Khả năng sản xuất được bản in tài liệu là một chức năng cơ bản của máy vi tính. Máy in đã trở thành một thiết bị phụ không thể thiếu được của máy tính. Ngoài ra cùng với sự tiến bộ của công nghệ, máy in dần trở nên rất phổ biến. Hầu hết các đơn vị trong Quân Đội hiện nay đều được trang bị các loại máy in văn phòng, chúng có kiểu dáng, chủng loại cũng như nhãn hiệu khác nhau. Vấn đề đặt ra là, sau một thời gian sử dụng, các máy in đó không thế tránh khỏi những hư hỏng. Để phục hồi lại chúng đòi hỏi phải phải có sự hiểu biết về nguyên lý làm việc, cấu tạo cũng như tính năng của từng chủng loại mới có thể tiến hành sửa chữa được.
151 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 8880 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cấu tạo nguyên lý hoạt động của máy in, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Khả năng sản xuất được bản in tài liệu là một chức năng cơ bản của máy vi tính. Máy in đã trở thành một thiết bị phụ không thể thiếu được của máy tính. Ngoài ra cùng với sự tiến bộ của công nghệ, máy in dần trở nên rất phổ biến. Hầu hết các đơn vị trong Quân Đội hiện nay đều được trang bị các loại máy in văn phòng, chúng có kiểu dáng, chủng loại cũng như nhãn hiệu khác nhau. Vấn đề đặt ra là, sau một thời gian sử dụng, các máy in đó không thế tránh khỏi những hư hỏng. Để phục hồi lại chúng đòi hỏi phải phải có sự hiểu biết về nguyên lý làm việc, cấu tạo cũng như tính năng của từng chủng loại mới có thể tiến hành sửa chữa được. Trên có sở nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm sửa chữa và đúc kết các kinh nghiệm trong thực hành, chúng tôi đã biên soạn ra cuốn tài liệu này, nhằm giúp cho học viên lớp trung cấp BĐKT CNTT có tài liệu tham khảo trong quá trình học tập môn “Cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy in” , tài liệu còn được cập nhật thêm các thông tin về máy in của nhiều hãng sản xuất máy in trên thế giới.
Nội dung cuốn tài liệu này bao gồm từ các kiến thức cơ bản nhất về máy in như sơ đồ khối, cấu tạo, nguyên lý hoạt động đến phương pháp chẩn đoán, phục hồi sửa chữa hư hỏng của máy in. Thông qua tài liệu này, học viên sẽ nắm được những vấn đề cơ bản nhất về máy in, giúp cho học viện có khả năng suy luận giải quyết, sửa chữa các hư hỏng của chúng. Do nhu cầu sử dụng các chủng loại máy in trong Quân đội không giống nhau, nên tài liệu này chỉ tập chung giới thiệu về hai kiểu loại máy in thông dụng nhất là máy in Laser và máy in kim. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn cuốn tài liệu này, tuy nhiên khó tránh khỏi sự sai sót, rất mong bạn đọc thông cảm và góp ý.
Tác giả
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY IN
1.1. CÔNG NGHỆ MÁY IN
1.1.1. Trao đổi thông tin trong máy in
Máy in là một thiết bị ngoại vi hay còn được ví như một sự mở rộng vật lý của hệ thống máy tính. Vấn đề không phải là máy in làm việc nhanh, phức tạp hay tinh vi như thế nào, mà nó sẽ hoàn toàn không làm bất cứ việc gì nếu không có sự điều khiển riêng trực tiếp từ máy tính. Để làm việc máy in phải có khả năng thu nhận thông tin từ máy tính, cũng như gửi ra ngoài thông tin về trạng thái làm việc của riêng nó. Thông tin đó được truyền qua lại thông qua một đường dây trao đổi thông tin (hoặc giao diện). Một dao diện được thiết lập bằng việc nối hai thiết bị một cách vật lý. Phần mềm trong máy tính và máy in phối hợp về thời gian, trình tự và hình thức trao đổi thông tin. Phần dưới đây sẽ giới thiều về cơ sở trao đổi thông tin của máy in.
