Chấn đoán cụm bánh xe

Bánh xe là một cụm kết cấu nhận lực cuối cùng từ động cơ thông qua các cơ cấu truyền động để giúp ô tô có thể di chuyển được, bánh xe biến chuyển động xoay tròn của nó thành chuyển động tịnh tiến của ôtô. Về kết cấu, bánh xe gồm : vành, lốp và moayơ. Lốp được gắn vào vành gọi là bánh xe. Bánh xe được bắt vào moay ơ và cả cụm này được điều chỉnh cho đúng với góc đặt bánh xe (góc caster, góc camber, góc kingpin, góc chụm và bán kính quay vòng) phù hợp với tiêu chuẩn kĩ thuật của hãng sản xuất. Việc đặt góc thường được áp dụng cho bánh xe ở cầu trước dẫn hướng. Tuy vậy một số xe con cao tốc cũng bố trí thêm góc chụm bánh xe. Mục đính của việc bố trí các góc kết cấu này nhằm tạo khả năng ổn định chuyển động thẳng cho ô tô, làm cho vỏ xe mòn đều

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chấn đoán cụm bánh xe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẤN ĐOÁN CỤM BÁNH XE, MOAY Ơ, LỐP I, ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU Bánh xe là một cụm kết cấu nhận lực cuối cùng từ động cơ thông qua các cơ cấu truyền động để giúp ô tô có thể di chuyển được, bánh xe biến chuyển động xoay tròn của nó thành chuyển động tịnh tiến của ôtô. Về kết cấu, bánh xe gồm : vành, lốp và moayơ. Lốp được gắn vào vành gọi là bánh xe. Bánh xe được bắt vào moay ơ và cả cụm này được điều chỉnh cho đúng với góc đặt bánh xe (góc caster, góc camber, góc kingpin, góc chụm và bán kính quay vòng) phù hợp với tiêu chuẩn kĩ thuật của hãng sản xuất. Việc đặt góc thường được áp dụng cho bánh xe ở cầu trước dẫn hướng. Tuy vậy một số xe con cao tốc cũng bố trí thêm góc chụm bánh xe. Mục đính của việc bố trí các góc kết cấu này nhằm tạo khả năng ổn định chuyển động thẳng cho ô tô, làm cho vỏ xe mòn đều Hình 1: Góc đặt bánh xe Góc kingpin Lốp xe thực hiện các chức năng sau đây : Lốp đỡ toàn bộ trọng lượng của xe Lốp chi phối việc chuyển bánh, tăng tốc, giảm tốc, đỗ xe và quay vòng do tiếp xúc trực tiếp với mặt đường để truyền lực. Lốp còn có nhiệm vụ như là một cơ cấu treo, làm giảm chấn động do các mấp mô ở mặt đường gây ra. Theo phương pháp bao kín lốp xe có 2 loại :Lốp thường và lốp không xăm. Theo hình dáng ngoài có các loại lốp như lốp thường, lốp vòng cung, lốp kiểu con lăn, lốp rộng bản, lốp có hoa… Các yêu cầu cơ bản của lốp ô tô là phải đảm bảo chất lượng bám đường cao, áp suất trên nền đất nhỏ, tính chống mòn và chịu nhiệt cao. Hình 2 : một số dạng hoa lốp Hình 3: Cấu tạo của lốp có săm và không săm Hình 4 : Vành xe và moay ơ Cấu tạo của vành xe phải đảm bảo lắp và giữ được lốp. Vành bánh xe phải có khóa nhằm tháo lốp được dễ dàng. Vành bánh xe và trống phanh được nối ghép với moay ơ bằng các buloong và đĩa bánh xe. Ở các xe tải hạng nặng, đĩa bánh xe được thay thế bằng các nan hoa, nhờ thế trọng lượng bánh xe giảm đi khoảng 10 – 15% so với loại bánh xe có đĩa bánh xe. II, Các Hư