Chặng đường đổi mới của Thống kê công nghiệp

Những năm 1946-1954 mặc dù hoạt động thống kê vô cùng khó khăn, nhưng Thống kê Công nghiệp đã cung cấp được những thông tin về sản xuất hàng tháng của các xí nghiệp công nghiệp Nhà nước trong vùng căn cứ địa cách mạng và sản xuất tiểu thủ công nghiệp của toàn dân. Thời kỳ 1955 đến năm 1985: Đây là thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, đòi hỏi lượng thông tin vô cùng lớn, vừa phục vụ cho quản lý vi mô lẫn cả vĩ mô. Thống kê Công nghiệp là một trong những chuyên ngành có chế độ báo cáo và điều tra khá hoàn chỉnh, mà đỉnh cao của sự hoàn chỉnh đó là chế độ báo cáo định kỳ cho các doanh nghiệp Nhà nước được ban hành theo Quyết định số 233-CP ngày 01/12/1970 của Hội đồng Chính phủ gồm 62 chỉ tiêu kinh tế cơ sở, được thu thập từ 39 biểu báo cáo hàng tháng, quý, năm khác nhau. Với khối lượng thông tin khá lớn và nặng nề, nhưng lại là phù hợp của cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp của Nhà nước ta thời kỳ đó và đã được thực hiện một cách thuận lợi, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho mục tiêu quản lý Nhà nước. Thời kỳ 1986 đến nay: Là thời kỳ đổi mới kinh tế toàn diện. Khi cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước bắt đầu có thay đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường chủ động hội nhập quốc tế, thì Thống kê Công nghiệp đã từng được đổi mới về hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu báo cáo và phương pháp luận tổng hợp. Có thể nói tổng quát quá trình đổi mới của Thống kê Công nghiệp diễn ra qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có mục tiêu và trọng tâm riêng. Giai đoạn từ 1986 đến 1994: Mục tiêu là đổi mới hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ sở nhằm đáp ứng thông tin tổng hợp phục vụ cho quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trọng tâm của đổi mới hệ thống chỉ tiêu là từng bước loại bỏ toàn bộ các chỉ tiêu phục vụ quản lý vi mô của cơ sở, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu chỉ phục vụ cho quản lý vĩ mô của Nhà nước. Kết quả là từng bước giảm hệ thống chỉ tiêu Thống kê Công nghiệp cơ sở từ 62 chỉ tiêu với 39 biểu mẫu báo cáo theo Quyết định 233-CP năm 1970, đến năm 1986 còn 38 chỉ tiêu với 21 biểu báo cáo (Quyết định số 13-TCKT/PPCĐ ngày 13/1/1986 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê) và năm 1994 còn 28 chỉ tiêu với 4 biểu báo cáo (Quyết định số 147-TCKT/PPCĐ của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê), đó là hệ thống chỉ tiêu tương đối phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường của Nhà nước. Giai đoạn từ 1995 đến 2000: Mục tiêu là đổi mới phương pháp tính toán và tổ chức thu thập thông tin, trọng tâm là đổi mới phương pháp tính các chỉ tiêu theo phương pháp luận của hệ thống tài khoản quốc gia và cải tiến cách thu thập thông tin từ cơ sở sao cho phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của cơ chế thị trường

doc4 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chặng đường đổi mới của Thống kê công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chặng đường đổi mới của Thống kê công nghiệp Cùng với lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển của ngành Thống kê Việt Nam, Thống kê Công nghiệp một trong những chuyên ngành lớn được quan tâm và chú ý cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt được những bước tiến vững chắc. Có thể nói ngay từ ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đến thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp và ngày nay là nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, Thông kê Công nghiệp luôn có những đổi mới thích ứng kịp thời với đòi hỏi của mỗi thời kỳ. Những