1.1.1.1. Cơ sở về trao đổi thông tin
Máy tính có thể gửi đi ba loại thông tin đến máy in: Các ký tự văn bản, các mã điều khiển và dữ liệu đồ hoạ. Tuy nhiên không phải mọi máy in đều nhận dữ liệu, ký tự hoặc đồ hoạ, hay giải đoán chúng theo cùng một cách như nhau. Dữ liệu biểu diễn các văn bản, các chữ cái (thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào), các chữ số, các dấu chấm câu và các ký hiệu khác của văn bản. Các mã điều khiển được dùng để gửi đi các lệnh cho máy in. Các chế độ làm việc thông thường của tập các mã đó như là dạng phông in, hoa văn, độ đậm nhạt, nhưng chúng cũng có thể là các thao tác ngay tức khắc như tạo dạng hoặc tạo dòng. Việc sử dụng các mã điều khiển loại bỏ được sự bắt buộc phải thao tác bằng tay ở bảng điều khiển trong lúc đang in một tài liệu. Các mã điều khiển chuyển vào hoặc ngắt máy in khỏi các chế độ đồ hoạ khác nhau. Khi máy in được đặt vào một chế độ đồ hoạ, thông tin ký tự đến kế tiếp nhau được xử lý một cách khác nhau trước khi được gửi đến đầu in hoặc cơ chế ghi. Một mã điều khiển ngược hay là điều khiển thiết lập lại làm cho máy in quay trở về chế độ in ký tự (hoặc văn bản).
1.1.1.2. Mã điều khiển
Máy tính không chỉ qui định in cái gì mà nó còn phải quy định in như thế nào. Như sự quay về của con trượt, cung ứng dòng, phông in và các hoa văn chỉ là một vài chức năng điều khiển mà máy tính phải xử lý để tự động hoá quá trình in. Tuy nhiên các mã điều khiển thường là nguyên nhân sự không tương thích giữa máy tính và máy in. Khi mã chuẩn ASCII lần đầu tiên được nghiên cứu phát triển thì các máy in còn rất đơn giản so với các tiêu chuẩn hiện nay. Các phông chữ, kích cỡ phông, đồ hoạ và việc in các chữ chất lượng cao chưa được đặt ra. Chỉ một số ít chức năng điều khiển là cần thiết để vận hành các máy in kiểu cổ. Do đó chỉ một số ít mã điều khiển chính được đưa vào bảng mã ASCII. Nhưng so với yêu cầu hiện nay các mã ASCII chuẩn với các mã chưa dùng đến của nó không đủ để sử dụng cho số lượng lớn các lệnh cần thiết. Chính vì thế các hãng sản xuất máy in phải lựa chọn giữa sự thay thế mã ASCII hay là nghiên cứu phát triển một sơ đồ mạch mới với các chức năng điều khiển tiên tiến. Để giải quyết bài toán này, các hãng sản xuất đã đưa ra giải pháp phân chia bảng mã thành một chuỗi các mã chồng điều khiển. Các trình tự này được gọi là chuỗi mã thoát. Vì rằng mã ASCII “27” (ESC) được sử dụng như là một tiếp đầu ngữ.
Các khả năng in của máy in khác nhau rất nhiều giữa các mẫu mã (dòng sản phẩm) và của các hãng sản xuất. Kết quả là, các mã thoát không còn được chuẩn hoá nữa. Nếu phần mềm của máy tính không được viết riêng hoặc định hình riêng cho máy in cụ thể của nó, thì các mã điều khiển gửi đi từ máy tính có thể gây ra các thao tác sai hoặc không điều khiển được máy in.
