Chăn nuôi đại cương: Đại cương về ngành chăn nuôi

Con người thực hiện việc sản xuất ra thức ăn từ nhiều ngàn năm trước, các cây trồng và vật nuôi được giữ lại để làm ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Từng bước con người đã phát triển một hệ thống phức tạp quản lý tài nguyên đất đai để sản xuất, đó là ngành nông nghiệp. Có thể nói ngành nông nghiệp là ngành sản xuất đầu tiên của loài người trên trái đất, một số ngành nghề phát triển tiếp theo cũng xuất phát từ ngành nông nghiệp, sự phát triển của xã hội nhờ vào sự thặng dư thực phẩm được tạo ra bởi các nhà nông.

doc35 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4026 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chăn nuôi đại cương: Đại cương về ngành chăn nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y BÀI GIẢNG CHĂN NUÔI ĐẠI CƯƠNG 2009 ThS. Nguyễn Kim Cương CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI 1.1.1 Lịch sử Con người thực hiện việc sản xuất ra thức ăn từ nhiều ngàn năm trước, các cây trồng và vật nuôi được giữ lại để làm ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Từng bước con người đã phát triển một hệ thống phức tạp quản lý tài nguyên đất đai để sản xuất, đó là ngành nông nghiệp. Có thể nói ngành nông nghiệp là ngành sản xuất đầu tiên của loài người trên trái đất, một số ngành nghề phát triển tiếp theo cũng xuất phát từ ngành nông nghiệp, sự phát triển của xã hội nhờ vào sự thặng dư thực phẩm được tạo ra bởi các nhà nông. Động vật nói chung tồn tại rất lâu đời trên trái đất, con người đã sử dụng thịt, xương và da của chúng trước khi sự gia hoá xảy ra. Con người đã săn bắt và tiêu thụ các động vật khoảng 2 triệu năm trước khi thuần hoá chúng. Các hành vi thay đổi cần thiết để cho người thợ săn và người rừng trở thành người nông dân đã là một cuộc cách mạng sản xuất lớn. Trong thực tế, sự gia hoá loài vật đại diện cho một bước phát triển quan trọng, đó là những gì mà chúng ta gọi là văn minh. Từ những thú đã được thuần hoá đưa đến sự cần thiết cuối cùng là quản lý, chăm sóc và tìm hiểu để sử dụng chúng một cách tốt nhất cho lợi ích của chúng ta. Những nhu cầu đó tạo ra sự nghiên cứu phát triển một ngành học mà ngày nay chúng ta gọi là ngành chăn nuôi.  Chính xác khi nào các loài vật được thuần hoá thì không rõ, theo kỹ thuật phân tích NDA cho thấy rằng chó nhà có thể có được thuần hoá từ chó sói khoảng 135.000 năm trước đây, nhưng bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng chó đã được thuần hóa sớm nhất trong các loài vật nuôi để phục vụ săn bắt, loài vật được thuần hoá để làm thực phẩm đầu tiên là cừu, tiếp theo sau là dê, heo, bò và các vật nuôi khác (Bảng 1.1). Bảng 1.1 Thời gian bắt đầu thuần hóa một số loài vật nuôi Loài vật nuôi Thời gian bắt đầu thuần hóa Chó Khoảng 14.000 năm trước đây Cừu Khoảng 10.000 năm trước đây Dê, bò, heo Khoảng 8.500 năm trước đây Gà Khoảng 8.000 năm trước đây Lạc đà Khoảng 7.500 năm trước đây