Trong một môi trường cạnh tranh vô cùng năng động ở Việt Nam hiện nay, cuộc đấu
tranh giành l ấy khách hàng và lợi nhuận từ ngành có thể nói là cuộc đấu tranh sống còn của
mỗi công ty. Chính điều đó bắt buộc tự bản thân công ty sẽ phải tìm hiểu, phân tích và đặc biệt
là khai thác hiệu quả tất cả các khả năng, nguồn lực vốn có của công ty, tận dụng mọi cơ hội
phát triển của mình. Trên cơ sở đó, thông qua các chiến lược phát triển của riêng công ty, công
ty sẽ tạo nên một vị thế mới, hoàn toàn khác biệt trên thị trường và chính nó sẽ mang đến
khách hàng cũng như mức lợi nhuận cho công ty nhiều hơn so với đối thủ.
14 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng ưu việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÝ THUYẾT
1. Lợi thế cạnh tranh của một công ty:
Trong một môi trường cạnh tranh vô cùng năng động ở Việt Nam hiện nay, cuộc đấu
tranh giành lấy khách hàng và lợi nhuận từ ngành có thể nói là cuộc đấu tranh sống còn của
mỗi công ty. Chính điều đó bắt buộc tự bản thân công ty sẽ phải tìm hiểu, phân tích và đặc biệt
là khai thác hiệu quả tất cả các khả năng, nguồn lực vốn có của công ty, tận dụng mọi cơ hội
phát triển của mình. Trên cơ sở đó, thông qua các chiến lược phát triển của riêng công ty, công
ty sẽ tạo nên một vị thế mới, hoàn toàn khác biệt trên thị trường và chính nó sẽ mang đến
khách hàng cũng như mức lợi nhuận cho công ty nhiều hơn so với đối thủ.
Một công ty được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ
lợi nhuận bình quân trong ngành. Hai yếu tố cơ bản hình thành nên tỷ lệ lợi nhuận này của
công ty và do đó biểu thị nó có lợi thế cạnh tranh hay không, đó là : chi phí sản xuất và mức
giá trị khách hàng cảm nhận về sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của công ty. Một công ty được
xem là càng có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường khi sản phẩm của nó được làm ra với chi
phí sản xuất càng thấp hoặc hay đồng thời càng đem lại cho khách hàng nhiều giá trị khác biệt
hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình.
Có 4 phương thức cơ bản để đạt được lợi thế cạnh tranh, gọi là khối cạnh tranh. Đó là
tập trung vào hiệu quả, chất lượng, sự sáng tạo và đáp ứng khách hàng. Các công ty bất kì hoạt
động trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, kinh doanh sản phẩm gì cũng có thể đạt được lợi
thế cạnh tranh khi phối hợp hợp lý 4 yếu tố trên. Việc thực hiện khối hiệu quả làm giảm chi
phí sản xuất do tập trung làm tăng kết quả đầu ra với mức đầu vào không đổi. Việc áp dụng
khối đáp ứng khách hàng thì làm tăng giá trị cảm nhận cho khách hàng khiến họ sẵn sàng trả
một mức giá cao hơn do đó lợi nhuận công ty sẽ cao hơn. Còn khi đi theo con đường chất
lượng hay sự sáng tạo thì có thể đạt được cả hai điều trên. Một điều đáng lưu ý là một công ty
chỉ đi theo đáp ứng một khối cạnh tranh thì về lâu dài công ty đó sẽ mất dần vị thế của mình.
Do đó thực hiện hiệu quả và hợp lý cả 4 khối cạnh tranh sẽ góp phần duy trì và nâng cao vị thế
của công ty trên thị trường.
Hiệu quả ưu việt
Sự sáng tạo ưu việt Chất lượng ưu việt
Đáp ứng khách hàng
Lợi thế cạnh tranh
Chi phí thấp
Giá trị khác biệt
Mặc dù như đã nêu ở trên, thực hiện tốt cả 4 khối cạnh tranh sẽ mang đến cho công ty
một kết quả hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, nguồn lực và năng lực của một công ty là có giới hạn,
nên rất khó để thực hiện cả 4 khối cạnh tranh sao cho hiệu quả nhất. Thực tế, nếu miễn cưỡng
chọn theo con đường khó nhất để đi trong khi nguồn lực và năng lực không đủ, kết quả đem
lại sẽ thường không được như mong đợi, và sự lãng phí về thời gian và nguồn lực là không
tránh khỏi. Điều này sẽ càng tai hại hơn đối với một công ty có nguồn lực hạn chế. Do đó, để
thực sự tạo được một lợi thế cạnh tranh cao, công ty trước hết nên phân tích nguồn lực và
năng lực vốn có của mình. Từ đó, thấy được năng lực phù hợp đặc biệt riêng có của công ty,
rồi sau đó hãy quyết định sẽ xây dựng lợi thế cạnh tranh của mình theo con đường nào. Với độ
phù hợp đặc biệt này, công ty có thể chọn thực hiện 1 khối cạnh tranh hoặc nhiều khối cạnh
tranh cùng lúc, miễn sao điều đó phù hợp với nguồn lực và năng lực công ty.