Các chuỗi thoát thường dài hai hoặc ba mã ASCII và bắt đầu với mã ASCII “27”. Ký tự thoát ASCII “27” chỉ cho máy in nhận các ký tự tiếp theo như là một phần của mã điều khiển. Ví du: Khi đặt máy in ở chế độ in chữ đậm, thì máy tính phải gửi ra một mã ASCII “27” tiếp theo bởi một mã ASCII “15” (SI). Phần mềm trong mạch Formatter (mạch điều khiển hay mạch logic) của máy in sẽ giải đoán chuỗi mã đó và đặt chế độ làm việc thích hợp. Một trình tự điển hình để thiết lập mật độ đậm nhạt mới của ký tự phải là “27” (ESC) tiếp theo sau bởi “103” (chữ “g”). Các chuỗi mã chồng hỗ trợ cho các máy in tiến tiến phức tạp.
1.1.1.3. Các đường trao đổi thông tin
Thông tin, dưới dạng nhị phân cần phải truyền qua khoảng cách vật lý giữa máy tính và máy in bằng một đường dây trao đổi thông tin (thông qua một sợi dây cáp bằng kim loại dẫn điện). Cấu trúc và đặc tính của sợi dây cáp đó phụ thuộc vào phương pháp trao đổi thông tin được sử dụng. Hiện nay có hai phương pháp chủ yếu để gửi thông tin đến máy in là thông qua cổng song song hoặc USB (phương pháp sử dụng cổng nối tiếp hiện nay không sử dụng nữa).
Một đường trao đổi thông tin song song được chỉ ra dưới đây nhằm minh hoạ hoạt động của nó. Hình 1.1 minh hoạ một sơ đồ đơn giản hoá của một giao diện song song.
Máy tính
Máy in
Dữ liệu (8 bít)
Busy (báo bận)
Ready (báo sẵn sàng)
Select (báo lựa chọn)
Error (báo lỗi)
Auto Feed (tự động lên giấy)
Reset (khởi động lại)
Đất
Hình 1.1. Minh hoạ một sơ đồ đơn giản hoá của một giao diện song song
Lưu ý rằng 8 bit của một mã ASCII được truyền đồng thời cùng một lúc từ (D0 đến D7). Tuy nhiên chỉ một mình đường dữ liệu không thôi thì không đủ để truyền thông tin thành công. Cả máy tính và máy in phải được đồng bộ với nhau do đó máy in sẽ nhận dữ liệu khi nó đã sẵn sàng hoặc đề nghị máy tính chờ đợi tới lúc máy in đã sẵn sàng. Sự đồng bộ của đường dây song song được thực hiện bằng cách sử dụng một vài đường dây điều khiển thêm vào các đường dây dữ liệu. Một số đường dây điều khiển thông tin cho máy in số còn lại dùng cho máy tính. Sự phối hợp lẫn nhau đó còn được gọi là sự thoả thuận (hand shaking).
Thao tác song song tương đối nhanh. Máy in sẽ nhận thông tin với tốc độ mà máy tính có thể gửi thông tin ra ngoài, thường có thể làm việc với tốc độ vượt quá 1000 cps (ký tự trên giây). Với mỗi ký tự 8 bit thì số lượng trên tương ứng hơn 8000 bit trong một giây. Có nghĩa là nó đồng bộ với bus dữ liệu trong máy in vì bus dữ liệu trong máy in cũng là 8 bit, do đó một từ song song 8 bit có thể được nhận vào một bộ đệm dữ liệu với các mạch hỗ trợ thêm rất ít, các mạch thông tin song song thường là đơn giản. Nhược điểm chính của đường dây song song là chiều dài cáp nối của nó bị hạn chế. Với các tín hiệu dữ liệu nhanh cùng truyền trong một sợi dây cáp thì chiều dài hiệu dụng của nó chỉ là khoảng vài mét. Nếu chiều dài đường dây lớn hơn khoảng cách đó thì do nhiễu điện và các tổn hao có thể gây ra méo dạng và tổn hao tín hiệu.