Lừa Khoảng 6.000 năm trước đây Ngựa Khoảng 5.500 năm trước đây Nguồn: W. Stephen Damron, 2009 1.1.2 Khái niệm về chăn nuôi Ngành chăn nuôi chỉ đơn giản là việc thực hiện các nghiên cứu tìm hiểu về thú đã thuần hoá, điều này bao gồm mọi khía cạnh từ chọn giống, cho ăn, chăm sóc, thú y… cho đến vấn đề chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ngành chăn nuôi đại diện cho một khoa học tích lũy kiến thức, mà bắt đầu với quan sát của những người thợ săn và từ những người nông dân đã bắt đầu quá trình sự gia hoá lâu dài các vật nuôi. Trong vài thế kỹ gần đây, cùng với sự phát triển chung của các ngành khoa học, những nhà khoa học chăn nuôi đã nắm bắt ngày càng nhiều thông tin hơn về thú, do sự tích lũy phong phú những thông tin về vật nuôi quá nhiều, từ đó các nghiên cứu về chăn nuôi được chia thành nhiều bộ môn, hay chuyên ngành, nghĩa là tạo ra khả năng quản lý của từng khía cạnh chuyên môn riêng biệt thuộc về ngành chăn nuôi. Những chuyên ngành riêng biệt nầy có thể chia nhỏ thành nhiều hướng, các chuyên ngành sau đây thường được đề cập trong ngành chăn nuôi như di truyền, giống, thức ăn, dinh dưỡng, thú y, chế biến thú sản….và gần đây là ngành công nghệ sinh học. Sự phân chia các môn học của ngành chăn nuôi thành các đơn vị nhỏ, việc nầy làm dễ dàng hơn trong học tập nghiên cứu, nhưng rất khó để kết nối các phần nầy lại với nhau. Mặc dù thế nào chúng ta cũng nên nhớ rằng đó là sự kết hợp của những chuyên ngành đã cấu thành toàn bộ môn học mà chúng ta gọi chung ngành chăn nuôi.  Có thể tóm tắt, chăn nuôi là những công việc mà con người tác động lên vật nuôi để chúng có thể sống, phát triển, sinh sản bình thường và tạo ra các thú sản một cách có hiệu quả. Những công việc của chăn nuôi bao gồm: Chọn giống để nuôi. Áp dụng chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với từng nhóm giống. Các quy trình chăm sóc, quản lý và chuồng trại cho thú. Công tác bảo vệ, phòng và trị bệnh cho thú. Chế biến, bảo quản và phân phối một cách hiệu quả các thú sản. 1.1.3 Một số chuyên ngành trong ngành chăn nuôi và vài ngành liên quan Như đã phân tích ở trên, việc nghiên cứu vật nuôi ngày càng sâu và rộng, do đó có rất nhiều chuyên ngành thuộc về ngành chăn nuôi được thành lập, một số chuyên ngành lại có liên quan mật thiết với các ngành khác, dưới đây là một số chuyên ngành và ngành liên quan của ngành chăn nuôi: Di truyền học: là khoa học về tính di truyền và các biến dị của những nét đặc trưng được thừa kế từ đời trước. Trong chăn nuôi gia súc việc sử dụng các tập tính học và di truyền học để cải thiện các chất lượng vật nuôi phục vụ các trang trại chăn nuôi. Thống kê ứng dụng trong sinh học: môn học nhằm mục đích giúp sinh viên nắm chắc ý nghĩa các thông số thống kê thường được sử dụng trong nghiên cứu sinh học và biết xử lý các số liệu thu được qua quan sát hoặc thí nghiệm trước khi đưa ra một đề nghị hoặc một kết luận . Ngoài ra môn học nầy còn giúp người