Hỏng Thường Gặp 1) Mòn bề mặt ngoài của lốp : Bánh xe là chi tiết duy nhất tiếp xúc với mặt đường . Đở toàn bộ trọng lượng của xe , làm giảm các va đập tác dụng lên ôtô do mặt đường gồ ghề , biến chuyển động quay tròn thành chuyển động tịnh tiến của ôtô . Với những chức năng và yêu cầu như vậy lốp xe là bộ phận thường xuye6ng bị mòn trong quá trình sử dụng .Hơn nửa những dấu hiệu hỏng hóc thường rất dể nhận biết dựa trên hiện tượng mài mòn . Một số dạng mài mòn của lốp : Hiện tượng mài mòn trên các bánh xe có thể khác nhau , các hiện tượng này liên đền sự không đồng điều tuổi thọ , hay do kết cấu chung của toàn bộ các bánh xe liên kết trên khung không đúng tiêu chuẩn cho phép . khi xuất hiện sự mài mòn gia tăng đột suất trên một bánh xe cần phải xát định lại trạng thái liên kết các bánh xe đồng thời . Hiện tượng mòn có thể chia ra các trạng thái sau : + Mòn ở hai mép lốp : Lốp sảy ra hiện tượng mòn như trên là do lốp hoạt động một thời gian dài với áp suất của lốp không đủ hay còn gọi là non hơi . Như vậy sự tiếp súc giữa lốp với mặt đường nhiều hơn nên độ mòn gai của hai bên mép lốp tăng lên và bị mòn nhiều hơn . Nếu như áp suất của lốp đả đủ mà vẩn sảy ra hiện tượng này thì có nghĩa là các chi tiết ở hệ thống lái bị mòn hoặc biến dạng dẫn đén tình trạng ôm cua không chính xat1va2 đả đến lúc cần điều chỉnh dộ chụm của bánh lái + Mòn ở giửa lốp : Lốp mòn sảy ra hiện tượng trên là do áp suất lốp quá căng , khi đó áp lực sẻ đẩy lốp phình ở giửa bản lốp . Vì thế gai vùng giửa lốp chịu phần lớn tải trọng và mòn nhanh hơn hai vùng mép lốp . Mòn không điều sẻ giảm thời gian sử dụng của lốp xe vì thế cần kiểm tra áp suất lốp thường xuyên bằng máy đo áp suất như hình dưới đây : để có thông số chính xát như hướng dẩn của nhà sản xuất lốp . + Mòn hình long chim : kiểu mòn này có một mặt trơn và một mặt sắt như hình long chim . Chúng ta có thể dể dàng cảm nhận được bằng cách dùng tay vuốt lên bề mặt lốp . khi lốp có hiện tượng này có nghỉa là độ chụm của bánh lái bị sai vì thế cần điều chỉnh lại với các thiết bị chuyên dùng , đôi khi hiện tượng này còn do khối cao su đở hệ thống giảm sóc phía trướt bị lảo hóa dẩn đến độ chụm bánh lái bị sai lệch . +Mòn lệch một bên : Nếu bạn thấy dảy hoa lốp phía trong hoặc phía ngoài của lốp mòn nhanh hơn những phần khác điều đó có nghỉa góc nghiên bánh lái có vấn đề . Đ ngiêng quá mứt có thể khiến lốp trược ra ngoài và kéo bề mặt hoa lốp vào trong trên mặt đường làm lốp bị mòn lệch. Kiểu mòn này đặt biệt hay sảy ra đối với những xe có hệ thống treo độc lập . Đối với các bánh xe ở cầu trước mà bị tình trạng trên thì bạn cần thai thế một số bộ phận mới ( như rô-tuyn lái , bi moay-ơ , lò xo …v .. v ..) . Đối với các bánh sau thì sảy ra hiện tượng vặn khung . + Mòn ở dảy la tông thứ hai : Hiện tượng mòn dải ta- lông mép trong đôi khi cũng xảy ra ở các loại lốp không săm. Để hạn chế tình