
lá có thể có 1 hoặc vài vết lá, các bó dẫn của trụ giữa
tách ra ở chỗ gặp vết lá và
tạo thành một khe chứa đầy mô mềm - đó là khe lá,
thường mỗi vết lá tương ứng
với một khe lá nhưng cũng có trường hợp, mỗi khe lá
tương ứng với 2 -3 hay nhiều
vết lá.
- Khái niệm vết cành: vết cành là phần nối hệ dẫn của
cành với hệ dẫn của
thân, cũng như vết lá, vết cành tiến vào hệ dẫn của
thân rồi dính với hệ dẫn của thân
và góp phần tạo nên trụ dẫn sơ cấp của thân, ở trong
mấu các vết cành thường xếp
gần với vết lá.
+ Tia ruột và ruột:
Tia ruột là những dải mô mềm nằm giữa 2 bó dẫn, ở
phía trong các bó dẫn
cũng là một khối mô mềm gọi là ruột (tủy).
Tia ruột và ruột đều do khối mô phân sinh ngọn tạo
nên. Tia ruột có nhiệm vụ
nối phần vỏ với phần ruột và cũng có nhiệm vụ dẫn
truyền. Số lượng, kích thước
của tia ruột phụ thuộc và từng loài cây, tuổi cây và số
lượng của bó dẫn ở trong cây.
Ruột (Tủy) của cây thường làm nhiệm vụ dự trữ, một
số cây trong ruột thường
có ống nhựa mủ, các ống tiết và các tinh thể muối
khoáng. Ở một số cây tế bào của
ruột ngừng phân chia ngay từ khi thân đang phát triển
theo chiều dài, sau đó các tế
bào bị vỡ ra, khô đi và tạo ra một khoảng trống ở
trong ruột (thuờng gặp ở những
cây thuộc họ Hoa tán).
+ Tiến hóa của trung trụ:
Hình 3.9. Sơ đồ tiến hoá của các
kiểu trung trụ
1. Trung trụ nguyên sinh; 2. Trung trụ sao; 3.
Trung trụ ống kép; 4. Trung trụ mạng; 5.
Trung trụ dải; 6. Trung trụ ống đơn; 7. Trung
trụ đốt; 8. Trung trụ thật;9. Trung trụ toả.
(Nguồn: Nguyễn Bá,1975)
Trong cấu tạo sơ cấp của thân cây
thường phân biệt được 2 phần: vỏ và trung
trụ. Từ những thực vật có mạch đầu tiên đến
những thực vật hạt kín hiện nay, trung trụ đã
qua một quá trình tiến hóa theo nhiều hướng
khác nhau, có thể phân biệt các kiểu trung trụ
theo thứ tự tiến hóa sau:
- Trung trụ nguyên sinh: là kiểu trung
trụ có cấu tạo đơn giản nhất và nguyên thủy
nhất: Có các tế bào libe bao bọc lấy gỗ. Libe
thường không có ống rây, nội bì và trụ bì
thường không có, loại này còn gọi là trung
trụ đơn (đặc trưng cho nhóm Quyết trần -
Psylophyta).
- Trung trụ sao và trung trụ dải: Là
các kiểu biến đổi của trung trụ đơn, do sự
phát triển của gỗ và libe tạo nên các mấu
lồi, kiểu này đặc trưng cho Thông đất
(Lycopodium) và Quyển bá (Selaginella)
67
- Trung trụ ống: do sự xuất hiện của tủy (ruột) trụ
ống đã được hình thành. Trung
trụ ống và những biến dạng của nó đặc trưng cho
dương xỉ, hạt trần và ngành hạt
kín; có 2 kiểu trụ ống: trụ ống đơn và trụ ống kép - ở
đây libe đã có ống rây, nội bì
và vỏ trụ đã xuất hiện.
- Trung trụ mạng: trụ mạng được xuất hiện từ trung
trụ ống kép (thường gặp
nhiều ở Dương xỉ), khe lá đã xuất hiện.
- Trung trụ thật: là dạng trung trụ được phát triển từ
trung trụ ống, gồm các
bó mạch chồng chất và chồng chất kép, kiểu này đặc
trưng cho thực vật 2 lá mầm
và cây hạt trần.
- Trung trụ tỏa (trung trụ phân nhánh): cấu tạo gồm
nhiều bó mạch, sắp xếp
không có thứ tự, kiểu này đặc trưng cho thực vật 1 lá
mầm.