học biết chọn phép tính thống kê để xử lý số liệu đã thu thập được Sinh lý học: nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào. Đặc biệt trong nghiên cứu sinh lý vật nuôi tìm hiểu kỹ về các phần sinh lý tiêu hóa, sinh lý tuần hoàn, sinh lý hô hấp, sinh lý sinh sản…. Tập tính học là ngành học nghiên cứu các hành vi của động vật. Đặc biệt nghiên cứu hành vi ứng xử của các vật nuôi được áp dụng trong tập tính học. Ngành này đã được phát triển cùng với sự gia tăng của việc công nghiệp hóa ngành chăn nuôi nhờ vào hệ thống nuôi nhốt và tự động hóa, trong đó cung cấp cho kiểm soát động vật lớn hơn, giảm chi phí lao động và các thức ăn, giúp tối đa hóa tiềm năng di truyền. Môn nầy cũng trình bày các vấn đề liên quan đến hành vi ứng xử. Ứng dụng tập tính học bao gồm nhiều khía cạnh của hành vi động vật, bao gồm cả công việc bảo vệ gia súc, tối ưu hóa sản xuất, kiểm soát hành vi, rối loạn hành vi, và di truyền học hành vi.  Dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi: là việc nghiên cứu cách thức vật nuôi ăn và sử dụng các thức ăn phù hợp với nhu cầu của cơ thể của thú. Cho dù có hay không khả năng di truyền, sự phát triển của thú phụ thuộc vào môi trường của chúng. Yếu tố quan trọng nhất của môi trường là thức ăn. Dinh dưỡng là một khoa học mà kết hợp các thức ăn với quản lý nuôi dưỡng để mang lại kinh tế trong chăn nuôi gia súc hoặc sức khỏe và cuộc sống lâu dài cho thú kiểng.  Kỹ thuật chăn nuôi: là các môn học về nguyên lý và phương thức chăm sóc nuôi dưỡng từ các loại vật nuôi thông thường như heo, bò, gà, chó đến các loại thú hoang dã. Trong phần kỹ thuật chăn nuôi ứng dụng các hiểu biết can bản về di truyền giống, sinh lý, dinh dưỡng…vào trong thực tế chăn nuôi. Thú y: là ngành bảo vệ thành quả sản xuất chăn nuôi, nghiên cứu bệnh xảy ra như thế nào trên các loài gia súc gia cầm, các bệnh nội ngoại khoa, bệnh truyển nhiễm và không truyền nhiễm, môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và sự bảo vệ động vật. Bệnh được định nghĩa là bất cứ tình trạng nào khác hơn là một tình trạng sức khỏe bình thường. Sau khi gia súc đã được thuần hoá, dịch bệnh và ký sinh trùng tham gia gây thiệt hại.  Chế biến, bảo quản và tiêu thụ thú sản: nghiên cứu cách làm tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi và tăng thời gian dự trữ đồng thời cũng phải nghiên cứu về thị hiếu và thị trường của người sử dụng thú sản. Công nghệ sinh học: bao gồm các ứng dụng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi thú y. Ngành học này đã nhận được sự quan tâm mới trong ngành chăn nuôi vì sự tái tổ hợp DNA và công nghệ của nó rất nhiều hứa hẹn. Các môn học khác của ngành chăn nuôi có hưởng lợi từ ngành công nghệ sinh học và sẽ tiếp tục như vậy với một tỷ lệ ngày càng gia tăng.  Các ngành liên quan trong hệ thống nông nghiệp như ngành trống trọt, thủy sản, lâm nghiệp….