1.1.1.4. Trao đổi thông tin song song (Centronics)
Công ty Centronics là một trong các nhà sản xuất máy in đầu tiên, do đó họ có khả năng tạo được vị trí hàng đầu trên thị trường máy in. Các máy in của họ dùng một giao diện song song (một thiết kế của Centronics). Tốc độ và sự đơn giản của giao diện Centronics làm cho nó trở thành một tiêu chuẩn trên thực tế để các hãng sản xuất khác làm theo. Thiết kế đó thường được gọi là giao diện Centronics. Một giao diện Centronics nối liền một đầu cắm loại D gồm 25 chân ra ở máy tính với một đầu cắm loại Centronics ở máy in gồm 36 chân ra. Các chân dư thừa trong đầu cắm 36 chân không được sử dụng.
Giao diện Centronics sử dụng các mức TTL chuẩn để truyền thông tin, một số nhị phân “0” sẽ nằm ở giữa mức 0 V và + 0,8 V một chiều, một số nhị phân “1” sẽ nằm giữa mức + 2,4 V một chiều và + 0 V xoay chiều. Các mức Logic đó có thể dễ dàng đo được với một đồng hồ vạn năng. Tuy nhiên một đầu dò Logic và một máy hiện sóng sẽ cần thiết để quan sát dữ liệu hiện thời trên mỗi đường tín hiệu.
Một giao diện Centronics điển hình giữa máy tính và máy in được minh hoạ như ở hình 1.2. Lưu ý rằng có thể có từ 24 đến 25 chân được dùng ở đầu máy tính.
STROBE
D0
D1
D2
D3
D4
D5
D6
D7
Acknowledge
Busy
Power Out
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Comp
Select
Auto Feed
(not used)
Signal Ground
Chassis Ground
G0
G1
G2
G3
G4
G5
G6
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Comp
G7
25
ptr
ptr
Hình 1.2. Giao diện Centronics điển hình
Khi ra lệnh in, giao diện được cấp điện, tín hiệu Select (chọn) trở thành mức Logic 1 để chỉ rằng máy in được lựa chọn. Đầu chọn vẫn giữ nguyên mức logic 1 chừng nào máy in vẫn còn giấy và cho đến khi máy in từ bỏ sự lựa chọn (nó có thể chuyển sang chế độ không được chọn (off line) bằng bảng điều khiển). Máy tính gửi ra các bit dữ liệu biểu diễn ký tự hoặc mã điều khiển một cách đồng thời qua các đường dữ liệu từ D0 đến D7. Khi mà các bit dữ liệu đã được gửi đi, máy tính sẽ phát ra một mức logic 0 ngắn trên đường dây Strobe của nó. Mức logic 0 báo cho máy in rằng dữ liệu đã có hiệu lực và máy in phải thu nhận và lưu trữ trong bộ nhớ đệm. Khi dữ liệu đã được nhận bởi máy in, thì máy in phát ra mức Logic 1 của tín hiệu bận. Máy tính sẽ ngừng gửi thông tin ra cho đến khi tín hiệu bận quay trở về mức 0.
Khi máy in không bị bận, nó phát ra một mức logic 0 ngắn của tín hiệu cảm ơn, tín hiệu này yêu cầu một ký tự mới từ máy tính. Quá trình này lặp lại sau mỗi 1 ms cho đến khi tất cả dữ liệu của máy tính đều được gửi đi hết.
Hai tín hiệu phụ thêm vào khi quá trình in phải dừng lại nếu giấy đã hết, do vậy tín hiệu báo hết giấy (PO - Page Out) trở thành mức logic 0 khi giấy đã được dùng hết. Tín hiệu này tự động loại bỏ sự lựa chọn máy in, do đó một số máy in thế hệ cũ yêu cầu phải ấn nút “on line” để lựa chọn lại máy in sau khi giấy đã nạp trở lại máy in. Một tín hiệu khác là tín hiệu tự động điều khiển cung ứng. Tín hiệu này xác định xem một ký tự cung ứng dòng đã tự động được thêm vào chưa mỗi khi bắt gặp ký tự quay trở về của con trượt (áp dụng trong máy in kim). Bình thường tín hiệu này là mức logic 0, và một cung ứng dòng được thêm vào sau mỗi lần con trượt quay về. Lưu ý rằng, nhiều máy in có một chuyển mạch DIP hoặc thiết lập một cầu nối cho phép máy in không cần đến tín hiệu điều khiển này của máy tính. Các đường dây còn lại thông thường là đường đất của vỏ máy (FG) và các đường đất của tín hiệu (SG và G0 đến G7).