trạng này, bạn chỉ cần chú ý tới áp suất lốp và thường xuyên đảo lốp. Một số nhà sản xuất xe hơi và lốp cho rằng, sự mòn vẹt nhẹ ở dải ta-lông thứ hai là điều hoàn toàn bình thường, nhưng không nên xem thường khi độ mòn quá lớn. Kích cỡ lốp lớn hơn bản rộng la-zăng quá nhiều cũng sẽ gây ra hiện tượng mòn ở trong mép lốp. 2) Không cân bằng bánh xe . Có rất nhiều nguyên nhân dẩn đến không cân bằng báng xe (như chạy bị rung , xóc và đảo bánh ) vì xe khi chạy các bánh xe chuyển động quay tròn rất nhanh (xe chạy ờ tốc độ cao 60km/h) làm cho phần khối lượng không cân bằng ở bánh xe sẻ gây nên lực li tâm làm xảy ra hiện tượng dao động lớn ở bánh xe theo phương hướng kính. Sự biến dạng ở vùng này sẻ thu nhỏ bán kính ở vùng khác trên chu vi của bánh xe, tạo nên sự thay đổi bán kính bánh xe và xảy ra rung động lớn . Trên bánh xe dẩn hướng người lái cảm nhận qua vành lái. Trên bánh xe không dẩn hướng sẻ tạo nên rung động thân xe , gần giống như hiện tượng xe chạy trên đường mấp mô dạng sóng liên tục. Mỗi nguyên nhân có những cách khắc phục khác nhau từ dơn giản đến phức tạp : + Lốp bám bùn đất : chỉ cần vệ sinh sạch sẻ là được + Lốp không cân bằng hay lệch trọng lượng :để khắc phục tình trạng này có hai loại cân bằng bánh xe cần lưu ý: Cân bằng tỉnh : là phương pháp mà chúng ta chỉ thêm (chì) vào phía đối diện với điểm nặng . Cân bằng động không chỉ thêm trọng lượng vào vị trí đối diện điểm nặng, mà cả trên cùng một phía của bánh. Nó khắc phục được cả hiện tượng bánh đảo sang hai bên do điểm nặng gần cạnh của lốp sẽ có xu hướng đảo về phía đường trục bánh xe khi xe chạy. + Cong lệch cầu xe : Nếu sau khi cân bằng, lốp vẫn còn hiện tượng đảo, nguyên nhân có thể là do cầu xe bị cong lệch. Khi xe va phải chướng ngại nào đó, đặc biệt là khi phanh xe có thể gây cong lệch trục cầu xe. Để kiểm tra, bạn có thể móc một đồng hồ đo vào hệ thống treo và đo độ rung đảo của bánh khi quay . Sự mất cân bằng của bánh xe đặt biệt quan trọng trên ô tô con ở khía cạnh điều khiển vá an toàn giao thông . c) Rơ lỏng các liên kết . Do bánh xe là một cụm các chi tiết liên kết với nhau như: liên kết bánh xe với moay ơ , liên kết bánh xe với khung ……. + Liên kết cụm bánh xe với moay ơ :Hư hỏng có thể chia thành hai dạng : Hư hỏng tự bị nới lỏng : liên kết bánh xe với moay ơ thường do bắt ốc nên thường tự bị nới lỏng .. … Hư hỏng do mòn các mối ghép : ổ bi bánh xe thường hay bị mòn…. Như vậy hậu quả là làm cho các bánh xe chuyển động bị đảo, lắc kèm theo tiếng ồn . nếu ở các bánh xe dẩn hướng thì làm tăng độ rơ vành lái, việc điều khiển các bánh xe dẩn hu6o6ng1 khong chính xác , ngoài ra tiếng ồn còn chịu ảnh hưởng của d0o65 rơ bạc đạn và trục trụ đứng. + Liên kết cụm bánh xe với khung gồm các liên kết của : trụ đứng với trục bánh xe dẩn hướng , các khớp cầu ( ro6tuyn) khi bị hư hòng sè dẩn tới : Sai lệch vị trí bố trí bánh xe Trên bánh xe