Đặc biệt ngành trồng trọt luôn gắn bó với ngành chăn nuôi mọi lúc , mọi nơi ví đây là hai ngành quan trọng liên quan mật thiết trong hệ thống sản xuất nông nghiệp. 1.2. CÁC ĐÓNG GÓP CỦA VẬT NUÔI CHO CON NGƯỜI 1.2.1. Nguồn thức ăn cho con người Con người là động vật ăn tạp (omnivores), tiêu thụ cả hai loại thức ăn căn bản là thực vật và động vật. Mặc dù thức ăn của động vật nông nghiệp đóng góp rất quan trọng cho con người, nhưng thực vật cung cấp tổng số lượng thức ăn lớn hơn. Thức ăn động vật nói chung là món ăn của người dân ưa thích so với thức ăn thực vật, và phần lớn người dân trên thế giới thường chọn những thực phẩm được sản xuất từ động vật trong khẩu phần ăn. Tiêu chuẩn sống một quốc gia có thể được hiệu chỉnh qua sự cân đối thức ăn được cung cấp, gồm có các loại thức ăn động vật và thực vật. Một số người đã chứng tỏ rằng, sẽ tăng nhiều thức ăn từ nguồn động vật trong chế độ ăn uống, đó là một việc làm đầu tiên của họ cần làm khi thu nhập của họ tăng lên. Thức ăn động vật không chỉ là ngon miệng, mà chúng cũng là một thức ăn hầu như hoàn chỉnh về mặt dinh dưỡng, về tỉ lệ tiêu hóa cũng tốt hơn thức ăn có nguồn gốc từ thực vật. Thức ăn cung từ động vật gồm có những sản phẩm như: thịt, các phó sản từ giết mổ, sữa, trứng và những sản phẩm khác của động vật dùng làm thức ăn. 1.2.1.1. Thịt các loài vật nuôi Các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi thịt tương đối quan trọng đối với sự phát triển của con người. Protein và năng lượng là thuộc về số lượng và quan trọng về chất lượng. Tuy nhiên, một phần đáng kể của sinh tố và khoáng chất trong chế độ ăn uống của chúng ta cũng được đóng góp bởi thịt. Hàng năm theo đầu người thịt được tiêu thụ trên thế giới trung bình 39 kg/người (Bảng 1.2), tuy nhiên lượng thịt tiêu thụ rất cao khoảng từ 120 kg mỗi năm ở nước giàu có và rất thấp ở các nước nghèo (Biểu đồ 1.1). Biểu đồ 1.1 Lượng thịt tiêu thụ ở một số nước trên thế giới năm 2003 (Nguồn: FAO 2009) Bảng 1.2 Lượng thịt tiệu thụ các Châu lục trên thế giới năm 2003 (kg/người/năm) Các Châu Lượng thịt tiêu thụ Thế giới 39 Các nước PT 80 Các nước ĐPT 28 Châu Đại Dương 103 Châu Âu 74 Châu Mỹ 69 Châu Á 28 Châu Phi 14 Nguồn: FAO, 2009 Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ các loại thịt sản xuất trên thế giới (%) Sản xuất thịt trên thế giới đã tăng ổn định trong nhiều năm qua với một tỷ lệ 3-4% mỗi năm. Bảng 1.3 cho thấy thịt sản xuất của hầu hết sản phẩm thịt của các loài. Heo cung cấp thịt quan trọng nhất, sản xuất 39% trên tổng các loại thịt trên thế giới, kế tiếp là gia cầm 30%, theo sau là thịt bò với gần 24% (Biểu đồ 1.2). Đây là ba nguồn chính của tất cả các sản phẩm thịt. Thịt gia cầm sản xuất tăng nhanh chóng khoảng trên 8% mỗi năm, tăng hơn gấp đôi từ năm 1990-2005 (Bảng 1.3). Ở vài nước phát triển có sự gia tăng phi thường. Nhiều quốc gia hiện nay việc sản xuất gia cầm đã tăng hơn 3 lần so với 15 năm trước. Sự gia tăng nầy chủ yếu dựa vào 2 điều: Thứ nhất là ứng dụng công nghệ, di truyền học và bí quyết quản lý