Những đường tín hiệu có thêm một vạch ngang ở trên tên của chúng, nó có nghĩa là logic tích cực thấp. Phần lớn các mức logic giữ nguyên mức 0 là “sai” và mức 1 là “đúng”. Đó là mức logic tích cực cao, các quy ước mà ta thường bắt gặp. Tuy nhiên một vài tín hiệu coi mức 1 là “sai” và trở về mức 0 là “đúng”. Các tín hiệu đó gọi là các tín hiệu tích cực thấp. Hai quy ước này đều tồn tại cùng với nhau trong một hệ thống.
1.1.2. Khối chức năng cơ bản của máy in
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại máy in được sản xuất bởi những hãng nổi tiếng trên thế giới như HP, Epson, Lemax…chúng có những tính năng và tham số kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên tất cả các chủng loại máy in đó đều phải dựa trên một nền tảng về cấu trúc được chia thành năm khối chức năng cơ bản như sau:
Khối cung cấp giấy.
Khối đầu in (in kim, in phun), đối với máy in Laser là bộ phận quang học (Laser/ Scaner).
Khối chuyển động của đầu in (chỉ áp dụng với máy in kim và in phun).
Khối nguồn cung cấp.
Khối điều khiển điện tử.
1.1.2.1. Khối cung cấp giấy
Mỗi máy in đều phải thực hiện chức năng điều khiển giấy. Giấy phải được máy in tiếp nhận, vận chuyển đến khối đầu in, sau đó được đưa tới bộ phận đỡ giấy ở đầu ra của máy in. Có hai phương pháp phổ biến về việc vận chuyển giấy là kiểu máy kéo và kiểu ma sát. Hình 1.3 dưới đây minh hoạ một hệ thống vận chuyển giấy điển hình kiểu đẩy kéo.
Hình 1.3. Hệ thống kéo giấy kiểu máy kéo trong máy in kim Epson LX - 300
Mọi đường truyền đều hướng giấy cuốn quanh một trục quay bằng cao su (đối diện với đầu in) và đưa qua các đĩa bánh răng bằng nhựa. Các trục quay khác tạo thành một hàng ngang nằm phía dưới trục quay chính tạo sức ép nhẹ nhằm giữ cho giấy phẳng và đều trong trục quay chính. Mỗi bánh răng làm cho các răng trùng khớp với các lỗ nằm ở hai bên mép của giấy. Các bánh răng được liên kết với nhau và được liên kết cơ học với trục quay bằng một chuỗi các bánh răng, dây cua roa hoặc hệ thống pu li. Khi trục quay quay tới, nó làm quay hai đĩa bánh răng cùng một quãng đường đi để kéo giấy đến và đưa giấy ra khỏi máy in.Hệ thống vận chuyển giấy kiểu máy kéo đòi hỏi giấy phải liên tục, cung cấp đều đặn cho máy in. Hệ thống vận chuyển giấy kiểu máy kéo được áp dụng trong các máy in kim đời cũ, và chúng sử dụng loại giấy cuộn đặc biệt. Hiện nay các máy in kim đời mới như Epson 1170, 2170, 2180...được thiết kế sử dụng cả hai kiểu vận chuyển giấy là kiểu máy kéo và kiểu ma sát.