dẩn hướng gây mòn lốp nhanh . Làm phát sinh tiếng ồn và rung động ở khu vực gầm sàn xe khichuyển động trên đường xấu . III, Phương Pháp Và Thiết Bị Chấn Đoán Cụm Bánh Xe 1, XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT BÁNH XE *Mục đích: Xác định áp suất khí nén trong lốp là điều kiện cơ sở để xác định tất cả các nhiệm vụ chuẩn đoán tiếp sau thuộc vấn đề xác định trạng thái kỹ thuật giảm chấn, bộ phận đàn hồi, trong hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống truyền lực. Trong thực tế trong chuyển động áp suất khí cũng liên quan nhiều đến các tính chất tổng quát chuyển động của ôtô chẳng hạn như: tính năng động lực học, tín điều khiển, khả năng dẫn hướng, độ êm dịu độ bền chung,... của xe. Chạy xe trong điều kện lốp non là rất nguy hiểm, bạn có thể bị mất lái và gây ra những tai nạn đáng tiếc nếu như áp suất lốp xuống quá thấp. Nếu áp suất lốp xuống không đúng, nó có thể ảnh hưởng đến cảm giác lái và chiếc xe của bạn sẽ “ngốn” nhiên liệu nhiều hơn. Nhưng khi áp suất lốp lên cao, rất có thể chiếc xe của bạn có nguy cơ bị nổ lốp. Còn nếu nhiệt độ lốp xe của bạn lớn, nó sẽ làm tăng mức độ cản lăn, giảm khả năng tiết kiệm nhiên liệu, hoặc lốp, phanh… của bạn đang có vấn đề. * Lốp bị non (thiếu áp suất): Nếu lốp xe của bạn bị thiếu áp suất 0,4km/cm2 (gấp đôi mức lệch chuẩn cho phép) có thể làm cho lốp hỏng rất nhanh và tuổi thọ của lốp rút ngắn tới 25%. Lực ma sát tăng khoảng 15% và làm cho tiêu thụ nhiên liệu tăng tới 5%. Lúc này, bạn có thể cảm nhận thấy rõ hiện tượng mất thăng bằng, chuệnh choạng của xe khi vào cua. Hãy nhớ rằng thiếu 0,4kg/cm2 sẽ không làm cho lốp xẹp đến mức mắt thường có thể nhận ra, nhưng con số ấy có nghĩa là lốp bị thiếu tới 20% áp suất. Với nhiều loại lốp xe hiện đại, lốp chỉ xẹp khi áp suất giảm quá một nửa. * Lốp bị căng (thừa áp suất): Nếu lốp xe của bạn bị thừa áp suất 0,4kg/cm2 hoặc hơn, chúng có thể dễ dàng bị xé nếu đi vào các cạnh ổ gà hoặc gặp các viên đá nhọn trên đường. Hơn nữa, lốp căng quá thì cảm giác xóc có thể cảm nhận rõ, đặc biệt khi đi vào các gờ giảm tốc. Tuy nhiên, lốp căng cũng có một tác dụng không thể phủ nhận là cải thiện cảm giác lái và khả năng ôm cua vững vàng hơn. Đó là lý do trong các cuộc đua sử dụng xe đường phố thì lốp xe thường được bơm căng hơn mức bình thường. Áp suất lốp và bề mặt tiếp xúc với mặt đường *Giá trị áp suất tiêu chuẩn. Giá trị áp suất được xác định bởi các nhà chế tạo, giá trị này gọi là tối ưu nhiều mặt trong khai thác, phù hợp với khả năng chịu tải và sự an toàn của lốp trong quá trình sử dụng, do vậy trước hết cần biết giá trị tiêu chuẩn bằng các cách: Áp suất ghi trên bề mặt của lốp. Trong hệ thống đo lường có một số loại lốp ghi áp suất bằng đơn vị “psi” co thể chuyển đổi theo bang sau: Quy đổi “Kpa” và “psi” kPa psi kPa psi kPa psi 140 20 200 29 400 58 145 21 205 30 430 62 155 22 215 31 450 65 160 23 220 