kèm theo công nghệ chăn nuôi gia cầm đã mang lại cho sản xuất nhiều hiệu quả kinh tế. Thứ hai, kinh tế phát triển ở nhiều quốc gia làm gia tăng thu nhập như vậy khẩu phần ăn của nhiều người sẽ tốt hơn. Rất nhiều nơi trên thế giới, con người chứng minh rằng họ sẳn sàng mua nhiều thịt hơn cho khẩu phần ăn của họ ngay khi có khả năng. Sản xuất thịt chung cho các loài tăng khoảng 2,55% mỗi năm. Sản xuất thịt heo tăng khoảng 4,82% mỗi năm và cao nhất là thịt gà tăng 8,37% mỗi năm (Bảng 1.3). Bảng 1.3 Lượng thịt sản xuất trên thế giới (1.000 tấn) Loại thịt 1990 1995 2000 2005 2005 (%) (%) So 05/90 tăng/năm 90-05 % Heo 60.880 79.471 90.738 104.924 38,77 172,35 4,82 Gia cầm 37.144 54.899 69.914 83.768 30,95 225,52 8,37 Bò 46.366 58.006 60.956 64.099 23,68 138,25 2,55 Dê cừu 8.330 10.309 11.118 12.853 4,75 154,29 3,62 Các loài khác 3.059 4.159 4.229 5.000 1,85 163,48 4,23 Tổng cộng 155.779 206.843 236.955 270.643 100,00 173,74 4,92 Nguồn: FAO, 2007 1.2.1.2. Các phó sản từ chế biến thịt Thịt là phần có giá trị nhất trong quầy thịt, thực chất những phần còn lại vẫn có giá trị. Thông thường chúng ta gọi những sản phẩm nầy là phụ phẩm. Một số phụ phẩm có thể ăn được và một số khác thì không. Bảng 1.4 trình bài danh mục các phụ phẩm ăn được của thịt. Ở các nước phát triển, các phụ phẩm nầy được xem xét thận trọng làm thức ăn đặc biệt, và gọi là nội tạng có thể ăn được (variety meats). Phần lớn các cơ quan như: gan, thận, lưỡi, lách, óc, tim và lòng . Thêm vào đó là phần lớn các chất béo có thể ăn được. Những sản phẩm nầy ở một số quốc gia thường được coi là thức ăn ngon miệng. Tuy nhiên, ở một số quốc gia thì không ưa chuộng chúng như là phần còn lại của thế giới, phần lớn các nước Châu Á và một số nước Châu Âu thích sử dụng các phó sản nầy (Bảng 1.4) .  Bảng 1.4 Phụ phẩm có thể ăn được từ động vật Các loại phụ phẩm từ giết mổ động vật Óc Thịt má, tai, và mũi heo Chân giò heo, và chân bê Thịt đầu  Trái tim  Ruột  Thận  Môi Gan  Phổi  Lách Tụy tạng Bao tử Tuyến ức (thymus) Đuôi hay đuôi bò Mỡ động vật và mỡ heo Cơ quan sinh sản Lưỡi Dạ dày bò  1.2.1.3. Sữa vật nuôi và các sản phẩm của sữa Sữa cung cấp cho nhu cầu về protein, năng lượng, khoáng chất, và sinh tố trong khẩu phần của con người. Hàng năm toàn bộ sữa cung cấp bình quân đầu người trên thế giới khoảng 46 kg, nếu tính luôn lượng pho mát quy ra sữa thì là 66 kg. Pho mát được sử dụng nhiều ở Châu Âu, Châu Đại Dương và Châu Mỹ; ở Châu Á và Châu Phi sử dụng rất ít. Lượng pho mát quy ra sữa tương đương với lượng sữa đang được sử dụng khá cao ở các nước phát triển (Bảng 1.5). Bảng 1.5 Tiêu thụ sữa và pho mát quy ra sữa trên thế giới (kg/người/năm) 1995 2000 2003 Các vùng lãnh thổ Sữa Pho mát Quy ra sữa Sữa Pho mát Quy ra sữa Sữa Pho mát Quy ra sữa Toàn thế giới 44 2,0 64 45 2,0 65 46 2,0 66 Các nước phát triển 96 9,0 186 95 10,0 195 93 10,0 193 Các nước đang PT 29 - 29 31 - 31 33 - 33 Châu Phi 24 - 24 26 - 26 27 1,0 37 Châu Á 