2. Tạo lợi thế cạnh tranh theo con đường xây dựng chất lượng ưu việt
a) Chất lượng ưu việt tác động như thế nào đến lợi thế cạnh tranh?
Để tạo ra vị thế trên thị trường, ta có thể xây dựng hiệu quả, có thể kêu gọi và thực
hiện sự sáng tạo hoặc có thể xây dựng hình ảnh công ty với việc đáp ứng khách hàng tốt nhất
có thể. Nhưng một con đường mà ngày nay càng trở nên quan trọng với nhiều công ty, trở
thành một tiêu chí cao nhất, tiêu chí bắt buộc để tồn tại, đó là chất lượng.
Việc vận dụng chất lượng vào hoạt động của các công ty là một cách để tạo nên lợi thế
cạnh tranh trên thị trường. Điều đó thể hiện như sau, thứ nhất, việc cung cấp sản phẩm có chất
lượng cao sẽ làm tăng giá trị sản phẩm trong mắt khách hàng. Từ sự nâng cao nhận thức về giá
trị này cho phép công ty đòi hỏi một mức giá cao hơn, kết quả là lợi nhuận biên của công ty có
chất lượng cao hơn sẽ lớn hơn công ty có sản phẩm mang chất lượng thấp hơn. Thứ hai, việc
sản xuất sản phẩm chất lượng cao sẽ dẫn đến yêu cầu làm việc hiệu quả hơn và đem lại chi phí
thấp hơn. Chất lượng cao làm giảm thời gian lao động để làm ra các chi tiết sản phẩm khuyết
tật hay cung cấp dịch vụ không đáp ứng tiêu chuẩn và giảm thời gian bỏ ra để sửa chữa sẽ làm
cho năng suất lao đông cao hơn, chi phí đơn vị thấp hơn. Như vậy, việc xây dựng công ty
Nguồn lực
Năng lực
Chi phí
thấp
Khác biệt
hóa
Lợi
nhuận
cao
Độ phù hợp đặc biệt
Lợi thế cạnh tranh
Hiệu quà
Chất lượng
Sáng tạo
Đáp ứng KH
hướng chất lượng không chỉ cho công ty đòi hỏi giá cao hơn về sản phẩm của mình mà còn hạ
thấp chi phí, giá thành sản xuất.
b) Công cụ để đạt được chất lượng ưu việt
Để một công ty đạt được chất lượng ưu việt có nhiều tiêu chuẩn, công cụ khác nhau để
vận dụng. Các lý thuyết về quản trị chất lượng được hình thành trong các hoàn cảnh khác nhau,
ở những vùng địa lý khác nhau, những đất nước khác nhau, nhưng lý thuyết được biết đến
nhiều nhất và được ứng dụng rộng rãi ở phương Tây và Nhật Bản là lý thuyết về quản trị chất
lượng toàn diện( TQM) được phát triển bởi H. W. Edwards Deming.
TQM (Total Quality Management): là phương pháp quản lý của một tổ chức-doanh
nghiệp, định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự
thành công dài hạn thông qua sự cải tiến không ngừng của chất lượng nhằm thoả mãn nhu cầu
khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty cũng như tham ra vào lợi ích cho xã hội
Triết lý cơ bản của TQM được phát triển bởi Deming dự trên chuỗi tương tác gồm 5
bước sau: (1) Cải thiện chất lượng nghĩa là giảm chi phí bởi vì ít phải làm lại, ít sai sót hơn, ít
chậm trễ hơn, sử dụng thời gian và vật liệu ít hơn; (2) hệ quả là năng suất được cải thiện; (3)
Chất lượng tốt hơn dẫn đến thị phần lớn hơn và cho phép công ty tăng giá; (4) chất lượng làm
tăng tính sinh lợi của công ty và cho phép nó duy trì hoạt động kinh doanh; (5) như vậy, công
ty tạo được nhiều việc làm hơn.