32 500 72 165 24 230 33 550 80 170 25 235 34 600 87 180 26 240 35 650 94 185 27 250 36 700 101 6.9 kPa≈ 1 psi; 1KG/cm2 ≈ 100kPa; 1Mpa = 1000kPa Ví dụ trên bề mặt ôtô có ghi: MAX. PRESS 32 psi Ký hiệu trên bề biểu thị: áp suất pmax : 32psi ≈0,22Mpa ≈ 2,2 KG/cm2 Áp suất sử dụng thường cho trong các tài liệu kỹ thuật kèm theo xe. Trên một số lớp ôtô con của châu âu không quy định phải ghi trên bề mặt lớp, các loại lốp này đã được quy định theo quy định theo quy ước của số lớp mành tiêu chuẩn ghi trên bề mặt lớp. Với lại có 4, 6, 8 lớp mành tiêu chuẩn, tương ưng với mõi loại áp suất, khí nén lớn nhất trong lớp như sau: 4 PR tương ứng pmax = 0.22 Mpa ≈ 2.2 Mpa KG/cm2 6 PR tương ứng pmax = 0.25 Mpa ≈ 2.5 Mpa KG/cm2 8 PR tương ứng pmax = 0.28 Mpa ≈ 2.8 Mpa KG/cm2 Trên một số lốp ôtô con của Mỹ, áp suất lớp được suy ra từ chế độ tải trọng cua lốp. Phân loại tải trọng ghi bằng chữ. “LOAD RANGE”. So sánh giữa hai tiêu chuẩn của Mỹ va Châu Âu là: Load Range B: pmax = 0.22 Mpa tương ứng 4 PR Load Range C: pmax = 0.25 Mpa tương ứng 6 PR Load Range D: pmax = 0.28 Mpa tương ứng 8 PR * Xác định áp suất: Xác định áp suất bằng dụ cụ đo áp suất( như hình sau): Một đầu được gắn vào van bơm và trên thiết bị sẽ có đồng hồ hiển thị áp suất của bánh xe Chỉ nên kiểm tra áp suất khi các vỏ xe còn đang lạnh. Các vỏ nóng sẽ làm tăng thêm khoảng 41 kPa (6 p.s.i.) áp suất hơi như là cách bảo vệ chống nhiệt. Đây là điều bình thường, vì vậy đừng bao giờ xả bớt hơi từ các vỏ xe nóng. Theo các nhà sản xuất vỏ ô tô, một vỏ được coi là lạnh khi chưa lăn bánh trong vòng ba tiếng đồng hồ và sau đó xe chạy với tốc độ trung bình không xa quá 1,5 km. Khi xe chưa lăn bánh, bạn cần kiểm tra các vỏ và ghi số áp suất hơi mỗi bánh xe đang thiếu. Ví dụ, một trong các bánh xe của bạn đo được 145 kPa (21 p.s.i.) trước khi xe lăn bánh, do đó cần thêm 20 kPa (3 p.s.i.) để đạt áp suất bình thường. Sau khi chạy vỏ sẽ nóng lên có thể đo được 159 kPa (23 p.s.i.). Bạn bơm thêm 20 kPa nữa, lúc này áp suất sẽ tăng đến 179 kPa (26 p.s.i), nhưng áp suất ấy sẽ giảm xuống còn 165 kPa (24 p.s.i) khi vỏ xe nguội. Bạn không cần phải bơm vỏ xe vượt quá quy định của nhà sản xuất-trừ khi bạn thực hiện một chuyến đi xa với tốc độ, chở đầy người và hành lí Bạn cần lưu ý, áp suất bánh xe giảm khi nhiệt độ thay đổi. Ví dụ, các bánh xe bơm đúng 165 kPa ở 21 độ C sẽ giảm còn 138 kPa (20 p.s.i.) khi nhiệt độ xuống tới 2 độ C. Với áp suất 138 kPa, các bánh xe kể như bị thiếu hơi.   