25 - 25 27 - 27 30 - 30 Châu Đại Dương 102 5,0 152 88 6,0 148 72 7,0 142 Châu Mỹ 81 3,7 118 86 4,3 129 85 4,0 125 Châu Âu 94 10,0 194 95 11,0 205 91 12,0 211 Nguồn: FAO, 2007 Ở một số quốc gia trong các nước phát triển giàu có thì tiêu thụ sữa và pho mát quy ra sữa với số lượng rất cao, trong khi đó một số quốc gia thì tiêu thụ lượng sữa rất ít hoặc không có. Lượng sữa tính chung tiêu thụ ở các nước phát triển có thể từ 200-300 kg/người/năm, ở các nước nghèo khoảng trên dưới 10 kg/người/năm (Biểu đồ 1.3). Biểu đồ 1.3 Tiêu thụ sữa và pho mát quy ra sữa ở một số quố gia năm 2003 Nguồn: FAO, 2007 Tổng sản lượng sữa sản xuất trên thế giới đã gia tăng chậm trong hai thập kỷ qua, khoảng 1% / năm. Các loài chính sản xuất sữa trên thế giới được trình bài trong bảng 1.6. Về cơ bản trên toàn thế giới, có khoảng 84% là sữa bò, 12% là sữa trâu, và hầu hết các phần còn lại là từ dê cừu và lạc đà. Loài người sử dụng gần 640 triệu tấn sữa mỗi năm (2005), bao gồm sữa nguyên các sản phẩm chế biến từ sữa. Bảng 1.6 Lượng sữa sản xuất của một số loài chính (triệu tấn) Loại sữa 1980 1990 2000 2005 % Sữa bò (tươi, nguyên) 422.324 479.160 487.883 537.292 84,33 Sữa trâu 27.525 44.076 67.401 77.360 12,14 Sữa dê 7.708 9.961 11.655 12.582 1,97 Sữa cừu 6.813 7.992 8.038 8.582 1,35 Sữa lạc đà 1.196 1.337 1.252 1.277 0,20 Tổng cộng sữa 465.565 542.526 576.229 637.093 100,00 Nguồn FAO, 2007 Bảng 1.7 cho thấy các sản phẩm sữa chế biến chính được sản xuất trên thế giới. Pho mát dĩ nhiên là quan trọng nhất, mặc dù với nhiều người, chất béo trong sữa là đại diện cho nguồn chất béo chính trong khẩu phần. Ở một số nước phát triển trong những năm gần đây, việc sử dụng sữa tươi giảm nhẹ và tăng lượng sử dụng pho mát. Các nước đang phát triển sử dụng rất ít hoặc gần như không sử dụng pho mát (Bảng 1.5). Ngoài ra thêm hương kiệu cho thức ăn giàu tinh bột như gạo hoặc củ quả, chất béo cũng cung cấp năng lượng và các acid béo thiết yếu cho khẩu phần. Nghề sản xuất sữa đang được đề cao ở các nước đang phát triển chủ yếu thông qua các cơ quan cho vay quốc tế. Sự thúc đẩy ngành công nghiệp sữa giúp phát triển theo nhiều phương thức. Ngoài việc cải thiện dinh dưỡng, nó cũng cung cấp việc làm quanh năm (điều nầy trái ngược với cây trồng có nhu cầu lao động theo mùa vụ). Thu nhập quanh năm sẽ giúp tăng cường nền kinh tế chung. Với số lượng sản phẩm sữa chế biến trình bày trong bảng 1.7 cho thấy hơn 1/3 tổng lượng sữa tươi đã được chế biến vào năm 2005. Việc sản xuất sữa cũng rất hiệu quả trong việc chuyển đổi thức ăn gia súc có giá trị dinh dưỡng kém thành thức ăn của con người. Bảng 1.7 Sản phẩm sữa chế biến trên thế giới (tấn) Loại sản phẩm 1980 1990 2000 2005 Phó mát 11.505.050 14.828.628 16.467.678 18.627.141 Bơ và bơ loảng 6.955.880 7.822.057 7.413.584 8.424.725 Sữa cô đặc 4.211.870 4.085.099 4.008.361 4.146.633 Bột sữa không kem 4.177.811 4.252.419 3.521.299 3.038.442 Bột sữa nguyên kem 1.726.792 2.085.752 