Hệ thống vận chuyển giấy kiểu ma sát, sử dụng phương pháp đòn bẩy cơ học, tạo lực cuốn giấy thông qua một bộ phận cuốn giấy (gọi là ru lô cuốn giấy) thường có hình dạng tròn, bán nguyệt, được gắn trên một trục quay. Khi giấy được đưa vào máy in đòn bẩy được nhả ra, trục quay di chuyển bộ phận cuốn giấy tiếp xúc chặt với giấy và theo đà kéo giấy vào bên trong máy in. Những hệ thống kéo giấy kiểu ma sát có thể sử dụng thích hợp cho trường hợp in từng tờ một, áp dụng cho những loại giấy có trong lượng hoặc kích cỡ khác nhau không theo quy định. Như vậy hệ thống cung cấp giấy bằng ma sát rất mềm dẻo linh hoạt khi không có sự cố. Vì rằng giấy được kéo vào máy in nhờ sức ép, nó sẽ chuyển động không bị thay đổi theo hướng mà nó được kéo vào. Nếu giấy không được định hướng đúng, nó sẽ bị dịch qua trái hoặc qua phải khi trục quay quay tới. Đôi khi trong cả những trường hợp giấy được kéo vào đúng hướng, nhưng vì các trục quay trong máy in biến dạng, do cao su bị mài mòn hoặc lão hoá (đối với những máy in cũ) sẽ gây ra sự chuyển động nghiêng ngả của giấy trong máy in. Tất cả những máy in tĩnh điện hiện nay (máy in Laser) đều sử dụng hệ thống kéo giấy kiểu ma sát. Hình 1.4 minh hoạ một hệ thống kéo giấy kiểu ma sát.
Hình 1.4. Hệ thống kéo giấy kiểu ma sát trong máy in HP LaserJet 5000
Các máy in sử dụng hệ thống kéo giấy kiểu ma sát yêu cầu người sử dụng phải nạp và điều hướng giấy trước khi in, bộ phận nạp chính là khay đựng giấy của máy in. Việc điều hướng cho giấy thẳng hàng được thông qua khay đựng giấy. Bộ phận cuốn giấy sẽ kéo từng tờ giấy vào bên trong máy in.
1.1.2.2. Khối đầu in
Khối đầu in là một thiết bị tạo ra sự in vĩnh cửu lên bề mặt trang giấy. Ba công nghệ chủ yếu đã được nghiên cứu chế tạo để thực hiện quá trình đó là: in đập, in phun mực và in tĩnh điện. Một máy in thường được phân loại theo công nghệ riêng mà nó sử dụng.Ba công nghệ cơ bản đó được mô tả như dưới đây:
- Công nghệ in đập: Đúng như vậy tên gọi của nó ám chỉ các ký tự, ký hiệu được đập vào bề mặt trang giấy theo đúng nghĩa đen qua một ruy băng bằng vải hoặc nhựa đã được bôi mực. Lực va đập tạo ra một sức ép mực qua băng mực và in lên giấy. Có hai loại máy in đập là máy in ký tự và máy in ma trận chấm.Máy in ký tự ngày nay không còn được sử dụng nữa mà chỉ còn kiểu máy in ma trận chấm.
Bên trong các đầu in đập ma trận chấm (DMI – DOT MATRIX PRINTER) sử dụng một chuỗi các đầu kim riêng biệt bằng kim loại bố trí theo phương thẳng đứng. Mỗi đầu kim làm việc bởi một cuộn solenoid (cuộn hút) của riêng mình, các cuộn hút này tạo ra dòng điện độc lập với nhau. Các chữ cái, chữ số, ký hiệu hoặc hình ảnh đều có thể được tạo ra bằng cách, khi dòng điện chảy qua cuộn hút sẽ biến cuộn hút thành một nam châm điện đẩy các đầu kim đâm vào băng mực theo một sự tổ hợp trong khi đầu in chuyển động ngang qua trang giấy. Sự va chạm giữa kim gắn trong bộ phận đầu in và ruy băng mực sẽ tạo ra hình ảnh truyền sang trang giấy. Bề mặt của một đầu in (DMI – DOT MATRIX IMPACT) có thể phẳng hoặc cong để cho khớp với bán kính của trục quay. Các đầu in kim khi lắp đặt được điều chỉnh phẳng so với bề mặt để đảm bảo sự tạo thành chấm được đều đối với mỗi đầu kim.