năm 1946-1954 mặc dù hoạt động thống kê vô cùng khó khăn, nhưng Thống kê Công nghiệp đã cung cấp được những thông tin về sản xuất hàng tháng của các xí nghiệp công nghiệp Nhà nước trong vùng căn cứ địa cách mạng và sản xuất tiểu thủ công nghiệp của toàn dân. Thời kỳ 1955 đến năm 1985: Đây là thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, đòi hỏi lượng thông tin vô cùng lớn, vừa phục vụ cho quản lý vi mô lẫn cả vĩ mô. Thống kê Công nghiệp là một trong những chuyên ngành có chế độ báo cáo và điều tra khá hoàn chỉnh, mà đỉnh cao của sự hoàn chỉnh đó là chế độ báo cáo định kỳ cho các doanh nghiệp Nhà nước được ban hành theo Quyết định số 233-CP ngày 01/12/1970 của Hội đồng Chính phủ gồm 62 chỉ tiêu kinh tế cơ sở, được thu thập từ 39 biểu báo cáo hàng tháng, quý, năm khác nhau. Với khối lượng thông tin khá lớn và nặng nề, nhưng lại là phù hợp của cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp của Nhà nước ta thời kỳ đó và đã được thực hiện một cách thuận lợi, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho mục tiêu quản lý Nhà nước. Thời kỳ 1986 đến nay: Là thời kỳ đổi mới kinh tế toàn diện. Khi cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước bắt đầu có thay đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường chủ động hội nhập quốc tế, thì Thống kê Công nghiệp đã từng được đổi mới về hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu báo cáo và phương pháp luận tổng hợp. Có thể nói tổng quát quá trình đổi mới của Thống kê Công nghiệp diễn ra qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có mục tiêu và trọng tâm riêng. Giai đoạn từ 1986 đến 1994: Mục tiêu là đổi mới hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ sở nhằm đáp ứng thông tin tổng hợp phục vụ cho quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trọng tâm của đổi mới hệ thống chỉ tiêu là từng bước loại bỏ toàn bộ các chỉ tiêu phục vụ quản lý vi mô của cơ sở, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu chỉ phục vụ cho quản lý vĩ mô của Nhà nước. Kết quả là từng bước giảm hệ thống chỉ tiêu Thống kê Công nghiệp cơ sở từ 62 chỉ tiêu với 39  biểu mẫu báo cáo theo Quyết định 233-CP năm 1970, đến năm 1986 còn 38 chỉ tiêu với 21 biểu báo cáo (Quyết định số 13-TCKT/PPCĐ ngày 13/1/1986 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê) và năm 1994 còn 28 chỉ tiêu với 4 biểu báo cáo (Quyết định số 147-TCKT/PPCĐ của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê), đó là hệ thống chỉ tiêu tương đối phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường của Nhà nước. Giai đoạn từ 1995 đến 2000: Mục tiêu là đổi mới phương pháp tính toán và tổ chức thu thập thông tin, trọng tâm là đổi mới phương pháp tính các chỉ tiêu theo phương pháp luận của hệ thống tài khoản quốc gia và cải tiến cách thu thập thông tin từ cơ sở sao cho phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của cơ chế thị trường. Giai đoạn từ sau năm 2000 đến nay:Mục tiêu là tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính, nhưng trọng tâm là tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ của Thống kê Công nghiệp quốc tế. Những chuẩn mực và thông lệ Thống kê Công nghiệp quốc tế là: - Hệ thống chỉ tiêu thống kê thu thập từ cơ sở chỉ nhằm mục đích tính toán các chỉ tiêu thống kê phục vụ cho quản lý vĩ mô của Nhà nước và các nhà đầu tư, nghiên cứu. Số liệu thường được tiếp cận trực tiếp từ kế toán các cơ sở sản xuất gắn với sở hữu của cơ sở. - Nguyễn tắc tính toán là toàn bộ đầu ra được thị trường chấp nhận là kết quả của sản xuất, tương ứng với đầu vào của kết quả đó là chi phí sản xuất. - Vì sản phẩm đầu ra của công nghiệp rất đa dạng phong phú về mặt hàng và lại thay đổi rất nhanh về chất lượng, kiểu