2.503.615 2.922.545 Nguồn: FAO, 2007 1.2.1.4. Trứng gia cầm Ngoài việc cung cấp thịt (Bảng 1.3), gia cầm còn có một sản phẩm chất lượng đặc biệt thứ nhì làm thực phẩm cho con người tiêu thụ đó là trứng. Gia cầm có tiềm năng cải thiện dinh dưỡng của con người trên trái đất nầy. Như nhà máy sản xuất thực phẩm, chúng có rất nhiều lợi thế. Gia cầm đòi hỏi đầu tư ban đầu thấp và nếu cần có thể sản xuất thực phẩm cho chính người chăn nuôi chỉ với mức nhập thức ăn gia súc, trang thiết bị và chuồng trại ở mức tối thiểu. Thông thường chúng chịu đựng khá và mắn đẻ. Trứng là nguồn thực phẩm quan trọng của thế giới ở cả hai quan điểm về số lượng và chất lượng. Phần lớn trứng tiêu thụ của con người là từ gà (Bảng 1.8). Sản lượng trứng tăng hơn 3% / năm trên toàn thế giới. Vịt, gà tây, ngỗng, và gà sao cũng tham gia cung cấp sản phẩm trứng gia cầm nhưng ở mức độ ít hơn, 92% là trứng gà. Trứng là nguồn cung tuyệt vời protein và chất béo chất lượng cao. Protein rất quan trọng cho tất cả các tầng lớp kinh tế. Dành cho người nghèo, chất béo nầy chứa nhân tố tích cực bởi vì nó cung cấp năng lượng và các acid béo thiết yếu. Lưu ý rằng số lượng trứng gia cầm sản xuất trên thế giới vào năm 2005 thì ít hơn lượng thịt gia cầm nhưng cao hơn lượng thịt của nhiều loài khác (trừ thịt heo, bảng 1.3 và 1.8). Bảng 1.8 Lượng trứng sản xuất trên thế giới (1000 tấn) Loại trứng 1980 1990 2000 2005 2005 (%) Trứng gà 26.216 35.232 51.728 58.999 92 Các trứng khác 1.199 2.281 4.120 5.133 8 Tổng cộng 27.415 37.513 55.848 64.131 100 1.2.1.5. Những sản phẩm vật nuôi khác dùng làm thức ăn cho người Mật ong là một thức ăn động vật quan trọng. Theo ước tính của FAO, thế giới sản xuất hơn 1,4 triệu tấn mỗi năm, ở Việt Nam theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê thì năm 2007 sản xuất được hơn 15 ngàn tấn mật ong. Một phương thức khá lý thú khai thác vật nuôi, đó là nó được sử dụng không chỉ làm thức ăn cho người mà trong vài vùng xa xưa nó còn được coi như là nguồn cung cấp huyết. Tỉnh mạch được mở ra có nghĩa là máu đã được lấy. Dân du cư Tây Tạng và các bộ tộc người Châu Phi (đặc biệt là người Masai) làm việc nầy. Máu cũng được thu thập tại các nơi giết mổ và sử dụng. Hình 1.1 Cừu nuôi lấy mỡ Chất béo từ đuôi cừu cũng được lấy từ thú sống ở Châu Phi và Châu Á. Phần bao bên ngoài và da (đặc biệt là heo quay) được dùng làm thức ăn ở nhiều quốc gia, da bò được ăn ở Châu Phi và vài nơi khác. 1.2.1.6. Giá trị của sản phẩm động vật trong khẩu phần ăn của con người Sản phẩm động vật là một phần rất quan trọng trong khẩu phần thức ăn của con người bởi vì chúng là thức ăn chất lượng cao, dễ tiêu hóa. Chúng là nguồn cung tuyệt vời protein, năng lượng, khoáng chất và các sinh tố thiết yếu. Giá trị dinh dưỡng tốt và mật độ dưỡng chất cao. Trong xã hội giàu có thịt là thức ăn luôn hiện diện trong bửa ăn, thịt được chọn đầu tiên và phần còn lại của bửa ăn được lựa chọn để bổ sung cho thịt. Ở các quốc