Deming đã đề ra 14 điều về TQM. Nội dung của nó là cố thuyết phục các công ty phải
có một chiến lược xác định để biết rằng nó sẽ đi đâu và bằng cách nào. Ông cho rằng việc sai
sót, khuyết tật và vật liệu phẩm chất kém là không thể chấp nhận và cần phải tránh. Cần cải
thiện chất lượng của sự giám sát, bằng cách cho người giám thị thời gian làm việc nhiều hơn
với công nhân và đào tạo họ những kĩ năng cần thiết cho công việc. Hơn nữa cần tạo ra một
môi trường trong đó nhân viên không phải sợ hãi khi phải báo cáo các vấn đề hay đưa ra các
đề xuất cải thiện. Ông còn cho rằng định mức công việc không nên xác định chỉ bằng con số
hay định mức mà nên bao gồm một số khái niệm về chất lượng để khuyến khích sản xuất sản
phẩm không có khuyết tật. Deming cũng đề nghị các nhà quản trị phải có trách nhiệm huấn
luyện người lao động các kĩ năng mới để theo kịp những thay đổi trong công việc. Và cuối
cùng để đạt kết quả cao cần có sự cam kết của mỗi người với công ty.
II. THỰC TẾ VẬN DỤNG CHẤT ƯU VIỆT TRONG CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM
Trong thực tế, việc vận dụng tiêu chí chất lượng vào hoạt động cụ thể có nhiều khác
biệt so với lý thuyết và mang nét đặc trưng của mỗi công ty. Qua việc tìm hiểu các công ty đi
trước, ta có thể hiểu thêm về cách thức áp dụng chất lượng vào hoạt động của công ty để xây
dựng lợi thế cạnh tranh riêng biệt của công ty như thế nào.
1. Giới thiệu về các công ty:
a) Công ty cổ phần Kềm Nghĩa
Công ty Kềm Nghĩa thành lập từ đầu những thập kỉ 90, là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh
vực chuyên sản xuất và kinh doanh dụng cụ chuyên dùng làm móng tại Việt Nam. Trong
những năm qua, Kềm Nghĩa đã xây dựng thành công trong tâm trí khách hàng một thương
hiệu có nhiều kiểu dáng đa dạng, tiện lợi, đặc biệt, sản phẩm đã đạt được các tiêu chuẩn khắt
khe về chất lượng, xứng đáng được mọi khách hàng trên thế giới tin dùng.
Hiện nay, trong lĩnh vực dụng cụ làm móng, kềm Nghĩa là đối thủ cạnh tranh mạnh
nhất trên thị trường này, chiếm gần 80% tổng thị phần, tỷ trọng xuất khẩu bình quân đạt 30%
trên tổng doanh số bán. Đặc biệt, thương hiệu Kềm Nghĩa đã có mặt trên thị trường các nước
như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Úc, Thái Lan, Campuchia, và một số nước
Châu Âu.
Đạt được kết quả như vậy là nhờ công ty đã khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực
và năng lực của mình. Công ty hiện nay đã xây dựng được 3 phân xưởng sản xuất ở TPHCM,
Hóc Môn và Bắc Củ Chi với tổng diện tích gần 20000 m2. Các xưởng được đầu tư thiết bị dây
chuyền hiện đại, sản xuất theo quy trình khép kín, đảm bảo yêu cầu về các thông số kỹ thuật,
được kiểm duyệt theo hệ thống tiêu chuẩn IS0 9001: 2000. Công suất các phân xưởng được
khai thác tối đa, năng suất đạt 500.000 sản phẩm/ tháng. Ngoài ra, đội ngũ lao động hiện nay
của Kềm Nghĩa gần 2000 người có trình độ tay nghề cao luôn phát huy tinh thần ham học hỏi,
tư duy sáng tạo. Công ty cũng đã xây dựng được một hệ thống với hơn 120 đại lý kinh doanh
và phân phối có hiệu quả cao, trải khắp cả nước. Uy tín của công ty kềm Nghĩa còn được
khẳng định qua chứng nhận kiểm tra về chất lượng, những bằng khen danh dự như “Hàng Việt
Nam chất lượng cao” nhiều năm liền, giải thưởng Sao vàng đất Việt, TOP “100 thương hiệu
mạnh Việt Nam 2006”; “100 thương hiệu dẫn đầu hàng VNCLC 2007”...