Để thực hiện công việc kiểm tra áp suất khí nén ngày nay thường dùng các thiết bị đo áp suất khí nén. Đồng hồ đo áp suât có nhiều loại Hình: Thiết bị kiểm tra áp suất nén động cơ xăng Model:KA6640 NA Của hãng: Kingtool -Đài Loan Thiết bị đo áp suât bánh xe Đối với người sử dụng xe có thể dùng loại đơn giản. Loại này có cấu trúc: một đầu tỳ mở van khí nén của bánh xe, một cặp xylanh piston có loxo cân bằng, cần piston có ghi vạch mức áp suất tùy theo sự dịch chuyển của piston bên trong. Đối với các trạm sữa chữa hay dùng giá đo có độ chính xác cao hơn. Thiết bị cảnh báo áp suất Chạy xe trong điều kện lốp non là rất nguy hiểm, bạn có thể bị mất lái và gây ra những tai nạn đáng tiếc nếu như áp suất lốp xuống quá thấp. Nếu áp suất lốp xuống không đúng, nó có thể ảnh hưởng đến cảm giác lái và chiếc xe của bạn sẽ “ngốn” nhiên liệu nhiều hơn. Nhưng khi áp suất lốp lên cao, rất có thể chiếc xe của bạn có nguy cơ bị nổ lốp. Còn nếu nhiệt độ lốp xe của bạn lớn, nó sẽ làm tăng mức độ cản lăn, giảm khả năng tiết kiệm nhiên liệu, hoặc lốp, phanh… của bạn đang có vấn đề. Với cả hai trường hợp trên, thiết bị cảnh báo áp suất lốp là một lựa chọn an toàn rất hiệu quả cho chiếc xe của bạn. Có hai loại hệ thống cảnh báo áp suất lốp. Thứ nhất là hệ thống trực tiếp sẽ cảnh báo cho người lái khi áp suất lốp giảm 25% so với áp suất khuyến cáo của nhà sản xuất. Loại thứ hai là hệ thống gián tiếp sẽ cảnh báo lái xe khi một lốp xe giảm 30% so với áp suất của các lốp còn lại. Hai hệ thống khác nhau ở ngưỡng cảnh báo bởi hệ thống gián tiếp không cung cấp những thông tin chính xác về áp suất lốp như hệ thống trực tiếp. Cảm biến/bộ truyền tín hiệu được gắn vào vị trí van hơi Vì vậy các hệ thống cảnh báo áp suất lốp thường sử dụng loại trực tiếp. Hiện tại ở Việt Nam, các mẫu xe nhập ngoại hạng sang như Lexus LS460 hay Audi Q7… đều có trang bị hệ thống cảnh báo áp suất lốp tiêu chuẩn. Vậy nếu như bạn không sở hữu một chiếc xe sang, nhưng vì lý do an toàn, muốn trang bị một hệ thống cảnh báo như vậy cho chiếc xe của mình? Đừng lo, bạn hoàn toàn có thể lắp một hệ thống như vậy cho chiếc xe của mình với chi phí không hề cao, và thậm chí thiết bị mà chúng tôi giới thiệu còn có thể cho bạn biết cả thông tin về nhiệt độ của lốp xe. Là một hệ thống cảnh báo áp suất lốp trực tiếp, thiết bị này xác định và cảnh báo cho lái xe biết những thông số áp suất lốp. Hệ thống gồm các cảm biến trên mỗi bánh xe, chúng được gắn dễ dàng vào vị trí van hơi để đo nhiệt độ và áp suất lốp. Bạn nên lưu ý là khi lắp các cảm biến, nên cân bằng lại lốp xe bởi thiết bị lắp vào sẽ làm mất cân bằng lốp. Các cảm biến này còn được tích hợp một bộ truyền tín hiệu để truyền những thông tin từ cảm biến đến bộ tiếp nhận tín hiệu và hiển thị lắp trên bảng táp-lô xe. Bộ thu tín hiệu/màn hình được đặt ở bảng táp-lô Màn hình hiển thị đồng thời là bộ tiếp nhận tín hiệu, được lắp đặt ở vị trí trên bảng táp- lô sao cho người lái có thể quan sát tốt nhất. Màn hình này hiển thị các thông số và nhiệt độ của 4 lốp xe, các thông tin về pin và cảnh báo. Thiết bị này có 5 mức độ cảnh báo, đó là: Cảnh báo chênh lệch áp suất: Cảnh báo này bắt đầu khi áp suất ở một lốp xe giảm không bình thường do bị cắm đinh hay hở van… Lúc này, màn hình sẽ nhấp nháy biểu tượng… âm thanh “bi” “bi” lặp