Công nghệ in đập có những nhược điểm chính sau. Trước tiên, các đầu in đập cần một năng lượng đáng kể để hoạt động, sau đó là chúng tạo ra những tiếng ồn lớn, tiếng lạch cạch, tiếng rít do các kim trong bộ phận đầu in khi hoạt động gây nên. Ngoài ra tốc độ của những máy in này thường rất chậm, chất lượng bản in thấp. Do đó nó gây nên sự khó chịu đối với nguời sử dụng.
- Công nghệ in phun mực: In phun mực mở ra một phương pháp in mới, nó cho tốc độ in khá nhanh và khi hoạt động tiếng ồn không đáng kể, cho chất lượng bản in cao, nhanh chóng và yên lặng có thể làm việc với phần lớn các loại giấy bất kỳ. Phương pháp này hút mực nước từ một bình chứa trung tâm, sau đó “phun mực qua các lỗ tạo thành các chấm” những chấm này sẽ tạo thành ký tự hoặc hình ảnh mong muốn lên bề mặt tờ giấy. Hiện nay các máy in kiểu phun mực rất đa dạng.
Có ba phương pháp in phun mực chủ yếu là: Dòng phun liên tục, phun áp điện và phun bọt (hoặc nhiệt). Phương pháp phun dòng liên tục không thích hợp cho các máy in vi tính và hiện nay không còn được sử dụng nữa.
- Đầu in kiểu phun bằng áp điện sử dụng mực ở dạng lỏng chứa trong bình nhỏ được bơm đầy vào một chuỗi kênh dẫn mực. Thông thường có 9 hoặc 24 kênh dẫn mực. Mỗi kênh được bao bởi một cái miệng vòi, đó chính là một lỗ cực nhỏ được khoan vào một đế kim loại. Một tinh thể áp điện nhỏ tại mỗi kênh hoạt động như một “máy bơm mực”. Một xung điện ngắn có năng lượng cao từ các mạch kích của máy in làm cho tinh thể dao động làm phun ra ngoài một giọt mực. Các máy in phun hiện nay chủ yếu sử dụng công nghệ này.
- Đầu in phun mực kiểu bọt (cũng còn được gọi là phun nhiệt) rất giống các đầu phun áp điện, nhưng các tinh thể cộng hưởng được thay thế bằng các phần tử nung nóng. Một xung điện kích thích làm nóng mực chứa trong kênh. Một bong bóng được tạo thành và lớn dần cho đến khi nổ vỡ ra. Lực khí bong bóng nổ sẽ làm phun ra ngoài một giọt mực.
- Công nghệ in tĩnh điện (ES - ELECTRICITY STATIC ): hoàn toàn khác với bất kỳ một công nghệ in nào đã được nói đến trước đây. Một đầu in tĩnh điện thực sự là một tổ hợp của các bộ phận, hợp nhất tia sáng, tĩnh điện, hoá, quang học, nhiệt và áp suất để tạo ra một bản in vĩnh cửu trên giấy. Các hình ảnh tạo ra là một mạng các chấm ghi trên một trống nhạy quang. Các tia laser dùng để ghi các chấm. Công nghệ in tĩnh điện có nhiều ưu việt hơn so với các công nghệ khác. Nó có tốc độ nhanh, hoạt động êm, cho bản in có độ phân giải cao.Máy in sử dụng công nghệ tĩnh điện hiện nay rất phổ biến cả máy in đen trắng và máy in màu.
1.1.2.3. Khối Chuyển động đầu in
Phần lớn các đầu in nối tiếp chỉ tạo ra một cột đơn của các chấm. Do vậy, đầu in cần phả