Với khả năng hoạt động với quy mô lớn, máy móc thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân
viên lành nghề có kĩ thuật cao, đặc biệt đã gắn bó với công ty qua nhiều năm làm việc từ thuở
mới hình thành, sự kết hợp chặt chẽ giữa những con người đó , tất cả là lợi thế cạnh tranh
mạnh mẽ dẫn dắt để Kềm Nghĩa có thể phát huy như ngày nay.
Với lợi thế đó cộng với tính chất của một ngành ít cạnh tranh, công ty Kềm Nghĩa
hoàn toàn có đủ khả năng đi theo con đường chất lượng để đáp ứng khách hàng với những sản
phẩm đạt chất lượng nhất, dịch vụ chăm sóc tốt nhất đến nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ.
Với tiêu chí “chất lượng là sự sống còn của thương hiệu” , Kềm Nghĩa cho rằng, “mọi thứ bắt
đầu từ chất lượng”, ”Xây dựng Thương hiệu giống như trồng một cây xanh, muốn Thương
hiệu phát triển nhanh và vững vàng trước gió bão thì chúng ta cần phải ươm mầm Thương
hiệu từ hạt giống Chất Lượng, bón Chất Lượng và tưới Chất Lượng”.
b) Công ty cổ phần dệt may Thái Tuấn
Công ty dệt may Thái Tuấn được thành lập năm 1993, trong một điều kiện ban đầu hết
sức khó khăn, lãnh đạo công ty mà đại diện là ông Thái Tuấn Chí- Chủ tịch Hội đồng quản trị
kiêm Tổng giám đốc đã quyết định đưa công ty phát triển theo hướng mới, vượt qua những
khó khăn để đạt được nhiều thành tựu như hôm nay. Là công ty sản xuất vải thời trang và các
sản phẩm làm từ vải, chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thời trang, Công ty Thái Tuấn
là một trong những công ty dẫn đầu về nhiều mặt trong ngành dệt may Việt Nam, có tốc độ
tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua. Doanh thu năm 2006 đạt 25 triệu USD. Thương
hiệu “THÁI TUẤN” với những sản phẩm mang các đặc tính nổi bật về chất lượng, kiểu dáng,
hợp thời trang có khả năng chinh phục mọi phái đẹp đã được khẳng định qua thời gian hơn 15
năm tồn tại và phát triển của công ty.
Công ty Thái Tuấn với các nguồn lực mạnh mẽ và khả năng sử dụng hiệu quả các
nguồn lực đó đã góp phần đem lại cho công ty nhiều thành quả. Hiện nay, Thái Tuấn sở hữu 3
nhà máy sản xuất lớn ở TPHCM, công nghệ dệt may hiện đại được chuyển giao từ Nhật Bản
và Châu Âu với công suất đạt hơn 10 triệu mét vải mỗi năm. Thái Tuấn còn là chỗ dựa của
hơn 1300 nhân viên và đội ngũ nhân sự có chất lượng với nhiều kinh nghiệm luôn được chú
trọng bồi dưỡng và phát triển. Hệ thống phân phối gồm 3 chi nhánh, 7 showroom, hơn 300 đại
lý và trên 3500 nhà phân phối được phân bố rộng khắp từ Bắc chí Nam. Hệ thống trên đã được
Thái Tuấn đầu tư rất nhiều vào trang thiết bị hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho việc phát
triển. Bộ phận và trang thiết bị phục vụ cho công tác Nghiên Cứu và Phát Triển cũng được đầu
tư kĩ lưỡng. Với các chính sách phát triển nội lực và thị trường, công ty Thái Tuấn có khả
năng thâm nhập thị trường nhanh và hiệu quả. Từ đó cho thấy, lợi thế về năng lực sản xuất cao,
thiết bị hiện đại, nguồn vốn dồi dào cộng với hệ thống phân phối mạnh mẽ là cơ sở để công ty
Thái Tuấn có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất, cung cấp cho những đối tượng phù
hợp nhất nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh cao nhất trên thị trường.