lại liên tục. Bạn chỉ cần nhấn một phím bất kỳ trên màn hình để báo với hệ thống đã nhận được cảnh báo. Sau 10 giây nếu áp suất lốp vẫn giảm không bình thường thì âm thanh cảnh báo sẽ lặp lại liên tục. Lúc này, tốt nhất bạn nên dừng xe và kiểm tra điều gì đã xảy ra với chiếc lốp, và nếu có thể, tốt nhất nên đưa vào ga-ra để kiểm tra. Hình: màn hình hiển Cảnh báo áp suất lốp thấp: Cảnh báo này bắt đầu khi áp suất lốp xuống dưới áp suất chuẩn. Giá trị áp suất này sẽ nhấp nháy trên màn hình cùng biểu tượng… Và âm thanh cảnh báo cũng kêu liên tục. Bạn nhấn phím bất kỹ để báo với hệ thống đã nhận được cảnh báo. Chiếc đèn LED đỏ sẽ nhấp nháy liên tục cho đến khi bạn bơm lốp lại đến áp suất chuẩn. Cảnh báo này có nghĩa là bạn đã quá lâu không bơm lại lốp xe, và đã đến lúc làm điều đó rồi. Cảnh báo áp suất lốp quá cao: Cảnh báo áp suất lốp quá cao bắt đầu khi áp suất lốp quá cao so vớ áp suất chuẩn. Giá trị áp suất sẽ nhấp nháy cũng biểu tượng… và âm thanh cảnh báo cũng sẽ lặp lại liên tục. Tương tự như cảnh báo áp suất lốp thấp, đèn LED đỏ cũng liên tục nháy cho đến khi bạn điều chỉnh lại áp suất chuẩn. Áp suất lốp lên quá cao có thể do rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt độ lốp xe quá cao khi bạn đi đường trường liên tục trong thời gian dài làm lốp xe nóng lên, khiến khí trong lốp nở ra và đẩy áp suất lốp lên cao. Cũng không loại trừ khả năng phanh của bạn bị bó nhẹ làm đĩa phanh, hay tang trống, qua đó sẽ làm lốp xe quá nóng, hay thậm chí là do các chi tiết ở trục hoạt động không chính xác. Nếu bạn đang đi đường dài, thì nên tạm nghỉ ngơi thư giãn và tiếp tục cuộc hành trình. Còn nếu hiện tượng này liên tục xảy ra, thì bạn lên mang xe đến ga-ra kiểm tra lại và có những điều chỉnh cần thiết. Bộ sạc đặc biệt cho bộ nhận tín hiệu Cảnh báo nhiệt độ lốp xe quá cao: Cảnh báo này bắt đầu khi nhiệt độ lốp xe vượt quá nhiệt độ chuẩn. Cũng giống như các cảnh báo trước, giá trị nhiệt độ cùng biểu tượng sẽ nhấp nháy cùng âm thanh cảnh báo. Lúc này bạn nên kiểm tra lại lốp xe hoặc điều chỉnh lại áp suất lốp, bởi nhiệt độ lốp xe tăng cao có thể dẫn đến những thảm họa như nổ lốp, hay đơn giản là hệ thống lốp xe của bạn hoạt động không bình thường. 2) KIỂM TRA TRẠNG THÁI HƯ HỎNG BÊN NGOÀI Các rạng nứt bên ngoài trong sử dụng do các nguyên nhân đột xuất gây nên: chẳng hạn như các va chạm mạnh trên nền cứng, lảo hóa các vật liệu cao su khi chịu áp lực gia tăng đột biến, lớp sử dụng thiếu áp suất… có thể nhận thấy các vết rạng nứt hình thành trên bề mặt khu vực có vân lớp và ở mặt bên bề mặt của lốp. Các rạng nứt trong sử dụng không cho phép, do vậy cần thường xuyên kiểm tra. Đặt biệt cần quan sát kỹ các tổn thất có chiều sâu lớn, các vật nhọn cứng băng kim loại cắm vào lốp khi bánh xe lăn, mà chưa gây thủng, cấn sữa chữa hoặc thay thế ngay Một số dạng hư hỏng bên ngoài của lốp xe a. Lố
Tài liệu liên quan