dáng, nên thống kê khối lượng sản phẩm, mặt hàng là rất quan trọng và dùng đó để đánh giá nhanh các chỉ số sản xuất, tiêu thụ, tồn kho của ngành Công nghiệp. - Ngoài chỉ tiêu khối lượng sản phẩm đánh giá qui mô và tăng trưởng của sản xuất, thì chỉ tiêu giá trị tăng thêm mới là chỉ tiêu đánh giá qui mô, hiệu quả, tăng trưởng tổng hợp nhất của ngành Công nghiệp. Trong những năm gần đây và đến năm 2010, Thống kê Công nghiệp nước ta đã và đang đổi mới toàn diện theo những chuẩn mực và thông lệ đó. Tất nhiên mục tiêu và công việc của giai đoạn 3 là khó khăn nhất, vì nó đòi hỏi phải thay đổi cả tư duy và tập quán sử dụng thông tin không chỉ của người dùng tin và cả người sản xuất ra thông tin thống kê. Mặt khác vì phải tiếp cận với những phương pháp luận mới, trong khi đông đảo đội ngũ cán bộ lại quá quen với tư duy cũ, phương pháp cũ nên khi đi vào đổi mới không tránh khỏi bất cập về trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là đội ngũ cán bộ ở địa phương và cơ sở. Một vấn đề phải nói là rất riêng có của Việt Nam đó là mô hình quản lý kinh tế khá toàn diện của các cấp chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố, huyện, quận), đòi hỏi thông tin thống kê không chỉ phục vụ cho yêu cầu cả nước của Trung ương mà phải phục vụ toàn diện cho từng cấp chính quyền địa phương; yêu cầu đó chi phối trực tiếp đến phương pháp luận theo chuẩn mực quốc tế khi áp dụng vào thực tiễn nước ta. Trong những năm tới, Thống kê Công nghiệp vẫn phải tiếp tục mục tiêu tiếp cận với các chuẩn mực Thống kê Công nghiệp quốc tế, mà trọng tâm là những công việc sau đây: Khẩn trương thay thế phương pháp Thống kê Công nghiệp hàng tháng không phù hợp hiện nay, bằng một phương pháp mới có tính khoa học và phù hợp với các chuẩn mực Thống kê Công nghiệp quốc tế. Phương pháp Thống kê Công nghiệp hàng tháng hiện nay được hình thành trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp và đã tồn tại gần 50 năm, phương pháp này hoàn toàn thích ứng với cơ chế quản lý cũ, nhưng khi nền kinh tế đã chuyển từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cuả Nhà nước ta, thì phương pháp Thống kê Công nghiệp hàng tháng chủ yếu là giá trị sản xuất tính theo giá cố định ngày càng bộc lộ những nhược điểm hạn chế khiến không thể tiếp tục duy trì trong lĩnh vực thống kê hiện nay, đó là: (1) Chỉ tiêu thông tin hàng tháng theo phương pháp cũ chỉ cung cấp được tốc độ phát triển, một số sản phẩm chủ yếu ở dạng tổng hợp chung; Trong khi yêu cầu thông tin của nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngoài tăng trưởng phải đánh giá được tình hình tiêu thụ, tồn kho của sản xuất, không chỉ ở dạng tổng hợp chung mà phải chi tiết đến từng sản phẩm, nhóm ngành sản phẩm. Thông tin không chỉ phục vụ cho các cơ quan quản lý Nhà nước mà phải đáp ứng yêu cầu của các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế. (2) Phương pháp tính các chỉ tiêu phát triển Công nghiệp hàng tháng không còn thích hợp với nền kinh tế thị trường. Tính chỉ số phát triển Công nghiệp hàng tháng hiện nay bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất tính theo giá cố định năm 1994. Nhưng trong thực tế các điều kiện đảm bảo cho tính giá trị sản xuất theo giá cố định đều không thực hiện được vì: Thứ nhất: Mặt hàng sản xuất công nghiệp rất đa dạng, phong phú, lại luôn thay đổi về chất lượng, kiểu dáng, nên không thể thống kê được đầy đủ tất cả các mặt hàng để nhân với đơn giá cố định ra giá trị sản xuất tính theo giá cố định. Thứ hai: Giá cố định là giá mặt hàng sản phẩm tại 1 năm cố định, nhưng sản phẩm công nghiệp lại luôn biến động, không có khái niệm cố định, nên bảng giá cố định không bao giờ đáp ứng được đầy đủ giá cho tất cả các mặt hàng. Thứ ba: Phương pháp tính giá trị sản xuất theo giá cố định phải được tính từ cơ sở sản xuất, cấp trên cơ sở chỉ có thể tổng hợp từ các cơ sở cộng lên. Trong thực tế đa phần các cơ sở không tính được, nhất là các cơ sở ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì những lý do trên buộc phải tìm các giải pháp tính gián tiếp từ giá trị sản xuất theo giá thực tế, hoặc doanh thu quy đổi về giá cố định. Với cách tính này khiến cho các cấp tổng hợp không còn khả năng kiểm soát được số liệu có tính đúng mặt bằng bảng giá cố định hay không. (3) Phương pháp Thống kê Công nghiệp hàng tháng hiện nay không đảm bảo tính so sánh quốc tế. Phương pháp tính chỉ số sản xuất công nghiệp của nước ta bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất tính theo giá cố định, trong khi tất cả các nước đều không tính như vậy mà họ tính theo chỉ số khối lượng sản phẩm hoặc bằng giá trị tăng thêm theo giá so sánh, bởi vậy chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng không có ý nghĩa so sánh quốc tế. Chính vì những nhược điểm hạn chế của phương pháp Thống kê Công nghiệp hàng tháng như trên, đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải loại bỏ bảng giá cố định, thay thế bằng phương pháp mới phù hợp với nền kinh tế thị trường và theo các chuẩn mực Thống kê Công nghiệp quốc tế, đó cũng là yêu cầu mang tính tất yếu khách quan. Phương pháp mới dự định thay thế phương pháp cũ hiện nay là hàng tháng áp dụng chỉ số khối lượng sản phẩm phản ánh tốc độ tăng trưởng, chỉ số tiêu thụ phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, chỉ số tồn kho phản ánh tồn kho sản phẩm của sản xuất. Hàng năm dùng chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo giá so sánh để đánh giá tăng trưởng của sản xuất theo số chính thức năm. Để tính được theo phương pháp mới, thì hàng tháng phải tiến hành điều tra sản phẩm công nghiệp (Điều tra chọn mẫu) và năm phải tính được giá trị tăng thêm theo giá so sánh. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu trong Thống kê Công nghiệp Hệ thống chỉ tiêu hiện nay tuy đã được đổi mới phù hợp với nền kinh tế thị trường, nhưng còn thiếu một số chỉ tiêu rất quan trọng về các lĩnh vực khoa học công nghệ, xử lý chất thải bảo vệ môi trường, năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư. Một số chỉ tiêu đã có nhưng phải được mở rộng nhất là chỉ tiêu sản phẩm, phải từng bước nâng cao chất lượng, mở rộng số lượng sản phẩm thống kê hiện nay từ 300 lên 800 và trên 1000 sản phẩm từ nay đến năm 2010. Chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm theo giá so sánh phải được thống kê thường xuyên hành quý. Chỉ tiêu chi phí sản xuất phải được thống kê thường xuyên hàng năm. Đưa thống kê cân đối năng lượng vào thực hiện chính thức hàng năm, phấn đấu thống kê được hàng quý vào năm 2010. Tiếp tục đổi mới thống kê doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, tập trung vào những doanh nghiệp lớn. Cải tiến phương pháp điều tra, nội dung và hệ thống chỉ tiêu đề ra, hoàn thiện cơ sở dữ liệu gốc nhằm cung cấp rộng rãi cho các đối tượng dùng tin khai thác, tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu riêng của mỗi đối tượng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu công tác của Thống kê Công nghiệp như: kiểm tra số liệu báo cáo, truyền đưa, tổng hợp, lưu giữ, phổ biến thông tin tổng hợp và thông tin gốc qua cơ sở dữ liệu được xây dựng và cập nhật thường xuyên. Tất cả những định hướng công việc lớn nêu trên, đều nhằm hướng tới mục tiêu hiện đại hoá ngành Thống kê nói chung và Thống kê Công nghiệp nói riêng đến năm 2010; Đồng thời đảm bảo cho Thống kê Công nghiệp nước ta cơ bản tiếp cận được phương pháp luận của Thống kê Công nghiệp quốc tế.
Tài liệu liên quan