Công ty Thái Tuấn với tiêu chí lấy chất lượng làm hàng đầu “Weaving your Dream -
Nền tảng cho sự thăng hoa” đã cung cấp những sản phẩm dệt may hoàn hảo, đạt được nhiều
chứng chỉ về tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9001: 2000, ISO 14000, SA 8000, 5S. Thương
hiệu Thái Tuấn luôn chiếm được lòng tin với người dùng và sản phẩm Thái Tuấn luôn hiện
diện trong những sự kiện và cuộc thi thời trang lớn diễn ra trên khắp đất nước và thế giới.
c) Tổ chức dịch vụ y tế- Bệnh viện Việt Pháp(FV)
Với hoài bão trở thành nhà cung cấp dịch vụ y tế hàng đầu tại Châu Á, bệnh viện FV
chính thức đi vào hoạt động ở Việt Nam từ năm 2003 và đã được biết đến như một bệnh viện
đa khoa tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế nội khoa và ngoại khoa để phục
vụ bệnh nhân một cách toàn diện từ giai đoạn tư vấn khám bệnh, chẩn đoán cho đến khi hoàn
tất việc điều trị. Hiện nay bệnh viện FV tiếp nhận hơn 150.000 bệnh nhân mỗi năm, sử dụng
một hoặc nhiều dịch vụ từ 30 chuyên khoa của bệnh viện.
Là một bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập bởi tập thể các bác sĩ
cổ đông người Pháp, Thụy Sĩ và Bỉ – họ đều là những chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm – với
sự hỗ trợ của tổ chức tài chính BIDV- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Bệnh viện
FV được xây dựng và quản lý tuân theo những nguyên tắc chặt chẽ, từ giai đoạn hình thành
mô hình bệnh viện, giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất cho đến việc điều hành hoạt động hàng
ngày hiện nay.
Bệnh viện được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế nhất quán và khắt khe –
về cả kiến trúc xây dựng lẫn yêu cầu chuyên môn của một bệnh viện – phù hợp với quy định
của những tổ chức tín nhiệm khác nhau trên thế giới, vừa thể hiện tính kiên cố và hiện đại, vừa
phân bổ những phương tiện điều trị tối tân nhất trong một môi trường an toàn nhất.FV còn sử
dụng các thiết bị y khoa tân tiến bậc nhất cùng những phương pháp phẫu thuật mới nhất hiện
nay. Đồng thời FV hiện đang áp dụng hệ thống Quản lý thông tin Điện tử của bệnh viện (HIS)
có khả năng cung cấp những giải pháp quản lý hành chính và y tế hiện đại rất ưu việt, lưu trữ
thông tin một cách năng động cho phép đội ngũ y bác sĩ truy cập tất cả những thông tin về
bệnh nhân 24/24 giờ mỗi ngày. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa người Pháp và người
Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài, với kinh nghiệm từ 10 đến 15 năm đảm nhiệm những vị
trí quan trọng tại các bệnh viện trong nước và quốc tế . Họ luôn hợp tác chặt chẽ để đạt được
chất lượng chuyên môn cao nhất trong cả 30 chuyên khoa y tế và phẫu thuật. Hơn 450 bác sĩ
cổ đông của Bệnh viện FV hiện đang làm việc tại Pháp, Bỉ và Thụy Sĩ cũng thường luân
phiên đến khám và chữa trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện FV, đặc biệt là các ca đòi hỏi chuyên
môn sâu. Uy tín của Bệnh viện FV trong cộng đồng y khoa được khẳng định qua các bằng
khen như “Bệnh viện xuất sắc toàn diện 2007” của Bộ Y tế, Chứng nhận Chất lượng HAS - tổ
chức giám định chất lượng y tế uy tín của Pháp, trở thành bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam và
cũng là bên ngoài nước Pháp đạt chứng nhận này.
Qua những phân tích trên, ta rõ ràng nhận thấy các lợi thế về trang thiết bị đồng bộ,
công nghệ y khoa hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, có trình độ đẳng cấp
quốc tế, các dịch vụ y tế toàn diện và hoàn hảo, đáp ứng mọi nhu cầu của bệnh nhân là những
lợi thế cao nhất của FV khiến cho FV trở thành một bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam có chất
lượng tốt nhất.
Với tiêu chí, “bệnh nhân chính là trung tâm của bệnh viện”, mọi hoạt động của Bệnh
viện FV đều tập trung vào chất lượng phục vụ bệnh nhân, nhằm đem lại sự tin tưởng tuyệt đối
cho bệnh nhân và tạo cho họ một cảm giác an tâm, một niềm tin vững mạnh vào đội ngũ y bác
sĩ tài năng và tâm huyết của bệnh viện.
2. Các công ty đã làm gì để vận dụng tiêu chí chất lượng vào trong từng hoạt động của
doanh nghiệp:
a) Công ty cổ phần Kềm Nghĩa:
Với tiêu chí chất lượng đặt lên hàng đầu, công ty Kềm Nghĩa đã có những chính sách,
hoạt động nhằm đạt được lợi thế về chất lượng cho những dòng sản phẩm của mình, cho
thương hiệu Kềm Nghĩa.
Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào công việc sản xuất kềm, Kềm Nghĩa đã xác định
một cách rõ ràng con đường của chính mình. Bởi đây là một sản phẩm rất dễ xuống cấp, mau
mòn và dễ rỉ sét, mà lúc bấy giờ tuy cũng có nhiều cơ sở sản xuất kềm nhưng họ chỉ lo cạnh
tranh về giá nên thường không quan tâm đến chất lượng. Do đó, để giành được khách hàng,
Kềm nghĩa đã lựa chọn chất lượng làm năng lực cạnh tranh của mình. Chủ tịch HĐQT công ty
Kềm Nghĩa- ông Nguyễn Minh Tuấn đã nói rằng: “Tôi quyết tâm xây dựng cho mình một
thương hiệu bằng những sản phẩm có chất lượng vượt trội so với thị trường nội địa”, “ở Việt
Nam những nhà sản xuất luôn cạnh tranh nhau bằng giá cả mà quên đi chất lượng, còn tôi thì
làm ngược lại, tôi làm hàng chất lượng cao, dù giá có cao hơn người ta nhưng sản phẩm nào
cũng có phân khúc thị trường riêng của nó. Về lâu về dài, chất lượng tạo nên thương hiệu của
doanh nghiệp, đó là điều mà tôi luôn hướng tới”. Đó là những ngày đầu khi mới bước vào thị
trường của Kềm Nghĩa. Sau gần mười năm vất vả, khi uy tín về chất lượng của sản phẩm đã
dần dần được khẳng định, thì cái tiêu chí cốt lỗi đó càng được công ty chăm chút cẩn thận hơn.
Đến lúc này “chất lượng” không chỉ còn là một tiêu chí trong sản xuất mà nó trở thành một lẽ
sống, một phương châm cho mọi thành viên của công ty, mọi bộ phận. Những lãnh đạo cao
cấp nhất cho đến người công nhân bình thường nhất của công ty đều phải biết rằng“Chất
lượng là sự sống còn của thương hiệu”. Khi công ty đã thực sự đủ tiềm lực, công ty bắt đầu áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế; chăm chút cho từng giá trị thương hiệu… Nhờ thế,
Kềm Nghĩa đã tự tin xâm nhập và mạnh dạn đứng vững ở nhiều thị trường nổi tiếng là khó
tính nhất. Quan điểm của Kềm Nghĩa là khi muốn cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia,
trước tiên phải phát triển các sản phẩm thật sự là chuyên nghiệp, từ dòng sản phẩm, bao, bì,
mẫu mã…cho đến đội ngũ công nhân viên cũng như các dịch vụ phải mang tính chuyên
nghiệp.
Đầu năm 2003 công ty bắt đầu triển khai hệ thống quản lý chất lượng. Đến cuối năm,
ngày 28/11/2003 công ty đã chính thức được tổ chức GLOBAL của Vương Quốc Anh công
nhận và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000. Chứng chỉ
này là chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đồng nhất đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
và đáp ứng các yêu cầu pháp lý khác của công ty. Đồng thời nâng cao sự thoả mãn khách hàng
qua việc thực hiện hiệu quả hệ thống này, xây dựng các quá trình để cải tiến thường xuyên và
phòng ngừa các sai lỗi.
Về phía khách hàng, Kềm Nghĩa đã không ngừng đáp ứng các nhu cầu cho khách hàng
của mình bằng các chương trình như hướng dẫn khách hàng chăm sóc bản thân hay cho phép
khách hàng có cơ hội trực tiếp sử dụng sản phẩm để thấy được những công dụng thiết thực của
nó. Hơn hết, công ty còn tổ chức hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm Kềm Nghĩa một
cách hiệu quả, bởi vì giúp người tiêu dùng sử dụng hiệu quả sản phẩm nghĩa là giúp người tiêu
dùng cảm nhận trọn vẹn chất lượn